1 / 47

Chuẩn mực mới về tiêu chuẩn thanh khoản tối thiểu theo Basel III

Chuẩn mực mới về tiêu chuẩn thanh khoản tối thiểu theo Basel III. David Hawkins UST/OTA Tháng 4/2011. Tại sao lại là bây giờ? . Do các vấn đề về thanh khoản phát sinh trong các cuộc khủng hoảng gần đây, thậm chí đối với cả các ngân hàng luôn đảm bảo an toàn về vốn.

oralee
Download Presentation

Chuẩn mực mới về tiêu chuẩn thanh khoản tối thiểu theo Basel III

An Image/Link below is provided (as is) to download presentation Download Policy: Content on the Website is provided to you AS IS for your information and personal use and may not be sold / licensed / shared on other websites without getting consent from its author. Content is provided to you AS IS for your information and personal use only. Download presentation by click this link. While downloading, if for some reason you are not able to download a presentation, the publisher may have deleted the file from their server. During download, if you can't get a presentation, the file might be deleted by the publisher.

E N D

Presentation Transcript


  1. Chuẩn mực mới về tiêu chuẩn thanh khoản tối thiểu theo Basel III David Hawkins UST/OTA Tháng 4/2011

  2. Tại sao lại là bây giờ? • Do các vấn đề về thanh khoản phát sinh trong các cuộc khủng hoảng gần đây, thậm chí đối với cả các ngân hàng luôn đảm bảo an toàn về vốn. • Uỷ ban Basel đưa ra vấn đề này năm 2008 và ban hành quy định về “Quản lý và giám sát rủi ro thanh khoản”. • Đây được cho là phương tiện để hoàn thiện các quy định.

  3. Basel III đưa ra 2 chuẩn mực tối thiểu • Các chuẩn mực được xây dựng nhằm đạt được 2 mục tiêu riêng biệt nhưng bổ sung cho nhau là. • Mục tiêu thứ nhất là thúc đẩy khả năng phục hồi thanh khoản ngắn hạn trong danh mục rủi ro thanh khoản của một ngân hàng bằng cách đảm bảo ngân hàng nắm giữ các tài sản thanh khoản có chất lượng đủ cao để có thể sống sót qua một cuộc kiểm tra tăng cường kéo dài một tháng. Mục tiêu này được đo lường bằng tỉ lệ đảm bảo thanh khoản (Liquidity Coverage Ratio-LCR). • Mục tiêu thứ hai là thúc đẩy khả năng phục hồi trong một thời gian dài hơn bằng cách tạo ra nguồn lực bổ sung để tài trợ cho các hoạt động của ngân hàng với nguồn tài chính ổn định hơn và liên tục. Mục tiêu này được định lượng bằng tỉ lệ tài trợ ổn định thuần (the Net Stable Funding Ratio-NSFR).

  4. Thỏa thuận chuyển đổi • Basel đề nghị các ngân hàng tuân thủ các yêu cầu về LCR tối thiểu từ ngày 1/1/2015 và về NSFR từ ngày 1/1/2018. • Nên được các cơ quan quản lý ngân hàng triển khai thống nhất trên toàn thế giới. • Cán bộ thanh tra có thể yêu cầu từng ngân hàng cụ thể áp dụng các chuẩn mực nghiêm ngặt hơn và cần có sự đồng thuận về việc sẽ áp dụng các chuẩn mực này trong một quốc gia cho có hệ thống.

  5. Tỉ lệ đảm bảo thanh khoản(LCR) • Mục tiêu là để đảm bảo một ngân hàng duy trì ở mức độ thích hợp các tài sản có thanh khoản chất lượng cao và không bị trở ngại có thể chuyển đổi thành tiền mặt để đáp ứng nhu cầu thanh khoản của ngân hàng trong thời gian 30 ngày của đợt kiểm tra tình huống về việc mất thanh khoản nghiêm trọng do cán bộ thanh tra xây dựng. Tối thiểu, dự trữ tài sản có thanh khoản phải cho phép một ngân hàng duy trì hoạt động trong 30 ngày, đây là khoảng thời gian để Ban lãnh đạo ngân hàng và/hoặc cơ quan quản lý thực hiện các hành động cứu chữa thích hợp, và/hoặc ngân hàng có thể được xử lý theo quy trình.

