1 / 30

Mạng cơ bản

Mạng cơ bản. Môi trường truyền tin trong mạng Đơn vị 1 Bài 2. Các mục tiêu. Giải thích việc truyền dữ liệu (gửi và nhận) trên mạng diễn ra như thế nào. Liệt kê và mô tả các loại phương tiện truyền tin. Mô tả chức năng của một vỉ mạch giao tiếp mạng. Các loại mạng.

wylie
Download Presentation

Mạng cơ bản

An Image/Link below is provided (as is) to download presentation Download Policy: Content on the Website is provided to you AS IS for your information and personal use and may not be sold / licensed / shared on other websites without getting consent from its author. Content is provided to you AS IS for your information and personal use only. Download presentation by click this link. While downloading, if for some reason you are not able to download a presentation, the publisher may have deleted the file from their server. During download, if you can't get a presentation, the file might be deleted by the publisher.

E N D

Presentation Transcript


  1. Mạng cơ bản Môi trường truyền tin trong mạng Đơn vị 1 Bài 2 Bài 2 – Mạng cơ bản

  2. Các mục tiêu • Giải thích việc truyền dữ liệu (gửi và nhận) trên mạng diễn ra như thế nào. • Liệt kê và mô tả các loại phương tiện truyền tin. • Mô tả chức năng của một vỉ mạch giao tiếp mạng. Bài 2 – Mạng cơ bản

  3. Các loại mạng • Có hai loại mạng dựa vào cách thông tin được truyền- Mạng chuyển mạch vòng.- Mạng chuyển mạch gói Bài 2 – Mạng cơ bản

  4. Mạng chuyển mạch vòng • Luôn có một liên kết vật lý trực tiếp, dành riêng giữa người gửi và người nhận. • Khi đang có một liên kết giữa hai nút thì các nút khác không thể truyền dữ liệu được. • Sau khi hai nút đã truyền xong dữ liệu, các liên kết giữa các nút khác mới có thể được tạo ra. • Nó lý tưởng cho việc truyền âm thanh vì quá trình truyền không có sự gián đoạn hoặc trễ do các nút khác gây nên. Bài 2 – Mạng cơ bản

  5. Mạng chuyển mạch gói • Ở mạng này, các dữ liệu cần truyền được chia thành các đơn vị nhỏ hơn gọi là các gói tin. • Mỗi gói tin được gửi đi một cách độc lập qua mạng. • Mạng thích hợp cho việc truyền dữ liệu vì dữ liệu không nhạy cảm về mặt thời gian như truyền âm thanh. • Mạng cho phép nhiều nút có thể chia sẻ một đường truyền hoặc một tần số. • Mạng khiến cho việc sửa lỗi dễ dàng hơn. Bài 2 – Mạng cơ bản

  6. Các kỹ thuật truyền tín hiệu • Có hai cách một tín hiệu được truyền qua môi trường truyền tin mạng- Truyền tín hiệu theo dải cơ sở.- Truyền tín hiệu theo dải rộng. Bài 2 – Mạng cơ bản

  7. Phương thức truyền tín hiệu theo dải cơ sở • Gửi một tín hiệu qua đường truyền mạng. • Toàn bộ khả năng của đường truyền được dành cho một tín hiệu duy nhất • Các tín hiệu được truyền theo định dạng số. • Nhiều nút có thể gửi và nhận trên cùng một đường truyền, nhưng phải tại các thời điểm khác nhau. Bài 2 – Mạng cơ bản

  8. Phương thức truyền tín hiệu theo dải cơ sở Bài 2 – Mạng cơ bản

  9. Phương thức truyền tín hiệu theo dải rộng • Hai hay nhiều kênh truyền thông cùng phân chia giải thông của đường truyền. • Các tín hiệu được truyền ở các tần số khác nhau trong chế độ tương tự. • Cho phép nhiều tín hiệu có thể được gửi đồng thời trên một dây cáp duy nhất. • Tín hiệu được truyền theo một chiều duy nhất. • Dùng cho việc truyền dữ liệu mạng máy tính. Bài 2 – Mạng cơ bản

  10. Phương thức truyền tín hiệu theo dải rộng Bài 2 – Mạng cơ bản

  11. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc truyền • Các tín hiệu truyền qua môi trường truyền tin mạng có thể bị méo. • Có hai loại méo tín hiệu là suy hao và nhiễu. Bài 2 – Mạng cơ bản

  12. Suy hao tín hiệu • Tín hiệu yếu đi trên đường truyền dẫn. • Được đo bởi độ suy giảm, tính bằng decibels (dB), trên một khoảng cách cụ thể. Bài 2 – Mạng cơ bản

