1 / 60

PHẦN THỨ HAI: LÝ LUẬN DẠY HỌC CHƯƠNG I QUÁ TRÌNH DẠY HỌC I. KHÁI NIỆM VỀ QUÁ TRÌNH DẠY HỌC

PHẦN THỨ HAI: LÝ LUẬN DẠY HỌC CHƯƠNG I QUÁ TRÌNH DẠY HỌC I. KHÁI NIỆM VỀ QUÁ TRÌNH DẠY HỌC Quá trình dạy học là gì?

vito
Download Presentation

PHẦN THỨ HAI: LÝ LUẬN DẠY HỌC CHƯƠNG I QUÁ TRÌNH DẠY HỌC I. KHÁI NIỆM VỀ QUÁ TRÌNH DẠY HỌC

An Image/Link below is provided (as is) to download presentation Download Policy: Content on the Website is provided to you AS IS for your information and personal use and may not be sold / licensed / shared on other websites without getting consent from its author. Content is provided to you AS IS for your information and personal use only. Download presentation by click this link. While downloading, if for some reason you are not able to download a presentation, the publisher may have deleted the file from their server. During download, if you can't get a presentation, the file might be deleted by the publisher.

E N D

Presentation Transcript


  1. PHẦN THỨ HAI: LÝ LUẬN DẠY HỌC • CHƯƠNG I • QUÁ TRÌNH DẠY HỌC • I. KHÁI NIỆM VỀ QUÁ TRÌNH DẠY HỌC • Quá trình dạy học là gì? • Quá trình dạy học là một quá trình dưới sự lãnh đạo, tổ chức, điều khiển của người giáo viên, người học tự giác, tích cực, chủ động tự tổ chức, tự điều khiển hoạt động học tập của mình nhằm thực hiện các nhiệm vụ dạy học.

  2. Câu hỏi 1: Trong quá trình dạy học, vai trò của người thầy với hoạt động dạy là: a. Người tổ chức quá trình dạy học b. Người điều khiển quá trình dạy học c. Người giữ vai trò chủ đạo trong quá trình dạy học d. Người lãnh đạo quá trình dạy học Câu hỏi 2: Điền từ thích hợp vào chỗ trống: QTDH là một ……của QTSP, cung cấp cho học sinh một hệ thống kiến thức KH về tự nhiên, XH và một hệ thống KNHĐ sáng tạo, tạo nên văn hóa cuộc sống cá nhân

  3. 2. Cấu trúc của QTDH • Gồm 9 thành tố cấu trúc • Tất cả các thành tố đều có mối quan hệ biện chứng với nhau và thống nhất với môi trường KT-XH. • QTDH phải phục vụ đắc lực cho sự phát triển KH-XH. • Diễn đạt cụ thể mối quan hệ giữa các thành tố

  4. ? Vai trò chủ đạo của GV trong QTDH được thể hiện như thế nào. + Đề ra MĐ, yêu cầu học tập + XD kế hoạch HĐ dạy và dự tính HĐ tương ứng của HS + Tổ chức thực hiện HĐ dạy của mình và HĐ học tập tương ứng của học sinh + Kích thích tính tự giác, tích cực, độc lập, chủ động, sáng tạo… + Theo dõi, kiểm tra, đánh giá, kết quả học tập của học sinh

  5. ? Vai trò tự giác, tích cực, chủ động, tự tổ chức, tự điều khiển HĐ HT của HS thể hiện như thế nào. - Khi có sự tác động trực tiếp của giáo viên : + Tiếp nhận nhiệm vụ, KH học tập do giáo viên đề ra + Giải quyết nhiệm vụ + Tự KTĐG và điều chỉnh HĐ học tập của bản thân - Khi không có sự tác động trực tiếp của giáo viên: + Tự lập KH thực hiện các nhiệm vụ học tập + Tự lựa chọn các phương pháp, phương tiện học tập + Tự kiểm tra đánh giá và tự điều chỉnh quá trình học tập

