1 / 53

Thiết kế bảng hỏi

Thiết kế bảng hỏi. Trung tâm Nghiên cứu Chính sách và Phát triển (DEPOCEN). Các phần chính. Tìm hiểu về các loại câu hỏi và thang đo Một số nguyên tắc chung khi tiến hành thiết kế bảng hỏi Nguyên tắc đặt câu hỏi với một số câu hỏi đặt biệt Sắp xếp thứ tự các câu hỏi

ahanu
Download Presentation

Thiết kế bảng hỏi

An Image/Link below is provided (as is) to download presentation Download Policy: Content on the Website is provided to you AS IS for your information and personal use and may not be sold / licensed / shared on other websites without getting consent from its author. Content is provided to you AS IS for your information and personal use only. Download presentation by click this link. While downloading, if for some reason you are not able to download a presentation, the publisher may have deleted the file from their server. During download, if you can't get a presentation, the file might be deleted by the publisher.

E N D

Presentation Transcript


  1. Thiếtkếbảnghỏi Trung tâm Nghiên cứu Chính sách và Phát triển (DEPOCEN)

  2. Các phần chính • Tìm hiểu về các loại câu hỏi và thang đo • Một số nguyên tắc chung khi tiến hành thiết kế bảng hỏi • Nguyên tắc đặt câu hỏi với một số câu hỏi đặt biệt • Sắp xếp thứ tự các câu hỏi • Phác thảo một bảng hỏi hoàn chỉnh • Điều tra thử

  3. Các loại câu hỏi • Có rất nhiều cách chia các loại câu hỏi: - Câu hỏi đóng/mở/kết hợp - Câu hỏi chọn một/nhiều phương án - Câu hỏi gián tiếp/trực tiếp - Câu hỏi nội dung/lọc/tâm lý - Câu hỏi lưỡng cực/câu hỏi đơn cực - Trong nội dung bài giảng: những câu hỏi hỏi về hành vi và sự kiện/ câu hỏi về kiến thức/ câu hỏi về đánh giá tâm lý hay thái độ.

  4. Các loại thang đo • Thang Likert/Guttman scale • Ranking scale: người TL đánh giá các câu trả lời theo thứ tự tương ứng (bằng số). • Choice-one answers: các phương án trả lời có sự loại trừ nhau • Choice-multiple answers: các phương án trả lời không loại trừ nhau và NTL có thể lựa chọn nhiều phương án.

  5. Các loại thang đo (tiếp theo) • Rating scale (one answer/multi choice) • Thang định danh: các câu hỏi về tên và địa chỉ. • Yes/no: người trả lời chỉ có hai phương án cho câu hỏi. • Open-ended: người trả lời tự điền câu trả lời, không bị bó buộc theo các phương án sẵn có

  6. Một số nguyên tắc chung • Hỏi những gì bạn muốn hỏi • Hỏi theo cách mà bạn có thông tin trả lời: từ ngữ • Hiểu tâm lý người được phỏng vấn và hoàn cảnh phỏng vấn. • Một số nguyên tắc khác

  7. Hỏi cái bạn muốn hỏi • Đây là nguyên tắc sống còn của nhà nghiên cứu • Cần phải xác định - Phân biệt câu hỏi nghiên cứu và câu hỏi trên thực tế. ( Câu hỏi NC làm rõ mục đích của điều tra, câu hỏi này thường chung chung và liên quan đến nhiều khái niệm trừu tượng) - Làm rõ mục đích của cuộc điều tra: + cần làm rõ các khái niệm liên quan + hình thành các câu hỏi cụ thể mà sau này nó sẽ được sử dụng để đo các khái niệm.

  8. Sử dụng từ ngữ • Từ ngữ phải chính xác: một thay đổi nhỏ cũng sẽ tạo ra sự khác biệt lớn • Tính chất của từ ngữ ảnh hưởng tới câu trả lời • Câu hỏi càng cụ thể càng ảnh hưởng tới câu trả lời của người trả lời

  9. Ví dụ 1 • Có hai câu hỏi • Q1: “Bạn được trả công công bằng với công việc của mình chứ?” • Q2: “Ông chủ hay đại diện của ông ta có dùng thủ đoạn để chiếm đoạt một phần thu nhập của bạn không?”