  13. Nhiễu tín hiệu • Tín hiệu mang thông tin bị nhiễu bởi một tín hiệu mạnh bên ngoài. • Nhiễu tần số radio (RFI) – Nhiễu gây ra bởi các tín hiệu được phát rộng từ một bộ truyền radio hay truyền hinh. • Nhiễu điện từ (EMI) – gây ra bởi tiếng ồn điện từ bên ngoài làm ảnh hưởng đến tín hiệu trên đường truyền. • Nhiễu xuyên âm gần giới hạn (NEXT) Nhiễu xuyên âm xa giới hạn (FEXT) – Nhiễu gây ra bởi các tín hiệu đang được truyền trên các dây cáp đặt quá gần nhau. Bài 2 – Mạng cơ bản

  14. Phương tiện truyền • Cáp đồng. • Cáp sợi quang. • Không dây. Bài 2 – Mạng cơ bản

  15. Cáp đồng • Cáp đồng trục gầy. • Cáp đôi xoắn có bọc kim (STP). • Cáp đôi xoắn không bọc kim(UTP). • Cáp UTP được phân loại từ loại 1 đến loại 6. Bài 2 – Mạng cơ bản

  16. Cáp đồng trục Bài 2 – Mạng cơ bản

  17. Cáp đôi xoắn không bọc kim (UTP) Bài 2 – Mạng cơ bản

  18. Cáp quang • Loại cáp này sử dụng một sợi thủy tinh mỏng hình trụ để truyền tín hiệu quang. • Cáp quang chứa một sợi thủy tinh (lõi) bao quanh bởi một ống thủy tinh (lớp áo) • Single mode – Chỉ có một đường dẫn quang duy nhất. • Multimode – Có nhiều đường dẫn quang đồng thời. Bài 2 – Mạng cơ bản

  19. Cáp sợi quang Bài 2 – Mạng cơ bản

  20. Không dây • Dữ liệu được gửi và nhận qua các sóng không nhìn thấy. • Rẻ hơn so với đường truyền qua dây đồng hay cáp quang. • Cho phép người dùng có thể di chuyển tự do trong khu vực phủ sóng mà vẫn duy trì kết nối với mạng. • Là lĩnh vực phát triển nhanh nhất trong số các môi trường truyền tin ngày nay. Bài 2 – Mạng cơ bản

  21. Truyền tin không dây • Việc truyền dữ liệu hồng ngoại sử dụng ánh sáng hồng ngoại (IR). • Tia hồng ngoại có nhiều điểm giống với ánh sáng nhìn thấy được. • Các tín hiệu tần số radio có thể được truyền qua sóng radio tương tự như các đài phát thanh địa phương. • Các tín hiệu có công suất thấp hơn và không đi xa được. Bài 2 – Mạng cơ bản

  22. Vỉ mạch giao tiếp mạng • Vỉ mạch giao tiếp mạng (NIC) hoạt động như một kết nối giữa máy tính cá nhân và môi trường truyền tin. • NIC được nối với máy tính bằng cách cài đặt vào một khe cắm mở rộng của máy tính. • Trên NIC có sẵn một số kiểu đầu nối để một đầu dây cáp có thể cắm vào. Đầu kia của dây cáp cắm vào mạng. Bài 2 – Mạng cơ bản

  23. Vỉ mạch giao tiếp mạng • Thay đổi từ việc truyền dữ liệu song song sang truyền dữ liệu nối tiếp. • Tạo ra các gói tin. • Xác định khi nào thì gửi. • Truyền gói tin. Bài 2 – Mạng cơ bản

  24. Vỉ mạch giao tiếp mạng. Bài 2 – Mạng cơ bản

  25. Tổng kết • Việc chuyển mạch bao hàm việc chuyển tín hiệu từ một dây\tần số này sang dây\tần số khác. Một mạng chuyển mạch vòng tạo ra một liên kết vật lý trực tiếp và dành riêng cho bên nhận và bên gửi. Khi đang có một liên kết giữa hai nút thì các nút khác không thể truyền dữ liệu được , sau khi hai nút đã truyền xong dữ liệu, các liên kết giữa các nút khác mới có thể được tạo ra. Mạng chuyển mạch vòng lý tưởng cho quá trình truyền âm thanh. Các mạng máy tính sử dụng mạng chuyển mạch gói để gửi dữ liệu.Ở mạng này, các dữ liệu cần truyền được chia thành các đơn vị nhỏ hơn gọi là các gói tin. Mỗi gói tin được gửi đi một cách độc lập qua mạng để tới được đích. Bài 2 – Mạng cơ bản

