220 likes | 491 Views
SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT QUẢNG NAM. CHÀO MỪNG QUÝ VỊ ĐẠI BIỂU THAM DỰ HỘI THẢO. B áo cáo tham luận HIỆN TRẠNG VÀ QUY HOẠCH CÁC HỒ CHỨA NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NAM. Sở Nông nghiệp và PTNT Quảng Nam Trình bày: Nguyễn Minh Tuấn Tam Kỳ, tháng 6 năm 2009. A. Khái quát chung.
E N D
SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT QUẢNG NAM CHÀO MỪNG QUÝ VỊ ĐẠI BIỂU THAM DỰ HỘI THẢO
Báo cáo tham luậnHIỆN TRẠNG VÀ QUY HOẠCH CÁC HỒ CHỨA NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NAM Sở Nông nghiệp và PTNT Quảng Nam Trình bày: Nguyễn Minh Tuấn Tam Kỳ, tháng 6 năm 2009
A. Khái quát chung. • Quảng Nam là tỉnh thuộc khu vực Trung Trung Bộ của Việt Nam, có vị trí địa lý nằm trong khoảng: 15000' đến 16004' vĩ độ Bắc;107013' đến 108044' kinh độ Đông; diện tích tự nhiên toàn tỉnh là 10.406,83 km2. • Địa hình tỉnh Quảng Nam hết sức phức tạp, nghiêng từ Tây sang Đông, trên 70% diện tích tự nhiên là đồi núi và bị chia cắt mạnh mẽ, độ dốc địa hình lớn, vùng đồng bằng nhỏ hẹp, địa chất thổ nhưỡng không ổn định đã tạo nên một mạng lưới sông suối khá dày đặc, trong đó có các sông lớn như: Sông Thu Bồn, Sông Vu Gia, Sông Tam Kỳ, Sông Trường Giang. Các sông nói trên tuy hình thành trên các lưu vực riêng rẽ ở thượng lưu, nhưng lại có sự phân, nhập lưu khá phức tạp ở phần hạ lưu. Dựa vào đặc điểm địa hình, địa thế của tỉnh có thể phân ra 3 vùng rõ rệt: Vùng miền núi, vùng trung du và vùng đồng bằng ven biển.
A. Khái quát chung. - Vùng núi: Địa hình vùng này độ cao trung bình từ 700m-800m, hướng thấp dần từ Tây sang Đông, tập trung ở 9 huyện: Đông Giang, Tây Giang, Nam Giang, Phước Sơn, Nam Trà My, Bắc Trà My, Nông Sơn, Tiên Phước và Hiệp Đức. - Địa hình vùng gò đồi trung du: vùng chuyển tiếp giữa vùng núi phía Tây và vùng đồng bằng ven biển, độ cao trung bình từ 100-200m, địa hình đặc trưng có dạng bát úp và lượn sóng. - Vùng đồng bằng ven biển: Gồm những đồng bằng nhỏ hẹp phía Đông và vùng cồn cát, bãi cát ven biển.
B. Hiện trạng và Quy hoạch các Hồ chứa nước trên địa bàn tỉnh Quảng Nam. • Trước năm 1975, công tác thuỷ lợi trên địa bàn tỉnh Quảng Nam chưa được quan tâm đầu tư; toàn tỉnh chỉ có vài công trình thuỷ lợi nhỏ như hồ Hương Mao (huyện Quế Sơn),Vĩnh Trinh, Phú Lộc, Thạch Bàn (huyện Duy Xuyên), một số đập dâng bán kiên cố, đập bổi tại khu vực đồng bằng phục vụ tưới cho một số ít diện tích sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh. Từ sau năm 1975, phong trào làm thuỷ lợi được Nhà nước phát động mạnh mẽ và nhân dân tham gia hưởng ứng một cách tích cực với hàng loạt trạm bơm điện và hồ chứa nước được xây dựng như trạm bơm Vĩnh Điện, Đông Quang, Cẩm Văn, Tư Phú, Xuyên Đông, hồ chứa Cao Ngạn, Phước Hà (Thăng Bình), Hố Chình, Hóc Lách (Đại Lộc), Dùi Chiêng (Quế Sơn), Đá Vách (Tiên Phước).., đặc biệt hồ chứa nước Phú Ninh là công trình thuỷ lợi có quy mô lớn của cả nước, được khởi công từ năm 1977, sau khi đưa vào sử dụng, đời sống nhân dân và bộ mặt nông thôn của các huyện, thành phố phía Nam của tỉnh đã phát triển một cách nhanh chóng. Những năm tiếp theo, nhiều công trình thuỷ lợi lần lượt được xây dựng và đưa vào quản lý, khai thác đạt hiệu quả cao (như hồ Khe Tân, Việt An, Thái Xuân, Trạm bơm Vĩnh Điện, Hà Châu, hệ thống đập dâng An Trạch...), phục vụ tốt cho sản xuất nông nghiệp và các ngành kinh tế khác trên địa bàn tỉnh.
