1 / 7

Mỗi Ngày Ðiểm Mặt Một Món Ăn

Mỗi Ngày Ðiểm Mặt Một Món Ăn. Space = Sang trang. Hôm nay tôi xin được trình bày cùng quí bạn về Tàu Vị Yểu và nước tương. Nhưng trước tiên xin quí bạn xem tin nầy lâu rồi, hồi tháng 7 n ă m 2007:. HCÐ 02-Sep-207. . . 3-MCPD. . Nguồn tin:.

aria
Download Presentation

Mỗi Ngày Ðiểm Mặt Một Món Ăn

An Image/Link below is provided (as is) to download presentation Download Policy: Content on the Website is provided to you AS IS for your information and personal use and may not be sold / licensed / shared on other websites without getting consent from its author. Content is provided to you AS IS for your information and personal use only. Download presentation by click this link. While downloading, if for some reason you are not able to download a presentation, the publisher may have deleted the file from their server. During download, if you can't get a presentation, the file might be deleted by the publisher.

E N D

Presentation Transcript


  1. Mỗi Ngày Ðiểm Mặt Một Món Ăn Space = Sang trang Hôm nay tôi xin được trình bày cùng quí bạn về Tàu Vị Yểu và nước tương. Nhưng trước tiên xin quí bạn xem tin nầy lâu rồi, hồi tháng 7 năm 2007: HCÐ 02-Sep-207

  2.  3-MCPD  Nguồn tin: http://home.netnam.vn/live/FrontPage06/Y-te/News-page?contentId=33970

  3. 3-MCPD là chất gì, làm sao có trong xì dầu, tai hại ra sao mà phải cấm ? Trích: Abstract: 3-monochlore-1,2-propane -diol(3-MCPD) was the carcinogen existed commonly in hydrolyzed vegetable-protein (HVP) as condiments.    Thưa 3-MCPD là chất ăn nhiều thì chết, ăn ít thì... lâu dài có hại vì nó được biết là chất có thể gây ra bịnh ung thư. Tại sao nó có mặt trong nước tàu vị yểu, trong xì dầu, ai bỏ vào? Ðâu có ai bỏ vào, khi thủy phân protein chất đạm thực vật như thủy phân đậu nành hay lúa mì để làm ra các loại nước chấm dầu gọi bằng tên gì... thì tự nhiên sinh ra mà thôi. Thành thử các loại nước chấm nầy không thể sản xuất bừa được, cần nhiều kiến thức về hóa học và cả máy móc cùng phòng thí nghiệm nữa. Tới đây chắc quí bạn thắc mắc tại sao ông bà mình ăn nước tương lâu đời mà thấy có sao đâu, giờ đây sao kiếm chuyện la làng. Xin xem câu trả lời trang kế.

  4. Và chất 3-MCPD sinh ra từ phản ứng thủy phân. Tôi không rõ là nước tương cổ truyền có chứa chất nầy không xin chờ ý kiến người chuyên môn. Ngày xưa thủy phân bằng vi khuẩn (con men), ngày nay thủy phân bằng acid. Ðể có đầu đuôi chứng cớ, mời quí bạn xem hình nầy: Chai nầy có $2,7 ăn thấy có hương vị nước tương ngày xưa. Rồi sao? Xem thử hai cái nhãn dán trên hai chai nầy: Nước mắm Nước tương Ngày xưa ông bà chúng ta làm nước tương bằng cách ủ đậu nành từ 6 tháng tới 2 năm, như ghi ở đây.  Xì dầu  ===============  Ngày nay thì thủy phân lúa mì hay đậu nành hay xương gia súc để lấy amino acid trong protein, chỉ mất vài tiếng đồng hồ bằng hydrochloric acid (HCl).  ========    Bột ngọt. Tuần trước quí bạn mua Maggi với giá $8/1 chai, nay thiên hạ sợ thực phẩm China, tiệm buôn liền bán $9/1 chai.