  6. II. BẢN CHẤT CỦA QUÁ TRÌNH DẠY HỌC • Cơ sở để xác định bản chất của QTDH • a. Mối quan hệ giữa HĐ nhận thức và HĐ DH • + HĐ nhận thức có trước, HĐ DH có sau. DH ra trên cơ sở của HĐ nhận thức • + Hai HĐ này luôn tồn tại thống nhất, tác động qua lại và thâm nhập vào nhau: • DH tác động vào QTNT => Hình thành TT, KNKX, NL trí tuệ • Ngược lại khi nhận thức phát triển sẽ là ĐK quan trọng để định hướng tổ chức QTDH. • + HĐ nhận thức của HS được diễn ra trong ĐK sư phạm đặc biệt, không lặp lại toàn bộ QTNT của loài người. (Không phải mò mẫm, thử và sai)

  7. Mối quan hệ giữa thầy với HĐ dạy và trò với HĐ học • ? Mục tiêu của HĐ dạy là gì • + Mục tiêu của HĐ dạy là tác động vào mối quan hệ giữa HS với tài liệu học tập nhằm thúc đẩy HĐ nhận thức của HS. • => Kết quả của HĐ dạy chính là kết quả nhận thức của HS • => Bản chất QTDH được thể hiện trong mối quan hệ giữa HS với tài liệu học tập và ở chính HĐ nhận thức của HS.

  8. ? Bản chất của quá trình dạy học là gì. Tại sao? • Bản chất của quá trình dạy học là quá trình nhận thức độc đáo của học sinh dưới vai trò chủ đạo của giáo viên. • Qúa trình nhận thức của học sinh có tính độc đáo vì có những đặc điểm khác với QTNT của loài người: • + Không phải là quá trình tìm ra cái mới cho nhân loại • + Không diễn ra theo con đường mò mẫm, thử và sai như QTNT chung của loài người hay các nhà khoa học. • + Nó diễn ra theo con đường đã được khám phá với chương trình và ND DH đã được gia công sư phạm và dưới sự lãnh đạo, tổ chức, điều khiển của giáo viên với những ĐK sư phạm nhất định.

  9. +Được tiến hành theo các khâu của QTDH • + Thông qua QTNT mà HS hình thành được TGQ, động cơ, phẩm chất nhân cách phù hợp. • Tuy nhiên HĐ nhận thức của HS so với nhận thức của loài người cũng có điểm tương tự: • + Đều là quá trình phản ánh TGKH vào ý thức của chủ thể • + Cũng diễn ra theo quy luật nhận thức chung của loài người. • + Đều dựa trên sự huy động các thao tác TD ở mức độ cao nhất

  10. ? Từ bản chất của QTDH, hãy rút ra những kết luận sư phạm cần thiết. KLSP: - Trong QTDH cần chú ý tới tính độc đáo trong nhận thức của học sinh, tránh sự đánh đồng giữa nhận thức của học sinh với nhận thức chung của loài người. - Không nên quá coi trọng tính độc đáo mà thiếu sự quan tâm tổ chức cho các em tìm tòi, khám phá tri thức mới.

  11. Câu hỏi: Đặc điểm nào dưới đây thể hiện tính độc đáo trong hoạt động nhận thức của học sinh so với hoạt động nhận thức của các nhà khoa học: a. Là quá trình phản ánh thế giới khách quan vào ý thức HS b. Là quá trình đi từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn. c. Là quá trình nhận thức cái mới đối với bản thân học sinh d. Là quá trình huy động các thao tác tư duy ở mức độ cao nhất

  12. III. NHIỆM VỤ CỦA QUÁ TRÌNH DẠY HỌC Cơ sở để xác định các nhiệm dạy học - Mục tiêu đào tạo - Sự tiến bộ khoa học và công nghệ - Đặc điểm tâm sinh lý học sinh - Đặc điểm hoạt động dạy học của nhà trường

  13. 2. Nhiệm vụ dạy học 2.1. Điều khiển, tổ chức HS nắm vững hệ thống tri thức phổ thông cơ bản, hiện đại, phù hợp với thực tiễn đất nước về tự nhiên, XH – NV, đồng thời rèn luyện cho họ hệ thống KNKX tương ứng ? Tri thức KH bao gồm những gì ? Tri thức phổ thông cơ bản là gì ? Hệ thống các KN cần hình thành cho HS phổ thông là gì 2.2. Tổ chức điều khiển HS hình thành, phát triển năng lực, phẩm chất trí tuệ, đặc biệt là năng lực tư duy độc lập, sáng tạo ? Tìm hiểu mối quan hệ giữa việc lĩnh hội hệ thống tri thức khoa học và các thao tác trí tuệ của người học sinh ? ĐK để phát triển tốt nhất trí tuệ của học sinh