I. Hiện trạng công trình thuỷ lợi ở Quảng Nam. • Đến nay toàn tỉnh Quảng Nam đã có 73 hồ chứa nước lớn nhỏ, 194 trạm bơm điện, 602 đập dâng, có 49 tuyến kè với chiều dài trên 46 km, 209 km đê sông và đê biển (trong đó có trên 40km trực tiếp với cửa biển còn lại là đê sông). Hiện nay nhiều công trình đang xuống cấp, công tác quản lý chưa được chú trọng đúng mức, ý thức bảo vệ còn hạn chế. Do vậy cần phải thường xuyên kiểm tra, rà soát, theo dõi và bổ sung quy hoạch; tăng cường công tác quản lý, duy tu bảo dưỡng nhằm nâng cao hiệu quả công trình. • Diện tích sản xuất nông nghiệp cả năm tỉnh Quảng Nam có khoảng 156.000 ha, trong đó trồng lúa khoảng 85.000 ha, diện tích còn lại sản xuất cây màu, cây công nghiệp và một số cây lương thực khác. Các công trình thuỷ lợi đã tưới chủ động cho khoảng 70.000 ha lúa (đạt tỷ lệ khoảng trên 80%) và khoảng 13.000 ha cây màu, cây công nghiệp, góp phần quan trọng trong việc bảo đảm an ninh lương thực, ổn định đời sống nhân dân nông thôn trên địa bàn tỉnh. • Trong thời gian qua việc xây dựng các công trình thuỷ lợi luôn bám sát mục tiêu nhiệm vụ phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh. Đến nay, nhiều công trình thuỷ lợi đã được đầu tư xây dựng và phát huy hiệu quả, góp phần thúc đẩy phát triển nền kinh tế ở địa phương.
II. Hiện trạng Hồ chứa nước trên địa bàn tỉnh Quảng Nam. • - Cả tỉnh hiện có 73 hồ chứa với tổng lượng nước trữ khoảng 500 triệu m3 (trong đó hồ Phú Ninh lớn nhất có dung tích 340 triệu m3); diện tích tưới thực tế khoảng 20.000 ha so với 38.000 ha theo thiết kế, đạt 53,0%. • - Hiện nay có 12 huyện có hồ chứa trong tổng số 18 huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh. Huyện có số hồ nhiều nhất là Đại Lộc và Quế Sơn. • - Có 44 hồ dung tích nhỏ hơn 1 triệu m3; 20 hồ có dung tích từ 1- <=3 triệu m3; có 09 hồ dung tích trên 3 triệu m3, trong đó có 02 hồ dung tích từ 4 triệu m3 đến nhỏ hơn 10 triệu m3 gồm Hố Giang và Phước Hà; Có 05 hồ dung tích từ 10 triệu m3 trở lên gồm hồ Phú Ninh, Khe Tân, Việt An, Vĩnh Trinh và Thái Xuân. • - Có 15 hồ có chiều cao đập >=15m; có 18 hồ được xếp loại đập lớn và 55 hồ xếp loại đập nhỏ. • - Hiện đang triển khai xây dựng và sẽ hoàn thành trong năm 2009 gồm 4 hồ là hồ Suối Tiên (Quế Sơn); Bàu Vang (Núi Thành), Nước Zút (Phước Sơn) và Đông Tiễn (Thăng Bình).
