0 likes | 12 Views
Tu1ee9c giu1eadn khi mang thai cu00f3 u1ea3nh hu01b0u1edfng khu00f4ng nhu1ecf tu1edbi mu1eb9 bu1ea7u vu00e0 thai nhi. Cu00f9ng tu00ecm hiu1ec3u nguyu00ean nhu00e2n vu00e0 tu00e1c u0111u1ed9ng cu1ee7a tu1ee9c giu1eadn khi mang thai u0111u1ebfn su1ee9c khu1ecfe thai ku1ef3.
E N D
Nguyên nhân và ảnh hưởng của tức giận khi mang thai Làm mẹ là thiên chức thiêng liêng của người phụ nữ. Khi biết trong mình đang mang một sinh linh, mẹ bầu sẽ có cảm giác hạnh phúc ngập tràn. Tuy nhiên bên cạnh những cảm xúc tích cực, mẹ cũng phải đối mặt với nhiều cảm xúc tiêu cực trong thai kỳ như lo lắng, căng thẳng, buồn bã và tức giận. Cùng tìm hiểu nguyên nhân và tác động của tức giận khi mang thai đến sức khỏe thai kỳ. Xem thêm: thuốc sắt và canxi cho bà bầu tốt nhất ngừa thiếu máu loãng xương Vì sao phụ nữ dễ bị tức giận khi mang thai? Một số yếu tố gây ra sự tức giận khi mang thai bao gồm: Thay đổi nội tiết tố: Quá trình thay đổi nội tiết tố khi mang thai sẽ tác động đến tâm trạng của mẹ, khiến các cơn tức giận dễ dàng bộc phát dù chỉ với lý do đơn giản nhất. Ngoài ra, nếu trước đó có điều gì khiến mẹ phiền lòng, cảm giác khó chịu cũng có cơ hội được biểu lộ. Do khó chịu, mệt mỏi: Khi mang thai mẹ bầu thường phải đối mặt với cảm giác khó chịu do ốm nghén, trào ngược, đau nhức cơ thể, mất ngủ, chuột rút, đi lại khó khăn… Điều này có thể làm tăng xu hướng mẹ bầu bộc phát cơn tức giận, đặc biệt là khi các mẹ cảm thấy các yêu cầu của mình không được đáp ứng. Do căng thẳng: Các mẹ có thể sợ con không phát triển bình thường, sợ sinh non, sợ đau khi sinh, sợ không thể lấy lại vóc dáng sau khi sinh, sợ không thể nuôi dạy con tốt… Những điều này đã khiến cho mẹ bầu không thể kiểm soát được cảm xúc dẫn đến tức giận vô cớ.
Do không được thấu hiểu: Khi mang thai, người vợ phải đối mặt với nhiều thay đổi và mệt mỏi nếu người chồng không thấu hiếu và chia sẻ sẽ khiến mẹ bầu dễ cáu giận, tủi thân, buồn bã. Xem thêm: các loại DHA cho bà bầu loại nào tốt Bà bầu tức giận có ảnh hưởng đến thai nhi không? Tức giận khi mang thai có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của mẹ bầu và sự phát triển của thai nhi. Theo nhiều nghiên cứu cho thấy, tâm trạng của mẹ có tác động lên sự phát triển của hệ thần kinh trung ương thai nhi. Khi mẹ bầu trong thời kỳ mang thai bị nóng giận hoặc căng thẳng, cơ thể sẽ liên tục tiết ra hai loại hormone là cortisol và dopamine gây ảnh hưởng đến hệ thần kinh, khiến cho hệ thần kinh trở nên dễ căng thẳng và kích động từ đó có thể khiến trẻ dễ bị tăng động sau khi chào đời. Ngoài ra, tức giận khi mang thai khiến sinh hoạt của mẹ gặp nhiều trở ngại, giảm năng suất công việc, chán ăn, khó hấp thu dưỡng chất từ đó khiến dưỡng chất truyền đến thai nhi cũng bị ảnh hưởng, thai nhi có xu hướng nhẹ cân, thậm chí sinh non. Xem thêm: có bầu mấy tháng thì uống sắt và canxi Làm sao để kiềm chế và giải tỏa cơn tức giận khi mang thai? Như đã chia sẻ ở trên, những ảnh hưởng của sự tức giận khi phụ nữ mang thai là vô cùng lớn. Do đó, bản thân các mẹ bầu cần biết cách kiểm soát và điều chỉnh cảm xúc thật tốt để tránh gây ra những tác hại nguy hiểm cho sức khỏe của bản thân và cả thai nhi. Theo chia sẻ từ Hiệp hội Tâm lý Hoa Kỳ (APA) thì để kiểm soát tốt cơn tức giận của mình, mẹ bầu nên áp dụng các biện pháp đơn giản sau đây:
Tuân thủ chế độ ăn uống đầy đủ : Một chế độ ăn uống cân đối và đủ dinh dưỡng sẽ giúp cơ thể mẹ bầu khoẻ mạnh và tinh thần trở nên thoải mái. Khi mang thai, các mẹ nên có chế độ dinh dưỡng hợp lý như ưu tiên rau xanh, uống nhiều nước, ăn các loại hạt tốt cho bà bầu, hạn chế hấp thụ quá nhiều caffeine… Nghỉ ngơi sinh hoạt khoa học: Bên cạnh việc ăn uống đủ chất thì nghỉ ngơi đúng cách, nhất là ngủ đúng giờ, đủ giấc sẽ hỗ trợ giảm thiểu sự mệt mỏi, căng thẳng hay cảm xúc khó chịu, nóng giận cho mẹ bầu trong suốt thai kỳ. Mẹ nên duy trì giấc ngủ đêm từ 7-10 tiếng giúp mẹ có đủ sức khỏe và tinh thần tỉnh táo nhé. Hạn chế tiếp xúc với những sự việc tiêu cực; Trong giai đoạn mang thai, chị em phụ nữ nên tránh xem các tin tức hoặc chương trình truyền hình, phim truyện mang hướng tâm lý xã hội gây căng thẳng, lo lắng. Mẹ bầu hãy tập trung vào những nội dung tích cực, đặc biệt giáo dục sức khỏe thời kỳ sinh sản hoặc các chương trình tạo niềm vui để giải tỏa tâm lý và ổn định cảm xúc tốt hơn. Duy trì lối sống lành mạnh: Các mẹ nên tham gia vào các hoạt động thể dục nhẹ nhàng như yoga hoặc bơi lội, đi dạo hằng ngày để giảm căng thẳng. Đồng thời đảm bảo duy trì một lối sống lành mạnh bằng cách tránh xa các thói quen xấu như hút thuốc, uống rượu hoặc tiêu thụ quá nhiều caffeine gây ảnh hưởng đến sự phát triển của em bé. Xem thêm: kinh nghiệm uống thuốc bổ khi mang thai Lo lắng và tức giận khi mang thai là phản xạ tự nhiên trong quá trình mang thai. Tuy nhiên, nếu bạn thường xuyên trải qua cảm giác tức giận, khó kiểm soát, rối loạn giấc ngủ, sự mất tập trung, giảm trí nhớ đáng kể, và mất khả năng kết nối với thai nhi, hãy xem xét việc thăm khám y tế sớm để tìm kiếm sự tư vấn và điều trị phù hợp.