  14. Các phẩm chất của hoạt động trí tuệ (9 phẩm chất) a. Tính định hướng của hoạt động trí tuệ b. Bề rộng của hoạt động trí tuệ c. Chiều sâu của hoạt động trí tuệ d. Tính linh hoạt trong hoạt động trí tuệ e. Tính mềm dẻo của hoạt động trí tuệ g. Tính độc lập trong hoạt động trí tuệ h. Tính nhất quán trong hoạt động trí tuệ i. Tính phê phán của hoạt động trí tuệ k. Tính khái quát của hoạt động trí tuệ

  15. 2.3. Tổ chức, điều khiển học sinh hình thành cơ sở thế giới quan khoa học, những phẩm chất đạo đức nói riêng và phẩm chất nhân cách nói chung ? Thế giới quan và vai trò của nó ? Mối quan hệ giữa 3 nhiệm vụ dạy học - Nắm vững hệ thống tri thức KNKX thì sẽ tạo ĐK tốt cho sự phát triển trí tuệ và là cơ sở để hình thành TGQKH và PCĐĐ - Sự phát triển trí tuệ vừa là kết quả vừa là ĐK của việc nắm tri thức KNKX và cũng là cơ sở để hình thành TGQKH, phẩm chất đạo đức. - Hình thành TGQKH và các phẩm chất đạo đức vừa là mục đích vừa là kết quả của 2 nhiệm vụ trên. Nó còn là yếu tố kích thích và chỉ đạo việc nắm tri thức hình thành KNKX và phát triển năng lực nhận thức

  16. Câu hỏi : Điền từ thích hợp vào chỗ trống Dạy học có nhiệm vụ cung cấp cho học sinh một (a)…… về TN&XH, làm phát triển (b)….. Và hình thành các (c)… cho học sinh Câu hỏi: Phân tích sự giống và khác nhau giữa khái niệm nhiệm vụ DH và mục tiêu DH. Từ đó hãy nêu cách diễn đạt chung cho 2 khái niệm này? Giống nhau: Đều hướng tới việc giúp HS nắm vững hệ thống tri thức KH, phát triển trí tuệ và các hình thành các phẩm chất nhân cách. Khác: Những nhiệm vụ DH là sự cụ thể hóa của mục tiêu DH Diễn đạt chung 2 khái niệm: Là 2 khái niệm đồng nhất về nội hàm

  17. IV. ĐỘNG LỰC CỦA QUÁ TRÌNH DẠY HỌC 1. Khái niệm Động lực của QTDH là việc giải quyết tốt các MT bên trong và bên ngoài của QTDH, trong đó giải quyết các MT bên trong có ý nghĩa quyết định 2. Mâu thuẫn cơ bản và những điều kiện để chúng trở thành động lực chủ yếu của QTDH Các dấu hiệu để xác định mâu thuẫn cơ bản của QTDH + MT đó tồn tại từ đầu đến cuối QTDH + Việc giải quyết mâu thuẫn này có liên quan trực tiếp đến sự vận động và phát triển của học sinh và hoạt động học. + Việc giải quyết các MT khác xét cho cùng đều phục vụ cho việc giải quyết nó.

  18. ? Trong các mâu thuẫn sau mâu thuẫn nào là mâu thuẫn cơ bản • MT giữa MĐDH với các phương tiện để đạt MĐ đó • 2. MT giữaNDDH hiện đại với phương pháp dạy học lạc hậu • 3. MT giữa NDDH hiện đại với phương tiện dạy học lạc hậu • 4. MT giữayêu cầu cao của chương trình, của GV và nhà trường với khả năng nhận thức có hạn của học sinh • 5.MT giữatrình độ tri thức, KNKX cao của người thầy với chính phương pháp dạy học còn hạn chế của họ. • 6. MT giữanhu cầu học tập nâng cao, mở rộng kiến thức của học sinh với khả năng nhận thức còn hạn chế của chính họ

