820 likes | 967 Views
HOÏC VIEÄN HAØNH CHÍNH QUOÁC GIA. Moân hoïc: HOẠCH ĐỊNH VÀ PHÂN TÍCH CHÍNH SÁCH CÔNG ThS. Nguyeãn Xuaân Tieán. Câu hỏi thảo luận chương 4. Câu hỏi thảo luận chương 4. Câu 1 Hãy cho biết phân tích chính sách là gi ? vì sao phải phân tích chính sách.
E N D
HOÏC VIEÄN HAØNH CHÍNHQUOÁC GIA Moân hoïc: HOẠCH ĐỊNH VÀ PHÂN TÍCH CHÍNH SÁCH CÔNG ThS. Nguyeãn Xuaân Tieán
Câu hỏi thảo luận chương 4 • Câu 1 Hãy cho biết phân tích chính sách là gi ? vì sao phải phân tích chính sách. • Câu 2 Phân tích chính sách có những chức năng? Liên hệ thực tế. • Câu 3 Hãy cho biết hoạt động phân tích chính sách phải thực hiện những nhiệm vụ nào • Câu 4 Trình bày những yêu cầu cơ bản đối với phân tích chính sách. Liên hệ thực tế nước ta • Câu 5 Trình bày các nguyên tắc phân tích chính sách. Hãy cho biết nguyên tắc nào là cơ bản nhất.
Câu 1 Hãy cho biết phân tích chính sách là gi ? vì sao phải phân tích chính sách.
Phân tích chính sách là gì? • P. 127/ 114-118 • Phân tích là quá trình phân giải các tài liệu liên quan để chủ thể có được đầy đủ thông tin cho việc ra một quyết định quản lý. • Data: dữ liệu, • Information: thông tin
Output: information, Process: + - x : % … Input: information, data
P. 131, • Phân tích chính sách là việc phân giải toàn bộ các hoạt động liên quan đến hoạch định và tổ chức thực thi chính sách, nhằm chỉ ra những mối quan hệ mang tính qui luật giữa các yếu tố cấu thành hoạt động chính sách. • Chu trình CSC : Hoạch định CSC Thực thi CSC
1.2. Lý do phân tích chính sách P. 127 • 1.2.1 Lý do khái quát • 1.2.2 Lý do cụ thể
Câu 2 Phân tích chính sách có những chức năng? Liên hệ thực tế 1.Chức năng thông tin : (p. 131) 2.Chức năng tạo động lực (p.132) 3. Chức năng kiểm soát (p.134)
Công đoàn, đình công và lương tối thiểu: từ góc nhìn vĩ mô • Hàng chục ngàn công nhân đình công • TTCN - Đợt đình công qui mô lớn vừa qua đã đánh động xã hội VN về một chiều xung đột mới đã đến và sẽ sống chung lâu dài với chúng ta: xung đột lợi ích giữa chủ - thợ. • Ở các nước công nghiệp lâu đời, sau hàng trăm năm đấu tranh, cả hai giới chủ và thợ đều kinh nghiệm “đầy mình”, tổ chức tốt và quyền lực mặc cả rất lớn. Cùng với nó, khoa học kinh tế, nhất là kinh tế học lao động, đã cung cấp những cái nhìn sâu sắc và khách quan, làm cơ sở cho chính sách.
Không có lý do gì VN sẽ không phải trải qua những biến đổi tự nhiên và sâu rộng trong quan hệ mang tính rường cột này của nền kinh tế, như những gì Hàn Quốc, Trung Quốc... vừa trải vài thập niên qua. Để đương đầu với nó, quan điểm coi các cuộc đình công vừa rồi là do bị “kích động, lôi kéo” là tự bịt mắt mình. Sự coi thường nhận thức và nhu cầu thiết thân của người công nhân hoàn toàn trái với quan điểm của kinh tế học hiện đại. • Để tìm hiểu mối quan hệ là rường cột cho nền kinh tế này, bài viết này muốn đưa ra một góc nhìn duy lý và thận trọng từ quan điểm của lý thuyết mặc cả (bargaining theory). Những định kiến từ bất kỳ phía nào (dù là ủng hộ công nhân hay khuyến khích đầu tư) đều không có ích cho những chính sách dài hạn. • Lương tối thiểu có làm tăng thất nghiệp?