  6. Khái niệm về chuẩn mực LCR Dự trữ tài sản có thanh khoản có chất lượng cao Tổng luồng tiền mặt ra thuần trong 30 ngày tới • Phải lớn hơn hoặc bằng 100% • Phải được đáp ứng liên tục • Thời gian của các luồng tiền vào và luồng tiền ra có thể không khớp nhau và sẽ có vấn đề về thanh khoản trong thời gian 30 ngày đó, vì vậy ngân hàng và cán bộ thanh tra được yêu cầu phải phát hiện được bất kỳ sự vị thế thiếu hụt về thanh khoản trong thời gian này.

  7. Các cú sốc cho chuẩn mực LCR • Tình huống cho chuẩn mực này bao gồm một cú sốc kết hợp cả đặc điểm riêng với đặc tính chung của thị trường để có kết quả: • Rút mạnh một phần tiền gửi bán lẻ. • Tổn thất một phần của các khoản tín dụng bán buôn không được đảm bảo. • Tổn thất một phần của các hoạt động tín dụng ngắn hạn có đảm bảo bằng tài sản thế chấp nhất định và bảo lãnh của đối tác. • Tăng thêm các luồng tiền ra theo hợp đồng vì bị hạ bậc xếp hạng tín dụng dưới hoặc bằng 3 mức chính, kể cả quy định về bổ sung tài sản thế chấp. • Việc gia tăng biến động của thị trường làm ảnh hưởng đến chất lượng của tài sản thế chấp hoặc rủi ro tiềm ẩn của các trạng thái phái sinh và do vậy đòi hỏi tỉ lệ chiết khấu tài sản thế chấp lớn hơn hoặc bổ sung tài sản thế chấp, hoặc dẫn đến các nhu cầu thanh khoản khác. • Thực hiện các cam kết rút tiền ngoài kế hoạch phát sinh từ các khoản tín dụng đã cam kết nhưng không có tài sản đảm bảo mà ngân hàng đã cung cấp cho khách hàng. • Nhu cầu dự kiến của ngân hàng về mua lại các khoản nợ hoặc thực hiện các nghĩa vụ ngoài hợp đồng nhằm giảm thiểu rủi ro uy tín.

  8. TIẾP TỤC KIỂM TRA TÌNH HuỐNG CĂNG THẲNG (tiếp). • Kịch bản này nên được xem như là một yêu cầu giám sát tối thiểu đối với các ngân hàng. • Các ngân hàng được đề nghị sẽ tự thực hiện các cuộc kiểm tra sức chịu đựng riêng để đánh giá mức độ thanh khoản mà ngân hàng mình nên duy trì trên mức tối thiểu, sử dụng các kịch bản của riêng họ mà có thể tạo ra các khó khăn cho hoạt động kinh doanh cụ thể của ngân hàng. • Các cuộc kiểm tra này nên được thực hiện trong một thời gian dài hơn so với thời gian quy định của chuẩn mực LRC và nên chia sẻ các kết quả với các cơ quan quản lý ngân hàng.

  9. Tỉ lệ LCR có 2 cấu phần • Giá trị của dự trữ tài sản thanh khoản có chất lượng cao trong điều kiện có kiểm tra sức chịu đựng. • Tổng luồng tiền ra thuần được tính theo các thông số của kịch bản (sẽ được thảo luận sau).

  10. Dự trữ các tài sản có thanh khoản chất lượng cao. • Để được xem xét thuộc loại này, các tài sản có phải là không bị cản trở trong thời gian 30 ngày theo các kịch bản bắt buộc. • Chúng cũng phải đảm bảo thanh khoản trên thị trường trong thời gian kiểm tra sức chịu đựng, lý tưởng là đủ điều kiện để có thể mua bán được với ngân hàng trung ương.

  11. Đặc điểm của tài sản thanh khoản chất lượng cao • Các đặc điểm cơ bản • Rủi ro tín dụng và thị trường thấp. • Dễ dàng định giá • Hệ số tương quan với các tài sản rủi ro là thấp. • Được niêm yết trên thị trường giao dịch phát triển và đã được công nhận rộng rãi. • Các đặc điểm liên quan đến thị trường • Thị trường có quy mô và năng động. • Có mặt các nhà tạo lập thị trường có quyết tâm • Mức độ tập trung thị trường thấp. • Hướng đến chất lượng.