  19. ? Mâu thuẫn cơ bản của QTDH làgì • Mâu thuẫn cơ bản của QTDH là mâu thuẫn giữa một bên là nhiệm vụ học tập do tiến trình DH đề ra ngày càng cao và một bên là trình độ tri thức, KNKX và trình độ phát triển trí tuệ hiện có của người học còn hạn chế. • Mâu thuẫn này được coi là mâu thuẫn cơ bản vì nó thỏa mãn được 3 ĐK trên. Giải thích? • - Việc giải quyết mâu thuẫn cơ bản này sẽ tạo nên động lực chủ yếu của QTDH.

  20. Điều kiện để mâu thuẫn trở thành động lực Mâu thuẫn xuất hiện nhưng nó phải được giải quyết thì mới trở thành động lực thúc đẩy QTDH phát triển. Vì mâu thuẫn cơ bản liên quan trực tiếp đến người HS nên để mâu thuẫn cơ bản trở thành động lực của QTDH cần có điều kiện sau: + Mâu thuẫn phải được HS ý thức đầy đủ, sâu sắc và có nhu cầu giải quyết nó nhằm hoàn thành nhiệm vụ học tập (Giải thích) + Mâu thuẫn phải là khó khăn vừa sức. (Giải thích) + Mâu thuẫn phải do tiến trình dạy học dẫn đến. (Giải thích)

  21. Câu hỏi: Mâu thuẫn bên ngoài của quá trình dạy học là: a. Mâu thuẫn giữa nội dung, phương pháp, phương tiện dạy học đã được hiện đại hóa với trình độ giáo viên còn hạn chế. b. Mâu thuẫn giữa những tiến bộ KHKT và nội dung dạy học còn chưa được nâng cao c. Mâu thuẫn giữa trình độ tư duy cao của thầy và trình độ tư duy còn thấp của trò d. Mâu thuẫn giữa nội dung dạy học đã được hiện đại hóa với phương pháp, phương tiện dạy học còn lạc hậu. e. Mâu thuẫn giữa yêu cầu, nhiệm vụ học tập mới với trình độ còn hạn chế của học sinh

  22. Câu hỏi: Hai khái niệm động cơ học tập và động lực của QTDH có nội hàm giống nhau không? Tại sao? - Nội hàm 2 khái niệm hoàn toàn khác nhau. Vì - Động cơ học tập: Là những yếu tố mà vì nó học sinh cố gắng học tập tốt. (Những yếu tố tâm lý thúc đẩy QTHT). Ví dụ: Vì muốn đạt điểm cao mà HS cố gắng HT Vì muốn hiểu bài, nắm vững, đào sâu, mở rộng kiến thức mà HS cố gắng HT - Động lực của QTDH: là việc giải quyết tốt các MT nảy sinh trong QTDH. Gồm có mâu thuẫn bên trong và bên ngoài, trong đó giải quyết các MT bên trong có ý nghĩa quyết định. VD: Việc GQ >< giữa nhu cầu học tập cao và khả năng nhận thức còn hạn chế của HS Việc GQ >< giữa giữa những tiến bộ KHKT và nội dung dạy học còn chưa được nâng cao

  23. V. LÔGIC CỦA QUÁ TRÌNH DẠY HỌC 1. Khái niệm Lôgic của quá trình dạy học là trình tự vận động hợp quy luật của quá trình đó, nhằm đảm bảo cho học sinh đi từ trình độ tri thức KNKX và phát triển năng lực hoạt động trí tuệ tương ứng với lúc bắt đầu nghiên cứu môn học (hay đề mục) nào đóđến trình độ tri thức KNKX và phát triển năng lực hoạt động trí tuệ tương ứng với lúc kết thúc môn học (hay đề mục) đó. -

  24. Câu hỏi: Tại sao nói lôgic của QTDH là sự thống nhất giữa lôgic nhận thức và lôgic của nội dung DH? - Vì bản chất của QTDH là QT nhận thức nên QTDH phải diễn ra theo lôgic của TQNT. VD: Đi từ cái đơn giản đế́n phức tạp, từ hình thức đến ND, từ cái bên ngoài đến cái bản chất bên trong… Khi đạt đến trình độ nhất định mới có thể đi từ khái quát đến cụ thể, từ cái chung đến cái riêng… - QTDH được thực hiện theo ND chương trình nhất định vì thế phải tuân theo lôgic của ND DH. VD: QTDH phải đảm bảo hệ thông kiến thức đã chọn lọc và sắp xếp theo chương, bài, theo mục, theo chủ đề được trình bày phù hợp với nhận thức của HS và khả năng ứng dụng của nó. - Lôgic nhận thức và lôgic nội dung DH thống nhất và không tách rời nhau trong QTDH.