II. Hiện trạng Hồ chứa nước trên địa bàn tỉnh Quảng Nam. * Nhìn chung các hồ hiện nay phát huy tác dụng, phục vụ tưới cho khoảng 40.000 ha gieo trồng hằng năm, góp phần hết sức quan trọng trong sự nghiệp phát triển nông nghiệp nông thôn tại địa phương, bảo đảm an ninh lương thực trên địa bàn tỉnh. Hồ chứa nước tại Quảng Nam có các đặc điểm sau: - Hầu hết có quy mô nhỏ, diện tích tưới ít, tập trung ở vùng trung du, được xây dựng từ những thời kỳ mới giải phóng. - Trừ hồ Phú Ninh, Vĩnh Trinh và Việt An có điều tiết xả sâu, còn lại các hồ tự điều tiết bằng tràn tự do. - Do biến đổi khí hậu và thảm thực vật, các hồ chứa nhỏ có lượng nước đến nhỏ dần, khi gặp thời tiết nắng hạn dài ngày thì rất dễ bị cạn kiệt nước vào cuối vụ Hè thu, ảnh hưởng đến phục vụ nước tưới cho cây trồng.
II. Hiện trạng Hồ chứa nước trên địa bàn tỉnh Quảng Nam. • * Trong những năm qua, các hồ chứa tại Quảng Nam bằng nhiều nguồn vốn của TW, tỉnh và các tổ chức khác, nhiều hồ chứa đã được sửa chữa, nâng cấp như hồ Phú Ninh, Hố Giang, Phước Hà, Cao Ngạn, Trung Lộc, Vĩnh Trinh, Trà Cân... độ an toàn của công trình được nâng lên rõ rệt, tuy nhiên vẫn còn tồn tại một số vấn đề sau: • - Nhiều công trình được xây dựng theo phong trào thuỷ lợi gắn với HTX nông nghiệp, trong điều kiện hạn hẹp về kinh phí và thời gian nên không được thiết kế hoặc thiết kế trong điều kiện không đầy đủ các tài liệu cơ bản, do vậy việc xác định một số thông số kỹ thuật chưa chuẩn xác. • - Do khống chế suất đầu tư, nên việc xác định diện tích trong thiết kế còn nhiều sai lệch và thiên lớn. Vì vậy, khi đưa vào quản lý khai thác cho dù đã cố gắng nhưng diện tích tưới vẫn không đạt như thiết kế. • - Nhằm hạ giá thành và sử dụng vật liệu địa phương, những hồ xây dựng từ những ngày mới giải phóng có nhiều kết cấu công trình dẫn nước được thiết kế thi công bằng đá xây, đến nay hư hỏng và xuống cấp trầm trọng. Mặt khác, trong những thời kỳ trước năm 1990, một số công trình vừa thi công, vừa khai thác, có những công trình chưa hoàn chỉnh đã phải dẫn nước tưới, do vậy chất lượng công trình chưa đạt yêu cầu thiết kế đề ra; hiện trạng đập đất có chiều cao không còn đúng thiết kế ban đầu, các kết cấu xây đúc, các cửa cống và thiết bị đóng mở bị hư hỏng của các công trình hồ chứa tại Quảng Nam hiện nay khá phổ biến.
II. Hiện trạng Hồ chứa nước trên địa bàn tỉnh Quảng Nam. • - Một số hồ chứa Nhà nước đầu tư chủ yếu công trình đầu mối và kênh chính, phần còn lại do địa phương và đóng góp của nhân dân. Trên thực tế, kinh phí của địa phương gặp nhiều khó khăn nên không thực hiện một cách hoàn chỉnh được, do vậy không phát huy hiệu quả công trình theo như nhiệm vụ thiết kế. • - Công tác bảo vệ công trình còn buông lỏng, các địa phương thiếu quan tâm, công tác tuyên truyền vận động còn hạn chế, ý thức bảo vệ công trình thủy lợi của nhân dân còn kém. Việc xâm phạm hành lang bảo vệ công trình, đập phá lấy cắp vật tư, đào xẻ kênh lấy nước tùy tiện xảy ra phổ biến. • - Về công tác quản lý, vận hành: đối với những công trình do đơn vị của nhà nước quản lý tương đối tốt, đội ngũ công nhân quản lý nhìn chung có đào tạo và tinh thần trách nhiệm cao, công tác vận hành, kiểm tra quan trắc công trình thực hiện thường xuyên, tài liệu được cập nhật ghi chép, lưu trữ đầy đủ. Tuy nhiên đối với các công trình do địa phương quản lý có bố trí người quản lý nhưng thường xuyên thay đổi, không ổn định, không có nghiệp vụ chuyên môn, không quan trắc, đo đạc, không có tài liệu hồ sơ công trình lưu trữ, không đánh giá mức độ an toàn công trình hằng năm.