  12. Tổng kiểm tra • Khả năng tạo thanh khoản của tài sản có nên được giả định vẫn còn nguyên vẹn thậm chí cả trong giai đoạn cực kỳ khó khăn và chịu áp lực của thị trường. • Nên là các tài sản có có thể mua bán với ngân hàng trung ương cho các nhu cầu thanh khỏan trong ngày và thanh khoản qua đêm; tuy nhiên đây không phải là một điều kiện.

  13. Các yêu cầu tác nghiệp • Tất cả các tài sản có để dự trữ phải được quản lý như là một phần của nguồn dự trữ đó và phải tuân theo các yêu cầu tác nghiệp gồm: • Phải không bị cản trở- có nghĩa là không bị ràng buộc vào các cam kết (kể cả trực tiếp hoặc không hoàn toàn) để đảm bảo, thế chấp hoặc hỗ trợ cho bất cứ giao dịch nào. • Tuy nhiên, tài sản có được trong các thỏa thuận bán lại (repo ngược), các giao dịch tài trợ chứng khoán được nắm giữ tại ngân hàng và chưa được sử dụng để thế chấp, thuộc quyền sử dụng của ngân hàng một cách hợp pháp hoặc theo hợp đồng có thể được coi là một phần của nguồn dự trữ. • Tài sản có đủ tiêu chuẩn trở thành nguồn dự trữ tài sản thanh khoản chất lượng cao cũng có thể bao gồm cả tài sản được cam kết nhưng chưa được sử dụng để giao dịch vay vốn tại NBM hay một tổ chức thuộc khu vực công.

  14. Các yêu cầu tác nghiệp (tiếp tục) • Dự trữ tài sản có thanh khoản không được trộn lẫn hoặc sử dụng làm công cụ phòng ngừa rủi ro trong các trạng thái giao dịch, không được chỉ định làm tài sản thế chấp hoặc hỗ trợ tín dụng trong các giao dịch cơ cấu hoặc được chỉ định để chi trả các chi phí hoạt động (như là chi phí thuê hoặc trả lương) và phải được quản lý với mục đích rõ ràng và duy nhất để sử dụng là nguồn cho các quỹ dự phòng. • Có thể phòng ngừa rủi ro giá cả liên quan đến quyền sở hữu dự trữ tài sản có và vẫn nằm trong dự trữ thanh khoản.

  15. Các yêu cầu tác nghiệp (tiếp tục) • Dự trữ tài sản có thanh khoản phải đặt dưới dự kiểm soát của một hoặc nhiều bộ phận chức năng cụ thể chịu trách nhiệm quản lý rủi ro thanh khoản của ngân hàng, thường là bộ phận nguồn vốn. • Nên định kỳ tiền tệ hóa một phần của tài sản có thông qua hợp đồng repo hoặc mua bán giao ngay để kiểm tra khả năng tiếp cận thị trường của tài sản có đó. • LCR không đáp ứng nhu cầu thanh khoản trong ngày bắt đầu và kết thúc trong cùng một ngày. • Trong khi người ta muốn là LCR được đáp ứng và định giá bằng một đồng tiền thì họ cũng mong muốn các ngân hàng đáp ứng các nhu cầu thanh khoản cho từng loại tiền và duy trì tài sản có thanh khoản có chất lượng phù hợp với nhu cầu thanh khoản của ngân hàng theo từng đồng tiền. Việc này phải được báo cáo cho Ban lãnh đạo của ngân hàng và NBM theo từng giai đoạn. • Ngân hàng phải tính đến các điều kiện trong tình huống kiểm tra sức chịu đựng thì khả năng hoán đổi các đồng tiền và tiếp cận các thị trường hối đoái có thể trở nên khó khăn hơn. • Nếu một tài sản biến đổi thành tài sản không đủ tiêu chuẩn mặc dù vẫn được coi là tài sản thanh khoản chất lượng, thì vẫn nên duy trì nó trong nhóm này trong vòng 30 ngày để ngân hàng có thời gian thay thế hoặc điều chỉnh dự trữ tài sản đó.