  25. 2. Các khâu của quá trình dạy học 2.1. GV đề xuất vấn đề, kích thích thái độ học tập tích cực của HS 2.2. Tổ chức điều khiển học sinh lĩnh hội tri thức mới 2.3. Tổ chức điều khiển học sinh củng cố tri thức 2.4. Tổ chức điều khiển học sinh rèn luyện KNKX 2.5. Kiểm tra, đánh giá và tổ chức cho học sinh tự kiểm tra đánh giá việc nắm vững tri thức, KNKX của mình. 2.6. Phân tích kết quả từng giai đoạn, từng bước nhất định của quá trình dạy học * Mối liên hệ giữa các khâu của QTDH

  26. Câu hỏi mở rộng 1. Có quan niệm cho rằng: QTDH là quá trình mà ở đó người giáo viên truyền thu tri thức, KNKX cho người học sinh. Anh (chị) đánh giá như thế nào về quan niệm trên? 2. Anh (chị) hiểu như thế nào về quan điểm dạy học lấy học sinh làm trung tâm? Hiểu như vậy có coi nhẹ vai trò của người thầy giáo hay không? Tại sao? 3. Sự vận động và phát triển của người học sinh với hoạt động học trong QTDH được biểu hiện như thế nào? Sự vận động và phát triển của người GV với hoạt động dạy trong QTDH được biểu hiện như thế nào?

  27. Gợi ý câu 1: 1. Quan niệm này đã coi dạy học là hoạt động đặc trưng của GV. QTDH được coi là quá trình người giáo viên truyền thụ tri thức, KNKX cho học sinh. Ở quan niệm này vai trò của GV rất được chú trọng. GV được coi là nhân vật trung tâm, QĐ chất lượng DH. Theo quan điểm này thì: . PPDH: chủ yếu là truyền đạt, thuyết giảng kiến thức . Vai trò của HS là thụ động, lệ thuộc vào giáo viên . PP học chủ yếu là nghe, hiểu, ghi chép, ghi nhớ và tái hiện . Việc đánh giá KQ học tập căn cứ vào khối lượng kiến thức được ghi nhớ . KQ của nó là hạn chế sự phát triển của học sinh và hạn chế chất lượng dạy học

  28. 2. Quan niệm hiện đại về dạy học coi giáo viên và học sinh đều là chủ thể tích cực của QTDH: + GV giữ vai trò chủ đạo: Tổ chức, hướng dẫn, điều khiển… + HS giữ vai trò tự giác, chủ động, tích cực, sáng tạo, tự tổ chức, tự điều khiển hoạt động học tập của mình dưới sự chỉ đạo của GV nhằm thực hiện tốt các nhiệm vụ dạy học + QTDH là sự thống nhất biện chứng giữa HĐ dạy và HĐ học. . PPDH: Phối hợp các PPDH truyền thống và hiện đại nhằm tổ chức cho HS hoạt động khám phá lĩnh hội TT, phát triển trí tuệ . PP học chủ yếu là PPHĐ nhận thức, thực hành, tự học… . Đánh giá KQ học tập trên cả 3 mặt: KT, KN, TĐ . KQ của DH là học sinh phát triển nhân cách toàn diện: Kiến thức, KNKX, trí tuệ và PCĐĐ KL: Quan niệm bài ra là quan niệm phiến diện về QT dạy học.

