1 / 174

TẬP HUẤN CÁC QUY TRÌNH THỰC HÀNH CHUẨN TRONG CHĂN NUÔI HEO AN TOÀN

TẬP HUẤN CÁC QUY TRÌNH THỰC HÀNH CHUẨN TRONG CHĂN NUÔI HEO AN TOÀN. L ỜI NÓI ĐẦU.

Samuel
Download Presentation

TẬP HUẤN CÁC QUY TRÌNH THỰC HÀNH CHUẨN TRONG CHĂN NUÔI HEO AN TOÀN

An Image/Link below is provided (as is) to download presentation Download Policy: Content on the Website is provided to you AS IS for your information and personal use and may not be sold / licensed / shared on other websites without getting consent from its author. Content is provided to you AS IS for your information and personal use only. Download presentation by click this link. While downloading, if for some reason you are not able to download a presentation, the publisher may have deleted the file from their server. During download, if you can't get a presentation, the file might be deleted by the publisher.

E N D

Presentation Transcript


  1. TẬP HUẤNCÁC QUY TRÌNH THỰC HÀNH CHUẨN TRONG CHĂN NUÔI HEO AN TOÀN

  2. LỜI NÓI ĐẦU • Quy trình thực hành chuẩn trong chăn nuôi heo an toàn (Standard Operational Procedures viết tắt là Quy trình) được xây dựng bởi nhóm chuyên gia kỹ thuật Dự án “Xây dựng và Kiểm soát chất lượng nông sản thực phẩm”. • Các quy trình thực hành chuẩn trong chăn nuôi heo an toàn được trình bày theo mẫu chung gồm 6 nội dung: 1. Phạm vi 2. Trách nhiệm 3. Thời điểm thực hiện 4. Quy trình 5. Hành động khắc phục 6. Hồ sơ ghi chép, biểu mẫu

  3. MỤC LỤC

  4. Quy trình chuẩn 1 MUA VÀ TIẾP NHẬN HEO CON (ĐỂ NUÔI VỖ BÉO), VẬT TƯ, TRANG THIẾT BỊ CHĂN NUÔI VÀO TRẠI

  5. Quy trình chuẩn 1 1. Phạm vi Quy trình này được áp dụng đối với tất cả heo con, vật tư, trang thiết bị được mua và nhập vào trại chăn nuôi heo thịt.

  6. Quy trình chuẩn 1 2. Trách nhiệm Chủ trại hoặc Giám đốc trại

  7. Quy trình chuẩn 1 3. Thời điểm thực hiện Mỗi lần mua và nhập heo con, vật tư, trang thiết bị chăn nuôi vào trại.

  8. Quy trình chuẩn 1 4. Quy trình: • Đối với heo con giống: • Chỉ mua heo từ trang trại/cơ sở sản xuất giống được chứng nhận an toàn dịch (VD: An toàn dịch bệnh đối với bệnh LMLM, Dịch tả heo) • Đàn heo nhập vào trại phải có giấy chứng nhận kiểm dịch (do cơ quan thú y cấp). • Phải kiểm tra kỹ tất cả heo nhập trại để khẳng định đàn heo khỏe mạnh. (VD: chọn heo con có đặc điểm mông vai nở, chân thanh vững chắc, bụng gọn, lông thưa, da mỏng, hồng hào…) • Nhốt riêng heo mới nhập 15 ngày để theo dõi trước khi nhập trại. Ghi chép tất cả các biểu hiện bệnh của heo trong qua trình nuôi thích nghi.

  9. Quy trình chuẩn 1 Đối với heo con giống (tt) • Khi bạn được thông báo heo có mang kim gãy, cần đánh dấu heo đó và ghi vào hồ sơ theo dõi • Trường hợp heo đã được tiêm phòng hoặc điều trị bằng kháng sinh từ trang trại bán heo, bạn phải điền thông tin vào “Hồ sơ hoặc phiếu nhập heo đã điều trị” và không được xuất bán những heo này để giết mổ trước khi kết thúc thời gian ngừng thuốc. Tên, địa chỉ doanh nghiệp hoặc trang trại cung cấp heo phải được lưu trong hồ sơ. • Ghi chép thông tin nhập heo vào phiếu ghi chép theo dõi mua heo giống

  10. Quy trình chuẩn 1 Đối với thiết bị, vật tư • Nếu mua vật tư, thiết bị cũ (máng ăn, núm uống, tấm lót sàn…) thì trước khi đưa vào trại phải vệ sinh sạch sẽ. • Tất cả thiết bị (cũ, mới) vào trại phải được khử trùng trước khi dùng.

