380 likes | 883 Views
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ LUẬT SO SÁNH. TS. Bùi Nguyên Khánh Viện Nhà nước và Pháp luật. PHẦN THỨ NHẤT NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ THUYẾT VỀ LUẬT SO SÁNH. Về tên gọi. Luật so sánh Luật đối chiếu Luật học so sánh Tiếng Anh: Comparative Law Tiếng Đức: Rechtsvergleichung Tiếng Pháp: Droit Compare.
E N D
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ LUẬT SO SÁNH TS. Bùi Nguyên Khánh Viện Nhà nước và Pháp luật
PHẦN THỨ NHẤTNHỮNG VẤN ĐỀ LÝ THUYẾT VỀ LUẬT SO SÁNH
Về tên gọi • Luật so sánh • Luật đối chiếu • Luật học so sánh • Tiếng Anh: Comparative Law • Tiếng Đức: Rechtsvergleichung • Tiếng Pháp: Droit Compare
Bản chất của Luật so sánh • Luật so sánh không phải là một lĩnh vực pháp luật thực chất • Luật so sánh không chỉ là đối chiếu pháp luật => là một phương pháp xem xét nghiên cứu và tiếp cận pháp luật trên bình diện của sự giao lưu quốc tế về pháp luật
Nội dung của Luật so sánh • Tập hợp các pháp luật; • Phân loại các pháp luật; • Nghiên cứu so sánh về xã hội học và vai trò của pháp luật với tính cách là một hiện tượng phổ biến trong xã hội.
Định nghĩa Luật so sánh Vì vậy, luật học so sánh là môn khoa học pháp lý thực thụ, nghiên cứu những quy luật của đời sống xã hội của pháp luật với tính cách là một hiện tượng văn hoá phổ biến.
Môn học Luật so sánh • So sánh các hệ thống pháp luật, chế định của các hệ thống pháp luật khác nhau nhằm tìm ra sự tương đồng và khác biệt, • Sử dụng những sự tương đồng và khác biệt đã tìm ra nhằm giải thích nguồn gốc, đánh giá cách giải quyết trong các hệ thống pháp luật, phân nhóm các hệ thống pháp luật hoặc tìm ra những vấn đề cốt lõi, cơ bản của các hệ thống pháp luật và • Xử lý những vấn đề mang tính chất phương pháp nảy sinh trong quá trình so sánh luật, bao gồm cả những vấn đề khi nghiên cứu luật nước ngoài[1] • [1] Michel Bogdan, Luật so sánh, (bản tiếng Việt) 2002,
Ý nghĩa thực tiễn của Luật so sánh • Tính giáo dục chung của luật học so sánh • Hiểu biết sâu hơn về nội luật • Hội nhập và thống nhất pháp luật • Hoàn thiện pháp luật
Ý nghĩa khoa học của Luật so sánh Luật so sánh thâu tóm pháp luật và lý giải: • Pháp luật là gì? • Pháp luật hình thành như thế nào? • Pháp luật vận động ra sao? • Mục đích của pháp luật là gì? • Tác động của pháp luật vào xã hội? • Cơ cấu của pháp luật, ...
Nguồn gốc của Luật so sánh • Luật so sánh và môn học Luật nước ngoài truyền thống • Nhu cầu của LSS trong thời đại toàn cầu hóa: • Toàn cầu hóa và nhu cầu nhận thức PL • LSS và Nhà nước học so sánh • Vị trí và sự khác biệt của mỗi hệ thống PL • Sự phiến diện của triết học pháp quyền • Tìm kiếm mô hình lý tưởng, “mẫu số chung” của PL
Lich sử Luật so sánh • Thời kỳ cổ đại: Sự thống trị của Luật La mã (đến 1453) • Thời kỳ trung cổ: So sánh Luật la mã - luật của giáo hội – Common Law • Thời hiện đại:Tư tưởng về Bộ luật chung • 1869: Tạp chí Luật so sánh • 1900: Hội nghị quốc tế lần đầu tiên • 1958: Công nhận của UNESCO • Ở Việt Nam
Đối tượng nghiên cứu so sánh • Pháp luật nước ngoài • Pháp luật của mỗi quốc gia (lịch sử pháp luật) • Áp dụng pháp luật • Tư duy, học thuyết, nguyên tắc pháp lý
Phương pháp nghiên cứu so sánh • Mô tả khách quan • Phương pháp phân tích, đánh giá, đối chiếu các yếu tố tác động tới việc hình thành quy phạm pháp luật, chế định pháp luật của các hệ thống pháp luật khác nhau • Phương pháp so sánh tương phản và đồng nhất
Phương pháp nghiên cứu so sánh (tiếp theo) • So sánh vĩ mô • Quan niệm về pháp luật - nguồn luật • Cấu trúc pháp luật • Khái niệm pháp lý • So sánh vi mô • So sánh chức năng
PHẦN THỨ HAI Các truyền thống pháp luật trên thế giới (Familie)
Lý do phân loại • Pháp luật là một hiện tượng văn hoá; • Pháp luật tồn tại trong hoàn cảnh xã hội, chính trị khác nhau; • Điểm xuất phát của các hệ thống pháp luật không giống nhau (tập quán, tôn giáo, các giáo sư luật, ...).