Các giáo trình kinh tế học phổ thông thường coi lao động là một hàng hóa, và mức lương sẽ điều chỉnh để cân bằng giữa cung và cầu lao động. Vì thế, khi ấn định một mức lương tối thiểu cao hơn mức tự nhiên của thị trường, giới chủ muốn thuê ít công nhân hơn, trong khi nhiều người muốn làm việc với mức lương thấp hơn lương tối thiểu sẽ không tìm được việc. Như thế, lương tối thiểu làm tăng tỉ lệ thất nghiệp. • Tuy nhiên, các nghiên cứu thực nghiệm vẫn tiếp tục đưa ra các bằng chứng trái ngược. Cuối năm 2005, tạp chí Các Quan Điểm Kinh Tế phỏng vấn các nhà kinh tế thuộc các trường đại học hàng đầu của Mỹ. Hai phần ba tin rằng lương tối thiểu làm tăng thất nghiệp. Sau hơn 100 năm, cuộc tranh cãi thế kỷ vẫn chưa có dấu hiệu ngã ngũ. • Lương tối thiểu có làm giảm FDI? • Câu hỏi này đến nay vẫn chưa được trả lời dứt điểm. Một nghiên cứu mới đây so sánh mức FDI giữa các bang của Ấn Độ cho thấy FDI ở nước này đặc biệt nhạy cảm với tỉ lệ đình công (và sự dồi dào về nguồn vốn tại chỗ). Trong khi đó, một nghiên cứu khác về FDI ở các vùng của Mỹ lại không cho thấy điều này. Đây vẫn còn là một vấn đề để ngỏ của các nhà kinh tế. Nhìn vào các nước phát triển như G7, dù công đoàn rất phát triển và lương tối thiểu cao, họ vẫn thu hút phần lớn FDI của thế giới. Như vậy, có nhiều cách khác để thu hút đầu tư ngoài việc đặt giá lao động rẻ
Trên thực tế, ở các nước đang phát triển, lương tối thiểu không phải là một định chế bền vững mà co giãn rất nhiều cùng với môi trường kinh tế. Trong các thời kỳ khủng hoảng, mức lương tối thiểu thường bị hi sinh để kích thích đầu tư. • Chẳng hạn, trong gần 10 năm suy thoái thập kỷ 1980, trong số 48 nước mà Tổ chức Lao động quốc tế có số liệu, có tới 38 nước đánh tụt lương tối thiểu xuống ít nhất 20%, thậm chí tới 50% như Mexico. Một lần nữa, việc giảm lương tối thiểu trong các doanh nghiệp FDI ở VN từ 50 USD vào năm 1990 xuống còn 45, 40 và 35 USD từ cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ Đông Nam Á cũng không nằm ngoài thông lệ này. • Có một lo ngại là hiện nay nếu tiếp tục qui định các mức lương tối thiểu khác nhau giữa doanh nghiệp trong và ngoài nước, thì đi ngược lại xu hướng tiến tới bình đẳng giữa hai khu vực và khó hội nhập. Đây là lo ngại hoàn toàn chính đáng về mặt pháp lý. Một chiến lược vừa đảm bảo nhu cầu hội nhập, vừa đảm bảo quyền của người lao động là: thay vì áp một mức lương tối thiểu thật cao cho doanh nghiệp nước ngoài, hãy tạo điều kiện cho các công đoàn cơ sở “đeo bám” từng doanh nghiệp để đòi hỏi mức lương cao hơn mức lương tối thiểu chung. • Lương tối thiểu và tăng trưởng kinh tế
Dường như ít có nghiên cứu về ảnh hưởng của lương tối thiểu lên tốc độ tăng trưởng dài hạn của các quốc gia. Thiếu những phân tích định lượng, khó mà đánh giá được lương tối thiểu sẽ ảnh hưởng tiêu cực hay tích cực lên tăng trưởng kinh tế. Nhìn vào sự phát triển của từng nước, ta thấy những dấu chỉ khác nhau: trong khi lương tối thiểu của Hàn Quốc tăng đều đặn trong suốt mấy thập kỷ tăng trưởng thì lương tối thiểu ở Mỹ lại giảm 29% từ năm 1979-2003 (dù lương thực tế liên tục tăng). • Một mặt, lương tối thiểu có thể làm tăng thất nghiệp, giảm đầu tư (nhất là đầu tư nước ngoài), do đó ảnh hưởng xấu đến tăng trưởng. Mặt khác, lương tối thiểu có chức năng phân phối lại thu nhập. Các nhà kinh tế tương đối thống nhất là bình đẳng trong thu nhập thì có lợi cho phát triển. • Đình công vì bị cô lập • Một lý thuyết đình công cho rằng nhóm xã hội bị cô lập khỏi các thành phần khác có xu hướng đình công cao hơn. Đợt đình công vừa qua tập trung vào khu vực có mức lương tối thiểu cao nhất (vừa FDI, vừa thuộc vùng kinh tế phát triển), chứ không phải khu vực khó khăn nhất (các doanh nghiệp tư nhân trong nước). Điều này cho thấy còn có các điều kiện xã hội tác động đến đình công.