  16. Khái niệm tài sản có thanh khoản chất lượng cao • Gồm các tài sản có các đặc điểm được nêu ở phần trên. • Có 2 loại tài sản có thanh khoản chất lượng cao: cấp độ 1: có thể được đưa vào nguồn dự trữ thanh khoản không có hạn chế và cấp độ 2: chỉ được chiếm tối đa 40% nguồn dự trữ thanh khoản.

  17. Tài sản có cấp 1 • Tiền mặt • Dự trữ tại NHTW ở mức độ mà họ có thể rút tiền ra vào thời gian căng thẳng. • Các chứng khoán có thể bán được tiêu biểu như các khoản cho vay đến hạn đối với hoặc được bảo lãnh bởi chính phủ, NHTW, các doanh nghiệp công không trực thuộc chính phủ trung ương, BIS, IMF, EC hoặc các ngân hàng phát triển đa biên đáp ứng các điều kiện sau: • Được đánh giá là 0% rủi ro theo cách tiếp cận chuẩn hóa Basel II • Được giao dịch tại các thị trường repo hoặc tiền mặt phát triển sâu, rộng và năng động có đặc điểm là mức độ tập trung thấp. • Đã được kiểm chứng là nguồn thanh khoản đáng tin cậy trên thị trường (repo hoặc bán) thậm chí cả trong điều kiện thị trường căng thẳng và • Không phải là một nghĩa vụ của một định chế tài chính hoặc bất kỳ tổ chức liên quan nào của định chế tài chính. • Giấy tờ có giá không phi rủi ro như chứng khoán nợ của chính phủ hoặc NHTW phát hành bằng đồng bản tệ nên rủi ro thanh khoản đã được tính đến hoặc xảy ra tại nước nguyên xứ của ngân hàng. • Giấy tờ có giá không phải là 0% rủi ro, chứng khoán nợ của chính phủ, địa phương hoặc NHTW phát hành bằng đồng ngoại tệ được nắm giữ phù hợp với nhu cầu về đồng tiền đó của ngân hàng tại quốc gia đó.

  18. Tài sản có cấp 2 • Có thể chiếm tối đa 40% tổng dự trữ sau khi đã tính chiết khấu (haircuts). • Áp dụng mức chiết khấu tối thiểu 15% giá thị trường đối với mỗi tài sản có cấp 2 được xếp trong nguồn dự trữ thanh khoản.

  19. Tài sản có cấp 2 (tiếp tục) • Tài sản cấp 2 thuộc các loại sau: • Các chứng khoán có tính thanh khoản tiêu biểu như các khoản cho vay đối với hoặc có bảo lãnh của Chính phủ, NHTW, các doanh nghiệp khu vực công không trực thuộc chính quyền trung ương hoặc các ngân hàng phát triển đa biên đáp ứng các tiêu chuẩn sau: • Trọng số rủi ro 20% theo cách tiếp cận tiêu chuẩn của Basel II về rủi ro tín dụng. • Được giao dịch tại các thị trường repo hoặc tiền mặt phát triển sâu, rộng và năng động có đặc trưng là mức độ tập trung thấp. • Đã được kiểm chứng là nguồn thanh khoản đáng tin cậy trên thị trường (repo hoặc bán) thậm chí cả trong điều kiện thị trường căng thẳng (ví dụ tăng giảm giá trị chiết khấu tối đa là 10% trong thời gian 30 ngày thuộc giai đoạn chính của thời gian căng thẳng) • Không phải là một nghĩa vụ của một định chế tài chính hoặc đơn vị liên quan nào của định chế tài chính.

  20. Tài sản có cấp 2 (tiếp) • Trái phiếu doanh nghiệp và trái phiếu được đảm bảo là những trái phiếu do một ngân hàng phát hành và sở hữu, bị điều chỉnh theo Luật có sự giám sát chặt chẽ của cơ quan quản lý để bảo vệ người nắm giữ trái phiếu nếu các trái phiếu đó thỏa mãn các tiêu chuẩn sau: • Không phải do một định chế tài chính hoặc tổ chức liên quan của định chế tài chính phát hành (trong trường hợp là trái phiếu doanh nghiệp) • Không phải do bản thân ngân hàng hoặc tổ chức liên quan của ngân hàng phát hành (trong trường hợp là trái phiếu được đảm bảo) • Tài sản có phải được tổ chức đánh giá tín dụng độc lập được công nhận (ECAl) xếp hạng tín dụng ít nhất là AA- hoặc nếu không được ECAl xếp hạng thì có xếp hạng nội bộ về khả năng rủi ro (PD) tương đương với mức xếp hạng tín dụng ít nhất là AA- • Được giao dịch tại các thị trường repo hoặc tiền mặt phát triển sâu, rộng và năng động có đặc trưng là mức độ tập trung thấp • Đã được kiểm chứng là nguồn thanh khoản đáng tin cậy trên thị trường (repo hoặc bán) thậm chí cả trong điều kiện thị trường căng thẳng (ví dụ giảm hoặc tăng giá trị chiết khấu tối đa là 10% trong thời gian 30 ngày trong thời gian chính của đợt căng thẳng thanh khoản)