  11. Quy trình chuẩn 1 5. Hành động khắc phục Trường hợp thiếu thông tin về các bệnh đã tiêm phòng PHẢI yêu cầu người bán cung cấp bổ sung.

  12. Quy trình chuẩn 1 6. Hồ sơ ghi chép, biểu mẫu • Bản photocopy hóa đơn mua heo, Giấy chứng nhận kiểm dịch • Biểu ghi chép theo dõi mua heo con để nuôi thịt.

  13. Quy trình chuẩn 1 Biểu 1. Biểu ghi chép theo dõi mua heo con để nuôi thịt

  14. Quy trình chuẩn 1

  15. Quy trình chuẩn 1

  16. Quy trình chuẩn 1

  17. Quy trình thực hành chuẩn 2 MUA, TIẾP NHẬN VÀ BẢO QUẢN THỨC ĂN

  18. Quy trình chuẩn 2 1. Phạm vi Quy trình này được áp dụng đối với tất cả các loại nguyên liệu và thức ăn chăn nuôi được mua để sử dụng trong trang trại chăn nuôi heo thịt.

  19. Quy trình chuẩn 2 2. Trách nhiệm Người chịu trách nhiệm mua thức ăn, người quản lý trang trại hoặc thủ kho

  20. Quy trình chuẩn 2 3. Thời điểm thực hiện Khi mua, nhập thức ăn vào kho và trong quá trình bảo quản.

  21. Lưu đồ TĂCN trong trang trại Mua TA HH hoàn chỉnh Mua ng/liệu đơn Nhập kho Nhập kho Bảo quản Bảo quản Phân phối r Nghiền Phân phối Vật nuôi Phân phối Trộn Vật nuôi Bảo quản Vật nuôi Phân phối Vật nuôi 4. Quy trình Ngô, Khô dầu, bột cá, khoáng, premix, thức ăn bổ sung có thuốc /không có thuốc … 22

  22. Quy trình chuẩn 2 4. Quy trình • Khi mua thức ăn: • Lựa chọn nhà cung cấp thức ăn có uy tín • Phải có hợp đồng mua bán, hóa đơn xuất kho (lưu ý các điều khoản ghi trong hợp đồng: thời gian thực hiện, giá cả, chủng loại, chất lượng, phương thức thanh toán, trách nhiệm của mỗi bên v.v..)‏VD: thức ăn không có các chất trong “danh mục các chất bị cấm sử dụng trong thức ăn” • Chỉ mua loại thức ăn đã công bố tiêu chuẩn cơ sở • Dựa vào điều khoản hợp đồng, thủ kho hoặc người có trách nhiệm phải kiểm tra. VD: Lựa chọn loại thức không bị mốc, không có mùi ôi, chua.

  23. Quy trình chuẩn 2 Khi tiếp nhận thức ăn: Kiểm tra các thông tin sau đây: • Tên (loại) thức ăn và số lượng • Tên và địa chỉ của nhà sản xuất • Số lô, ngày sản xuất và hạn sử dụng • Chỉ tiêu chất lượng dinh dưỡng của từng loại thức ăn • Hướng dẫn sử dụng (bao gồm loại gia súc, lượng thức ăn sử dụng và thời gian ngừng sử dụng trước khi giết mổ - nếu là thức ăn có thuốc). • Những cảnh báo nếu có khi sử dụng • Kiểm tra bao đựng (hư hỏng hay còn nguyên vẹn) • Kiểm tra chất lượng bằng cảm quan (màu sắc, mùi, mốc v.v… )

  24. Quy trình chuẩn 2 Khi tiếp nhận thức ăn(tt): • Kiểm tra màu sắc, mùi, nấm mốc và sự có mặt của vật ngoại lai (mảnh kim loại, nhựa, gỗ, dây…) có thể ảnh hưởng đến sức khỏe gia súc khi tiếp nhận nguyên liệu thô (ngô, đậu tương, bột cá ...) • Khi tiếp nhận premix có trộn dược phẩm hay không trộn dược phẩm, bạn phải kiểm tra: • Tên sản phẩm và số lượng • Tên và địa chỉ của nhà sản xuất • Sản phẩm được phép lưu hành • Số lô, ngày sản xuất và hạn sử dụng • Hướng dẫn sử dụng (bao gồm loại gia súc, lượng thức ăn sử dụng và thời gian ngừng sử dụng trước khi giết mổ).