Sự tập trung hàng trăm ngàn công nhân vào trong một khu công nghiệp làm cho sự lan tỏa thông tin và phối hợp trong nhóm xã hội này được dễ dàng hơn. Vì thế, họ trở thành một nhóm xã hội khá vững chắc (ngược với công nhân của doanh nghiệp tư nhân trong nước, vốn phân tán trong xã hội). Mặt khác, với điều kiện làm việc quá tải (có khi đến 12 tiếng/ngày) làm cho công nhân bị cô lập khỏi đời sống bình thường. • Người công nhân có khi không thấy ánh mặt trời vì vào công xưởng từ 6g30 sáng tới 8-9 giờ khuya. Điều kiện sinh hoạt quá khó khăn bên lề trung tâm kinh tế lớn nhất nước cũng làm cho công nhân dễ coi mình là kẻ bị gạt ra lề. (Về ăn, xin xem bài “Cơm công nhân, ăn cho qua ngày đoạn tháng”; về ở, xin xem bài “Công nhân khổ vì thiếu nhà trọ!”; về yêu, xin xem “Săn tình... công nhân” TT 10-12-05 và 12-12-05). • Bốn van an toàn • Qui định lương tối thiểu phổ biến ở hầu khắp các nước là kết quả của các cuộc mặc cả và gây sức ép dai dẳng của công nhân với các nhà nước trong hàng trăm năm nay. Nó thường do công đoàn ngành hay toàn quốc tổ chức, dưới sức ép của các cuộc tổng đình công. Nghị định về tăng lương tối thiểu vừa qua của VN cũng không phải là ngoại lệ: người công nhân thông qua đình công ở phạm vi doanh nghiệp đã ảnh hưởng tới nhà làm chính sách. Chính phủ đã thật sự cầu thị và tôn trọng ý kiến của công nhân.
Có vài điều đáng tiếc vì bốn van an toàn đã không mở kịp thời. • Điều đáng tiếc đầu tiên là: trước và cả trong sự kiện này, hoàn toàn vắng bóng các tổ chức nghiên cứu dự báo. Chỉ có hai nhân vật chính trên “sân khấu” báo chí: chính quyền (Bộ LĐ-TB&XH và chính quyền địa phương), Tổng liên đoàn Lao động (trung ương và địa phương). Người công nhân chỉ ẩn hiện trong các bài báo và phóng sự, dưới các cuộc phỏng vấn chị công nhân X, Y nào đó, để thể hiện sự bức xúc nhất thời. Chưa có những nghiên cứu cảnh báo sớm về tình trạng nghèo khổ, bất bình đẳng, sự cô lập của công nhân. Thiếu van an toàn thứ nhất này, không sớm thì muộn các nhà làm chính sách sẽ bị đẩy vào thế bị động. • Điều đáng tiếc thứ hai, đình công đã nổ ra trước khi các bên có cơ hội thương lượng về tăng lương tối thiểu. Đáng ra có thể tránh được đình công này mà không cần bất kỳ sức ép đình công nào. Chỉ cần có ai đó nhắc rằng Chính phủ đang trễ hẹn với lời hứa của mình (điều chỉnh lương tối thiểu khi chỉ số giá tiêu dùng tăng 10%). Nếu như Bộ LĐ-TB-XH trì hoãn vì đang cân nhắc các yếu tố khác, có lẽ Tổng liên đoàn Lao động- đại diện hợp pháp duy nhất của toàn bộ công nhân VN - chính là người thích hợp để nhắc nhở.
Nhưng điều này đã không xảy ra. Như thế, van an toàn thứ hai (Tổng liên đoàn Lao động) đã không mở kịp thời. Khi đó, người công nhân không còn kênh nào khác để đòi tăng lương tối thiểu. Vì mục tiêu ảnh hưởng của họ chính là các nhà làm chính sách chứ không phải doanh nghiệp, nên họ cần hành động ở qui mô ngoài doanh nghiệp. Trong khi đó, đình công lớn hơn qui mô doanh nghiệp vẫn là bất hợp pháp ở nước ta. • Đáng tiếc nữa là các cuộc đình công này đều bất hợp pháp cả ở phạm vi nội bộ doanh nghiệp. Dù qui định về đình công trong qui mô doanh nghiệp tương đối cởi mở, nhưng các cuộc đình công phần lớn không do công đoàn hợp pháp lãnh đạo. Như thế, chính thực tiễn tổ chức công đoàn như đã thấy là nguyên nhân chính khiến van an toàn thứ ba bị tắc: người có tư cách đại diện ở cơ sở lại không dám đấu tranh! • Nhưng rốt cuộc các cuộc đình công với qui mô hàng chục ngàn công nhân đã nổ ra. Những hành động tập thể với qui mô như thế khó có khả năng là tự phát. Các đại diện của công nhân (?) vẫn được mời đến trong các buổi thương lượng giữa chính quyền-doanh nghiệp-công nhân sau khi có đình công. Tức là cái có thể thay thế van an toàn thứ ba lại không thông: người dám đấu tranh thì lại không có quyền đại diện. Vì thế mà họ không thể mặc cả và đình công đã xảy ra.