  21. Kiểm tra các tiêu chí bổ sung • Uỷ ban Basel đang trong quá trình kiểm tra tiêu chí định lượng và định tính bổ sung về tiêu chuẩn thoả mãn là tài sản cấp 2. Tiêu chí bổ sung không có nghĩa là loại bỏ các tài sản có đạt tiêu chuẩn là tài sản có cấp 2 mà là để xử lýcác tài sản không thanh khoản cũng như đưa ra biện pháp bổ sung cho xếp hạng tín dụng để đánh giá tư cách tài sản có để không quá phụ thuộc vào xếp hạng tín dụng từ bên ngoài. Đây là cách thức sẽ được quy định trong tương lai.

  22. Ứng xử đặc biệt đối với các pháp nhân có tài sản có thanh khoản không hiệu quả • Đối với các pháp nhân không cung cấp đầy đủ các tài sản có, sẽ có các lựa chọn đưa ra đối với các trường hợp này nhưng chúng tôi sẽ chưa nói đến ở đây.

  23. Tổng luồng tiền ra thuần • Mẫu số khi tính tỉ lệ LCR. • Tổng luồng tiền ra thuần - được xác định bằng tổng luồng tiền ra dự kiến trừ đi tổng luồng tiền vào dự kiến trong kịch bản kiểm tra sức chịu đựng cụ thể trong chu kỳ 30 ngày. • Tổng luồng tiền ra dự kiến được tính bằng cách nhân số dư các hạng mục hoặc loại tài sản nợ và cam kết ngoại bảng với tỉ lệ rút tiền hoặc giải ngân dự kiến. • Tổng luồng tiền vào dự kiến được tính bằng cách nhân số dư của các hạng mục hoặc các loại tiền phải thu theo hợp đồng với tỉ lệ dự kiến theo kịch bản trong đó tổng luồng tiền ra dự kiến đạt tối đa 75% Tổng luồng tiền ra thuần = tổng luồng tiền ra dự kiến- tổng luồng tiền vào dự kiến (dưới 75% tổng luồng tiền ra dự kiến)

  24. Luồng tiền ra • Tiền gửi bán lẻ • Tiền gửi có kỳ hạn >30 ngày với lãi phạt (0%) • Ổn định (không kỳ hạn và có kỳ hạn) <30 ngày (5%) • Kém ổn định (không kỳ hạn và có kỳ hạn) <30 ngày (10%)

  25. Luồng tiền ra (tiếp) • Tài trợ bán buôn không có tài sản đảm bảo • Một phần tiền gửi doanh nghiệp có quan hệ kinh doanh được đảm bảo bởi Bảo hiểm tiền gửi (0%) • Khách hàng kinh doanh nhỏ ổn định (5%) • Khách hàng kinh doanh nhỏ kém ổn định hơn (10%) • Tiền gửi vì mục đích tác nghiệp của các thực thể pháp lý (25%) • Các doanh nghiệp phi tài chính, chính phủ, NHTW và PSEs (75%) • Các khách hàng là các thực thể pháp lý khác (100%)

  26. Luồng tiền ra (tiếp) • Tài trợ có đảm bảo • Các giao dịch được đảm bảo bằng tài sản có cấp 1 với bất kỳ đối tác nào (0%) • Các giao dịch được đảm bảo bằng tài sản có cấp 2 với một đối tác (15%) • Các giao dịch được đảm bảo bằng tài sản có không đủ tiêu chuẩn là tài sản có thanh khoản cao của các chính phủ sở tại, NHTW sở tại hoặc các pháp nhân thuộc khu vực công tại nước sở tại. (25%) • Tất cả các giao dịch được đảm bảo khác (100%)