  26. Tổng kết (tiếp theo) • Truyền tín hiệu theo dải cơ sở gửi một tín hiệu qua phương tiện truyền. Toàn bộ khả năng của đường truyền được sử dụng cho tín hiệu cần truyền. Tín hiệu cần truyền ở định dạng số, tạo bởi các xung ngắn tắt hay bật. Một loại kỹ thuật truyền tin khác là truyền tín hiệu theo dải rộng. Phương thức truyền tin theo dải rộng phân chia đường truyền ra vài kênh. Nó làm như vậy bởi vì các tín hiệu được truyền có thể ở các tần số khác nhau trong chế độ tương tự (liên tục). Truyền tín hiệu theo dải rộng cho phép nhiều tín hiệu có thể được truyền đồng thời trên cùng một dây cáp đơn. Mạng máy tính sử dụng phương thức truyền tín hiệu theo dải cơ sở thay vì dải rộng. Bài 2 – Mạng cơ bản

  27. Tổng kết (tiếp theo) • Tín hiệu trên đường truyền có thể đôi khi bị méo. Hai loại méo thường gặp là suy giảm và nhiễu. Khi tín hiệu được truyền đi trên đường, nó gặp điện trở, do đó tín hiệu trở nên yếu đi. Việc này gọi là suy hao tín hiệu. Nhiễu là những tiếng ồn do các tín hiệu mạnh phát ra từ các nguồn bên ngoài tác động vào tín hiệu đang truyền. Nhiễu tần số radio ám chỉ các nhiễu gây ra bởi các tín hiệu được phát quảng bá từ một bộ phát tín hiệu radio hay tivi. Nhiễu điện từ (EMI) có thể được gây ra bởi nhiều loại nguồn khác nhau. Nguồn gây ra nhiễu xuyên âm gần(NEXT) là từ các tín hiệu khác đang được truyền trên một dây đặt gần. Nhiễu xuyên âm xa (FEXT) giống với nhiễu xuyên âm gần trừ việc nó được đo từ phía đầu xa của dây. Bài 2 – Mạng cơ bản

  28. Tổng kết (tiếp theo) • Có nhiều loại đường truyền. Chúng được phân ra thành ba loại chính: Cáp đồng, Cáp sợi quang và không dây. Cáp đồng trục gầy có đường kính xấp xỉ ¼ inch, có một lõi đồng ở giữa, được bao bọc bởi một lớp cách ly. Bao quanh lớp cách ly là một đường ống tạo bởi các dây đồng bện lại hoặc lá kim loại. Bên ngoài cùng là lớp vỏ nhựa bảo vệ cáp. Cáp xoắn đôi được dùng phổ biến hiện nay trong mạng máy tính thay thế cho cáp đồng trục gầy. Một cặp xoắn gồm hai dây đồng bọc nhựa xoắn vào nhau. Mỗi cặp sau đó được bó lại với nhau trong vỏ cáp. Có hai loại cáp xoắn đôi. Cáp xoắn đôi có bọc kim (STP) có một lớp lá kim loại trên thành trong của vỏ cáp có tác dụng chống nhiễu. Cáp xoắn đôi không bọc kim (UTP) không có lớp bảo vệ kim loại nào. Bài 2 – Mạng cơ bản

  29. Tổng kết (tiếp theo) • Cáp sợi quang sử dụng một sợi thủy tinh hình trụ rất mảnh, thay vì dây đồng, ở giữa sợi cáp. Các cáp sợi quang gửi đi các xung ánh sáng thay vì các tín hiệu điện. • Truyền thông vô tuyến không dùng các liên kết nhìn thấy như dây cáp đồng, dây cáp quang, giữa các thiết bị mạng mà các dữ liệu được truyền qua các sóng không nhìn thấy. • Các tín hiệu truyền có thể được gửi bằng sóng ánh sáng hồng ngoại hay sóng tần số radio. Bài 2 – Mạng cơ bản

  30. Tổng kết (tiếp theo) • Khi nối một máy tính cá nhân với môi trường truyền tin trong mạng, ta dùng một thiết bị phần cứng gọi là vỉ mạch giao tiếp mạng (NIC). NIC hoạt động như một kết nối giữa máy tính cá nhân và môi trường truyền tin. NIC được nối với máy tính bằng cách cài đặt vào một khe cắm mở rộng của máy tính. Trên NIC có sẵn một số kiểu đầu nối để một đầu dây cáp nối tới mạng có thể cắm vào (hoặc một ăng ten nếu môi trường truyền tin là sóng vô tuyến). Những kiểu đầu nối này phụ thuộc vào loại môi trường truyền tin được đã được chọn. Bài 2 – Mạng cơ bản

More Related