  25. Quy trình chuẩn 2 Kho lưu giữ: • Thường xuyên bảo dưỡng kho, đồ dùng vận chuyển, máng ăn và thiết bị phân phối thức ăn; kiểm tra tường bao, cửa sổ, cửa ra vào để tránh sự xâm nhập của chuột bọ, chim hoang dại. • Phải có khu riêng biệt để lưu giữ thức ăn chứa thuốc, có biểu báo rõ ràng. Ghi nhớ nguyên tắc: thức ăn vào trước dùng trước, vào sau dùng sau • Không được bảo quản thức ăn lẫn với các loại hóa chất độc hại (dầu máy, phân bón, thuốc trừ sâu, thuốc sát trùng v.v…)

  26. Quy trình chuẩn 2 Kho lưu giữ (tt): • Thức ăn phải được bảo quản trong điều kiện thích hợp (kho không bị dột, hắt, nhiệt độ không quá cao, thông thoáng; xử lý nguyên liệu trước khi bảo quản nếu thấy cần thiết nhằm đảm bảo cho thức ăn không bị mối mọt, không bị mốc và không bị hư hỏng). • Các bao thức ăn phải được đặt trên bệ kê cách mặt đất (khoảng 0,1m), không được để sát tường nhà kho, có lối đi xung quanh, giữa các lô thức ăn phải có khoảng cách V…v…

  27. Quy trình chuẩn 2 Tại trại nuôi : • Có dụng cụ chứa thức ăn; có khu riêng để chứa thức ăn có thuốc • Có dụng cụ chứa riêng thức ăn có thuốc (nếu có thể). • Làm vệ sinh sạch sẽ và lọai bỏ toàn bộ thức ăn tồn đọng trong dụng cụ chứa nếu có sự thay đổi khẩu phần ăn.

  28. Quy trình chuẩn 2 5. Hành động khắc phục: • Trường hợp người bán cung cấp sai sản phẩm, phải trả lại cho nhà cung cấp. • Nếu chưa đủ thông tin, phải liên lạc với nhà cung cấp thức ăn để yêu cầu bổ sung những thông tin chi tiết còn thiếu • Nếu có nhiếm chéo TĂ có thuốc/ thông báo cho cán bộ kỹ thuật và chủ trang trại; Chỉ dùng TĂ đã bị nhiễm chéo cho đúng loại lợn được phép dùng.

  29. Quy trình chuẩn 2 6. Hồ sơ ghi chép, biểu mẫu: Phiếu ghi chép thông tin về nhập kho nguyên liệu và thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh có thuốc.

  30. Quy trình chuẩn 2 Biểu 2. Phiếu ghi chép thông tin về nhập kho nguyên liệu thức ăn có thuốc

  31. Quy trình chuẩn 2 Biểu 3. Phiếu ghi chép thông tin về nhập kho thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh có thuốc

  32. Quy trình chuẩn 2 Quyết định số 54/2002/QĐ-BNN Các chất cấm sử dụng trong chăn nuôi

  33. Quy trình chuẩn 2 Có biện pháp ngăn chặn loài gặm nhấm và chim hoang dã

  34. Quy trình chuẩn 2 Kho không đảm bảo vệ sinh

  35. Quy trình chuẩn 2 Ngô bị nấm mốc

  36. Quy trình chuẩn 2 Ngô bị nấm mốc khi lưu giữ trong kho

  37. Quy trình chuẩn 2 Phân biệt ngô bị nấm mốc khi lưu giữ trong kho

  38. Quy trình chuẩn 2 Thức ăn phải được kê trên bệ và xếp theo từng loại riêng biệt

  39. Quy trình thực hành chuẩn 3 TRỘN THỨC ĂN

  40. Quy trình chuẩn 3 1. Phạm vi Quy trình thực hành chuẩn về trộn thức ăn được áp dụng đối với tất cả các loại nguyên liệu cũng như thiết bị dùng để phối trộn và bảo quản thức ăn cho heo nuôi thịt tại trang trại.