  10. Ví dụ 2 • Do you think the government should give money to workers who are unemployed for a limited length of time until they can find another job? (Yes 63%) • It has been proposed that unemployed workers with dependents be given up to $25 per week by the government for as many as 26 weeks during one year while they are out of work and looking for a job. Do you favor or oppose this plan? (Favor 46%) • Would you be willing to pay higher taxes to give people up to $25 a week for 26 weeks if they fail to find satisfactory jobs? (Yes 34%) Nguồn: Gallup poll of January 1938

  11. Hoàn cảnh phỏng vấn • Việc đặt câu hỏi giống như một quá trình mang tính xã hội (conversation with a purpose) - PVV có cơ hội nói chuyện với nhiều kiểu người - Người trả lời có cơ hội để nói chuyện về một số chủ đề nào đó với một người nghe nhiệt tình - Tuy nhiên có nhiều trường hợp người được hỏi phỏng vấn từ chối tham gia.  Cần phải chú ý một số nguyên tắc sau:

  12. Hoàn cảnh phỏng vấn • Nguyên tắc: + luôn coi người trả lời là một người tham gia trò chuyện một cách tình nguyện + Quan tâm đến quyền riêng tư của người trả lời + Đảm bảo rằng người tham gia trả lời trong các cuộc điều tra được thông tin đầy đủ những gì họ được hỏi và thông tin của họ được sử dụng ntn. + Đảm bảo tính khuyết danh của câu trả lời. Vấn đề này được giải quyết sẽ giải quyết một loạt các vấn đề nêu trên như: quyền cá nhân, sự đồng thuận hay sự tin tưởng của người trả lời. + Có thể tiết lộ thông tin đến đâu cho người trả lời: cung cấp cho người trả lời toàn bộ cac thông tin về mục đích NC, nội dung bảng hỏi và trả lời bất kỳ câu hỏi nào về nguồn tài trợ hay việc sử dụng số liệu. Cần phải nhắc tới cả mức độ bảo mật của thông tin.

  13. Một số nguyên tắc cho người mới bắt đầu • Hạn chế việc bắt đầu ngay vào viết câu hỏi cho đến khi bạn thật sự hiểu câu hỏi NC • Viết câu hỏi NC vào giấy và luôn đặt trước mặt khi xây dựng bảng hỏi • Mỗi khi đặt câu hỏi cần phải tự hỏi mình “tại sao tôi cần biết điều này?” • Sử dụng câu hỏi sẵn có từ các nguồn khác nhau • Lỗi trong các câu trả lời

  14. Sử dụng câu hỏi sẵn có • Khuyến khích sử dụng các câu hỏi sẵn có từ các nguồn điều tra khảo sát đã thành công trước đó: • Tiết kiệm thời gian và tiền bạc  Đường tắt • Có thể so sánh với kết quả của khảo sát trước đó • Tăng tính tin cậy của câu trả lời: đối với các nghiên cứu với cùng số lượng, cùng bối cảnh, và không có sự thay đổi • Đối với các cuộc khảo sát có sự cách biệt về thời gian và có sự thay đổi  sử dụng cùng câu hỏi để đo lường xu hướng thay đổi.

  15. Sử dụng câu hỏi sẵn có • Khi sử dụng câu hỏi sẵn có từ các cuộc điều tra khác cần chú ý: • Bản quyền tác giả • Tìm hiểu kỹ bối cảnh của từng các câu hỏi cụ thể vì câu trả lời cho một vài câu hỏi mà chỉ dành để hỏi trong bối cảnh đã được xác định • Nếu bạn quan tâm tới xu hướng theo thời gian trong câu trả lời đối với một số câu hỏi nhất định, cần đặc biệt chú ý đến the preceding question trong BH đã sử dụng trước đó.

  16. Lỗi trong các câu trả lời • Lỗi xuất hiện trong các câu hỏi khác nhau thì khác nhau

  17. 3 loại câu hỏi • 1) Câu hỏi về hành vi và sự kiện: hỏi về những việc mà người trả lời đã làm, những việc đã xảy ra và theo nguyen tắc có thể quan sát bên ngoài. • 2) Câu hỏi về đo kiến thức: đo nhận thức của người trả lời về một chủ đề quan tâm hoặc kỹ năng nhận thức của họ. Trong khảo sát câu hỏi này thường đi cùng với câu hỏi thái độ và hành vi. • 3) Câu hỏi đánh giá tâm lý và thái độ: theo nguyên tắc là câu hỏi không thể kiểm tra độ chính xác, vì thái độ hay hành vi chỉ nằm trong ý thức của người trả lời, không thể được quan sát.