Tiêu chí phân loại(Đào Trí Úc) • Các văn bản pháp luật; • Luật tục; • Thực tiễn xét xử của các toà án; • Các học thuyết pháp lý; • Địa vị xã hội của các nhà luật và các định chế pháp luật như các tổ chức luật sư, cố vấn pháp luật, ...; • Các quan niệm về giá trị của pháp luật so với những chuẩn giá trị khác trong xã hội; • Các thủ tục pháp lý, phương thức bảo vệ trước toà, phương thức kiểm tra, giám sát về pháp luật.
Tiêu chí phân loại(Zweigert) • Xuất phát điểm của pháp luật • Phương thức tư duy pháp lý • Những chế định pháp lý có tên goị giống nhau nhưng nội hàm khác nhau • Nguồn của pháp luật • Ý thức hệ tạo thành pháp luật (tôn giáo, XHCN, Phương tây)
Các hệ thống pháp luật • Châu Âu lục địa • Anh - Mỹ • XHCN? • Tôn giáo • …Bắc ÂU, Đông ÂU?
Các quốc gia thuộc Hệ thống pháp luật Châu Âu lục địa • Dòng La mã: Pháp, Bỉ, Luxembourg, Monaco, Haiti, Italia, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Hà Lan. Ngoài ra, có thể kể đến pháp luật của các nước châu Mỹ latin như Quebec (Canada), các nước châu Phi là dưới thời thực dân đã là thuộc địa và sau này nằm trong Liên Hiệp Pháp: Congo, Indonesia, Maroc, Tunisia, Algeria, Arap, Liban, Syria.
Các quốc gia thuộc Hệ thống pháp luật Châu Âu lục địa • Dòng German: Đức, Áo, Liechtenstein, Thuỵ Sỹ, Thổ Nhĩ Kỳ, và trong chừng mực nhất định phải kể đến Nhật Bản, Thái Lan và Hàn Quốc
Đặc điểm của Zivil Law • Có nguồn gốc từ Luật La mã • Luật nội dung quyết định luật hình thức • Luật quy phạm (văn bản) chiếm ưu thế • Xem xét pháp pháp luật theo luật công - luật tư (pháp luật hỗn hợp)
Khái quát về luật công • Quy phạm luật công mang tính tổng quát; • Phương pháp của luật công mang tính mệnh lệnh đơn phương; • Chính vì đặc điểm nói trên mà luật công là luật mang tính bất bình đẳng, theo đó cơ quan nhà nước có đặc quyền trong các mối quan hệ pháp luật. => Các chủ thể phải và được làm những gì PL cho phép
Nguyên tắc của luật công • Nhà nước bảo đảm để mọi người đều có quyền tự do, bình đẳng • Quyền lực tối cao của nhà nước thuộc về nhân dân • Nguyên tắc tôn trọng Hiến pháp • Nguyên tắc pháp chế, trách nhiệm của nhà nước
Các ngành luật cơ bản thuộc công luật • Luật hiến pháp • Luật hành chính • Luật tài chính công
Khái quát về luật tư • Điều chỉnh các quan hệ “đời tư” • Không mang dấu hiệu quyền lực công cộng => tư do, bình đẳng, thỏa thuận => Các chủ thể được làm những gì pháp luật không cấm
Các ngành luật cơ bản thuộc luật tư • Luật dân sự • Luật thương mại • Mối quan hệ luật DS – TM • Vấn đề Luật kinh tế (công hay tư?)
Pháp luật hỗn hợp • Vừa có tính chất công và tính chất tư • Vừa có yếu tố quốc gia vừa có yếu tố quốc tế • Cụ thể: Đó là luật về quyền con người và tự do công cộng, luật các cộng đồng châu Âu, luật về các vấn đề xã hội, luật xây dựng, luật hàng hải, luật bảo hiểm, luật hình sự, luật toà án (luật tố tụng), tư pháp quốc tế, ...
Khái quát về hệ thống Thông luật(Anh - Mỹ, Common Law) • Xuất hiện ở nước Anh • Chia thành hai nhóm: • Pháp luật Anh • Pháp luật Mỹ