180 likes | 452 Views
BÁO CÁO THAM LUẬN “PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ”. Người báo cáo: Võ Thị Thùy Trang.
E N D
BÁO CÁO THAM LUẬN“PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ” Người báo cáo: Võ Thị Thùy Trang
♪“Phương pháp giảng dạy” luôn là niềm trăn trở và là câu hỏi đặt ra cho mỗi giáo viên chúng ta, nhưng phương pháp giảng dạy nó không phải một công thức để có thể áp dụng chung cho tất cả các môn học, với tất cả các thầy cô và cho tất cả các đối tượng…. ♪ Phương pháp giảng dạy phụ thuộc vào từng môn học, từng đối tượng mà chúng ta tiếp cận nó như thế nào hay nói cách khác nó tùy thuộc vào từng hoàn cảnh, điều kiện và mục tiêu cụ thể. ♪ Tuy nhiên, đến với hội thảo hôm nay, tôi cũng mạnh dạn xin trình bày phương pháp giảng dạy môn kế toán tài chính mà tôi đang đảm nhiệm.
Quá trình dạy học ở đại học là quá trình nhận thức có tính nghiên cứu của sinh viên được tiến hành với vai trò tổ chức, điều khiển của giảng viên nhằm thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ dạy - học. • Trên cơ sở khái niệm đó, môn kế toán tài chính được tôi thực hiện như sau:
Với đặc thù là môn nghiệp vụ, mang tính thực hành cao, là môn nền tảng cho sinh viên chuyên ngành KTDN và là cơ sở cho nghề nghiệp sinh viên sau khi tốt nghiệp. Lại là môn đòi hỏi phải tuân thủ theo quy định của Nhà nước. Thế nhưng quy định lại thường xuyên thay đổi. Để giảng dạy tốt hay nói cách khác thể hiện tốt vai trò “tổ chức, điều khiển”của người giảng viên, trước tiên đòi hỏi người giảng viên phải thường xuyên cập nhật các quy định không chỉ có kế toán mà còn những quy định khác như thuế, tài chính,…. và tìm hiểu những thực tế phát sinh đa dạng tại Doanh nghiệp, ứng dụng những quy định vào xử lý những vấn đề thực tế tại doanh nghiệp.
Nhận thức được điều đó, tôi thường xuyên thu thập thông tin từ mạng Internet (cập nhật văn bản pháp luật, câu hỏi và giải đáp của Tổng cục thuế cho các doanh nghiệp, những bài báo liên quan đến lĩnh vực kế toán tài chính…), tìm hiểu thực tế từ các anh chị ở Công ty tư vấn kế toán, cơ quan thuế, từ sinh viên đã tốt nghiệp, và từ cả những sinh viên hệ phi chính quy đang học. Tìm hiểu những lỗi mà doanh nghiệp hay mắc phải và cách xử lý ở các doanh nghiệp. Từ đó, đưa những tình huống thực tế làm ví dụ trong bài giảng của mình.
Trên lớp, vào buổi học đầu tiên, tôi giới thiệu sách, giáo trình, bài giảng cho sinh viên, những website liên quan đến kế toán, kiểm toán, tài chính…, phương pháp học tốt môn học này, và phương pháp trình bày bài giảng của tôi. Với đặc thù của môn học, rất nhiều nội dung trong một thời gian hạn chế trên lớp nên bài giảng phải có và quan trọng đối với mỗi sinh viên và đọc bài giảng là yêu cầu bắt buộc của tôi đối với sinh viên. Để làm được điều này, bài giảng luôn luôn được cập nhật theo những quy định mới nhất.
Trên lớp tôi nêu vấn đề và chốt lại nội dung của chương, cung cấp vấn đề một cách ngắn gọn nhất để giúp sinh viên dễ nắm được bài và dễ nhớ nhất – (ở đây, trình bày dạng sơ đồ là phương pháp mà tôi thường vận dụng nhất), không chỉ hướng dẫn sinh viên ở nghiệp vụ Nợ - Có mà còn hướng dẫn cho sinh viên quy trình thực hiện công việc kế toán tại đơn vị (chứng từ, thủ tục…) những quy định liên quan đến từng phần hành. Từ đó sinh viên có thể nắm bắt được vấn đề, nhận dạng và phân biệt được nội dung kinh tế của các nghiệp vụ, hạch toán đúng và vận dụng vào giải quyết các bài tập và giải quyết vấn đề thực tế tại doanh nghiệp. Trên mỗi phần lý thuyết, tôi thường xuyên đưa các ví dụ thực tế lòng vào trong bài giảng để giúp sinh viên hiểu được vấn đề.
