0 likes | 10 Views
Khu1ed5 qua cu00f3 mu1ed9t hu01b0u01a1ng vu1ecb u0111u1eb7c tru01b0ng vu00e0 lu00e0 mu00f3n u0103n ru1ea5t quen thuu1ed9c trong nhiu1ec1u gia u0111u00ecnh. Vu1edbi ngu01b0u1eddi bu00ecnh thu01b0u1eddng, khu1ed5 qua cu00f3 thu1ec3 u0111em lu1ea1i nhiu1ec1u lu1ee3i u00edch cho su1ee9c khu1ecfe. Cu00f2n mu1eb9 bu1ea7u u0103n mu01b0u1edbp u0111u1eafng u0111u01b0u1ee3c khu00f4ng?
E N D
Phụ nữ mang thai ăn mướp đắng được không? Bà bầu ăn khổ qua được không hay có thai ăn khổ qua được không… là thắc mắc của không ít phụ nữ mang thai bởi lo sợ sẽ ảnh hưởng đến em bé trong bụng. Xem thêm: các loại thuốc sắt cho bà bầu loại nào tốt nhất Phụ nữ mang thai ăn mướp đắng được không? Theo các chuyên gia dinh dưỡng, mẹ bầu nên hạn chế ăn mướp đắng trong thai kỳ, nhất là trong 3 tháng đầu. Bởi trong mướp đắng có chứa vitamin B, C, kali, axit folic giúp cung cấp chất dinh dưỡng, tăng cường sức đề kháng cho trẻ, phòng dị tật thai nhi. Tuy nhiên, sử dụng mướp đắng trong ba tháng đầu thai kỳ như con dao hai lưỡi. Vị đắng của mướp đắng gây kích thích sự co bóp dạ dày, tử cung và từ đó dễ gây sảy thai. Mặt khác, chất vicine có trong hạt mướp đắng có độc tính cao làm bụng đau thắt, nhức đầu, nguy hiểm hơn là có thể gây hôn mê ở phụ nữ có thai. Xem thêm: các loại canxi hữu cơ cho bà bầu loại nào tốt Bà bầu nên ăn rau gì trong 3 tháng đầu? Sau đây là những loại rau tốt cho bà bầu 3 tháng đầu mà bạn nên cân nhắc bổ sung thêm vào bữa ăn hằng ngày của mình: Bắp cải Bắp cải có chứa rất nhiều vitamin C, K và B6. Theo các nghiên cứu cho thấy, vitamin C kết hợp với vitamin K sẽ giúp mẹ bầu hạn chế triệu chứng buồn nôn do ốm nghén gây nên. Nhờ đó, việc ăn bắp cải giúp mẹ bầu có một thai kỳ tốt hơn.
Cải bó xôi Trong cải bó xôi có chứa nhiều vitamin và khoáng chất quan trọng, đặc biệt là vitamin A, C, K, B9, sắt và canxi. Hàm lượng folate cao hỗ trợ sự phát triển não bộ thai nhi và ngăn ngừa các dị tật ống thần kinh. Trong khi đó, sắt hỗ trợ ngăn ngừa thiếu máu ở mẹ bầu; vitamin A và C giúp tăng cường hệ miễn dịch, hỗ trợ sự phát triển của mắt. Còn vitamin K có khả năng giúp thai nhi tăng cường phát triển xương. Bí đao Bí đao chứa các nhóm vitamin B, trong đó đặc biệt là vitamin B9 (axit folic) rất quan trọng với mẹ bầu. Vì nó chịu trách nhiệm tổng hợp DNA và tham gia vào quá trình phân chia tế bào và tạo máu. Việc thiếu axit folic có thể ảnh hưởng xấu đến hệ thần kinh của trẻ và gây nên dị tật bẩm sinh ở não Khoai lang Khoai lang chứa rất nhiều beta-carotene có thể giúp mẹ bầu tăng cường sức đề kháng và thúc đẩy hiệu quả các phản ứng miễn dịch. Nhờ đó, ăn khoai lang trong thời kỳ mang thai giúp bảo vệ cả mẹ và bé trước những bệnh lý phổ biến gây nên do nhiễm trùng, nhiễm khuẩn như viêm hô hấp,… Cà rốt Cà rốt là thực phẩm rất tốt cho mẹ bầu và thai nhi vì đây là một trong những nguồn cung cấp nhiều vitamin A (từ beta-carotene), biotin, B6, K1 và kali. Mẹ bầu ăn nhiều cà rốt giúp thúc đẩy sự phát triển thị lực ở thai nhi, tăng cường hệ miễn dịch, tiêu hóa thức ăn tốt hơn, ngăn ngừa loãng xương,… Các loại đậu Các loại đậu như: đậu nành, đậu tây, đậu đỏ, đậu Hà Lan, đậu lăng,… đều chứa rất nhiều folate, chất xơ, chất đạm (protein) và các chất chống oxy hóa khác. Các chất này giúp cho
mẹ bầu giảm thiểu tình trạng thiếu máu, dị tật bẩm sinh, thai nhi phát triển khỏe mạnh, ngăn ngừa một số bệnh lý,…. Xem thêm: mẹ bầu uống sắt và canxi đến khi nào Bà bầu không nên ăn rau gì? Để đảm bảo sự phát triển toàn diện của thai nhi, chất xơ là một trong những dưỡng chất thiết yếu mà mẹ bầu cần bổ sung đầy đủ. Nhưng không phải loại rau củ quả nào cũng tốt cho sức khỏe của thai phụ. Nếu mẹ bầu ăn những loại rau củ quả dưới đây chắc chắn sẽ có tác hại nghiêm trọng đến sự an toàn của mẹ và bé, nhất là trong 3 tháng đầu thai kỳ: Rau ngót: có chứa hàm lượng papaverin khá cao, đây là một chất kích thích cơ trơn tử cung co thắt, là nguyên nhân chính dẫn đến sinh non, sảy thai. Do đó đây là loại rau bà bầu 3 tháng đầu không nên ăn. Rau răm: ăn nhiều rau răm có thể dẫn đến hiện tượng mất máu, tử cung co bóp gây sảy thai. Vì thế, rau răm là những loại rau bà bầu 3 tháng đầu không nên ăn. Ngải cứu: có chứa một lượng methanol, nếu sử dụng từ 80-150mg/ ngày có thể dẫn đến sảy thai, giảm khả năng sinh sản. Rau chùm ngây: có chứa alpha – sitosterol là một hormone có cấu trúc giống với estrogen gây co cơ trơn tử cung và làm sảy thai, vậy nên mẹ cần tránh xa trong 3 tháng đầu. Mẹ trong 3 tháng đầu cần chú ý tránh xa các thực phẩm có nguy cơ gây sảy thai sẽ giúp mẹ có được một thai kỳ khỏe mạnh. Bên cạnh đó, mẹ cũng đừng quên tăng cường đều đặn các viên uống như viên sắt và canxi, DHA, axit folic… giúp đảm bảo nhu cầu dưỡng chất cần thiết cho cơ thể mẹ và bé trong 3 tháng đầu. Xem thêm: xuống máu chân lần 3 bao lâu thì de Bài viết này đã giúp mẹ biết được mẹ bầu ăn mướp đắng được không rồi. Hy vọng các mẹ đã có đáp án của riêng mình để có được thai kỳ khỏe mạnh nhất.