  27. Luồng tiền ra (tiếp). • Các hạng mục khác như các cam kết chưa thực hiện, tài sản nợ liên quan đến các giao dịch phái sinh, các chứng khoản được đảm bảo bằng tài sản có, trái phiếu có bảo lãnh. • Sự xuất hiện của bảo hiểm tiền gửi không được xem là đủ để đánh giá một khoản tiền gửi là “ổn định”. • NBM phải nghiên cứu cách thức để tiền gửi bằng ngoại tệ cũng được tính đến (ví dụ tỉ lệ hoà vốn).

  28. Luồng tiền vào • Ngân hàng chỉ nên tính đến các luồng tiền vào đã có hợp đồng từ các khoản tín dụng đang được thực hiện đầy đủ và vì vậy ngân hàng không có lý do gì để cho rằng sẽ có rủi ro nợ xấu trong 30 ngày tiếp theo. • Ngân hàng và cơ quan quản lý nên chắc chắn rằng ngân hàng không quá phụ thuộc vào luồng tiền mặt vào từ một đối tác hoặc một số đối tác bán buôn nhất định. • Mức tối đa theo chuẩn mực là 75% tổng luồng tiền ra dự kiến.

  29. Luồng tiền vào (tiếp) • Một ngân hàng nên giả định rằng thoả thuận mua lại ngược hoặc thoả thuận vay chứng khoán được đảm bảo bằng tài sản có cấp 1 khi đáo hạn sẽ không bị đảo nợ và ko làm phát sinh bất cứ luồng tiền vào nào. • Cũng có một vài trường hợp ngoại lệ. • Không thể rút ra bất cứ số tiền trong khuôn khổ hạn mức tín dụng hoặc các công cụ tài chính khác mà ngân hàng nắm giữ tại các định chế khác để phục vụ cho mục đích của ngân hàng được. Các công cụ đó được tính trọng số bằng 0%.

  30. Các luồng tiền vào (tiếp). • Đối với tất cả các loại giao dịch khác, kể cả có đảm bảo và không đảm bảo, tỷ suất luồng tiền vào được quyết định theo đối tác.

  31. Tóm tắt trọng số luồng tiền vào • 0% • Tiền gửi tại các định chế đầu mối của mạng lưới các ngân hàng hợp tác. • Tiền gửi hoạt động tại các định chế tài chính khác. • Tín dụng hoặc khoản vay thanh khoản. • Hợp đồng repo ngược và cho vay chứng khoán có thế châp bằng tài sản có cấp 1. • 15% • Hợp đồng repo đảo ngược và cho vay chứng khoán có thế chấp bằng tài sản có cấp 2.

  32. Tóm tắt trọng số luồng tiền vào (tiếp). • 50% • Các khoản phải thu từ các đối tác bán lẻ. • Các khoản phải thu từ các đối tác bán buôn phi tài chính (các giao dịch không được thống kê riêng). • 100% • Hợp đồng repo đảo ngược và cho vay chứng khoán vay có thế chấp bằng các tài sản có khác. • Các khoản phải thu từ các định chế tài chính có các giao dịch không được thống kê riêng. • Các khoản phải thu phái sinh ròng.

  33. Tỉ lệ tài trợ ổn định thuần Số tiền sẵn sàng cho tài trợ ổn định Số tiền cần có cho tài trợ ổn định Phải lớn hơn 100%. • Sẽ không được áp dụng trước 1/1/2018. • Nói ngắn gọn, nó đảm bảo rằng các tài sản có dài hạn sẽ được tài trợ ít nhất là với một số tài sản nợ ổn định về kỳ hạn hoặc về danh mục rủi ro thanh khoản. • Khuyến khích các ngân hàng tăng thêm nguồn hỗ trợ dài hạn hơn. • Xem xét trong thời hạn một năm.

