1.38k likes | 3.44k Views
THÁNH KINH NHẬP MÔN. PHẦN I DẪN NHẬP TỔNG QUÁT. BÀI I . KHÁI NIỆM TỔNG QUÁT. I.ĐỊNH NGHĨA : Thánh Kinh là bộ sách ghi chép Lời Mặc khải của Thiên Chúa để cho nhân loại biết Ngài là ai, muốn gì và làm gì; đồng thời cũng cho biết vũ trụ, con người từ đâu đến, phải làm gì và sẽ đi về đâu.
E N D
THÁNH KINH NHẬP MÔN PHẦN I DẪN NHẬP TỔNG QUÁT
BÀI I . KHÁI NIỆM TỔNG QUÁT I.ĐỊNH NGHĨA : Thánh Kinh là bộ sách ghi chép Lời Mặc khải của Thiên Chúa để cho nhân loại biết Ngài là ai, muốn gì và làm gì; đồng thời cũng cho biết vũ trụ, con người từ đâu đến, phải làm gì và sẽ đi về đâu. II. TÁC GIẢ THÁNH KINH : Tác giả Thánh Kinh là chính Thiên Chúa. Tuy nhiên, kẻ trực tiếp ghi thành văn bản lại là những Thánh ký, tức là những người được Chúa chọn ban ơn linh ứng để trung thực ghi chép những lời phán dạy của Người.
BÀI II. CÁC PHẦN THÁNH KINH Thánh Kinh là một Bộ Sách gồm nhiều cuốn họp thành. Dựa theo nội dung ý nghĩa và thời gian soạn thảo, Thánh Kinh được chia làm hai phần. Phần 1 : THÁNH KINH CỰU ƯỚC gồm 46 tác phẩm, được viết trước thời Chúa Giêsu. Đây là Sách Thánh Kinh chính của Do Thái giáo. PhẦN 2 : THÁNH KINH TÂN ƯỚC gồm 27 tác phẩm, được viết thời các Tông đồ của Chúa Giêsu. Kitô giáo (Công giáo, Tin lành, Chính Thống Giáo và Anh Giáo) đón nhận Thánh Kinh Cựu-Tân ước là Sách Thánh của mình.
BÀI III. CHỦ ĐỀ XUYÊN SUỐT Chủ đề xuyên suốt của Thánh Kinh là câu chuyện dài mang tính lịch sử xoay quanh mối quan hệ giữa Thiên Chúa và con người, hầu hết được lồng trong khung cảnh lịch sử, xã hội và con người thuộc dân tộc Do Thái. Vì thế, nội dung của Thánh Kinh được gọi là câu chuyện “LỊCH SỬ CỨU ĐỘ”. Chính trong ý nghĩa đó mà Thánh Kinh còn được gọi là SÁCH GIAO ƯỚC
BÀI IV. BỐ CỤC NỘI DUNG Là chuyện kể về ‘Lịch sử cứu độ”, do đó, bố cục tổng quát của toàn bộ Thánh Kinh cũng chính là trình thuật các giai đoạn của tiến trình Lịch sử cứu độ. Có 7 giai đoạn chính sau đây : 1.Thiên Chúa sáng tạo, loài người sa ngã. Tội lỗi và lời hứa cứu độ. 2.Thiên Chúa chọn Abraham để lập dân riêng Ít-ra-en. Khai mạc LSCĐ. 3.Thiên Chúa chọn Môsê và ký giao ước Sinai, ban Mười điều răn. 4.Thiên Chúa chọn Đavít. Hé mở dòng tộc Đấng Cứu Thế. 5.Thiên Chúa dạy dỗ dân Ít-ra-en qua các biến cố và lời dạy của Ngôn sứ. 6.Thiên Chúa sai Con Một nhập thể làm người thực hành việc cứu thế. 7.Thiên Chúa sai Chúa Thánh Thần đến để kiện toàn công trình cứu chuộc
BÀI V . GIÁ TRỊ CỦA THÁNH KINH Thánh kinh là một bộ sách có giá trị tuyệt vời bởi những giá trị sau đây : -Sách ghi Lời của Thiên Chúa nhờ ơn linh ứng. -Sách được đọc, nghiên cứu và sùng mộ nhất. -Sách được dịch ra nhiều thứ tiếng nhất. -Sách gồm nhiều thể loại văn chương nhất. -Sách là nguồn cảm hứng vô tận cho các ngành văn học, nghệ thuật.