Cuối cùng, các tổ chức xã hội - từ thiện dành riêng cho công nhân (như tư vấn sức khỏe, hôn nhân, hỗ trợ nhà ở, trông con...) còn quá ít, so với hàng trăm các tổ chức phi chính phủ dành cho nông dân. Đây chính là van an toàn từ xa, để người công nhân hòa nhập và chia sẻ sự thịnh vượng mà họ góp phần làm ra. • Kết luận • Vẫn chưa có câu trả lời dứt khoát liệu lương tối thiểu có ảnh hưởng đến FDI và tăng trưởng hay không. Dù sao, trong khi nền kinh tế đã tăng hơn gấp đôi thì lương tối thiểu của công nhân đã giảm tuyệt đối từ 50 USD năm 1990 xuống còn 30 USD. Xã hội không thể mãi đòi hỏi một nhóm xã hội vốn đã thiệt thòi phải tiếp tục chịu đựng thiệt thòi để các nhóm khác hưởng lợi. Đảm bảo cho các nhóm yếu thế được hưởng những thành quả của phát triển chính là đảm bảo cho phát triển bền vững. • NGUYỄN AN NGUYÊN (Nghiên cứu sinh ngành kinh tế học Rice University)
Hàng chục ngàn công nhân đình công • TTCN - Đợt đình công qui mô lớn vừa qua đã đánh động xã hội VN về một chiều xung đột mới đã đến và sẽ sống chung lâu dài với chúng ta: xung đột lợi ích giữa chủ - thợ.
Nhà nớc:Bộ LDTBXH – Cq DP BQLKCN That nghiep • Moi truong FDI Tap trung cao LV qua tai N SDLD N LD An, o , Tinh cam • Su tap trung FDI • Dau tranh • Thuong luong NGO quan tam cho NLD CD
Chính sách Chiêu hiền đãi sỹ làm thế nào để thành hiện thực? - Chính sách chiêu hiền đãi sỹ ở 2 trung tâm kinh tế lớn - Những nét chính
Hà Nội- Triển khai trên mọi mặt trận • Những đối tượng "nhân tài" được xét mua nhà ở theo giá đảm bảo kinh doanh và trả dần tiền mua nhà trong thời hạn 5 năm kể từ ngày mua nhà. Trường hợp khó khăn, được xét hỗ trợ tiền mua nhà tối đa bằng 200 tháng lương tối thiểu. Trường hợp đặc biệt, được xét thưởng (tặng) nhà. Ngoài lương đang hưởng theo ngạch, bậc, các đối tượng còn được hưởng phụ cấp đặc biệt và khen thưởng bằng tiền. Mức xét thưởng một lần bằng 50- 200 tháng lương tối thiểu. Các đối tượng còn được hưởng nhiều hình thức ưu đãi khác như ưu tiên nhập hộ khẩu, tuyển dụng vào biên chế nhà nước, mời làm chuyên gia, cố vấn, tham gia giải quyết các vấn đề của Thành phố. Với người có công trình nghiên cứu, dự án, sáng kiến có tính khả thi phù hợp với yêu cầu phát triển của Hà Nội, sẽ xét tạo điều kiện triển khai thực hiện, nguồn tài chính sẽ lấy từ quỹ khuyến khích, ưu đãi, thành lập từ ngân sách địa phương và do đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.
Sinh viên tốt nghiệp đại học loại giỏi, xuất sắc, thủ khoa, tiến sỹ dưới 35 tuổi, thạc sỹ dưới 30 tuổi ở những chuyên ngành mà Hà Nội đang thiếu được tham dự và ưu tiên trong các kỳ thi tuyển công chức, ưu tiên ký hợp động lao động, dù không có hộ khẩu ở Hà Nội. • Hàng năm, trên cơ sở đăng ký nhu cầu tuyển dụng cán bộ, công chức của các ban ngành, Thành phố sẽ chọn 30- 50 sinh viên tốt nghiệp loại giỏi, xuất sắc, giới thiệu về các ban, ngành để xem xét. Sau khi được ưu tiên nhận vào các cơ quan ở Hà Nội, các sinh viên đó còn được xem xét tạo điều kiện để đi đào tạo tiếp sau đại học, kể cả đào tạo ngoài nước. Khuyến khích các doanh nghiệp cấp học bổng cho học sinh trung học, sinh viên hoặc những người có tài năng đặc biệt để theo học các trường đại học trong và ngoài nước
Các vận động viên, nghệ sỹ tài năng, đoạt huy chương vàng tại các cuộc thi quốc gia, quốc tế, kể cả người không có hộ khẩu Hà Nội, đều có thể tham dự thi tuyển công chức vào các ngành theo chuyên môn của Thành phố. • Các sở ban ngành khi phát hiện người có tài năng ở các cơ quan, địa phương ngoài Thành phố, có nguyện vọng công tác ở Hà Nội, chủ động báo cáo với UBND TP và phối hợp với Ban Tổ chức Chính quyền TP xem xét, tiếp nhận về công tác tại sở, ngành, đơn vị mình. • Có chế độ học bổng, chế độ phụ cấp với một số em có năng khiếu nghệ thuật, thể dục thể thao từ lúc nhỏ tuổi được lựa chọn để cử đi đào tạo trong và ngoài nước. • Với công chức, cán bộ đang làm việc trong các cơ quan của Thành phố, có chính sách để học tập nâng cao trình độ. Đối tượng cử đi học là những người công tác ít nhất 5 năm trong ngành, cán bộ giỏi, có khả năng phát triển. Họ được nhận trợ cấp kinh phí bảo vệ luận văn, luận án. Đồng thời sẽ có chế độ khen thưởng thích đáng đối với những người học tập đạt loại khá, giỏi xuất sắc.