Còn bài tập, thì đây là chủ yếu khi giảng dạy môn học này, bởi lẽ đây là môn học mang tính thực hành cao như tôi đã đề cập. Nhiều khi qua bài tập, cũng có một số vấn đề phát sinh, tôi nêu lại một cách vắn tắt để sinh viên nhớ. Trong quá trình sửa bài, tôi cố gắng phân tích nghiệp vụ kinh tế phát sinh và làm cho sinh viên hiểu được bản chất của nghiệp vụ kinh tế phát sinh đó và ứng dụng để giải quyết các tình huống cụ thể. Tóm lại, tôi thường dẫn dắt để sinh nắm được bản chất của nghiệp vụ kinh tế phát sinh và giải quyết nó trên cơ sở lý thuyết hơn là để sinh viên học thuộc lòng.
Ai cũng biết kế toán là môn học rất khô khan, do vậy, cũng rất nhàm chán khi giảng dạy. Để hạn chế, tôi thường đưa vào những tình huống thực tế ở doanh nghiệp mà tôi thu thập được, để sinh viên suy nghĩ và cùng đưa ra hướng giải quyết. Nêu lên một số vấn đề vướng mắc và cách giải quyết mà tôi đã gặp phải khi tham gia thực tế tại doanh nghiệp hoặc thu thập được từ những anh chị làm tại doanh nghiệp hoặc cơ quan thuế. Những bài viết từ mạng Internet phân tích vấn đề liên quan đến kế toán tài chính ở một số các doanh nghiệp, những sự kiện tài chính xảy ra tại doanh nghiệp ở Việt Nam hoặc trên thế giới. Giải quyết vấn đề trên từng quan điểm và trên lợi ích của doanh nghiệp hay quản lý Nhà nước. Việc làm này đã thu hút được sự chú ý của sinh viên rất nhiều
Qua đó, cung cấp cho sinh viên kiến thức thực tế, và cũng qua đó giáo dục sinh viên đạo đức nghề nghiệp và những vấn đề liên quan đến nghề nghiệp tương lai của họ. Thỉnh thoảng kể cho sinh viên những câu chuyện vui, đọc những bài báo liên quan nghề nghiệp hoặc yêu cầu nhân sự của nhà tuyển dụng để giúp sinh viên chuẩn bị sau khi tốt nghiệp và tạo động lực cho sinh viên học tập, an tâm với nghề mình đã chọn.
Ngoài ra, để có thể học hỏi được những từ sinh viên, tôi thường nêu vấn đề và luôn luôn tạo cho sinh viên, đặc biệt là sinh viên phi chính quy hỏi những thực tế tại doanh nghiệp họ, qua đó tôi có được thông tin phong phú và bổ sung vào bài giảng của mình; mặt khác giúp sinh viên giải quyết một số vướng mắc tại doanh nghiệp, tạo lòng tin và sự hứng thú trong quá trình học
Việc đánh giá sinh viên luôn được tôi chú trọng. Đánh giá sinh viên tôi nghĩ phải đánh giá cả quá trình, và với môn học này cần thiết phải học cả quá trình chú không thể để đến thi mới học như thường thấy ở tư tưởng của nhiều sinh viên. Để đạt được điều này, tôi thường xuyên ra bài tập và ra tình huống để sinh viên về nhà làm. Sau đó nộp lại cho tôi theo thời gian mà tôi quy định. Trên lớp thường xuyên cho làm bài kiểm tra 15 phút hoặc 20 phút. Đó là điều kiện để dự thi, kiểm tra tôi thường không báo trước, quy định nếu sinh viên thiếu bài sẽ bị trừ điểm kiểm tra cuối cùng, hoặc cấm thi nếu không đủ 50% số lượng bài kiểm tra.
Với một đề thi kết thúc môn học, phần lý thuyết tôi thường ra đề dưới dạng tình huống. Phần bài tập là bài tập tổng hợp, đòi hỏi sinh viên phải học hết và nắm được bản chất nghiệp vụ kinh tế phát sinh mới làm được. Không phải đề dạng học thuộc lòng.
Trên đây là toàn bộ phương pháp mà tôi vận dụng khi giảng dạy môn học kế toán tài chính. Xin chân thành cảm ơn và rất mong nhận được sự đóng góp để giúp tôi giảng dạy được tốt hơn. Xin chân thành cảm ơn các thầy cô đã chú ý lắng nghe !