0 likes | 5 Views
Khu00f4ng chu1ec9 chu1ebf u0111u1ed9 u0103n uu1ed1ng mu00e0 tu00e2m tru1ea1ng cu1ee7a bu00e0 bu1ea7u cu00f3 u1ea3nh hu01b0u1edfng ru1ea5t lu1edbn u0111u1ebfn su1ef1 phu00e1t triu1ec3n cu1ee7a thai nhi. Mu1eb9 khu00f3c nhiu1ec1u khi mang thai cu00f3 sao khu00f4ng vu00e0 tu00e1c u0111u1ed9ng nhu01b0 nu00e0o u0111u1ebfn thai nhi.
E N D
Mẹ khóc khi mang thai có ảnh hưởng gì không? Mang thai là một trong những giai đoạn vô cùng nhạy cảm của phụ nữ, lúc này họ phải liên tục đối diện với những sự thay đổi bất thường về cả thể chất lẫn tinh thần. Chính vì thế mà nhiều mẹ bầu rất hay khóc trong thai kỳ, điều này gây nên những ảnh hưởng nghiêm trọng đối với sự phát triển của bé. Xem thêm: các loại thuốc sắt cho bà bầu loại nào tốt nhất Mẹ khóc khi mang thai có ảnh hưởng gì không? Theo nhiều nghiên cứu cho thấy, nếu mẹ bầu buồn bã, khóc nhiều khi mang thai có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và sự phát triển của thai nhi. Khi mang thai, giữa mẹ và con có mối liên hệ chặt chẽ nên khi mẹ khóc nhiều dẫn đến lượng oxy và dưỡng chất đến bé không đủ. Đồng thời kết hợp với tình trạng chán ăn bỏ bữa của các mẹ có thể khiến thai nhi nhẹ cân, sức đề kháng kém hoặc chậm phát triển, dễ sinh non và gặp các vấn đề rủi ro khi sinh. Mẹ bầu hay khóc, dễ tức giận, cáu gắt hoặc cảm thấy không hài lòng về cuộc sống hiện tại, nhất là việc có con sẽ gây nên nhiều ảnh hưởng to lớn đối với tính cách của đứa trẻ. Mẹ bầu khóc lóc, căng thẳng khiến hormone cortisol được sản sinh và đi vào cơ thể bé qua nhau thai. Nếu tính trạng stress kéo dài sẽ khiến trẻ phải đối mặt với nhiều nguy cơ bị tự kỷ, tăng động, chậm nói, khả năng phát triển ngôn ngữ kém hoặc thậm chí là gặp phải nhiều vấn đề về sức khỏe tim mạch. Hơn nữa, những đứa trẻ có thể dễ cáu kỉnh, giảm chú ý, tăng nguy cơ bị trầm cảm hoặc tính cách bất thường hơn các đứa trẻ khác. Xem thêm: các loại canxi hữu cơ cho bà bầu tốt nhất Làm sao để cải thiện tình trạng mẹ hay khóc khi mang thai Để giúp mẹ bầu bớt lo âu, căng thẳng, giảm tình trạng khóc nhiều trong thời gian mang thai, dưới đây là một số phương pháp hiệu quả mà bạn có thể áp dụng:
Thiết lập chế độ ăn uống lành mạnh, tránh bỏ bữa giúp bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho mẹ khỏe từ đó tinh thần cũng trở nên tốt hơn. Nếu cảm thấy mệt mỏi, chán nản các mẹ cũng nên tìm hiểu để tăng cường các món ăn có lợi cho sức khỏe tinh thần. Duy trì uống các viên vi chất mỗi ngày đặc biệt là DHA cho bà bầu. Đây là dưỡng chất góp phần phát triển toàn diện trí não, thị giác cho thai nhi đồng thời giúp mẹ bầu cải thiện tâm trạng, tránh buồn bã khóc lóc. Tạo thói quen đi ngủ đúng giờ, ngủ đủ 8-10 tiếng mỗi ngày bởi việc thiếu ngủ sẽ khiến mẹ bầu cảm thấy bức bối, khó chịu. Chia sẻ với chồng, bạn bè hoặc bất kỳ ai trong gia đình về những lo lắng, bất an của mẹ trong khi mang thai để tránh tình trạng lo âu dẫn đến buồn bã, khóc lóc. Cố gắng suy nghĩ tích cực và bỏ qua những điều không cần thiết. Mọi thay đổi bất thường trên cơ thể nên tham khảo ý kiến bác sĩ, không nên quá lo lắng khiến tinh thần bị căng thẳng. Thường xuyên vận động và hoạt động thể chất cũng là một cách hay giúp mẹ bầu hạn chế được tình trạng hay khóc lóc, buồn bã. Đối với phụ nữ đang mang thai thì nên ưu tiên lựa chọn những bài tập nhẹ nhàng như yoga, thiền định, thể dục nhịp điệu, đi bộ, thái cực quyền, bơi lội,… Xem thêm: canxi uống 2 viên 1 lần được không Với những thông tin ở trên, hy vọng các mẹ đã hiểu rõ hơn về tình trạng mẹ bầu hay khóc. Đồng thời nắm được bà bầu hay khóc có sao không, khóc khi mang thai có ảnh hưởng gì tới con cũng như một số cách khắc phục hiệu quả.