0 likes | 15 Views
u1ede tam cu00e1 nguyu1ec7t cuu1ed1i, khi mu00e0 su1eafp hu1ea1 sinh ra thiu00ean thu1ea7n bu00e9 nhu1ecf thu00ec tu00e2m lu00ed cu1ee7a ngu01b0u1eddi mu1eb9 su1ebd cu00f3 nhiu1ec1u thay u0111u1ed5i. Vu1eady tu00e2m lu00fd bu00e0 bu1ea7u 3 thu00e1ng cuu1ed1i thay u0111u1ed5i nhu01b0 thu1ebf nu00e0o?
E N D
Thay đổi tâm lý của người mẹ khi mang thai 3 tháng cuối Bước vào tam cá nguyệt thứ 3, mẹ và bé đã đồng hành cùng cùng nhau một chặng đường và sắp “cán đích”. Đây là một cột mốc quan trọng nên khiến nhiều chị em lo lắng trước những thay đổi cả về thể chất lẫn tâm lý bà bầu. Vậy tâm lý bà bầu 3 tháng cuối thay đổi như thế nào? Tìm hiểu để biết cách chăm sóc mẹ tốt nhất! Thay đổi tâm lý của người mẹ khi mang thai 3 tháng cuối Các mẹ bầu vào các tháng cuối phải đối mặt mới mệt mỏi và áp lực gia tăng. Tuy nhiên những người xung quanh khó lòng thấu hiểu. Hãy để ý mẹ bầu và ghi nhớ các biểu hiện sau để chia sẻ với họ những thay đổi khi mang thai 3 tháng cuối. Cảm giác vui sướng, hào hứng, nôn nao Trong giai đoạn tam cá nguyệt cuối của thai kỳ, chị em sẽ cảm nhận rõ ràng hơn về những cử động của bé trong bụng và có sự tương tác, gắn kết hơn. Đây cũng là lúc cận kề với những giây phút đón chào em bé nên nhiều mẹ bầu sẽ cảm thấy vô cùng phấn khởi, cảm giác sung sướng, hân hoan và hồi hộp. Đặc biệt là khi con đạp, các mẹ có thể cảm nhận rõ hơn sự hạnh phúc, vui vẻ và càng tăng sự mong chờ của mình. Xem thêm: các loại canxi hữu cơ cho bà bầu tốt nhất Căng thẳng, stress Căng thẳng khi mang thai thường sẽ xuất hiện trong 3 tháng đầu thai kỳ vào quay lại vào 3 tháng cuối. Lúc này cơ thể mẹ bắt đầu có sự biến đổi về hàm lượng hormone estrogen và progesterone gây ảnh hưởng đến hệ thần kinh, khiến tâm trạng mẹ bị điều chỉnh và trở nên
tiêu cực hơn. Đồng thời, nhiều mẹ do quá lo ngại về nỗi đau khi vượt cạn nên trở nên căng thẳng, lo lắng quá mức. Hay cáu gắt Do áp lực quá lớn từ việc mang thai, quá trình di chuyển và sự hạn chế về các hoạt động hàng ngày mà trong 3 tháng cuối thai kỳ nhiều mẹ trở nên nhạy cảm, dễ cáu gắt hơn. Mẹ bầu có thể khóc và khó chịu chỉ vì một vấn đề nhỏ, do đó các bố nên lưu ý nhé! Xem thêm: bà bầu uống sắt và canxi đến khi nào Lo lắng, bồn chồn Ngoài vui sướng hạnh phúc thì đây cũng là tâm lý thường thấy ở nhiều chị em phụ nữ khi mang thai, đặc biệt là các trường hợp lần đầu sinh con. Các mẹ có thể hào hứng để mong đợi được gặp mặt con của mình nhưng cũng vô cùng lo lắng và hồi hộp về ngày dự sinh. Mẹ có thể cảm thấy bồn chồn, nhạy cảm, bất an trong giai đoạn này bởi vì không biết rằng bé sẽ chào đời đúng với ngày dự sinh hay có thể là muộn hoặc sớm hơn vì nhiều lý do khác nhau. Xem thêm: loại sắt nào tốt cho bà bầu Mẹ bầu cần làm gì để ổn định tâm lý trong thời điểm này? Các anh chồng khi tìm đến bài viết này rồi thì hẳn sẽ rất mong ngóng học được cách chăm sóc vợ 3 tháng cuối sao cho đúng để vợ có đủ sức khỏe cũng như tâm lí cùng bé “vượt cạn” thành công và khỏe mạnh nhất đúng không nào? Vậy thì hãy tiếp tục tham khảo bài viết nhé: Ngồi thiền, yoga, đi bộ được đánh giá là các liệu pháp tốt nhất cho cả thể chất và tâm lý chị em trong suốt giai đoạn thai kỳ. Mẹ bầu luyện tập nhẹ nhàng sẽ vừa giúp
cải thiện tình trạng đau nhức lưng, cột sống, nâng cao chất lượng giấc ngủ, vừa giúp tinh thần được thả lỏng và tích cực hơn. Tâm lý bà bầu những ngày cuối thai kì sẽ trở nên tích cực hơn nếu luôn nhận được những lời động viên tích cực từ chồng. Cho dù vợ có cáu gắt, khó chịu nhưng người chồng vẫn nên kiên trì, nhẹ nhàng với vợ nhé. Sử dụng dụng cụ hỗ trợ như gối, nệm cho bà bầu để tìm được tư thế ngủ phù hợp, tránh cảm giác đau nhức, khó chịu. Sử dụng liệu pháp từ tinh dầu (loại chuyên dụng và an toàn cho bà bầu), massage giúp cơ thể dễ chịu hơn. Tìm kiếm sự tư vấn để giải đáp cho tất cả nỗi lo khi sắp sinh con từ bác sĩ hoặc những người có kinh nghiệm xung quanh. Mẹ bầu 3 tháng cuối nên chia sẻ, tâm sự với chồng hoặc bạn bè thân thiết để được giải tỏa, không nên giữ muộn phiền trong lòng sẽ cảm thấy rất mệt mỏi và khó chịu. Đọc sách hay tham gia các lớp học tiền sản để chuẩn bị kỹ hơn khi chuẩn bị chào đón em bé của mình. Thăm khám bác sĩ để đảm bảo cả mẹ và bé luôn khỏe mạnh và trong trạng thái tốt nhất Duy trì giấc ngủ ổn định, theo đó các bà bầu cần ngủ ít nhất 8 tiếng mỗi ngày Bổ sung đầy đủ các dinh dưỡng: sắt, axit folic, canxi, DHA cho bà bầu, … để giúp đảm bảo cả mẹ và con cùng khỏe. Xem thêm: kinh nghiệm uống thuốc bổ khi mang thai Việc hiểu rõ những thay đổi về tâm lý phụ nữ mang thai rất quan trọng. Điều này sẽ giúp mẹ bầu sẵn sàng đón nhận và kiểm soát những cảm xúc tiêu cực để có một thai kỳ khỏe mạnh!