  29. Gợi ý câu 2: 1. Bản chất của DH lấy người học làm trung tâm: - DH phải căn cứ vào đặc điểm của HS để tổ chức cho họ các HĐ nhằm khơi dậy và phát triển mọi khả năng của họ - Dưới sự dẫn dắt của GV, HS tự HĐ, tự khám phá, lĩnh hội tri thức, hình thành năng lực và các phẩm chất nhân cách theo MT - Học sinh không lệ thuộc tuyệt đối vào giáo viên mà chủ yếu quan hệ trực tiếp với kiến thức, thầy cô, bạn bè cùng học thông qua HĐ của chính mình => Học sinh là chủ thể, tự tìm ra tri thức; Bạn bè cùng lớp là cộng đồng tạo môi trường XH cho HĐ; GV đóng vai trò chủ đạo: tổ chức, hướng dẫn, cố vấn, trọng tài cho học sinh tìm kiếm, khám phá tri thức.

  30. 2. Đặc điểm của DH lấy người học làm trung tâm - MT: Chuẩn bị cho học sinh thích ứng với đời sống XH, tôn trọng nhu cầu và tiềm năng của học sinh - ND DH: Gồm các tri thức lý thuyết, KN thực hành vận dụng kiến thức vào thực tiễn - PPDH: Hướng vào việc tổ chức cho học sinh HĐ, tận dụng hết hiểu biết, kinh nghiệm của mình vào việc chiếm lĩnh tri thức. Rèn PP tự học, tập dượt NCKH - HTTC DH: Đa dạng như tự học, học theo nhóm, lên lớp, thảo luận, tham quan… Đánh giá: Học sinh được tự đánh giá và tham gia đánh giá lẫn nhau theo chuẩn dưới vai trò trọng tài của giáo viên - So sánh PPDH truyền thống lấy thầy làm trung tâm và PPDH tích cực lấy học sinh làm trung tâm:

  31. 3. Vai trò của người giáo viên trong dạy học lấy người học làm trung tâm không hề bị hạ thấp. Vì: - Sự gia công sức lực, trí tuệ và thời gian của giáo viên vào QTDH nhiều hơn so với kiểu dạy học thầy đọc trò chép (Giải thích) - Người giáo viên vẫn giữ vai trò chủ đạo trong QTDH

  32. Gợi ý câu 3:Biểu hiện của sự vận động và phát triển của người học sinh với hoạt động học trong QTDH: • - Ý thức về MĐ và nhiệm vụ học tập: Từ chỗ ý thức chưa đầy đủ, chính xác, sâu sắc đến chỗ đầy đủ, chính xác, sâu sắc hơn • Từ chỗ nắm được tri thức đến nắm được KN, nắm được KX và nắm chúng ngày càng ở mức độ cao hơn • Từ chỗ vận dụng những điều đã học vào các tình huống quen thuộc đến chỗ vận dụng vào những tình huống mới • Từ đó ngày càng hoàn thiện các năng lực và phẩm chất HĐ trí tuệ, TGQ khoa học và các phẩm chất đạo đức • => Qua QTDH, nhân cách HS ngày càng phát triển, HĐ học tập cũng có những cơ sở để tiến hành ở trình độ cao hơn

  33. * Biểu hiện của sự vận động và phát triển của người GV với hoạt động dạy trong QTDH: • - Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm, trình độ HĐ XH của người GV không ngừng được nâng lên • Nhân cách người GV không ngừng được hoàn thiện • HĐ dạy của GV ngày càng đáp ứng được yêu cầu cao của QTDH

  34. CHƯƠNG IV: PHƯƠNG PHÁP VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC I. Khái quát về phương pháp dạy học 1. Khái niệm phương pháp dạy học - PPDH là cách thức HĐ phối hợp thống nhất của GV và HS trong QTDH, được tiến hành dưới vai trò chủ đạo của GV nhằm thực hiện tối ưu mục tiêu và các nhiệm vụ dạy học ? Sự phối hợp thống nhất của giáo viên và học sinh trong PPDH được thể hiện như thế nào.

