1 / 31

CHÍNH SÁCH DẠY NGHỀ VÀ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN Hà Văn Chung

CHÍNH SÁCH DẠY NGHỀ VÀ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN Hà Văn Chung. Bố cục: Phần I . NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA CHÍNH SÁCH DẠY NGHỀ VÀ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM Phần II . MỘT SỐ CHÍNH SÁCH DẠY NGHỀ VÀ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN

gail
Download Presentation

CHÍNH SÁCH DẠY NGHỀ VÀ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN Hà Văn Chung

An Image/Link below is provided (as is) to download presentation Download Policy: Content on the Website is provided to you AS IS for your information and personal use and may not be sold / licensed / shared on other websites without getting consent from its author. Content is provided to you AS IS for your information and personal use only. Download presentation by click this link. While downloading, if for some reason you are not able to download a presentation, the publisher may have deleted the file from their server. During download, if you can't get a presentation, the file might be deleted by the publisher.

E N D

Presentation Transcript


  1. CHÍNH SÁCH DẠY NGHỀ VÀ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN Hà Văn Chung

  2. Bố cục: Phần I. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA CHÍNH SÁCH DẠY NGHỀ VÀ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM Phần II. MỘT SỐ CHÍNH SÁCH DẠY NGHỀ VÀ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN Phần III. TIẾP CẬN CHÍNH SÁCH DẠY NGHỀ VÀ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN

  3. PHẦN I NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA CHÍNH SÁCH DẠY NGHỀ VÀ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM

  4. I. Khái niệm về chính sách: + Chính sách là sách lược và kế hoạch cụ thể nhằm đạt một mục đích nhất định, dựa vào đường lối chung và tình hình thực tế mà đề ra chính sách(Từ điển tiếng Việt). + Theo Thomas R.Dye 1984chính sách công là cái mà chính phủ lựa chọn làm hay không làm. • Chính sách là sự thể chế hóa đường lối chính trị chung. • Chính sách là cơ sở nền tảng để chế định nên pháp luật. • Chính sách luôn gắn quyền lực chính trị, với đảng cầm quyền với bộ máy quyền lực công. • Đối với nước ta Đảng đề ra đường lối, chính sách, Nhà nước thể chế đường lối, chính sách thành pháp luật.

  5. + Chính sách dạy nghề và giải quyết việc làm cho thanh niên có thể hiểu là những chương trình, kế hoạch của Đảng và Nhà nước ta nhằm tạo ra nhiều cơ hội cho thanh niên có điều kiện để học tập, học nghề và tìm kiếm việc làm. + Chính sách thể hiện ở các văn bản QPPL của Đảng; Nhà nước; Quốc hội; Chính phủ; các Bộ ngành; liên Bộ, ngành; Đoàn thể; HĐND và UBND các cấp…

  6. II. Quan điểm, chủ trương của Đảng và Nhà nước: • Các NQ Đại hội Đảng toàn quốc IX, X; Các NQ BCHTW của Đảng các khóa IX, X. • Hiến pháp, các Bộ luật, Luật, NQ của Quốc hội, NQ của UBTVQH. • NQ của Chính phủ, các QĐ của TTCP, các Bộ, Ngành. • NQ của HĐND,các QĐ của UBND các cấp.

  7. PHẦN II MỘT SỐ CHÍNH SÁCH DẠY NGHỀ VÀ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN

  8. Tăng trưởng kinh tế tạo việc làm: + Các chính sách kinh tế vĩ mô nhằm kích thích sản xuất, tăng GDP. + Chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư phát triển sản xuất. + Chính sách thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (vốn FDI). + Chính sách ưu đãi thuế, tài chính cho các doanh nghiệp. + Chính sách đầu tư tập trung, trọng điểm vùng, khu vực của Chính phủ. + Các Chương trình mục tiêu Quốc gia .

  9. 2. Chính sách kích cầu và huy động các nguồn vốn đầu tư toàn xã hội cho phát triển sản xuất + Cho vay kích cầu phát triển kinh tế xã hội, + Tăng vốn đầu tư cho các công trình + Hỗ trợ lãi suất cho vay vốn lưu động. + Chính sách giãn, miễn thuế thu nhập cá nhân. + Ưu tiên vốn đầu tư các công trình trọng điểm quốc gia...