II. Hiện trạng Hồ chứa nước trên địa bàn tỉnh Quảng Nam. • - Công tác duy tu bảo dưỡng công trình còn nhiều hạn chế mà chủ yếu do thiếu kinh phí, nhiều hư hỏng chỉ được sửa chữa chắp vá, đặc biệt có những công trình do địa phương quản lý trong từng năm không được đầu tư, sửa chữa. Vì vậy, hầu hết công trình ngày càng xuống cấp nghiêm trọng, không đảm bảo an toàn khi xảy ra lũ bão lớn hoặc lũ lịch sử. • - Cơ sở vật chất, phương tiện quản lý, thông tin liên lạc còn sơ sài, thủ công, thậm chí phần lớn các hồ hầu như không có phương tiện gì (nhất là các hồ do địa phương quản lý). • - Đa số các hồ chứa nhỏ, hệ thống đường quản lý rất nhỏ, đi lại khó khăn, gây trở ngại cho công tác ứng cứu công trình khi bị sự cố, nhất là trong mùa mưa bão.
II. Hiện trạng Hồ chứa nước trên địa bàn tỉnh Quảng Nam. • * Nguyên nhân những tồn tại trên là: • - Nguồn kinh phí đầu tư nâng cấp các hồ chứa của Nhà nước còn hạn chế, trước đây mức thu thủy lợi phí nhìn chung còn thấp chỉ đủ trang trải một phần cho công tác quản lý, không thể cân đối cho việc đại tu, nâng cấp. • - Đội ngũ công nhân quản lý các hồ chứa còn thiếu tính chuyên nghiệp, sự quan tâm của chính quyền địa phương trong việc phối hợp xử lý các vụ việc vi phạm công trình thủy lợi chưa đứng mức. • - Công tác quản lý Nhà nước trong lĩnh vực thủy lợi ở địa phương trong thời gian gần đây còn nhiều bất cập, có nơi không có cán bộ chuyên môn nghiệp vụ thủy lợi. Đây là một nguyên nhân đã làm cho công tác quản lý, khai thác công trình thủy lợi tại các địa phương còn nhiều mặt hạn chế.
Hồ Hố Mây – Núi Thành Hồ Phú Lộc – Duy Xuyên
III. Quy hoạch các Hồ chứa nước trên địa bàn tỉnh Quảng Nam. • Tỉnh Quảng Nam đã xây dựng quy hoạch thuỷ lợi trước năm 1995 (thời còn Quảng Nam – Đà Nẵng cũ), từ năm 2001 đến nay Viện Quy hoạch thuỷ lợi thuộc Bộ Nông nghiệp và PTNT đã xây dựng rà soát, bổ sung lại quy hoạch thuỷ lợi trên địa bàn tỉnh Quảng Nam nhưng hiện nay vẫn chưa được phê duyệt. • Có thể nói hệ thống các công trình thủy lợi của tỉnh, đặc biệt là các hồ chứa nước đã phát huy tốt tác dụng, đóng góp rất lớn vào sự nghiệp phát triển kinh tế và ổn định đời sống của nhân dân trong thời gian vừa qua. Tuy nhiên qua quá trình khai thác, nhiều công trình đang xuống cấp; mặt khác vùng hạ lưu tập trung nhiều ngành KT-XH quan trọng, nhu cầu nước dùng cho sản xuất và sinh hoạt rất lớn và ngày càng tăng nhanh, vì vậy việc bổ sung quy hoạch cũng như tính toán, cân bằng nước cho các vùng này rất quan trọng, trong đó có tính toán đến việc quy hoạch các hồ chứa nước, trên cơ sở thống nhất trong quy hoạch chung về phát triển Nông nghiệp và nông thôn toàn tỉnh (bao gồm cả Nông nghiệp, Lâm nghiệp và Ngư nghiệp), trong đó chú ý cả việc xây dựng công trình mới và nâng cấp công trình hiện có, nhằm đáp ứng nguồn nước tưới chủ động đạt tỷ lệ trên 85%; mở rộng diện cấp nước cho sản xuất màu, nhất là vùng đồng bằng ven sông và vùng cát ven biển, cấp nước cho các khu công nghiệp và khu dân cư tập trung. Để đạt được mục tiêu đó, trên cơ sở quy hoạch thủy lợi do Viện Quy hoạch thuỷ lợi đang xây dựng, từ nay đến năm 2020 cần tập trung thực hiện các công việc cụ thể như sau:
III. Quy hoạch các Hồ chứa nước trên địa bàn tỉnh Quảng Nam. • a. Sửa chữa, nâng cấp các công trình cấp nước hiện có, duy tu bảo dưỡng và thực hiện các biện pháp tiết kiệm nước nhằm đảm bảo tưới diện tích tưới thiết kế (bao gồm cây lúa, cây màu và cây công nghiệp), ngoài ra còn góp phần cấp nước cho sinh hoạt. Ưu tiên đầu tư nâng cấp, sửa chữa hệ thống các hồ chứa nước hiện có đến năm 2020 gồm 38 hồ chứa nước để đảm bảo tưới theo thiết kế và tưới tăng thêm trên 800ha. • b. Đầu tư xây dựng mới các hồ chứa nước để đảm bảo, bổ sung cấp nước vào mùa khô và các diện tích còn lại ở cuối kênh, vùng cát khô hạn, cũng như cấp nước cho sinh hoạt, nuôi trồng thuỷ sản, các khu công nghiệp. Từ nay đến năm 2020 cần đầu tư xây dựng mới 41 hồ chứa nước với dung tích hữu ích trên 650 triệu m3 để tưới cho 17.000 ha. (Tiên Phước 11 hồ, Hiệp Đức 3 hồ, Quế Sơn 8 hồ, Bắc Trà My 4 hồ, Đại Lộc 4 hồ, Phước Sơn 1 hồ, Núi Thành 7 hồ, Phú Ninh 1 hồ, Thăng Bình 2 hồ)
III. Quy hoạch các Hồ chứa nước trên địa bàn tỉnh Quảng Nam. Đặc biệt trong đó theo dự thảo quy hoạch Vùng duyên hải Nam Trung Bộ của Viện quy hoạch Thuỷ lợi xem xét quy hoạch hồ Tân An có diện tích lưu vực 1640km2, cao trình mực nước chết là 50m, có dung tích chết là 600 triệu m3 nước nhằm đảm bảo tưới cho 12.500 ha các diện tích phía Bắc của công trình hồ Phú Ninh (để nguồn nước Phú Ninh cấp cho công nghiệp) và trả lại nước trong các tháng mùa kiệt ở hạ lưu sông Tranh nhằm đảm bảo không ảnh hưởng đến các yêu cầu dùng nước ở hạ lưu.
C. Kiến nghị, đề xuất: • Trước tình hình thực tế nêu trên, những công việc đã thực hiện trong thời gian qua là chưa đồng bộ mà chỉ mang tính tạm thời, vì vậy về lâu dài cần giải quyết những vấn đề sau: - Hoàn thành quy hoạch thuỷ lợi trên địa bàn tỉnh đến năm 2020 được cấp thẩm quyền phê duyệt, đồng thời quy hoạch chi tiết thuỷ lợi của từng huyện, thành phố. - Xây dựng chương trình nâng cấp các hồ chứa nước, đặc biệt ưu tiên miền núi; có kế hoạch đầu tư theo từng giai đoạn và thứ tự ưu tiên cho những hồ bị xuống cấp nhằm đảm bảo an toàn công trình hồ chứa. - Rà soát, điều chỉnh bổ sung quy trình vận hành các hồ chứa và tổ chức thực hiện tốt quy trình. Trong đó sớm xây dựng quy trình vận hành liên hồ đối với các hồ chứa nước thuỷ điện nhằm điều tiết đảm bảo dòng chảy phù hợp với yêu cầu sản xuất, dân sinh kinh tế của các ngành, địa phương trên hệ thống sông Vu Gia – Thu Bồn.
C. Kiến nghị, đề xuất: - Có kế hoạch hỗ trợ kỹ thuật bao gồm trang thiết bị quản lý, tập huấn chuyên môn nghiệp vụ quản lý khai thác công trình thủy lợi, đặc biệt chú ý các hồ chứa do địa phương quản lý. - Đẩy mạnh việc xây dựng các cơ chế, chính sách và các định chế phù hợp theo từng vùng, từng địa phương liên quan đến công tác quản lý khai thác các công trình thủy lợi nói chung, hồ chứa nước nói riêng. - Tăng cường hơn nữa công tác tuyên truyền, vận động mọi người dân nâng cao ý thức và tham gia tích cực vào công tác bảo vệ và phát triển rừng để tăng độ che phủ trên lưu vực tạo điều kiện điều hoà nguồn nước. (Hết)