  34. Khái niệm • Vốn tài trợ ổn định – tỉ lệ các loại và giá trị của vốn và tài sản nợ được kỳ vọng là nguồn tài trợ đáng tin cậy và ổn định trong thời gian 1 năm trong điều kiện căng thẳng. • Vốn tài trợ ổn định khả dụng- được xác định là tổng giá trị các tài sản sau của một ngân hàng • Vốn; • Cổ phiếu ưu đãi với thời hạn bằng hoặc lớn hơn một năm; • Tài sản nợ có thời hạn đáo hạn một năm hoặc lâu hơn; • Một phần tiền gửi không kỳ hạn và/hoặc tiền gửi có kỳ hạn ít hơn một năm được dự kiến sẽ giữ lại tại định chế trong một thời gian dài hơn khi có các sự kiện không thuận lợi xảy ra bất ngờ, và • Một phần tài trợ cho bán buôn có kỳ hạn ít hơn một năm dự kiến sẽ giữ lại tại định chế trong thời gian các sự kiện không thuận lợi xảy ra bất ngờ. • Bao gồm tiền gửi ổn định và kém ổn định hơn của khách hàng bán lẻ và các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

  35. Các cấu phần của vốn tài trợ ổn định (ASF) và các hệ số ASF tương ứng

  36. ASF (tiếp)

  37. Khái niệm RSF đối với tài sản có và giao dịch ngoại bảng • Giá trị của vốn tài trợ ổn định theo yêu cầu của cán bộ thanh tra được đo lường bằng cách sử dụng các giả định của cơ quan giám sát về các đặc điểm theo nghĩa rộng của danh mục rủi ro thanh khoản của các tài sản có của ngân hàng, các giao dịch ngoại bảng và các hoạt động được lựa chọn khác. • Giá trị theo quy định của vốn tài trợ ổn định được tính là tổng của giá trị tài sản có định chế nắm giữ và tài trợ nhân với hệ số tài trợ ổn định yêu cầu (RSF) cụ thể được quy định đối với từng loại tài sản có, cộng với giá trị các giao dịch ngoại bảng (hoặc rủi ro thanh khoản tiềm ẩn) nhân với hệ số RSF tương ứng. • Tài sản có không bị cản trở không được xem là sẵn sàng để tài trợ trừ khi thời hạn không bị cản trở còn dưới 1 năm.

  38. Vốn tài trợ ổn định theo yêu cầu

  39. Các công cụ giám sát • Các ma trận hỗ trợ giúp cán bộ thanh tra giám sát rủi ro thanh khoản ở một ngân hàng: • Sự khớp nhau giữa các kỳ hạn hợp đồng • Mức độ tập trung hỗ trợ • Các tài sản có khả dụng không bị cản trở • Tỉ lệ LCR theo đồng tiền có ưu thế • Các công cụ giám sát liên quan đến thị trường

  40. Sự khớp nhau về kỳ hạn hợp đồng • Xác định chênh lệch giữa các nguồn thanh khoản vào và ra theo hợp đồng theo các khoảng thời gian. • Tối thiểu nên thu thập số liệu về tất cả các loại tài sản đã được liệt kê trong tỉ lệ LCR. Một số số liệu bổ sung như tỉ lệ nợ quá hạn (NPLs) cũng như vốn nên được báo cáo riêng. • Các số liệu này chỉ ra một ngân hàng dự kiến cần phải tăng các tài sản này lên bao nhiêu trong các khoảng thời gian nếu tất cả các luồng tiền ra được thực hiện vào ngày hiệu lực sớm nhất. Các ngân hàng được yêu cầu phải xác định biện pháp để xử lý chênh lệch đó. • Cán bộ thanh tra sẽ xác định mẫu cụ thể. • Các công cụ không có kỳ hạn nên được báo cáo riêng. • Các giả định • Không có kỳ vọng về việc đảo nợ các tài sản nợ • Và các giả định khác.

  41. Tài trợ tập trung • Số liệu này là phương tiện để xác định các nguồn tài trợ bán buôn có vai trò quan trọng mà nếu bị rút ra có thể sẽ dẫn đến các vấn đề về thanh khoản. • Các tài sản nợ tài trợ có nguồn gốc từ mỗi nhóm quan trọng/Tổng giá trị bảng cân đối tài sản của ngân hàng • Các tài sản nợ tài trợ có nguồn gốc từ sản phẩm hoặc công cụ quan trọng/Tổng giá trị bảng cân đối tài sản của ngân hàng • Danh mục các giá trị tài sản có và tài sản nợ theo đồng tiền quan trọng • Đối với hai số liệu đầu tiên, nên nhìn vào tổng số phần trăm và phần trăm thay đổi.