  10. 3. Các chính sách hạn chế rủi ro của cải cách thể chế và các rủi ro xã hội khác đến người lao động: + Cổ phần hóa, sắp xếp các doanh nghiệp Nhà nước . + Hỗ trợ lãi suất vay vốn cho các doanh nghiệp duy trì sản xuất kinh doanh, mua sắm thiết bị mới; các đối tượng hộ nghèo và các đối tượng CS khác. + Vay vốn tạo việc làm khi bị mất việc (kể cả đi XKLD về nước trước hạn do mất việc làm).

  11. 4. Một số chính sách học nghề và giải quyết việc làm cho thanh niên 4.1. Chính sách hỗ trợ dạy nghề, giúp thanh niên thuận lợi trong tìm kiếm việc làm hoặc tự tạo việc làm: + Dạy nghề cho lao động nông thôn: + Dạy nghề đối với học sinh dân tộc thiểu số: +Dạy nghề đối với học sinh tàn tật,nhiễm HIV/IADS, sau nghiện ma túy hoặc sau cải tạo. + Dạy nghề đối với thanh niên tài năng. + Dạy nghề đối cho bộ đội xuất ngũ, công an ra quân .

  12. 4.2.Về ưu đãi tín dụng đầu tư các cơ sở tổ chức dạy nghề và giải quyết việc làm: +Theo Nghị định số 120/2007/NĐ-CP ngày 23/7/2007 của Chính phủ hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thanh niên . +Theo Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP ngày 27/12/2008 của Chính phủ về Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 62 huyện nghèo tăng cường cơ sở dạy nghề gắn với tạo việc làm. +Quyết định số 103/2008/TTg ngày 21/7/2008 của Thủ tướng Chính phủ.

  13. 4.3. Chính sách hỗ trợ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài: +Người lao động đi làm việc ở nước ngoài được vay tín dụng để trang trải các chi phí trước khi đi tại các ngân hàng thương mại. +Người lao động thuộc hộ nghèo và thuộc các đối tượng chính sách xã hội được vay tín dụng với lãi suất ưu đãi tại Ngân hàng chính sách xã hội + Quyết định 144/2007/QĐ-TTg ngày 31/8/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập, quản lý và sử dụng Quỹ hỗ trợ việc làm ngoài nước (mỗi người đóng 100.000đ/người/hợp đồng, người lao động, doanh nghiệp được hưởng nhiều quyền lợi)

  14. 4.4. Chính sách tín dụng học tập cho học sinh sinh viên, trong đó có tín dụng học nghề + Quyết định 157/2007/QĐ-TTg ngày 27/9/2007 và quyết định số 1344/QĐ/TTg ngày 26/8/2009 của Thủ tướng chính phủ về tín dụng đối với học sinh, sinh viên, mức vay tối đa 860.000 đồng/tháng + Năm 2008, gần 1,3 triệu học sinh sinh viên (HSSV) trên cả nước thông qua ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) được tiếp cận được nguồn vốn vay lên tới 9.535tỷ đồng

  15. + 9/2009 là 1,377 triệu HSSV (chiếm 28% HSSV) vay theo chương trình này là 14.133 tỷ đồngtrong đó HSSV đại học 559.000 người (44,6%) vay 5.947 tỷ đồng; Cao đẳng 287.000 người (21%) vay 3.075 tỷ đồng; HSSV học trung cấp 163.000 người (11,8%) vay 1.631 tỷ đồng HSSV học nghề trên 1 năm 359.000 người (26%) vay 3.407 tỷ đồng; HSSV học nghề dưới 01 năm 9.000 người (0,65%) vay 73 tỷ đồng. (ĐTN nhận ủy thác 778,34 tỷ đồng)

  16. 4.5. Chính sách về vay vốn Quỹ Quốc gia giải quyết việc làm + Đối với các thanh niên là chủ trang trại, chủ hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp sản xuất, hợp tác xã, chủ doanh nghiệp, chủ hộ gia đình nếu có dự án khả thi thì có thể vay vốn tối đa 500 triệu đồng/dự án, không quá 20 triệu đồng/hộ gia đình, lãi suất ưu đãi. + Đến ngày 31/8/2009, số dự nợ cho vay đối với các dự án giải quyết việc làm trong toàn quốc là 3.685 tỷ đồng, giải quyết được 87.000 lao động (Đoàn TNCS Hồ Chí Minh số tiền là 42,870 tỷ đồng, đã góp phần giải quyết việc làm cho 5.030 lao động trẻ ).