Những lý do khác • Để có việc làm, thí dụ, khu vực tư cần tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ • Để báo cáo cấp trên, HĐND theo yêu cầu • Để làm đề tài nghiên cứu khoa học • Để có bài đăng báo • Để tự bảo vệ quyền lợi của nhóm lợi ích • Để tranh cử • …
Câu 3 Hãy cho biết hoạt động phân tích chính sách phải thực hiện những nhiệm vụ nào? • P.134 • Xây dựng kế hoạch phân tích • Tổ chức công tác phân tích chính sách • Kiểm tra đôn đốc quá trình phân tích .
Chương trình xây dựng luật 2004: • QH làm Luật để đón đầu WTO! • (VietNamNet) - Trong phiên thảo luận tổ chiều qua (7/11), nhiều ĐB đề xuất: "Các bộ phận chức năng của QH nên tóm lược những nội dung chính, quan trọng của các bộ luật để đưa ra cho các ĐB thảo luận tại hội trường chứ không cần đọc lại toàn bộ văn bản luật. Cũng chiều qua, lần đầu tiên thấy các ĐBQH "sốt ruột" khi nhắc tới mấy chữ WTO: "Phải thông qua và sửa đổi ngay trong năm 2004 những luật nào liên quan đến hội nhập kinh tế quốc tế...".
Bộ kêu "quá tải", ĐB than "oải quá rồi" • Hiện nay chúng ta mới có 200 luật, trong khi nhu cầu phải có khoảng 800 luật mới đáp ứng được yêu cầu của cuộc sống, đòi hỏi QH phải tăng "tốc", tăng số luật thông qua trong mỗi năm. Nhưng làm thế nào để việc thông qua luật được nhanh hơn mà vẫn đảm bảo được chất lượng? Trong buổi thảo luận tổ chiều hôm qua tại các tổ, nhiều ĐB than phiền: "chúng ta đang chạy theo số lượng", người khác lại bảo: "tốc độ làm luật chậm quá, nước người ta làm ào ào ấy chứ". ĐB Hà Nội Nguyễn Văn Nghinh kêu: "Về chương trình xây dựng luật năm tới, tôi nghĩ một Bộ, ngành chỉ nên làm 1 luật/năm. Chứ cứ tình trạng làm tới 2 luật, 1 pháp lệnh trong một năm như Bộ Công an thì sẽ quá tải". ĐB Hoàng Văn Nghiên, Chủ tịch UBND TP.Hà Nội cũng có ý kiến tương tự: "Luật chưa hoàn chỉnh vì Quốc hội phải làm quá nhiều việc, mà công việc soạn thảo luật thì rất công phu, mất nhiều thời gian. Nếu năm 2004 chương trình làm việc của chúng ta như vậy thì nhiều quá, chỉ nên làm vừa phải thôi. Mỗi năm một bộ, ngành làm một luật đã là vĩ đại rồi, chứ đánh tới 2-3 luật thì sợ không đảm bảo". ĐB Nguyễn Thị Vân Lan (TP. Đà Nẵng) nói ngắn gọn: "Chúng ta thấy Quốc hội đang chạy theo số lượng...".
