581 likes | 1.92k Views
CÁC ĐƯỜNG ĐƯA THUỐC VÀO CƠ THỂ. Hoa Đà. Từ ngàn xưa, các bậc danh y đã biết dùng thuốc đều được chiết xuất trong tự nhiên từ động vật, thực vật hoặc khoáng chất…, để điều trị bệnh cho mọi người.
E N D
CÁC ĐƯỜNG ĐƯA THUỐC VÀO CƠ THỂ
Hoa Đà • Từ ngàn xưa, các bậc danh y đã biết dùng thuốc đều được chiết xuất trong tự nhiên từ động vật, thực vật hoặc khoáng chất…, để điều trị bệnh cho mọi người. • Từ ngàn xưa, các bậc danh y đã biết dùng thuốc được chiết xuất trong tự nhiên từ động vật, thực vật hoặc khoáng chất…, để điểu trị bệnh cho mọi người.
Ngày nay đa số các loại thuốc đều được sản xuất nhân tạo trong phòng thí nghiệm, đảm bảo độ tinh khiết và hiệu quả của thuốc, an toàn hơn cho điều trị. Một số loại thuốc như : Insulin được tổng hợp bằng công nghệ di truyền gen.
-Thuốc là chất hoá học làm thay đổi chức năng của một hay nhiều cơ quan trong cơ thể và làm thay đổi tiến trình của một bệnh. • Hấp thu thuốc là sự xâm nhập thuốc vào môi trường bên trong cơ thể, mức độ hấp thu ảnh hưởng rất lớn đến tác dụng của thuốc.
- Khả năng hấp thu thuốc của cơ thể phụ thuộc vào nhiều yếu tố: • + Tính chất lý học, hóa học của thuốc. + Đường dùng thuốc. • + Trạng thái người bệnh. • Trong các yếu tố trên thì đường dùng thuốc là yếu tố ảnh hưởng rất nhiều đến quá trình hấp thu, đồng thời cũng ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc. Một số thuốc khi dùng theo các đường đưa thuốc khác nhau thì tác dụng của thuốc khác nhau.
Sau đây là một số đường đưa thuốc thông thườngvào cơ thể: + Qua đường tiếp xúc. + Qua đường tiêu hóa. + Qua đường tiêm. + Qua đường hô hấp.
Sau đây là một số đường đưa thuốc vàocơ thể Qua đường tiêu hoá Qua đường hô hấp Qua đường da Qua đường tiêm
1/ Qua đường tiếp xúc: - Khi bôi thuốc trên da và niêm mạc, thuốc sẽ có tác dụng tại chỗ như bôi Ethanol 700 trên da để sát khuẩn trước khi tiêm,một số thuốc có khả năng thấm qua biểu bì gây tác dụng sâu dưới da như thuốc mỡ kháng sinh.
- Xoa bóp trên da khi bôi thuốc sẽ giúp cho thuốc hấp thu vào mao mạch như cồn xoa bóp, thuốc có tinh dầu. - Khi bôi thuốc trên vùng da tổn thương, thuốc sẽ hấp thu nhanh và có thể gây tác dụng toàn thân.
2/ Qua đường tiêu hóa: 2.1/ Qua niêm mạc miệng: (Thuốc ngậm dưới lưỡi) - Ở niêm mạc miệng (nhất là vùng dưới lưỡi) có hệ thống mao mạch phong phú nên có khả năng hấp thu một số thuốc. Thuốc đặt dưới lưỡi sẽ được hấp thu thẳng vào vòng tuần hoàn chung trước khi qua gan.
- Thuốc hấp thu qua niêm mạc miệng sẽ không bị chuyển hóa trước khi phát huy tác dụng và không bị phá hủy bởi dịch tiêu hóa.
2.2/ Qua ống tiêu hóa: (thuốc uống) - Thuốc sẽ qua miệng tới dạ dày và ruột.Tùy từng nơi trong đường tiêu hóa mà thuốc sẽ được hấp thu với mức độ khác nhau.
a/ Ở dạ dày: - Phần lớn các thuốc ít hấp thu qua niêm mạc dạ dày vì ở đây hệ thống niêm mạc ít phát triển và môi trường pH acid thời gian thuốc ở dạ dày không lâu. - Khi đói hấp thu nhanh những dễ kích ứng.
b/ Ở ruột non: - Niêm mạc ruột non là nơi thuốc hấp thu tốt nhất vì có hệ thống mao mạch phát triển phong phú nên giúp cho sự hấp thu thuốc dễ dàng. - Khả năng hấp thu thuốc ở ruột già rất hạn chế vì ở đó có diện tích tiếp xúc với thuốc ít hơn.
* Lưu ý khi sử dụng thuốc uống: - Khi dùng thuốc qua đường tiêu hóa thuốc sẽ hấp thu tại miệng, dạ dày, ruột non, ruột già, mội thuốc sẽ bền vững ở môi trường PH khác nhau. Do đó muốn thuốc phát huy tác dụng tốt thì phải uống thuốc vào thời điểm hợp lý như: trước ,sau, trong bữa ăn hoặc uống thuốc vào buổi tối,sáng.Và phải uống thuốc với đồ uống thích hợp.Nước là đồ uống thích hợp cho mọi loại thuốc vì không xảy ra tương kỵ khi hòa tan thuốc.