  18. Cách đặt câu hỏi cho: • Câu hỏi hành vi không mang tính đe dọa • Câu hỏi hành vi mang tính đe dọa • Câu hỏi về thái độ và hành vi trong tương lai • Câu hỏi về đo kiến thức • Câu hỏi đóng/mở • Các câu hỏi chuẩn về nhân khẩu học

  19. Câu hỏi hành vi không mang tính đe dọa • Câu hỏi hành vi không mang tính đe dọa: ít tính nhạy cảm trong ngôn từ nhưng vấn đề nằm ở trí nhớ và sự thấu hiểu. • Một số các chủ đề để hỏi: công việc, mua bán và sở hữu, một vài chủ đề liên quan đến sức khỏe, giao tiếp xã hội, hoạt động du lịch và vui chơi…

  20. Câu hỏi hành vi không mang tính đe dọa • Các lỗi thường gặp trong câu trả lời • (4 nhân tố gây lỗi: ký ức, động lực, trao đổi thông tin và kiến thức) • Nhầm lẫn trước và sau: • Nhầm lẫn về thời điểm sự kiện. • Nói giảm hoặc nói quá: • Nhằm lạc hướng, gây ấn tượng với người hỏi.

  21. Câu hỏi hành vi không mang tính đe dọa • Kỹ thuật hỏi những thông tin về hành vi không mang tính đe dọa • Xác định thế nào là những câu hỏi hành vi không mang tính đe dọa. + vận dụng theo các kinh nghiệm đã có từ trước + Qua điều tra thử

  22. Câu hỏi hành vi không mang tính đe dọa • Các cách biến những câu hỏi hành vi trở nên dễ dàng hơn • Cân nhắc giữa đếm và ước lượng><thời gian ngắn và thời gian dài • Cân nhắc tần suất >< thời gian • Cơ chế ước lượng và tính toán

  23. Câu hỏi hành vi không mang tính đe dọa Một số cách để biên câu hỏi về hành vi này dễ dàng trả lời hơn với người trả lời, khắc phục lỗi. • Nếu sự kiện xảy ra > 5 lần người trả lời thường ước tính hơn là đếm. • Khi hành vi giống nhau và xảy ra thường xuyên thì sử dụng cách ước tính • Hành vi thường xuyên không theo quy luật và không đặc biệt  hỏi trong một thời gian ngắn • Hành vi thường xuyên và theo quy luật: hỏi trong thời gian ngắn x tỷ lệ • Hành vi không thường xuyên, không theo quy luật  hỏi hành vi trong thời gian dài

  24. Câu hỏi hành vi không mang tính đe dọa • Gợi mở trợ giúp • Liệt kê các phương án trong câu trả lời (2.1) • Đưa ra ví dụ ngay trong câu hỏi (2.1) • Sử dụng show-card • Kiểm kê tài sản: xem lại sách báo, đồ dùng… • Cần phải lưu ý: phương án “khác”, nhóm các câu trả lời nếu các phương án quá dài, bỏ qua các phương án ở giữa • Câu hỏi cụ thể: câu hỏi nên được đặt rõ ràng hết mức có thể. (cần phải đủ các yếu tố: ai, cái gì, ở đâu, khi nào, và tại sao)

  25. Câu hỏi hành vi không mang tính đe dọa • Sử dụng nguồn thông tin không trực tiếp: ví dụ những thông tin ghi lại của hộ gia đình (hóa đơn, bảo hiểm, sổ ghi, hợp đồng, các bản tài chính khác) • Sử dụng nhật ký: với những hành vi thường xuyên và không gây chú ý. • Từ ngữ phải chính xác: đơn giản, tránh tiếng lóng và từ ngữ thông tục, từ đa nghĩa… • Độ dài của câu hỏi: câu hỏi dài sẽ giúp bỏ qua các sự kiện và gợi nhớ.

  26. Câu hỏi đe dọa

  27. Câu hỏi đe dọa • Câu hỏi mang tính đe dọa là câu hỏi về một số vấn đề mà người trả lời cảm thấy bị nguy hiểm khi trả lời câu hỏi • Phần lớn câu hỏi liên quan đến các vấn đề bị tác động bởi “social desirability” (kỳ vọng xã hội) • Một số chủ đề nhạy cảm: Sức khỏe, bệnh tật, đọc sách, làm từ thiện, bầu cử, hành vi vi phạm luật giao thông, sử dụng ma túy trái phép, uống rượu và hành vi tình dục

  28. Câu hỏi đe dọa • Các lỗi thường gặp: + Nói giảm nói tránh: hành vi không theo kỳ vọng xã hội (social undesirable behavior) + Nói quá: hành vi phù hợp với kỳ vọng xã hội (social desirable behavior) Đây không phải là câu hỏi nhạy cảm mà là câu trả lời nhạy cảm: • nhạy cảm với nhóm “yes”, không với nhóm “No” • Nhạy cảm với người này, không với người kia