  17. 4.6. Chính sách của Nhà nước đối với thanh niên xung phong: + Nhà nước có cơ chế, chính sách phát huy vai trò xung kích của lực lượng thanh niên xung phong thực hiện các chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội ở những vùng, lĩnh vực khó khăn + Miễn thực hiện nghĩa vụ lao động công ích; tạm hoãn gọi nhập ngũ trong thời bình + Được công nhận là liệt sỹ, hưởng chính sách như thương binh trong trường hợp đang làm nhiệm vụ mà hy sinh hoặc bị thương theo qui định của pháp luật; + Tạo điều kiện học tập nâng cao trình độ học vấn, nghề nghiệp …sau khi hoàn thành nghĩa vụ.

  18. 5. Đánh giá chung: 5.1. Mặt được: +Nhà nước đã có sự quan tâm nhất định đối với đối tượng thanh niên- nguồn nhân lực chủ yếu góp phần quyết định sự phát triển KT-XH đất nước. +Nhà nước có kế hoạch đào tạo nghề ngày càng nhiều; tạo nhiều việc làm cho TN. +Nhà nước khuyến khích các tổ chức, cá nhân giải quyết việc làm cho TN + Nhà nước có nhiều chính sách ưu đãi về thuế, tín dụng, đất đai để khuyến khích doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân tạo chỗ ở, việc làm cho TN. + Thực hiện xã hội hóa dạy nghề; Hỗ trợ các đối tượng c/s học nghề, việc làm; Tạo điều kiện đưa TN lao động NN.

  19. 5.2. Hạn chế: + Hệ thống c/s về dạy nghề, việc làm cho TN chưa đồng bộ. + Kinh phí để thực hiện c/s dạy nghề, tạo việc làm còn ít, chưa có cơ chế phân bổ tài chính cho thanh niên. + Nhận thức về dạy nghề, tạo việc làm cho TN còn chưa đúng, chưa khuyến khích số đông TN thích học nghề, tìm việc làm theo nghề. + Chưa có cơ chế kiểm tra, giám sát thực hiện c/s lao động, việc làm cho TN. + Chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ, ngành, đoàn thể trong các hoạt động dạy nghề, tạo việc làm cho TN.

  20. PHẦN III TIẾP CẬN CHÍNH SÁCH DẠY NGHỀ VÀ QUYẾT VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN

  21. I. Đối với các tỉnh, thành Đoàn và Trung tâm dạy nghề: 1.Quán triệt quan điểm chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước về dạy nghề và giải quyết việc làm cho thanh niên trong giai đoạn CNH,HĐH đất nước. + Các văn kiện của Đảng: Nghị quyết ĐH Đảng toàn quốc lần thứ IX, X; Nghị quyết BCH TƯ Đảng các khóa IX, X. + Hiến pháp; các Luật; các NQ của Quốc hội, UBTV Quốc hội. + Các NQ của Chính phủ; các QĐ của TTCP; + Các QĐ của các bộ, ngành, đoàn thể TƯ; NQ của HĐND, QĐ của UBND các cấp. + Chương trình liên tịch TƯĐoàn với các Bộ,ngành, đoàn thể khác.

  22. 2. Nắm vững nội dung các chính sách hỗ trợ học nghề và tạo việc làm cho thanh niên. + Những chính sách cụ thể hiện hành đang có hiệu lực + Xác định được những điều kiện để thực thi chính sách + Xác định các cơ quan được giao quản lý và thực thi chính sách

  23. 3. Xây dựng chương trình, kế hoạch hành động thực hiện các chính sách. + Chỉ đạo tổ chức Đoàn cấp dưới (tới tận chi đoàn) phổ biến, tuyên truyền các chủ trương, chính sách liên quan tới dạy nghề, việc làm cho TN và nhân dân. + Làm tốt công tác thông tin, tuyên truyền, tư vấn về nghề nghiệp và giới thiệu việc làm cho thanh niên + Xác định nhu cầu học nghề và việc làm của thanh niên địa phương + xác định những chính sách cơ bản tác động mà xây dựng mục tiêu, chỉ tiêu, kế hoạch và chương trình hành động cho phù hợp

  24. + Chú trọng nâng cao chất lượng công tác hướng nghiệp, dạy nghề. Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên dạy nghề cũng như đầu tư nâng cấp các cơ sở dạy nghề. + Chủ động làm việc với các cơ quan chuyên môn quản lý và thực thi chính sách + Phối hợp với các ngành, đoàn thể tổ chức các hoạt động biểu dương, tôn vinh, khen thưởng những cá nhân, tập thể tiêu biểu trong công tác hướng nghiệp, dạy nghề, giới thiệu việc làm và xuất khẩu lao động.