  41. Quy trình chuẩn 3 2. Trách nhiệm Công nhân trộn thức ăn và chủ trang trại.

  42. Quy trình chuẩn 3 3. Thời điểm thực hiện Mỗi mẻ trộn

  43. Quy trình chuẩn 3 4. Quy trình • Phải thực hiện thường xuyên và đầy đủ các quy định hiện hành về quản lý thức ăn chăn nuôi • Trang trại phải có công thức phối trộn (loại khẩu phần, tên nguyên liệu, số lượng từng loại nguyên liệu, bao bì hoặc dụng cụ chứa đựng phải có sẵn tại nơi trộn thức ăn). • Kiểm tra cảm quan các chỉ tiêu như: màu sắc, mùi vị, ẩm độ của từng loại nguyên liệu trước khi phối trộn. Phải đảm bảo rằng nguyên liệu đặc trưng và còn tốt mới đưa vào phối trộn. Không sử dụng nguyên liệu để phối trộn nếu phát hiện có mối mọt, màu sắc không đặc trưng hoặc có hàm lượng độ ẩm cao bất thường

  44. Quy trình chuẩn 3 Quy trình (tt) • Làm vệ sinh dụng cụ chứa đựng, thiết bị nghiền, trộn trước khi sử dụng. • Hàng năm kiểm định dụng cụ cân đo và kiểm tra lại trước mỗi lần phối trộn. • Dụng cụ đựng và thiết bị vận chuyển thức ăn phải được sử dụng riêng biệt • Chỉ sử dụng thiết bị trộn còn tốt. Đối với nguyên liệu chứa thuốc bổ sung với số lượng nhỏ trong khẩu phần trước khi đưa vào trộn chung cần pha loãng bằng loại nguyên liệu có số lượng lớn (VD: cám, ngô, khô dầu v.v…). Lưu ý thời gian trộn để đảm bảo thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh được trộn đồng đều.

  45. Quy trình chuẩn 3 Quy trình (tt) • Khi trộn thức ăn, lưu ý để giảm tối đa sự nhiễm chéo, đặc biệt từ các mẻ trộn có chứa kháng sinh chuyển sang mẻ không có kháng sinh. • Để tránh nhiễm chéo, cần trộn loại thức ăn không bổ sung kháng sinh trước, thức ăn không có bổ sung kháng sinh sau hoặc dùng nguyên liệu từ ngũ cốc, khô dầu để tráng máy, sau đó sử dụng số nguyên liệu này cho lần trộn thức ăn có chứa cùng loại kháng sinh sau đó.

  46. Quy trình chuẩn 3 Quy trình (tt) • Tên người trộn, công thức phối trộn phải được ghi chép. • Loại thức ăn có bổ sung thuốc cần ghi chép và lưu giữ mẫu; vào sổ ghi chép các thông tin sau đây: loại thuốc sử dụng, hàm lượng, loại gia súc sử dụng, thời gian sử dụng, thời gian ngưng thuốc • Lưu mẫu thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh hoặc nguyên liệu dung để phối trộn thức ăn cho heo giai đoạn vỗ béo sau khi xuất bán 2 tuần.

  47. Quy trình chuẩn 3 5. Hành động khắc phục • Trường hợp thiết bị trộn thức ăn có thuốc không được làm sạch, nếu nghi ngờ có khả năng gây nhiễm chéo thì áp dụng thời gian ngưng thuốc cho toàn đàn nuôi vỗ béo và thông báo cho cán bộ kỹ thuật hoặc bác sỹ thú y. • Trường hợp có nhiễm chéo, cần phối trộn lại khẩu phần để loại thức ăn có thuốc chỉ sử dụng cho đúng đối tượng. • Ghi chép lại toàn bộ hành động khắc phục.

  48. Quy trình chuẩn 3 6. Hồ sơ ghi chép, biểu mẫu Biểu 4. Mẫu ghi chép về thông tin trộn thức ăn

  49. Quy trình thực hành chuẩn 4 PHÂN PHỐI THỨC ĂN CHO HEO

More Related