  29. Câu hỏi đe dọa • Các kỹ thuật dùng trong câu hỏi mang tính đe dọa: • Để ntl tự quản lý phiếu: ntl tự điền câu trả lời vào phiếu, quản lý phiếu theo nhóm, phỏng vấn có sự hỗ trợ của máy tính • Dùng thẻ ghi sẵn câu trả lời hoặc cách thức câu trả lời ngẫu nhiên • Câu hỏi mở: tránh việc ntl có xu hướng lựa chọn phương án mang tính trung hòa

  30. Câu hỏi đe dọa • Độ dài của câu hỏi và từ ngữ: nên hỏi câu hỏi dài với các từ ngữ quen thuộc, có thể để ntl tự lựa chọn từ ngữ để mô tả về hành vi được hỏi • Sử dụng người đưa tin: không hỏi trực tiếp chủ thể của hành vi mà hỏi qua một cá nhân khác (đặc biệt sử dụng trong hỏi hộ gia đình, không áp dụng khi ntl là bố mẹ) • Sử dụng nhật ký: biên hành vi đe dọa thành một hành vi mang tính lặp đi lặp lại

  31. Câu hỏi đe dọa • Khung thời gian thích hợp: với SDB hỏi về thời gian gần nhất của hành vi, với SUB ngược lại • Làm giảm độ đe dọa: - Sử dụng cách tiếp cận số đông: mọi người đều • Tiếp cận theo hướng tích cực: Các bác sĩ nói rằng việc uống một lượng rươu vừa phải sẽ giúp ngăn ngừa bênh về tim. • Cho ntl cơ hội nói ra lý do tại sao

  32. Social desirability • Qui trình thu thập dữ kiện • Đảm bảo tính bảo mật • Nhấn mạnh tầm quan trọng của việc báo cáo chính xác • Giảm thiểu vai trò của điều tra viên

  33. Câu hỏi thái độ và dự định hành vi

  34. Câu hỏi về thái độ và hành vi mang tính dự định • sự biết, sự thấy (perceptions), cảm nhận, đánh giá • Không có câu trả lời đúng hay sai • Không có cách trực tiếp nào độc lập với điều người trả lời nói để biết tình trạng chủ quan của người này • tiêu chuẩn: được hiểu nhất quán • Nvụ cơ bản: định vị tình trạng của người trả lời trên một thang đo đơn hướng được định nghĩa rõ ràng • Mô tả: nóng – lạnh; nhanh – chậm; thường xuyên – không thường xuyên • Nhận định: tích cực – tiêu cực

  35. Câu hỏi thái độ và hành vi dự định • Cấu trúc chung của câu hỏi đánh giá, thái độ: - Đánh giá cái gì • Đánh giá theo thang nào • Đặc điểm của thang đó

  36. Câu hỏi thái độ và hành vi dự định • Các bước xây dựng câu hỏi thái độ, đánh giá: • Làm rõ chủ thể mà thái độ hướng tới: tránh gây ra tình trạng mù mờ đối với người trả lời. • Xác định các phương án trả lời: • Xác định các thang đo khi sử dụng

  37. Câu hỏi thái độ và hành vi dự định • Cần phải chú ý khi xây dựng phương án cho câu trả lời thái độ • Phân biệt đo đánh giá và đo độ mạnh của thái độ đối với một chủ thể • Thang đo đo độ mạnh và đánh giá có thể sử dụng + Trong cùng một câu hỏi + Trong các câu hỏi tách biệt + Đa phần đều sử dụng thang Likert và Guttman

  38. Câu hỏi thái độ và hành vi dự định

  39. Câu hỏi thái độ và hành vi dự định • Mục đích câu hỏi về hành vi dự định: • Chính là cầu nối giữa thái độ và hành vi trên thực tế. • Nó cũng nhằm phân biệt những người chọn các thang đo khác nhau trong câu hỏi về thái độ • Dùng để ước tính khả năng xảy ra của hành vi.