  35. 2. Đặc điểm của phương pháp dạy học - Mặt khách quan trong PPDH PPDH phụ thuộc vào đối tượng HS. Nên PPDH chỉ đạt hiệu quả khi nó phù hợp với quy luật tâm lý và đặc điểm nhận thức của người học. VD: Đặc điểm nhận thức của học sinh tiểu học còn mang nặng tính trực quan cụ thể => PPDH trực quan được tăng cường sử dụng trong QTDH - Mặt chủ quan trong PPDH thể hiện ở những thao tác, những hành động mà giáo viên lựa chọn cho phù hợp với đối tượng - PPDH bị chi phối bởi mục đích của QTDH - PPDH chịu sự chi phối của NDDH - Hiệu quả của PPDH phụ thuộc vào trình độ nghiệp vụ sư phạm của giáo viên

  36. II. HỆ THỐNG CÁC PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC • 1. Một vài cách phân loại PPDH (tự nghiên cứu) • Dựa theo nguồn kiến thức và đặc điểm tri giác thông tin có 3 phương pháp: Dùng lời, trực quan và thực hành • 2. Hệ thống các phương pháp dạy học (Dựa vào nguồn tri thức) • 2.1. Nhóm phương pháp DH dùng ngôn ngữ (3 PP) • a. Phương pháp thuyết trình • a1. Khái niệm: • a2.Các dạng thuyết trình • + Kể chuyện + Giải thích + Diễn giảng

  37. a3. Các bước thuyết trình: a4. Ưu điểm của phương pháp thuyết trình a5. Hạn chế của PP thuyết trình a6. Yêu cầu của PP thuyết trình

  38. b. Phương pháp vấn đáp b1. Khái niệm b2. Các dạng câu hỏi b3. Ưu điểm b4. Hạn chế: b5. Yêu cầu xây dựng câu hỏi b6. Yêu cầu khi nêu câu hỏi cho học sinh

  39. Câu hỏi • Ngoài những ưu và nhược điểm của PPVĐ như trong giáo trình, bằng kiến thức thực tế, anh chị hãy cho biết PP VĐ còn có những ưu nhược điểm nào khác không? • 2. Hãy đưa ra một số điểm cần chú ý khi đặt câu hỏi trên lớp

  40. Gợi ý câu 1: Ưu điểm • Kích thích tư duy độc lập của người học • Giúp người học hiểu ND bài học hơn • Tạo ĐK để người học phát triển KN diễn đạt bằng lời những vấn đề KH, tạo ĐK để người tự học hỏi lẫn nhau • Lôi cuốn người học vào bài học, tạo không khí sôi nổi trong lớp. Kích thích tạo động cơ học tập mạnh mẽ cho người học nhất là người có câu trả lời đúng được bạn bè, GV khen ngợi. • GV và HS thu được nhiều thông tin phản hồi từ các thành viên khác trong lớp. Qua đó ĐG được mức độ hiểu bài, tiến bộ của HS, chẩn đoán được những khó khăn vướng mắc của họ, phát hiện những ý tưởng sai sót của họ để kịp thời uốn nắn.

  41. Hạn chế của PP VĐ - Khó soạn thảo và sử dụng hệ thống câu hỏi để gợi mở, dẫn dắt người học đi đến kết quả cuối cùng của một vấn đề. Vì vậy đòi hỏi phải có sự chuẩn bị công phu của người dạy, nếu không kiến thức thu được của người học qua trao đổi sẽ thiếu tính hệ thống, tản mạn, vụn vặt. - Quá trình giải quyết vấn đề tốn nhiều thời gian - Quá trình vấn đáp, Gv khó kiểm soát vì có nhiều tình huống phát sinh xảy ra, do đó dễ lệnh hướng so với chủ đề ban đầu - Nếu thiếu kinh nghiệm, PPVĐ có thể sẽ biến thành cuộc tranh luận tay đôi giưa GV với một vài HS, còn đa số các HS khác đứng ngoài cuộc và làm việc riêng.

