0 likes | 10 Views
Tu00ecnh tru1ea1ng nhu1ee9c chu00e2n khi mang thai thu00e1ng u0111u1ea7u khu00f4ng phu1ea3i lu00e0 u0111iu1ec1u hiu1ebfm gu1eb7p, tuy khu00f4ng gu00e2y nguy hiu1ec3m cho su1ee9c khu1ecfe cu1ee7a mu1eb9 bu1ea7u nhu01b0ng lu1ea1i u1ea3nh hu01b0u1edfng tu1edbi chu1ea5t lu01b0u1ee3ng cuu1ed9c su1ed1ng vu00e0 sinh hou1ea1t thu01b0u1eddng ngu00e0y cu1ee7a mu1eb9.
E N D
Nguyên nhân nhức chân khi mang thai tháng đầu và cách cải thiện Mang thai là niềm hạnh phúc của người mẹ và cả gia đình. Tuy nhiên, thai kỳ khiến các mẹ phải đối mặt với nhiều vấn đề sức khỏe, trong đó nhiều mẹ có bầu bị đau nhức chân tháng đầu thai kỳ. Mẹ hãy đọc ngay bài sau để biết nguyên nhân vì sao có tình trạng này và cách khắc phục hiệu quả nhanh chóng. Xem thêm: loại sắt và canxi nào tốt cho bà bầu ngừa thiếu máu loãng xương Lý do gây nhức chân khi mang thai tháng đầu Nguyên nhân gây tê nhức chân ở phụ nữ mang thai tháng đầu là: Hiện tượng nhức chân khi mang tháng đầu thường do tắc nghẽn mạch máu tại rãnh chân, dẫn tới sự kém hiệu quả trong quá trình tuần hoàn máu, gây áp lực lên các chi. Tăng cân nhanh chóng: Tăng cân nhanh trong thai kỳ thường kèm theo tình trạng phù nề, áp lực mạch máu tăng cao gây ra sự ứ trệ tuần hoàn máu và làm tê chân tay. Các mẹ bầu hay bồi bổ cơ thể nhiều hơn để cung cấp dinh dưỡng cho thai nhi, làm cho cân nặng tăng nhanh hơn bình thường và gây tê mỏi tay chân. Thiếu dưỡng chất và vitamin: Một trong những nguyên nhân phổ biến khác gây tê tay chân là do cơ thể bị thiếu vitamin và khoáng chất, ví dụ như mẹ bị thiếu canxi, magie, axit folic, vitamin B1, B2.. Mẹ cần theo dõi các dấu hiệu thiếu magie ở bà bầu, tình trạng tê mỏi chân tay, sức đề kháng giảm sút, tuần hoàn máu suy giảm để biết cách bổ sung vi chất hợp lý. Thiếu vận động: Ít vận động và di chuyển khiến việc tuần hoàn máu khó khăn hơn, đặc biệt là ở tay và chân, gây tê mỏi, đau nhức. Thay đổi nội tiết tố: Nội tiết tố thay đổi trong thai kỳ có thể gây ra tình trạng mệt mỏi và đau nhức ở tay chân, mẹ bầu cần đặc biệt lưu ý.
Nguyên nhân khác: Các nguyên nhân khác mẹ cần lưu ý khi bị nhức mỏi tay chân là khi bị tiểu đường thai kỳ, béo phì, thiếu máu, rối loạn hệ thần kinh.. Xem thêm: gold dha có tốt không Cách hay giảm ngay hiện tượng nhức mỏi chân ở bà bầu Vẫn biết rằng hiện tượng bà bầu nhức mỏi chân là không thể tránh khỏi trong suốt 40 tuần thai nhưng nếu có những biện pháp hỗ trợ kịp thời thì vẫn có thể hạn chế tới mức tối đa: Bổ sung đủ dưỡng chất: Cung cấp đủ hàm lượng vitamin và khoáng chất đặc biệt là canxi, axit folic, magie, kẽm, vitamin C, B, D với các thực phẩm dinh dưỡng như cá, trứng, sữa, rau xanh, hoa quả tươi để bổ sung đủ dinh dưỡng cho mẹ bầu và thai nhi. Vận động thường xuyên: Bà bầu có thể lựa chọn thực hiện các bài tập tay chân hay yoga bầu với cường độ phù hợp, hỗ trợ tăng tuần hoàn máu và độ linh hoạt của cơ thể, giảm triệu chứng nhức mỏi tay chân. Massage tay và chân: Massage xoa bóp tay chân hàng ngày cũng là cách giảm tê mỏi hiệu quả các bà bầu có thể thử áp dụng ngay. Sử dụng gối ôm: Kê tay và chân với gối ôm giúp giảm áp lực, hạn chế phù nề, ứ trệ tuần hoàn máu. Thay đổi tư thế khi ngủ: Mẹ hãy thường xuyên đổi tư thế ngủ với việc nghiêng sang hai bên để giúp giảm tình trạng tê và mệt mỏi Ngâm tay chân trong nước ấm: Dùng nước ấm để thư giãn và cải thiện tuần hoàn máu, kết hợp massage giảm đau hiệu quả. Bên cạnh những cách trên, mẹ bầu nên lưu ý tăng cường đầy đủ viên uống đặc biệt là viên sắt, canxi, axit folic, DHA và tham khảo ý kiến của bác sĩ để bổ sung thêm magie trong trường hợp bị thiếu hụt vi chất này. Xem thêm: sắt canxi dha nên uống như thế nào
Bài viết trên đã giúp mẹ tìm hiểu nhức mỏi chân khi mang thai tháng đầu là do đâu và gợi ý giải pháp khắc phục. Chúc mẹ bầu sớm khắc phục được hiện tượng nhức mỏi chân khi mang thai, luôn giữ sức khỏe tốt và chờ ngày đón bé yêu chào đời thành công!