  40. Câu hỏi thái độ và hành vi dự định • Các cách đặt câu hỏi hành vi dự định + Hỏi xem ntl có ý định thực hiện hành vi này hay không + Hỏi về khả năng thực hiện hành vi + Hỏi về mức độ thường xuyên của hành vi trong tương lai: sử dụng thang khoảng hoặc chỗ trống để ntl tự điền + Trật tự câu hỏi: nên đặt câu hỏi chung chung lên trước các câu hỏi thái độ về một vấn đề cụ thể, + Câu hỏi thái độ bị ảnh hưởng bởi các chuẩn mực và giá trị xã hội  lưu ý các cách để làm câu hỏi mang tính đe dọa dễ hơn

  41. Câu hỏi về thái độ và hành vi dự định • Một số lưu ý khi hỏi về hành vi dự định + Cân nhắc lựa chọn câu hỏi về khả năng hay câu hỏi tần suất: hành vi không thường xuyên hỏi về khả năng, hành vi thường xuyên hỏi về tần suất. Có thể sử dụng cả hai cách. + Luôn sử dụng thang đo có điểm trung bình + Sử dụng câu hỏi đơn cực hoặc đa cực + Sử dụng câu hỏi lọc: để xác định ntl cho các câu hỏi tiếp theo + Tránh sử dụng câu hỏi đa hướng

  42. Câu hỏi thái độ và hành vi dự định • Sử dụng thang Likert và Guttman • Chú ý sử dụng câu hỏi lưỡng cực và đa cực.

  43. Câu hỏi mở • Ưu điểm: • Dễ trình bày • Khuyến khích ntl trình bày quan điểm dựa trên ngôn ngữ phù hợp với quan điểm của mình • Thu được thông tin mang tính chiều sâu • Nhược điểm • Gây khó khăn cho thu thập và phân tích số liệu • Tăng chi phí về tiền và thời gian • Buộc ntl phải suy nghĩ và kiên nhẫn

  44. Câu hỏi mở • Khó khăn khi sử dụng câu hỏi mở: • Mất nhiều thời gian  nhiệt tình của người trả lời • Trong trường hợp: ntl ít nói, hoặc câu trả lời tối nghĩa  khó thu thập thông tin • Mã hóa số liệu Kỹ thuật hỏi: • Sử dụng phỏng vấn viên có kinh nghiệm và khéo léo • Câu hỏi về tuổi tác, nơi ở, địa chỉ nơi làm việc… nên để ở dạng câu hỏi mở • Dùng cho khảo sát qua điện thoại

  45. Câu hỏi đóng • Câu hỏi đóng là câu hỏi đã được xây dựng các phương án trả lời và ntl chỉ việc lựa chọn một hoặc nhiều phương án phù hợp. • Câu hỏi đóng có phương án “khác” • Lỗi thường xuất hiện: khi xây dựng các phương án trả lời: Không đủ, không theo quy luật, đa hướng

  46. Câu hỏi đóng • Một số kỹ thuật: • Từ ngữ phải được định nghĩa rõ ràng để thống nhất cách hiểu • Quy luật trình bày thang đo + đi từ việc không phù hợp với kỳ vọng xh  việc phù hợp với kỳ vọng xh + Khi sử dụng các thang số tỷ lệ: nên dùng số lẻ. + Nếu như thang đo tỷ lệ khoảng cần làm rõ tối đa sự khác biệt thì chỉ nên sử dụng ít khoảng

  47. Câu hỏi đóng • Quy luật trình bày thang đo: + Khi dùng thang khoảng phải chú ý khoảng thích hợp. Chú ý đến thang 0 luôn đứng riêng một mình + Nếu cần sự chính xác về số liệu thì để trống câu trả lời + Thang thứ hạng: tốt nhất chỉ xếp đến hạng 5-7 là cao nhất, Số lượng các phương án đưa ra nhiều thì chỉ xếp hạng cao nhất hoặc thấp nhất + So sánh cặp đôi: + Sử dụng sort-card hoặc tranh ảnh

  48. Câu hỏi liên quan đến kiến thức

  49. Câu hỏi kiến thức • Mục đích sử dụng câu hỏi kiến thức: đánh giá việc thiết kế hay thực hiện các chương trình giáo dục, tìm hiểu nhận thức của cộng đồng về một vấn đề hay về một cá nhân, đo năng lực hay thu thập các thông tin chung khác. • Lỗi trong câu hỏi kiến thức: phân lớn là lỗi nói quá, hay người trả lời đoán mò

  50. Câu hỏi kiến thức • Tìm hiểu một số kỹ thuật sử dụng khi đặt câu hỏi về kiến thức: • Xác định cấp độ khó của câu hỏi phù hợp: câu hỏi về các sản phẩm đã có từ lâu phải có mức độ khó hơn các câu hỏi về sản phẩm mới trên thị trường. • Giảm tính đe dọa của câu hỏi nhận thức: Có phương án “Không quan tâm” (I don’t know) • Kiểm soát tình huống nói quá: Hỏi thêm các câu hỏi về thông tin chi tiết • Câu hỏi về các thông tin liên quan đến con số: nên sử dụng câu hỏi mở

More Related