990 likes | 1.59k Views
BÀI 4: CÔNG DÂN BÌNH ĐẲNG TRƯỚC PHÁP LUẬT (tiết 1). Điều 52 Hiến pháp 1992 Nước CHXHCN Việt Nam quy định: “ Mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật”.
E N D
BÀI 4: CÔNG DÂN BÌNH ĐẲNG TRƯỚC PHÁP LUẬT(tiết 1)
Điều 52 Hiến pháp 1992 Nước CHXHCN Việt Nam quy định: “Mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật” Em có nhận xét gì về suy nghĩ của người đàn ông trong vở kịch trên? Những suy nghĩ đó có phù hợp với thời đại ngày nay hay không? Vậy, bình đẳng trước pháp luật nghĩa là gì? Để tìm hiểu khái niệm này chúng ta cùng theo dõi một tình huống nhỏ do nhóm kịch Líu Lo thể hiện
Bình đẳng trước pháp luật nghĩa là gì? Bình đẳng trước pháp luật có nghĩa là mọi công dân, nam, nữ thuộc các dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo, thành phần, địa vị xã hội khác nhau đều không bị phân biệt đối xử trong việc hưởng quyền, nghĩa vụ và chịu trách nhiệm pháp lý theo quy định của pháp luật Quyền bình đẳng trước pháp luật được thể hiện trong các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa – xã hội
1. Công dân bình đẳng về quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm pháp lýa. Công dân bình đẳng về quyền, nghĩa vụ Công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ có nghĩa là bình đẳng về hưởng quyền và làm nghĩa vụ trước Nhà nước và xã hội, quyền và nghĩa vụ không tách rời nhau Công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ được thể hiện như sau:
Thứ nhất, Mọi công dân đều được hưởng quyền và phải thực hiện nghĩa vụ của mình Quyền: bầu cử, ứng cử, sở hữu, thừa kế, các quyền tự do cơ bản và quyền dân sự, chính trị khác…
Nghĩa vụ: bảo vệ Tổ quốc, lao động công ích, đóng thuế… Quyền và nghĩa vụ của công dân đều phải thực hiện theo quy định của pháp luật
Thứ hai, quyền và nghĩa vụ của công dân không bị phân biệt bởi nam, nữ, dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo, giàu nghèo, thành phần, địa vị xã hội… Cùng suy nghĩ tình huống sau: Trong lớp học của em, có bạn được miễn hoặc giảm học phí so với các bạn khác; có bạn được lãnh học bổng, còn các bạn khác thì không; có bạn được tuyển thẳng vào đại học, còn các bạn khác phải dự thi; các bạn nam đủ 18 tuổi thì phải đăng ký nghĩa vụ quân sự, còn các bạn nữ không phải thực hiện nghĩa vụ này… Theo em, những ví dụ trên đây có được coi là bình đẳng không? Vì sao?
Trong cùng một điều kiện như nhau, công dân được hưởng quyền và nghĩa vụ như nhau. Nhưng mức độ sử dụng các quyền và nghĩa vụ đó đến đâu phụ thuộc rất nhiều vào khả năng, điều kiện và hoàn cảnh của mỗi người.
Vậy, Công dân thực hiện quyền bình đẳng dựa trên cơ sở nào?Quyền và nghĩa vụ của công dân do Hiến pháp và luật quy định Vậy, theo em, để công dân được bình đẳng về quyền và nghĩa vụ Nhà nước có nhất thiết phải quy định các quyền và nghĩa vụ của công dân vào Hiến pháp và luật không? Tại sao? Bản thân em được hưởng quyền và thực hiện nghĩa vụ gì theo quy định của pháp luật?
Tình huống: Nhà nước quy định điểm ưu tiên cho các thí sinh thuộc người dân tộc thiểu số, con thương binh, con liệt sĩ trong kì thi đại học cao đẳng. theo em, điều đó có ảnh hưởng tới nguyên tắc mọi công dân được đối xử bình đẳng về quyền và cơ hội học tập không?
Nhà nước có vai trò quan trọng trong việc bảo đảm cho công dân thực hiện quyền và nghĩa vụ một cách bình đẳng. công dân cần thực hiện tốt các nghĩa vụ được Hiến pháp và luật xác định là điều kiện để sử dụng quyền của mình.
b.Công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lí Bình đẳng về trách nhiệm pháp lí là bất kỳ công dân nào vi phạm pháp luật đều bị xử lí bằng các chế tài theo quy định của pháp luật. Câu hỏi: Em hãy cho ví dụ về một số vụ án ở nước ta hiện nay không phụ thuộc người đó là ai, giữ chức vụ gì?