ĐB Mai Quốc Bình, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM chỉ ra mẫu thuẫn là ở chỗ, số luật phải thông qua thì nhiều nhưng ĐB kiêm nhiệm quá ít thời gian, như vậy rất khó đạt được chất lượng như mong muốn. "Họp mỗi năm hai kỳ, mỗi kỳ một tháng, công việc vẫn phải hoàn thành, họp QH cũng không thể bỏ buổi nào. ''Nếu phải kéo thêm thời gian họp nữa thì thấy oải quá", ông nói. Hoà thượng Thích Thanh Tứ thành thật: "Đúng là Quốc hội làm việc mệt rồi! Tôi ngồi cả sáng nay bấm nút mà cũng thấy mệt". ĐB Hà Nội Nguyễn Mạnh Cường đụng đến vấn đề... tế nhị, đó là cần tăng kinh phí cho việc làm luật: "Chúng ta cứ chạy theo số lượng, nhưng con người, vật chất chỉ có đến vậy thì có nên đặt số lượng lên hàng đầu? Hiện nay cả Quốc hội mỗi năm chỉ được 200 tỷ đồng. Trong khi đó, có con đường được đầu tư tới 1.200 tỷ đồng. Chúng ta có thể đầu tư cho một con đường như vậy thì cũng nên đầu tư thêm cho hoạt động chính sách. Một chính sách đúng trong một giờ có thể tạo được cho nhân dân nhiều tỷ đồng".
Nên để dân "giúp" ĐB • Vẫn ĐB Hà Nội Nguyễn Văn Nghinh thắc mắc: "Tôi có một số đề xuất sửa đổi nhưng không được ghi nhận. Thế mà chả anh nào có ý kiến về việc này cả, cũng chẳng có ai giải thích vì sao không ghi nhận". ĐB Hằng Nga (TP.HCM) cũng băn khoăn: "Thời gian thảo luận ít quá, tôi thấy nhiều ĐB muốn có thời gian phát biểu nữa để hoàn thiện hơn những điều khoản trong những bộ luật nhưng không có thời gian. Tôi thấy chất lượng làm luật chưa đạt hiệu quả như mong muốn của chúng ta". ĐB Nghiêm Vũ Khải (tỉnh Hà Giang) cho rằng: "Kỳ họp này chưa thực hiện nghiêm túc việc lắng nghe, tiếp thu, tổng hợp ý kiến của các ĐB". ĐB Mai Quốc Bình (TP.HCM) hài hước: "Có lúc tôi thấy thảo luận mà cứ như bàn chơi vậy đó, ĐB bàn cứ bàn. Điều đáng nói là họp nhiều mà tác động của ĐB đến việc làm luật không nhiều...".
Việc phải chờ quá nhiều văn bản dưới luật thì luật mới được thực hiện khiến cho tiến trình làm luật chậm lại khiến nhiều ĐB băn khoăn. ĐB Hà Nội Nguyễn Tiến Thắng đề nghị: "Làm thế nào để khi luật ra là phải thực hiện được ngay, chứ chúng ta cứ phụ thuộc nhiều vào các văn bản hướng dẫn quá! Phải giảm bớt văn bản dưới luật đi!". ĐB Hà Nội, Nguyễn Thị Anh Nhân than phiền: "Tôi đọc luật thấy nhiều chỗ quy định cái này giao cho Chính phủ". Đọc xong gấp lại mà cứ thấy chưa thoả mãn. Thường thì luật nào vừa được thông qua cũng phải chờ có văn bản hướng dẫn mới thực hiện được, nhưng cũng chính đó lại là những vấn đề rất quan trọng nên nên rất phiền cho các cơ quan thực thi pháp luật".
Để rút ngắn thời gian thông qua luật của ĐB QH mà vẫn đảm bảo chất lượng, ĐB Nguyễn Tiến Thắng "nhắn nhủ": "Quốc hội phải bảo UBTVQH làm công tác chuẩn bị sớm hơn, vì muốn làm luật thì phải đưa ra lấy ý kiến. Mà lấy ý kiến thì mất thời gian lắm!". • Sáng kiến của ĐB Mai Quốc Bình được các ĐB ở đoàn TP.HCM đồng thuận hơn cả: "Theo tôi, các Uỷ ban của QH chỉ cần tóm lược những nội dung quan trọng, cần thiết đưa ra cho các ĐB thảo luận (chứ không cần đọc lại cả bộ luật vì các ĐB đã được phát văn bản đến tận tay rồi) Và cũng nên đưa những nội dung này lên inrtenet, báo chí để nhân dân đóng góp ý kiến, xây dựng. Trung Quốc họ làm theo cách như vậy nên mỗi kỳ chỉ cần họp nửa tháng nhưng mỗi năm lại thông qua được rất nhiều bộ luật".
Làm luật cho "WTO" • Một trong yêu cầu cấp bách của việc làm luật là sự đòi hỏi của đời sống. Và vì thế, định liệu thứ tự trước, sau như thế nào, việc đầu tiên là phải xét đến đòi hỏi cấp bách của đời sống xã hội chứ không phải "xếp hàng" theo kiểu "luật nào soạn thảo trước thì thông qua trước... Đó là ý kiến của nhiều ĐB.