  25. 4. Thực hiện tốt công tác giám sát, kiểm tra việc thực thi chính sách dạy nghề và giải quyết việc làm tại địa phương. + Hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện kế hoạch Đoàn các cấp. + Phối hợp với các cơ quan chuyên môn của ngành Lao động, Giáo dục, Ngân hàng kiểm tra việc thực hiện các chính sách có liên quan trên địa bàn + Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát chính quyền, các cơ quan chuyên môn, ngân hàng Chính sách xã hội thực thi các chính sách liên quan tới học nghề, tạo việc làm tại địa phương. + kiến nghị, đề xuất với các cơ quan có thẩm quyền sửa đổi bổ sung hay ban hành chính sách mới.

  26. II. Đối với Đoàn cơ sở: 1.Xác định nhu cầu học nghề, việc làm của thanh niên trên địa bàn + Nhu cầu học nghề, việc làm của thanh niên trong từng thôn, xã. + Số lượng thanh niên muốn học nghề tại chỗ, học tại các trung tâm dạy nghề, các trường nghề; Số thanh niên có nhu cầu học ngắn hạn, dài hạn hay các lớp tập huấn, bồi dưỡng theo chuyên đề + Xác định nhu cầu thanh niên cần hỗ trợ (vốn, kỹ thuật, nhân lực, dịch vụ..) để phát triển sản xuất, tạo thêm việc làm

  27. 2. Tuyên truyền phổ biến các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước có liên quan tới học nghề, việc làm cho thanh niên địa phương + Thông qua các cuộc họp, giao ban Đoàn cơ sở, chi đoàn + Thông qua các phương tiện thông tin đại chúng: tờ tin, truyền thanh, tờ rơi.. + Giới thiệu biểu dương những gương thanh niên tiêu biểu thanh đạt ở địa phương trong học tập, khởi sự doanh nghiệp và lập nghiệp

  28. 3. Lập kế hoạch và biện pháp thực hiện. + Xây dựng chỉ tiêu kế hoạch cụ thể về học nghề, tìm kiếm việc làm cho thanh niên địa phương. Dựa trên các chỉ tiêu phân bổ (chỉ tiêu đào tạo nghề, xuất khẩu lao động, việc làm, vốn vay ưu đãi từ Ngân hàng CSXH, các chương trình, dự án) Đoàn chủ động tham mưu cho Đảng, chính quyền cơ sở tạo điều kiện để thanh niên được tham gia . + Cần có các biện pháp thực hiện kế hoạch. + Làm tốt công tác kiểm tra việc thực thi chính sách.

  29. III. Một số vấn đề cần lưu ý: • Tích cực tuyên truyền những chính sách hỗ trợ học nghề và việc làm đến các đối tượng thanh niên. Muốn vậy, cán bộ tuyên truyền phải hiểu rõ các chính sách, cán bộ chủ chốt của Đoàn phải hiểu và có biện pháp chỉ đạ, tổ chức thực hiện. • Quán triệt trong đội ngũ cán bộ Đoàn, đoàn viên, nhất là lực lượng giáo viên trẻ, đoàn viên học sinh, sinh viên, Ban Thường vụ Đoàn phường, xã, thị trấn để có thông tin phản ánh kịp thời về những vấn đề liên quan đến tình hình việc làm của thanh niên • 3. Tạo điều kiện giúp thanh niên chủ động tiếp cận với các phương tiện thông tin đại chúng (báo hình, báo viết, báo điện tử, tạp chí…); các cơ sở dạy nghề , các nhà máy, xí nghiệp, các cơ sở sản xuất, các nhà tuyển dụng..để tự định hướng, lựa chọn nghề và việc làm hợp lý, phù hợp với năng lực, trình độ bản thân.

  30. IV. Một số kinh nghiệm: • Các chính sách về việc làm thường xuyên được sơ kết, tổng kết thực tiễn và đề ra các chính sách mới. • Trong quá trình xây dựng chương trình, phong trào hành động, các đơn vị nên xem xét đến vấn đề việc làm của thanh niên. • Trong quá trình tổ chức thực hiện phải thường xuyên báo cáo và làm tốt công tác tham mưu cho cấp ủy cùng cấp và Đoàn cấp trên. • Chú ý phối hợp tốt với cơ quan báo chí, đài phát thanh, đài truyền hình trong việc tuyên truyền, hướng nghiệp cho thanh niên.

  31. Xin chân thành cảm ơn .

More Related