  5. Nhớ thời trước có lúc người Việt Nam mình làm hắc xì dầu (còn gọi là xì dầu, là tàu vị yểu) bằng xương bò xương heo do “ve chai lông vịt” đi dạo mua cùng khắp các thôn xóm. Tên quen thuộc lúc đó là Tàu Vị Yểu Hương Vị Tố. Mới năm ba tháng trước thì có tin là Trung Quốc làm xì dầu bằng cách thủy phân tóc của con người. Tôi không rõ là có đồn“đại” hay không, nhiều tin kỳ cục quá kiểm hoài mõi tay lắm. Thưở trước Tổng Thống Ngô Ðình Diệm cấm các hãng sản xuất nước mắm pha thêm đường hóa học (dùng cho người bịnh tiều đường). Chũ hãng nước mắm bảo không bỏ đường hóa học thì nước mắm đâu ngon nữa. Sau đó có sắc lịnh cho phép nhưng qui định phân lượng , không được dùng bừa. Thưc ra thì đường hóa học hay bột ngọt không có chi đáng ngại đâu. Ðừng vì huyền thoại bột ngọt “độc” mà quá lo lắng. Nó hiền khô mà, Tây dùng bột ngọt làm thuốc bỗ óc mà (thuốc Glutaminol), thời đó học sinh sinh viên nào không mua uống, tới nay thiếu chi người còn sống (nhưng đừng lạm dụng bột ngọt thí dụ nhưđi ăn phở đều đều mỗi ngày nghe). Trong nước tương làm theo lối cổ truyền (lên men bằng vi khuẩn) cũng chứa bột ngọt trong đó, nó sinh ra tự nhiên, làm sao tránh được.Nólà amino acid có tự nhiên trong động vật, trong cây cỏ. Nước tương Maggi có chứa bột ngọt vì thủy phân lúa mì. Maggi không phải làm bằng đậu nành đâu , mà là lúa mì (xem thành phần Maggi trong nhãn in ở trang trước). Còn nước mắm thì sao?

  6. Xin mở loa lên. Nước Mắm Chứa Urê 2007.08.05 Nhã Trân, phóng viên đài RFA Kết quả kiểm nghiệm của Trung tâm y tế dự phòng thành phố HCM mới đây phát hiện u-rê, một chất độc hại cho sức khoẻ con người, có trong nhiều loại nước mắm. Giới tiêu dùng nói gì và giới chức năng đã xử lý ra sao, Nhã Trân thu thập thông tin liên hệ.  ngày 5 tháng 8 năm 2007 Nguồn tin: http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/2007/08/05/NewFoundInFoodSafetyViolationFishsauceContainsUrea_NTran/ Nhớ press space bar khi nghe hết hay khi muốn sang trang.

  7. Ngoài tin quí bạn vừa nghe, anh chàng nước mắm nầy còn nhiều chuyện đáng điểm mặt lắm, nhưng cái PPS dài rồi, hẹn quí bạn dịp khác. Nhưng trước khi lưu luyến chia tay, xin biếu quí bạn chút xíu nầy, đọc từ nhãn in trên chai nước mắm. Protein từ lúa mì, còn gọi là gluten. (Mỹ thường gọi là wheat gluten)  Gluten là protein (chất đạm) gồm có gliadin và glutenin, cũng như các chất đạm khác cần thiết cho cơ thể. Nhưng cái làm cho tôi quan tâm là Trung Hoa là nước cung cấp gluten lớn nhất cho cả thế giới. Rồi sao? Thưa mấy tháng trước thực phẩm nuôi chó mèo (sản xuất tại Mỹ) đã làm chết nhiều gia súc. Truy ra sau cùng thấy vì dùng gluten mua từ Trung Quốc. Và gluten Trung Quốc sản xuất xính xái nên chứa tạp chất ethylen glycol, là một chất độc. Xin chào chia tay, hẹn quí bạn lần sau điểm mặt các món khác. HCD (2-Sep-07)

More Related