Ví dụ: Vụ án PU18 Bùi Tiến Dũng
Nguyên tắc bảo đảm mọi công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lí • Truy cứu trách nghiệm pháp lí đối với chủ thể có hành vi vi phạm được quy định trong pháp luật và chỉ trong giới hạn mà pháp luật quy định do cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng. • Truy cứu trách nhiệm phải kịp thời, chính xác, công bằng, hợp lí. • Bình đẳng trước tòa.
Ví dụ: Điều 102 Bộ luật hình sự quy định: “Người nào thấy người khác ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, tuy có điều kiện mà không cứu giúp, dẫn đến hậu quả người đó chết thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến 2 năm hoặc phạt tù từ 2 tháng đến 2 năm.”
Tình huống: • Anh A 26 tuổi, phạm tội giết, bị tòa án tuyên phạt 30 năm tù giam. • Cậu B 15 tuổi, phạm tội giết, bị tòa án tuyên phạt 15 năm tù giam. Câu hỏi: Trường hợp của anh A và cậu B có bị coi là bất bình đẳng về trách nghiệm pháp lí không? Vì sao?
Đáp án • Không • Vì khi công dân vi phạm pháp luật, họ đều đuợc xem xét về độ tuổi, trạg thái, tâm lí, lỗi, động cơ, mục đích, hậu quả, mức độ nguy hiểm của hành vi vi phạm pháp luật. • Điều này thể hiện tính nhân đạo của pháp luật Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Kết luận Như vậy, áp dụng trách nghiệm pháp lí khôngchỉ có tác dụng trừng phạt mà còn có tác dụng răn đe những người khác, giáo dục họ và mọi công dân có ý thức tôn trọng và thực hiện pháp luật nghiêm minh, từng bước loại trừ hiện tượng vi phạm pháp luật ra khỏi đời sống xã hội, góp phần xây dựng đất nước ta ngày càng văn minh, giàu đẹp hơn.
Tiết 2. Bình Đẳng Trong Hôn Nhân Và Gia Đình
Theo em mục đích của hôn nhân là gì? • Hôn nhân là quan hệ giữa vợ và chồng sau khi đã kết hôn. • Hôn nhân nhằm mục đích xây dựng gia đình hạnh phúc, hòa thuận, và thực hiện chức năng sinh con, nuôi dạy con, tổ chức đời sống vật chất và tinh thần của gia đình. Một trong những nguyên tắc của chế độ hôn nhân và gia đình ở nước ta là bình đẳng giữa vợ và chồng, bình đẳng giữa các thành viên trong gia đình.
a.Bình đẳng trong hôn nhân. * Trong quan hệ nhân thân. Tình huống: Chồng chị A ngoại tình, chị A biết chuyện đã đem chuyện chồng mình ngoại tình đi rêu rao cho cả cơ quan chồng chị biết chuyện. với ý định để chồng chị xấu hổ không dám làm thế nữa, ân hận rồi quay về với vợ, con. Theo em cách cư xử của chi A như vậy có đúng không? Vì sao?
- Vợ, chồng có nghĩa vụ ngang nhau trong việc lựa chọn nơi cư trú.- Tôn trong và giữ gìn danh dự nhân phẩm, uy tín của nhau.- Tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhau.- Giúp đỡ nhau, tạo điều kiện cho nhau phát triển về mọi mặt
* Trong quan hệ tài sản. • Tình huống:một người chồng do quan niệm vợ mình không đi làm, chỉ ở nhà làm công việc nội trợ, không thể quyết định được việc lớn, nên khi bán xe ( tài sản chung của vợ chồng đang sử dụng vào công việc kinh doanh của gia đình ) đã không bàn bạc với vợ. Người vợ phản đối không đồng ý bán. Theo em người vợ có quyền đó không? Vì sao?
- Quyền và nghĩa vụ về tài sản giữa vợ và chồng bao gồm: Quyền sở hữu tài sản, quyền thừa kế, quyền và nghĩa vụ cấp dưỡng.- Vợ, chồng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau đối với tài sản chung. Tình huống: trước khi kết hôn anh A được nhận thừa kế một căn nhà của ông Chú. Sau khi kết hôn với chị B, anh A đem bán căn nhà đó mà không cần hỏi ý kiến của vợ. Như vậy anh A có được quyền đó không? Vì sao?
-Ngoài ra pháp luật còn thừa nhận vợ chồng có quyền có tài sản riêng, có quyền chiếm hữu, định đoạt tài sản riêng của mình. Theo em, việc thừa nhận sở hữu tài sản riêng của vợ, chồng có mâu thuẫn với nguyên tắc bình đẳng giữa vợ và chồng không?
Quan hệ vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân Vợ chồng bình đẳng với nhau Trong quan hệ thân nhân Trong quan hệ tài sản Có nghĩa vụ và quyền ngang nhau
b.Bình đẳng giữa các thành viên trong gia đình. * Quan hệ giữa cha mẹ và con.