ĐB Huỳnh Thành Lập (TP.HCM) phân tích: "Chúng ta nên thống nhất, tập trung thông qua hoàn thành một số luật đang có yêu cầu cấp bách của đời sống xã hội. Riêng trong năm 2004 nên ưu tiên: Luật khiếu nại tố cáo, Luật thuế sử dụng đất (song hành với Luật đất đai sửa đổi), Luật giáo dục sửa đổi... Làm luật không nên xếp hàng mà nên tính đến yêu cầu cấp bách của đời sống". ĐB Mai Quốc Bình đề nghị QH nên cân nhắc để có kế hoạch thông qua trong cùng một thời gian các luật có nội dung gần nhau và có tác động lẫn nhau để dễ thực hiện khi ban hành và cũng để các ĐB "thuộc bài" hơn trong thảo luận. Ông phân tích: "Năm 2004, tại sao không thông qua một lèo những luật có liên quan chặt chẽ với nhau như Luật thuế sử dụng đất, Luật kinh doanh bất động sản... sau khi thông qua Luật đất đai kỳ này. Và năm 2006 là gia nhập WTO rồi, các luật liên quan đến hội nhập kinh tế như Luật thương mại, Luật phá sản... nên thông qua trước trong năm 2004 để có bước chuẩn bị.". Hình như đây là lần đầu tiên, các ĐB bắt đầu quan tâm đề cập đến việc "làm luật'' để "đón" WTO.
ĐB Nguyễn Lân Dũng (Đăk Lăk): "Năm 2005 chúng ta sẽ gia nhập WTO. Do đó, năm 2004, khi lên chương trình xây dựng pháp luật phải lưu ý làm kịp những luật, pháp lệnh cần thiết nhất để kịp thời điều chỉnh lĩnh vực này. Nếu chúng ta không làm kịp sẽ không đáp ứng được điều kiện gia nhập WTO, điều này đồng nghĩa với việc không họ được chấp nhận. Ta nên cử người sang Trung Quốc để tìm hiểu họ đã làm thế nào mà học tập".Kim Thoa đề nghị cụ thể: "2004, cần thông qua Luật thương mại sửa đổi vào ngay kỳ họp thứ 5 để đáp ứng được yêu cầu của hoạt động thương mại khi gia nhập WTO".
Câu 4 Trình bày những yêu cầu cơ bản đối với phân tích chính sách. Liên hệ thực tế nước ta. • P. 116 • Yêu cầu toàn diện • Yêu cầu thường xuyên • Yêu cầu sát thực • Yêu cầu đồng bộ • Yêu cầu lôgic
Một thí dụ về yêu cầu toàn diện • Vấn đề chính sách: Việt Nam có nên xoá bỏ án tử hình
I. LÝ LUẬN CỦA NGƯỜI MUỐN BÃI BỎ ÁN TỬ HÌNH • Án tử hình là trái đạo lý; điều đó là kinh tởm đối với xả hội hiện đại. • Các nước tân tiến như Anh Quốc gần như đã bãi bỏ án tử hình (ngoại trừ cho tội phản quốc). • Lên đến 5% những người bị kết án thật sự lại là vô tội; họ bị kết án vì bị nhận dạng lộn, những chứng cớ gián tiếp, bồi thẩm đoàn có thành kiến, hay lời buộc tội cách áp đảo của các luật sư. • Án tử hình làm xã hội thành hung ác bằng cách coi nhẹ sự sống. • Án tử hình không thể bảo vệ được trên phương diện đạo đức; án đó không thể ngăn người ta phạm tội giết người. • Án tử hình khiến cho việc cải hóa tội nhân không thể thực hiện được. • Những người tán thành án tử hình bị bêu xấu là vô tâm, có tinh thần trả thù và thiếu lòng thương xót.
II. LÝ LUẬN CỦA NGƯỜI ỦNG HỘ ÁN TỬ HÌNH • Chính quyền phải quan tâm đến việc bảo vệ xã hội, không phải chỉ bảo vệ quyền lợi của tội nhân. • Công lý phải được duy trì và điều này sẽ làm thấm nhuần các tiêu chuẩn phải trái trong dân sự. • Án tử hình là một vấn đề của pháp lý được thành lập cho lợi ích chung của xả hội. • Sát nhứt miêu cứu vạn thử
- Đến cuối năm 2004, trên thế giới còn 90 quốc gia và vùng lãnh thổ đang áp dụng hình phạt tử hình, trong đó có nhiều nước như Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan, Liên bang Nga, Indonesia v.v...
- 61 quốc gia đã loại bỏ hoàn toàn án tử hình. • - 14 quốc gia như Canada, Tây Ban Nha, Nam Phi… loại bỏ án tử hình cho các tội phạm hình sự thường nhưng vẫn áp dụng án tử hình cho các tội đặc biệt nguy hiểm. • - Một số nước như Philippines trước đây đã bãi bỏ án tử hình nhưng nay khôi phục lại ở một số trọng tội.