Ưu điểm dùng nước để uống thuốc: + Làm thuốc dễ dàng trôi từ thực quản xuống dạ dày, tránh sự lắng đọng viên thuốc hoặc hoạt chất lại thành thực quản nhờ đó giảm gây kích ứng. + Làm tăng độ tan của thuốc, giúp cho sự hấp thu thuốc tốt. + Lượng nước nhiều sẽ giúp cho thuốc bài xuất nhanh qua thận và giảm được tác dụng phụ của nhiều loại thuốc như sulfamid. Lượng nước cần uống thuốc khoảng 100-200ml. Tuy nhiên một số loại thuốc chỉ cần uống với lượng nước ít (30-50ml) mới đạt được hiệu quả điều trị như: Thuốc tẩy giun sán, viên bao tan ở tan ở ruột hoặc viên phóng thích chậm.
- Ngoài ra không nên uống thuốc với các loại đồ uống sau: + Các loại nước hoa quả, nước khoáng kiềm hoặc các loại nước ngọt có gas : vì các loại nước này có thể làm mất tác dụng hoặc hấp thu thuốc quá nhanh. + Cà phê, chè: Tanin có trong chè sẽ gây tủa với các thuốc có sắt hoặc alkaloid. Cafein có trong cà phê gây tủa với aminazin làm giảm hấp thu nhưng lại tăng hòa tan của một số thuốc ergotamine làm dễ hấp thu.
+ Khi uống thuốc với sữa: sẽ tạo phức làm cản trở sự hấp thu thuốc. + Rượu: có nhiều tương tác bất lợi với nhiều loại thuốc. Do đó trong thời gian dùng thuốc không được uống rượu.
2.3/ Thuốc đặt trực tràng: - Hấp thu qua đường trực tràng tương đối tốt. Khi đưa thuốc qua đường trực tràng có ưu điểm là: + Không dùng được đường uống (hôn mê, trẻ em, nôn…) + Không bị enzym tiêu hóa phân hủy. + Khoảng 50% thuốc hấp thu qua trực tràng sẽ qua gan.
- Nhưng cũng có nhược điểm là: Hấp thu không hoàn toàn và có thể gây kích ứng niêm mạc hậu môn.
3/ Thuốc tiêm: 3.1/ Tiêm dưới da: SC (Subcutaneous) - Là đưa thuốc vào dưới lớp biểu bì, thuốc được hấp thu chậm do ít mạch máu, làm cảm giác đau
3.2/ Tiêm bắp: IM (Intramuscular injection) - Là đưa thuốc vào cơ, thuốc được hấp thu nhanh hơn tiêm dưới da vì tuần hoàn trong cơ vân phát triển nên thuốc hấp thu vào máu nhanh. Tuy nhiên một số thuốc gây hoại tử như: calci clorid không được tiêm bắp.
3.3/ Tiêm tĩnh mạch: IV (Intravenous injection) - Là đưa thuốc trực tiếp vào máu nên tác dụng của thuốc nhanh, hoàn toàn, có thể điều chỉnh liều. Nhưng phải cẩn thận vì dễ gây tai biến. Ngoài ra còn tiêm trong da, tiêm tuỷ sống…
4/ Qua đường hô hấp: • Thuốc có khả năng hấp thu qua đường hô hấp thường là các chất ở thể lỎng, chất dễ bay hơi hoặc thể khí. Khi hít thuốc qua mũi vào phổi, thuốc sẽ chuyển qua mao mạch phế nang vào máu.
SO SÁNH THUỐC TIÊM VÀ THUỐC UỐNG THUỐC UỐNG THUỐC TIÊM -Là đường hấp thụ tự nhiên và dể sử dụng - Hấp thu hoàn toàn và nhanh -Hạn chế được nguy cơ nhiễm khuẩn và - Dễ gây phản ứng toàn thân hay tại chỗ shock phản vệ( shock phản vệ) • -Chi phí thấp - Chi phí cao • Bị enzym tiêu hoá phá huỷ hoặc - Tránh được sự phân huỷ của dịch tiêu • tạo phức với thức ăn làm chậm hấp thu hoá. - Đôi khi thuốc kích thích niêm mạc tiêu - Thuốc tác dụng nhanh và hoàn toàn, hoá gây viêm loét.khi nhầm lẫn rất nguy hiểm. -Sử dụng phải có cán bộ và trang thiết bị y tế
Do đó chỉ dùng thuốc tiêm thay cho thuốc uống trong các trường hợp sau: - Cấp cứu - Bệnh nhiễm trùng nặng - Thuốc không đáp ứng được đường uống - Dược chất cần sử không có dạng thuốc uống - Thuốc chỉ phát huy tác dụng ở dạng tiêm
Nhóm Thư ký y khoa – Bệnh viện Thái HòaChân thành cảm ơn sự quan tâm theo dõi của các bạn