Tình huống: Gia đình anh A và chị B có hai đứa con, anh A đi làm và giao toàn quyền quản lý và nuôi dạy con cái cho vợ. Anh A cho rằng mình đi làm kiếm tiền còn vợ ở nhà nuôi day con cái, trông nom nhà cửa, mỗi người một việc. Nên anh A không quan tâm gì đến việc dạy dỗ con cái. Quan điểm của anh A có đúng không? Vì sao? ● Đối với Cha mẹ ( kể cả bố dượng và mẹ kế) • Có quyền và nghĩa vụ ngang nhau đối với con. - Cha mẹ đại diện trước pháp luật cho con chưa thành niên và con đã thành niên nhưng mất năng lực hành vi dân sự.
Tình huống: do hoàn cảnh gia đìmh khó khăn, đứa con lớn (14 tuổi) của ông A phải nghỉ học phụ giúp bố mẹ kiếm tiền nuôi các em. Như vậy có phải ông A đã lạm dụng sức lao động của con chưa thành niên? Ý kiến của em như thế nào? - Cha mẹ không được phân biệt đối xử giữa các con, không được lạm dụng sức lao động của con chưa thành niên, không xúi dục, ép buộc con làm những việc trái pháp luật.
Trong thực tế các em đã nghe kể hoặc thấy trường hợp cha mẹ ngược đãi hoặc xúi dục, ép buộc con làm những việc trái đạo đức, trái pháp luật chưa? Nếu rơi vào hoàn cảnh đó theo em phải làm gì? ● Đối với con: - Các con có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong gia đình. - Con có bổn phân yêu quý, kính trọng, chăm sóc nuôi dương cha mẹ. - Con không được có hnàh vi xúc phạm ngược đãi cha mẹ.
* Quan hệ giữa ông bà và cháu. Theo em, ông bà có quyền và nghĩa vụ gì đối với cháu?
● Đối với ông bà (nội, ngoại)- Có nghĩa vụ và quyền trông nom, chăm sóc, giáo dục cháu, sống mẫu mực và nêu gương tốt cho con cháu. ●Đối với cháu: - Có bổn phận kính trọng, chăm sóc, phụng dưỡng ông bà ( nội, ngoại). Theo em, là cháu thì phải có bổn phận gì với ông bà?
* Quan hệ giữa anh chị em. ● Đối với anh, chị, em: - Có bổn phận thương yêu, chăm sóc, giúp đỡ nhau. - Có nghĩa vụ và quyền đùm bọc, nuôi dưỡng nhau.
c. Nhà nước đối với việc bảo đảm quyền bình đẳng trong hôn nhân và gia đình. Chế độ phong kiến trước đây công nhận “ nam thì năm thê bảy thiếp, gái chính chuyên chỉ có một chồng”. Hiện nay, luật hôn nhân và gia đình nước ta chỉ cho phép và bảo vệ chế độ một vợ, một chồng, nhưng tư tưởng nàycòn ảnh hưởng tới nam giới không? Biểu hiện ra sao? Nhà nước bảo đảm thực hiện bằng cách nào?
● Nhà nước có chính sách, biện pháp tạo điều kiện cho các công dân nam, nữ xác lập hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, thực hiện đầy đủ chức năng của mình. ● Bất kể người nào có hành vi vi phạm pháp luật về hôn nhân và gia đình thì tùy theo tính chất , mức độ vi phạm mà xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự. Hành vi bạo hành trong gia đình
Những nạn nhân của bạo hành gia đình Tình trang bạo lực trong gia đình mà nạn nhân là phụ nữ, trẻ em. Theo em có phải là biểu hiên bất bình đẳng hay không? Vì sao?
●Mọi hành vi vi phạm pháp luật về hôn nhân và gia đình được xử lý kịp thời , nghiêm minh, đúng pháp luật. * Kết luận:Nhà nước bảo đảm cho quyền và lợi ích hợp pháp của các thành viên trong gia đình được thực hiện. Cùng với Nhà nước, từng thành viên trong gia đình cần tự giác thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình để xây dựng gia đình hòa thuận, ấm no, tiến bộ, hạnh phúc.