  42. Vốn tài trợ tập trung (tiếp) • Đối tác quan trọng – được xác định là một đối tác đơn lẻ hoặc nhóm các đối tác có liên quan hoặc trực thuộc nhau, tổng giá trị sổ sách chiếm hơn 1% tổng giá trị bảng cân đối tài sản của ngân hàng. • Công cụ/sản phẩm quan trọng – được xác định là một công cụ/sản phẩm đơn lẻ hoặc nhóm các công cụ/sản phẩm tương tự có giá trị tổng cộng chiếm hơn 1% giá trị bảng cân đối tài sản của ngân hàng. • Các đồng tiền quan trọng – được xác định là tổng các tài sản nợ được định giá bằng một đồng tiền đó có giá trị chiếm 5% trở lên giá trị bảng cân đối tài sản của ngân hàng.

  43. Tài sản có khả dụng không bị cản trở • Được xác định là tài sản có không bị cản trở khả dụng nếu có thể giao dịch trên thị trường thứ cấp và/hoặc đủ tiêu chuẩn để trao đổi với NHTW. • Ngân hàng nên báo cáo các số liệu này theo từng giai đoạn.

  44. Tính LCR theo đồng tiền chủ chốt • FX LCR = Dự trữ tài sản thanh khoản có chất lượng bằng một đồng tiền quan trọng/Tổng luồng tiền ra ròng của đồng tiền đó trong thời gian 30 ngày • Phải trừ đi rủi ro hối đoái. • Phải phản ánh khái niệm về tài sản có thanh khoản có chất lượng. • Đồng tiền được coi là “quan trọng” nếu tổng giá trị tài sản nợ được tính bằng đồng tiền đó chiếm 5% trở lên tổng giá trị tài sản nợ của ngân hàng. • Không có ngưỡng xác định. • Mục đích là cho phép ngân hàng và cán bộ thanh tra nhìn thấy các rủi ro tiềm ẩn về việc các chênh lệch vị thế của các đồng tiền có thể xảy ra trong thời gian kiểm tra sức chịu đựng.

  45. Các công cụ giám sát thị trường • Số liệu thị trường được cập nhật liên tục, ít hoặc không bị chậm chễ có thể được sử dụng là chỉ số cảnh báo sớm trong việc giám sát các khó khăn thanh khoản tiềm ẩn tại các ngân hàng. • Cán bộ thanh tra có thể sử dụng: • Thông tin trên thị trường • Giá cổ phiếu, thị trường công cụ nợ, thị trường hối đoái, thị trường hàng hóa • Thông tin về khu vực tài chính • Ví dụ như thông tin về thị trường cổ phiếu và công cụ nợ và rộng hơn là khu vực tài chính. • Thông tin cụ thể về ngân hàng • Ví dụ như giá cổ phiếu của ngân hàng, giá giao dịch trên thị trường tiền tệ, biên độ lãi, giá/lợi tức của các kỳ hạn vốn khác nhau.

  46. Báo cáo, chuẩn mực,…. • Sự khác nhau về các yêu cầu thanh khoản của nước nguyên xứ/sở tại, khi hợp nhất, các tham số về thanh khoản phải áp dụng theo các quy định của cơ quan quản lý nước nguyên xứ đối với tất cả các pháp nhân hợp nhất trừ việc xử lý tiền gửi bán lẻ/SMEs phải tuân theo các yêu cầu của nước sở tại.

  47. Khung thời gian • QIS phải được tiến hành với việc sử dụng số liệu từ cuối năm 2010 đến giữa năm 2011 sử dụng các cấu phần để tính tỉ lệ LCR và NSFR. • Báo cáo cho NBM qua các giai đoạn quan sát, dự kiến bắt đầu từ 1/1/2012 với 2 chuẩn mực, bao gồm toàn bộ các tỉ lệ và thông tin của các cấu phần. • Uỷ ban Basel đang chuẩn bị sửa đổi nếu cần thiết- đối với LCR là giữa năm 2013 và giữa năm 2016 đối với NSFR. • Tiêu chuẩn LCR sẽ được công bố vào ngày 1/1/2015 và NSFR sẽ được công bố vào ngày 1/1/2018.

More Related