- Năm 2003, thế giới có 2.756 người bị kết án tử hình và 1.146 bị thi hành án tử hình, • trong đó riêng Trung Quốc có 726 người bị thi hành án tử hình. • Con số này ở Iran là 108, tại Arập Xêút là 50. • Việt Nam năm 2004 tuyên 97 án tử hình
Việt Nam sẽ giảm dần án tử hình • Ngày 24/11, Bộ Ngoại giao phối hợp với Liên minh châu Âu (EU) tổ chức cuộc hội thảo về án tử hình. • Qua tranh luận, các đại biểu trong và ngoài nước đã hiểu sâu hơn vì sao ở Việt Nam vẫn cần phải thực hiện hình phạt này, đồng thời cũng ghi nhận xu hướng xóa bỏ án tử hình với một số loại tội phạm.
Theo một số đại biểu đến từ các nước thuộc EU, mặc dù hiện nay án tử hình còn được thực hiện ở nhiều quốc gia nhưng xu hướng chung là giảm bớt và đi tới xóa bỏ án tử hình. • Ông Gerban de Jong - Đại sứ Vương quốc Hà Lan tại Việt Nam cho biết EU đặt mục tiêu là góp phần xóa án tử hình trên toàn cầu, trước mắt là kêu gọi hạn chế áp dụng mức án này và nếu có áp dụng thì nên theo "các tiêu chuẩn tối thiểu nhất định".
Theo Tiến sĩ Nguyễn Xuân Yêm - Phó chánh Văn phòng thường trực phòng chống ma túy, Bộ Công an, hiện nay do nhận định về sự cần thiết của hình phạt này, nên vẫn còn 90 nước áp dụng án tử hình, trong đó có cả nhiều nước phát triển như Mỹ, Nhật Bản... • Một số nước tuy đã bãi bỏ án tử hình nhưng do thấy không ổn lại khôi phục đối với một số trọng tội như buôn bán ma túy, giết người... • Năm 2003, có khoảng 2.756 người bị kết án tử hình ở 63 quốc gia.
Hình thức thực hiện án tử hình cũng rất khác nhau: chém, tiêm thuốc độc, ghế điện và cả treo cổ... • Một số nước theo đạo Hồi tử hình phạm nhân bằng cách ném đá đến chết hoặc thiêu sống...
Việt Nam: Giảm dần án tử hình • Quan điểm của đại biểu từ Bộ Ngoại giao, từ các cơ quan tư pháp của Việt Nam khá thống nhất về án tử hình. • Thứ trưởng Ngoại giao Lê Văn Bàng nói: "Đối với Việt Nam, việc vẫn duy trì án tử hình là cần thiết nhằm đảm bảo cuộc sống bình yên cho người dân và vì lợi ích chung của cộng đồng và toàn xã hội". • Tuy nhiên, Bộ luật Hình sự (sửa đổi) của Việt Nam năm 1999 đã giảm hình phạt tử hình từ 44 tội danh xuống còn 29 tội danh.
Tiến sĩ Vũ Ngọc Anh - Phó vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Công an nói: "Việc áp dụng hình phạt tử hình thời gian qua thực sự có tác dụng trấn áp và răn đe kẻ phạm tội. • Trong nhiều trường hợp, thủ phạm đã phải thú nhận là chính mối lo sợ bị kết án tử hình đã ngăn chúng không tiếp tục phạm tội ở mức nguy hiểm hơn".
Thực tế cho thấy, trong một số nhóm tội phạm nghiêm trọng về ma túy, giết người... bọn tội phạm luôn có xu hướng đối phó với việc nếu bị bắt, bị truy tố sẽ bị tử hình bằng cách che giấu hoặc lẩn tránh những tình tiết khiến phải chịu hình phạt cao nhất. • Một điểm "đặc thù" của Việt Nam là hằng năm các phạm nhân được xét ân xá, đặc xá... • Do đó, giới tội phạm cho rằng: "Chỉ có hình phạt tử hình là thực sự đáng sợ". • Tiến sĩ Vũ Ngọc Anh kết luận: "Duy trì án tử hình hiện nay là phù hợp". • Tuy nhiên, để phù hợp với xu thế chung của thế giới, sẽ thu hẹp dần phạm vi áp dụng hình phạt tử hình.
Một số đại biểu cũng nhất trí với các ý kiến trên nhưng cho rằng, bên cạnh đó cũng phải nâng cao năng lực của đội ngũ thẩm phán, luật sư để giảm tối đa các trường hợp bị xét xử oan, sai dẫn đến có thể có những án tử hình oan uổng hoặc là không được chú ý xem xét các tình tiết, bằng chứng có thể giảm nhẹ tội giúp họ có thể thoát khỏi án tử hình. • (Thanh Niên)