3. Bình đẳng trong lao động Lao động là vinh quang Lao động là quyền và nghĩa vụ của công dân. Ở mỗi chế độ xã hội khác nhau thì quyền và nghĩa vụ đó được thể hiện khác nhau. Pháp luật Việt Nam thừa nhận sự bình đẳng của công dân trong lao động. Bác Hồ
a, Công dân bình đẳng trong thực hiện quyền lao động Quyền lao động là gì? • Quyền lao động được hiểu là người lao động có quyền tự do sử dụng sức lao động của mình trong việc tìm kiếm, lựa chọn việc làm, có quyền làm việc cho bất kỳ người sử dụng lao động nào và ở bất cứ nơi nào mà pháp luật không cấm. • Cơ sở quyền lao động là: Giới tính Dân tộc Tín ngưỡng Không bị phân biệt đối xử theo Nguồn gốc gia đình Thành phần kinh tế Chính trị
Tình huống • Doanh nghiệp dày gia X cần tuyển 100 lao động vào làm công nhân. Yêu cầu là tuổi từ 18 đến 35, có sức khỏe tốt. Sau khi thông báo tuyển dụng có rất nhiều người đến xin việc (số người xin việc nhiều gấp hai lần số người cần tuyển). Cuối cùng doanh nghiệp dày gia X cũng tuyển đủ người. Trong những lao động vừa được tuyển có 90 người là nam giới chỉ có 10 người là nữ giới, mặc dù điều kiện của lao động nam và nữ tới tuyển dụng là ngang nhau. Em hãy cho biết quan điểm của mình trước tình huống đó? Như vậy là ở tình huống này không có sự bình đẳng trong việc thực hiện quyền lao động. Vì vậy mà cơ hội tìm việc làm của lao động nữ khó khăn hơn lao động nam.
Dân tộc kinh Dân tộc ít người
Nếu em là chủ doanh nghiệp dày gia X em có yêu cầu gì khi tuyển dụng lao động? Vì sao? Yêu cầu người lao động phải có đủ sức khỏe, phải có trình độ chuyên môn kĩ thuật, ai đáp ứng được nhu cầu công việc đặt ra, thì sẽ nhận vào làm không phân biệt nam hay nữ. Vì có sức khỏe mới làm việc được, bên cạnh đó phải có trình độ chuyên môn kĩ thuật thì mới làm tốt công việc, năng suất lao động cao... Như vậy, việc làm là vấn đề mấu chốt đầu tiên để người lao động thực hiện quyền lao động của mình. Tuy công dân thực hiện quyền lao động trên cơ sở bình đẳng, nhưng những người có tay nghề giỏi, trình độ chuyên môn kĩ thuật cao sẽ được hưởng ưu đãi mà không bị coi là phân biệt đối xử trong lao động.
Ví dụ:trong một công ty may A, ở bộ phận thiết kế mẫu sản phẩm, có chị Hoa tay nghề cao. Chị đã thiết kế được nhiều mẫu sản phẩm quần áo chất lượng, hợp thời trang, nên có rất nhiều khách hàng đặt mua sản phẩm của công ty may A do chị thiết kế. Chính vì vậy, công ty A trả lương cho chị gấp hai lấn so với những nhà thiết kế bình thường khác trong công ty. Như thế không được coi là sự phân biệt đối xử trong thực hiện quyền lao động của công ty may A. Mà là chế độ ưu đã đối với người có trình độ chuyên môn kĩ thuật cao của công ty này.
Kết luận:Mọi người đều có quyền làm việc, tự do lựa chọn việc làm và nghề nghiệp phù hợp khả năng của mình, đó là cơ sở để công dân bình đẳng trong thực hiện quyền lao động.
b. Công dân bình đẳng trong giao kết hợp đồng lao động Lễ kí kết hợp đồng lao động Bình đẳng trong kí kết hợp đồng lao động
Ví dụ:Anh Thành đến công ti may X kí kết hợp đồng lao động với giám đốc công ti. Qua trao đổi từng điều khoản, hai bên đã thỏa thuận kí hợp đồng dài hạn (việc kí kết hợp đồng được thực hiện trên cơ sở tự nguyện). Các nội dung thỏa thuận như sau:Công việc anh Thành làm là thiết kế mẫu sản phẩmThời giờ làm việc: mỗi ngày 8 giờ, mỗi tuần 40 giờThời giờ nghỉ ngơi: nghỉ ngoài giờ làm việc theo hợp đồng, nghỉ lễ, nghỉ tết, nghỉ ốm…theo quy định của pháp luật.Tiền lương: 3 triệu đồng / tháng trên cơ sở chấp hành tốt kỉ luật lao động theo quy định.Thời hạn hợp đồng…Địa điểm làm việc…Bảo hiểm xã hội của anh Thành…Bảo hộ lao động…
Qua ví dụ trên em hãy cho biết hợp đồng lao động là gì? Tại sao người lao động và người sử dụng lao động phải kí kết hợp động lao động? Các nguyên tắc của việc ký kết hợp đồng lao động? • Hợp đồng lao động là sự thỏa thuận giữa người lao động với người sử dụng lao động về việc làm có trả công, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động. • Khi kí kết hợp đồng lao động đã thể hiện sự ràng buộc trách nhiệm giữa người lao động với tổ chức hoặc cá nhân thuê mướn, sử dụng lao động. Nội dung hợp đồng lao động là cơ sở pháp lí để pháp luật bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cả hai bên, đặc biệt là đối với người lao động