BÀI VI. THÁI ĐỘ ĐỐI VỚI THÁNH KINH Vì là sách Lời Chúa và có liên hệ mật thiết đến thân phận mỗi người, do đó, mỗi người cần có những thái độ nầy đối với Thánh Kinh : -Đón nhận trong đức tin -Lắng nghe trong khiêm hạ -Để Chúa Thánh Thần gợi ý và hướng dẫn -Cầu nguyện và dấn thân thực hành
CÂU ĐỐ KINH THÁNH CÁC CÂU ĐỐ PHẦN DẪN NHẬP ______________
THÁNH KINH NHẬP MÔN PHẦN THỨ II CÁC CHUYÊN ĐỀ THÁNH KINH
BÀI I. NGÔN NGỮ THÁNH KINH 1.Ngôn ngữ của nguyên bản : -Toàn bộ Cựu ước được viết bằng tiếng Do Thái (40 tác phẩm) . Có một vài đoạn được viết bằng tiếng Do thái cổ (Aramen). Riêng người Do Thái ở Alexandri nhận một số tác phẩm bằng tiếng Hy Lạp (6 tác phẩm). -Toàn bộ Tân ước (27 tác phẩm) được viết bằng tiếng Hy Lạp (Phổ thông đương thời). 2.Ngôn ngữ của các phiên bản (Bản dịch) : -Thời xưa : Bằng hai ngôn ngữ chính: Hy Lạp (Bản Bảy Mươi), La Tinh (bản Phổ Thông, Vulgata) -Thời nay : Bằng nhiều ngôn ngữ trên khắp thế giới.
BÀI II. QUY ĐIỂN THÁNH KINH 1.Quy điển Thánh Kinh.(Canon de l’ Ecriture) : Là toàn bộ những tác phẩm Thánh Kinh được công nhận như quy luật đức tin; nghĩa là những tác phẩm Thánh kinh được công nhận có ơn linh ứng, là tác phẩm chính lục. 2. Kinh bộ của Công Giáo : Kể từ Công Đồng Trentô (1545-1563), Giáo Hội Công Giáo xác nhận kinh bộ gồm 73 tác phẩm (46 Cựu ước và 27 Tân ước) thuộc quy điển Thánh Kinh. Riêng Cựu ước : 40 tác phẩm là Chính quy kinh và 6 tác phẩm là Thứ quy kinh. (6 tác phẩm nầy bằng tiếng hy lạp được người Do Thái ở Alexandri công nhận)
BÀI III. XẾP LOẠI TÁC PHẨM THÁNH KINH Dựa vào thể loại văn chương và nội dung phản ảnh, các tác phẩm Thánh Kinh Cựu cũng như Tân ước được xếp thành 3 loại sau đây : 1.Các sách Lịch sử. 2.Các sách Ngôn sứ 3.Các sách Giáo huấn
1.Loại lịch sử : Có 21 tác phẩm : ______________ 2.Loại Ngôn sứ : Có 18 tác phẩm ______________ 3. Loại Giáo huấn: Có 7 tác phẩm Sáng thế, Xuất hành, Lê vi, Dân số, Đệ nhị luật, Giôsuê, Thủ lãnh, Rút, 1&2 Samuen, 1&2 Các vua, 1&2 Sử biên niên, Etra, Nơkhêmia, Tobia, Giuđitha, Ette, 1&2 Macabê _____________________________________ Isaia, Giêrêmia, Aica, Baruc, Êdêkien, Đanien, Hôsê, Gioen, Amốt, Ôbađiah, Giôna, Mikha, Nakhum, Khabacuc, Xôphônia, Khácgai, Dacaria, Malakhi _____________________________________ Gióp, Thánh vịnh, Châm ngôn, Giảng viên, Diễm ca, Khôn ngoan, Huấn ca. BÀI IV. CÁC SÁCH CỰU ƯỚC
1.Loại lịch sử : Có 5 tác phẩm : ______________ 2.Loại Ngôn sứ : Có 1 tác phẩm ______________ 3. Loại Giáo huấn: Có 21 tác phẩm Tin mừng Matthêu, Máccô, Luca, Gioan, Công vụ Tông đồ. ______________________________ Khải huyền của Thánh Gioan Tông đồ. ______________________________ 14 thư của thánh Phaolô : Côlôsê, 1&2 Côrintô, Do thái, Êphêsô, Galát, Rôma, Philipphê, Philêmon, 1&2 Timôthê, Titô, 1&2 Thêsalonica. 3 thư của Thánh Gioan, 2 thư của thánh Phêrô, 1 thư của thánh Giacôbê, 1 thư của thánh Giuđa. BÀI V. CÁC SÁCH TÂN ƯỚC
