0 likes | 8 Views
Bu00e0i viu1ebft du01b0u1edbi u0111u00e2y su1ebd hu01b0u1edbng du1eabn mu1eb9 cu00e1ch chu1ebf biu1ebfn 5 mu00f3n chu00e1o chay cho bu00e0 bu1ea7u thu01a1m ngon vu00e0 bu1ed5 du01b0u1ee1ng mu1eb9 cu00f3 thu1ec3 tham khu1ea3o u0111u1ec3 chu1ebf biu1ebfn cho mu00e2m cu01a1m thu00eam u0111a du1ea1ng.
E N D
Top 5 món cháo chay dành cho mẹ bầu giúp bổ cả mẹ lẫn con Với nếp sống hiện đại như hiện nay, không ít người lựa chọn hình thức ăn chay, kể cả bà bầu. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn mẹ cách chế biến 5 món cháo chay cho bà bầu thơm ngon và bổ dưỡng mẹ có thể tham khảo để chế biến cho mâm cơm thêm đa dạng. Xem thêm: thực đơn cho bà bầu ăn chay đầy đủ dinh dưỡng Top 5 món cháo chay dành cho mẹ bầu giúp bổ cả mẹ lẫn con Nếu mẹ thích ăn chay thì có thể thêm 5 món cháo giúp bổ sung dinh dưỡng cho mẹ trong suốt 9 tháng thai kỳ nhé! Cháo gạo lứt Nguyên liệu: 200g gạo lứt. 1 củ cải trắng, 1 củ cà rốt. 100g nấm rơm. Dầu mè, hạt nêm chay, nước tương, muối…. Cách chế biến: Củ cải trắng, cà rốt rửa sạch, gọt vỏ rồi cắt hạt lựu. Nấm rơm cắt bỏ chân, ngâm với nước muối loãng rồi vớt ra, cắt làm đôi cho vừa ăn.
Bắc chảo lên bếp rồi cho dầu mẹ vào xào cà rốt, củ cải, nấm hương. Nêm muối, nước tương, hạt nêm chay vừa miệng rồi xào thêm 5 phút để nguyên liệu săn lại. Gạo lứt mẹ cũng rang qua cho thơm. Cho gạo lứt vào đun sôi với khoảng 1 lít nước. Khi gạo chín nhừ thì cho nguyên liệu đã xào vào đảo đều. Nấu thêm 3 phút là xong. Xem thêm: loại sắt nào tốt cho bà bầu Cháo nấm chay Nguyên liệu 50g gạo nếp, 100g gạo tẻ. 100g đậu xanh. 50g nấm bào ngư, 10g nấm hương, 50g nấm rơm. Dầu ăn, hành lá, muối… Cách chế biến: Món cháo nấm chay được chế biến theo các bước dưới đây: Gạo và đậu xanh rửa sạch, ngâm trong nước ấm 15 phút rồi vớt ra để ráo. Nấm bào ngư, nấm hương, nấm rơm cắt bỏ chân, rửa sạch, ngâm với nước muối pha loãng rồi vớt ra để ráo, thái nhỏ thành các miếng vừa ăn. Cho dầu ăn vào chảo, phi nóng rồi xào các loại nấm, thêm ít gia vị cho ngấm, xào đến khi nấm săn lại là được. Gạo và đậu xanh cho vào nồi ninh. Khi cháo gần chín mềm thì cho nấm đã xào vào trộn đều, nêm nếm gia vị và nấu thêm 5 phút trên lửa nhỏ là được. Khi múc ra bát thì thêm hành lá, một ít hạt tiêu cho thơm là mẹ có thể ăn được. Ăn cháo khi còn ấm sẽ ngon hơn. Xem thêm: các loại canxi hữu cơ cho bà bầu loại nào tốt Cháo bí đỏ Một món cháo chay cho bà bầu bổ dưỡng khác đó là cháo bí đỏ. Nguyên liệu: 300g bí đỏ. Nửa chén gạo nếp.
Muối. Cách chế biến: Gạo nếp ngâm trước với nước ấm khoảng 1 tiếng rồi vo sạch. Cho gạo nếp và bí đỏ đã cắt miếng nhỏ vào nồi, đổ nước ngập gấp đôi nguyên liệu rồi nấu. Khi nước sôi thì vặn lửa nhỏ, cho đến khi gạo chín nhừ thì thêm muối vừa ăn, đảo đều và nấu thêm khoảng 5 phút nữa là được. Cháo đậu xanh tía tô Món cháo có vị bùi của đậu xanh, vị ngọt của gạo và mùi thơm đặc trưng của rau tía tô. Nguyên liệu: Một phần bát gạo. 100g đậu xanh. Một nắm lá tía tô. Gia vị. Cách chế biến: Đậu xanh và gạo ngâm nước ấm trước khoảng 1 tiếng cho mềm. Lá tía tô rửa sạch, thái nhỏ. Cho gạo và đậu xanh vào nấu với nhiều nước đến khi cả đậu và gạo chín nhừ thì nêm gia vị vừa ăn, cho lá tía tô đã thái nhỏ vào đảo đều rồi tắt bếp là có thể thưởng thức. Cháo đậu đen gạo nếp Nguyên liệu: 100g đậu đen.
200g gạo tẻ, 1 nắm gạo nếp. Gia vị, nước mắm. Cách chế biến Món cháo đậu đen gạo nếp nấu khá đơn giản. Mẹ chỉ cần làm theo các bước sau: Đậu đen rửa sạch, ngâm nước ấm khoảng 2 – 4 tiếng rồi vo sạch cùng với gạo nếp, gạo tẻ. Cho tất cả nguyên liệu vào nồi, cho nước gấp 3 lần lượng đậu và gạo rồi nấu. Khi nước sôi thì vặn lửa nhỏ, nấu đến khi gạo chín nhừ thì nêm nước mắm, gia vị vừa miệng là được. Các món cháo chay rất ngon miệng lại không ngán như cháo thịt nên được nhiều mẹ bầu ưa thích. Tuy nhiên, khi mang thai mẹ cần bổ sung đầy đủ dinh dưỡng như sắt và canxi, DHA, acid folic, các nguyên tố vi lượng, chất đạm… nên mẹ cần ăn đa dạng thực phẩm, ăn thêm các loại thịt nạc, trứng, cá vào khẩu phần ăn mỗi ngày. Xem thêm: có thai mấy tháng thì uống sắt và canxi Trên đây là các công thức các món cháo chay tốt cho bà bầu đơn giản và dinh dưỡng. Mẹ bầu có thể thực hiện chúng trong mọi giai đoạn của thai kỳ, đặc biệt là khi cảm thấy không khỏe. Đồng thời, để thực đơn phong phú hơn, mẹ bầu nên tham khảo chế độ dinh dưỡng khi mang thai và thường xuyên khám thai định kỳ để nhận tư vấn về chế độ ăn, nghỉ ngơi phù hợp cho sự phát triển toàn diện của thai nhi.