  42. Gợi ý câu 2: Những chú ý khi đặt câu hỏi trên lớp: • Xác định rõ MĐ của câu hỏi đặt ra. • (Để gợi mở, để định hướng, để hướng dẫn hành vi người học, để KT kiến thức đã có, để phát hiện vấn đề mới, để đọng viên khích lệ…) • Xác định được độ khó của câu hỏi so với trình độ của HS • Dành thời gian đủ để HS suy nghĩ trả lời, không nên yêu cầu HS trả lời ngay sau khi đặt câu hỏi, không nên gọi người học đứng lên rồi mới đặt câu hỏi • Nên khuyến khích người học bằng cả ngôn ngữ và cử chỉ của GV khi trả lời câu hỏi • Khi HS trả lời đúng nên động viên khen ngợi. Cần tránh chê bai, chì trích khi HS trả lời sai

  43. GV cần đặt lại câu hỏi khác đơn giản hoặc gợi ý cho HS khi câu hỏi trước đó HS không trả lời được • Câu hỏi được sử dụng bằng ngôn ngữ ngắn gọn, rõ ràng, đơn giản • Câu hỏi cần được phân phối đều cho mọi thành viên trong lớp, không nên chỉ tập trung vào một số ít HS • Cần sử dụng đa dạng các loại câu hỏi, tránh dùng một loại câu hỏi và dùng quá nhiều câu hỏi tái hiện kiến thức • Khi giảng bài nên thường xuyên đặt câu hỏi nhưng cần tránh các từ để hỏi làm của miệng như: phải không ạ, như thế nào ạ… làm người học không phân biệt được đâu là câu hỏi, đâu là câu cửa miệng của GV

  44. c. Phương pháp sử dụng SGK và tài liệu c1. Khái niệm c2. Ưu điểm C3. Yêu cầu khi sử dụng phương pháp 2.2. Phương pháp dạy học trực quan a. Phương pháp quan sát - Các bước quan sát: + Chuẩn bị + Tiến hành quan sát: + Kết thúc quan sát

  45. b. Phương pháp minh họa c. Phương pháp biểu diễn thí nghiệm Các bước thực hiện: + Khâu chuẩn bị: + Tiến hành thí nghiệm: + Kết thúc thí nghiệm: - Ưu điểm của nhóm phương pháp DH trực quan: - Yêu cầu khi sử dụng các phương pháp trực quan

  46. 2.3. Các phương pháp dạy học thực hành • a. Luyện tập • - Khái niệm • Yêu cầu • b. Phương pháp thực hành thí nghiệm • 3. Lựa chọn có hiệu quả các phương pháp dạy học • Câu hỏi • Trong quá trình dạy học, người giáo viên thường sử dụng phối hợp nhiều phương pháp dạy học với nhau mà điển hình là phối hợp giữa phương pháp thuyết trình với phương pháp vấn đáp. Tại sao?

  47. Gợi ý trả lời: • *Trình bày khái niệm PP thuyết trình và vấn đáp • *Trong QTDH, GV thường sử dụng phối hợp nhiều PPDH với nhau mà điển hình là phối hợp giữa thuyết trình với vấn đáp vì những lý do sau: • Mỗi PPDH đều có những ưu điểm và hạn chế nhất định. • Phương pháp thuyết trình và vấn đáp đều có những ưu điểm và hạn chế nhất định • Trình bày những ưu điểm nổi bật của PP thuyết trình mà những ưu điểm đó thể khắc phục được nhược điểm của PP vấn đáp • Trình bày những ưu điểm của PP VĐ mà với những ưu điểm đó phương pháp vấn đáp có thể khắc phục được những hạn chế của PP thuyết trình

  48. III. CÁC PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC THEO HƯỚNG PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC NHẬN THỨC CỦA HỌC SINH 1. Đặc trưng của DH theo hướng phát huy tính tích cực nhận thức của học sinh 2. Các PPDH theo hướng phát huy tính tích cực nhận thức của học sinh trong QTDH 2.1. Dạy học nêu và giải quyết vấn đề 2.2. Phương pháp động não 2.3. Phương pháp trò chơi 2.4. Phương pháp đóng kịch 2.5. Phương pháp tình huống 2.6. Phương pháp dạy học theo dự án

  49. V. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC 1. Khái niệm và ý nghĩa của phương tiện dạy học 1.1. Khái niệm phương tiện dạy học 1.2. Ý nghĩa của phương tiện dạy học 2. Phân loại các phương tiện dạy học 2.1. Phân loại theo tính chất của các PTDH 2.2. Phân loại theo cấu tạo 2.3. Các PT DH cơ bản phổ biến rộng rãi trong nhà trường 3. Những yêu cầu đối với việc lựa chọn và sử dụng các PTDH

More Related