VIẾT TẮT TÊN SÁCH ______________________________ Ac Ai Ca Am A-mốt Br Ba-rúc Cn Châm ngôn Dc Diễm ca Dcr Da-ca-ri-a Ds Dân số Đn Đa-ni-en Đnl Đệ nhị luật Ed Ê-dê-ki-en Er Ét-ra Et Ét-te G Gióp VIẾT TẮT TÊN SÁCH ______________________________ Gđt Giu-đi-tha Ge Gio-en Gn Gio-na Gr Giê-rê-mi-a Gs Gio-suê Gv Giảng viên Hc Huấn ca Hs Hô-sê Is I-sai-a Kb Kha-ba-cúc Kg Khác-gai Kn Khôn ngoan Lv Lê-vi BÀI VI. KÝ HIỆU CÁC SÁCH THÁNH KINH______________________________________________________________________________THÁNH KINH CỰU ƯỚC
VIẾT TẮT TÊN SÁCH ______________________________ 1 Mcb Ma-ca-bê-ô, Q.1 2Mcb Ma-ca-bê-ô, Q2 Mk Mi-kha Ml Ma-la-khi Nk Na-khum Nkm Nơ-khe-mi-a Ôv Ô-va-đi-a R Rút 1 Sb Sử biên niên 1 2 Sb Sử biên niên 2 1 Sm Sa-mu-en, Q. 1 2 Sm Sa-mu-en, Q. 2 St Sáng thế VIẾT TẮT TÊN SÁCH ______________________________ Tb Tô-bi-a Tl Thủ lãnh Tv Thánh vịnh 1 V Các Vua, Q. 1 2 V Các Vua, Q 2 Xh Xuất hành Xp Xô-phô-ni-a BÀI VII. KÝ HIỆU CÁC SÁCH THÁNH KINH______________________________________________________________________________THÁNH KINH CỰU ƯỚC (TT)
VIẾT TẮT TÊN SÁCH ______________________________ Cl Cô-lô-sê 1 Cr 1 Cô-rin-tô 2 Cr 2 Cô-rin-tô Cv Công vụ tông đồ Dt Do thái Ep Ê-phê-sô Ga Gioan 1 Ga Thư thứ 1 Gioan 2 Ga Thư thứ 2 Gioan 3 Ga Thư thứ 3 Gioan Gc Gia-cô-bê’ Gđ Giu-đa Gl Ga-lát Kh Khải huyền VIẾT TẮT TÊN SÁCH ______________________________ Lc Lu-ca Mc Mác-cô Mt Mát-thêu Pl Phi-lip-phê Plm Phi-lê-mon 1 Pr Thư 1 Phê-rô 2 Pr Thư 2 Phêrô Rm Rô-ma 1 Tm Thư 1 Ti-mô-thê 2 Tm Thư 2 Ti-mô-thê Tt Ti-tô 1 Tx Thư 1 Thê-xalô-ni-ca 2 Tx Thư 2 Thê-xa-lô-ni-ca BÀI VIII. KÝ HIỆU CÁC SÁCH THÁNH KINHTHÁNH KINH TÂN ƯỚC
BÀI IX. KÝ HIỆU ĐOẠN, CÂU THÁNH KINH__________________________________________________________________________ • Trước hết người ta nêu tên tắt của CUỐN SÁCH (Xem danh sách phía trên). • -Số đầu chỉ CHƯƠNG (hoặc ĐOẠN) và số thứ hai cách bằng dấu phẩy, chỉ CÂU. Thí dụ : St 2,4 có nghĩa : sách Sáng thế chương 2, câu 4. • -Gạch ngang : Tâp họp nhiều chương hay câu. Thí dụ : St 2-5 có nghĩa : sách Sáng thế từ chương 2 đến hết chương 5. Hoặc : St 2,4-8 có nghĩa : sách Sáng thế, chương 2, câu 4 đến hết câu 8 • - Dấu chấm phẩy : phân chia hai điểm tham chiếu khác nhau. Thí dụ : St 2;5 có nghĩa sách Sáng thế chương 2 và chương 5 • - Một chấm : Phân chia các câu khác nhau trong cùng một chương. Thí dụ : St 2,4.8.11 có nghĩa : sách Sáng thế chương 2, câu 4,8,11.
BÀI X. KÝ HIỆU ĐOẠN, CÂU THÁNH KINH (TT)___________________________________________________________________________ • - Hai chữ tt thêm vào sau một con số : các câu tiếp theo Thí dụ : St 2,4tt có nghĩa : sách Sáng thế, chương 2, câu 4và các câu tiếp theo. • - Thêm mẫu tự sau con số : Chỉ một phần của câu, nếu các câu dài. Thí dụ : St 2,4a có nghĩa : sách Sáng thế, chương 2, câu 4 phần đầu. • - Tập họp nhiều chương nhiều câu : Thí dụ : St 2,4-6.8;3,5tt;4,1-6,8 có nghĩa : sách Sáng thế chương 2, câu 4 đến câu 6 và câu 8, rồi đến chương 3, câu 5 và các câu kế tiếp, đến chương 4, câu 1 đến chương 6, câu 8