320 likes | 594 Views
GIẢI PHÁP TỔNG THỂ CHO VẤN ĐỀ QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI – CÔNG CỤ HỮU HIỆU THÚC ĐẨY PHÁT TRIỂN CHÍNH QUYỀN ĐIỆN TỬ TRONG NGÀNH TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG. Đồng Nai, tháng 8 năm 2012. Trình bày: Ông Nguyễn Hữu Chính - Cục trưởng Cục CNTT - Bộ Tài nguyên và Môi trường. Nội dung. Giới thiệu chung
E N D
GIẢI PHÁP TỔNG THỂ CHO VẤN ĐỀ QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI – CÔNG CỤ HỮU HIỆU THÚC ĐẨY PHÁT TRIỂN CHÍNH QUYỀN ĐIỆN TỬ TRONG NGÀNH TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG Đồng Nai, tháng 8 năm 2012 Trình bày: Ông Nguyễn Hữu Chính - Cục trưởng Cục CNTT - Bộ Tài nguyên và Môi trường
Nội dung • Giới thiệu chung • ELIS - Giải pháp tổng thể cho công tác quản lý đất đai • ELIS – Công cụ thúc đẩy phát triển chính quyền điện tử trong ngành tài nguyên và môi trường • Bài học kinh nghiệm
I. Giới thiệu chung - ELIS là một trong những sản phẩm của chương trình Nâng cao năng lực quản lý đất đai và môi trường (SEMLA - Strengthening Environment Managament and Land Administration) do Chính phủ Thụy Điển tài trợ cho Bộ Tài nguyên và Môi trường. - Sau khi chương trình SEMLA kết thúc, hệ thống phần mềm được bàn giao cho Cục Công nghệ thông tin tiếp tục phát triển hoàn thiện. Sản phẩm đã được Cục Công nghệ thông tin đăng ký bản quyền tại Cục Bản quyền tác giả.
I. Giới thiệu chung (tiếp) - Năm 2011 Bộ Tài nguyên và Môi trường đã tiến hành thẩm định và cho phép ứng dụng phần mềm ELIS trong công tác xây dựng CSDL và quản lý đất đai tại các địa phương. - ELIS trong quá trình hoàn thiện đã trở thành một hệ thống không chỉ áp dụng cho ngành quản lý đất đai và môi trường mà có thể mở rộng cho tất cả các lĩnh vực quản lý Nhà nước của Bộ Tài nguyên và Môi trường như địa chất khoáng sản, khí tượng thuỷ văn, đo đạc bản đồ và quản lý tài nguyên nước…
I. Giới thiệu chung (tiếp) ELIS không chỉ là một hệ thống phần mềm mà là giải pháp tổng thể cho vấn đề quản lý đất đai: Giải pháp ELIS
I. Giới thiệu chung (tiếp) - Trong quá trình phát triển và hoàn thiện, ELIS đã tham gia xây dựng Chuẩn dữ liệu địa chính, quy trình xây dựng CSDL địa chính, tiêu chuẩn Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất, thử nghiệm các quy trình nghiệp vụ tại Đà Nẵng, tham gia xây dựng CSDL đất đai tại Bắc Ninh, Hải Phòng, Hà Nam, Nam Định… Công khai hóa thông tin đất đai tại Thái Nguyên. - Hiện nay, sau khi hoàn thiện, ELIS đã được ứng dụng rộng rãi trong công tác xây dựng và vận hành quản lý CSDL đất đai tại nhiều địa phương trên cả nước.
I. Giới thiệu chung (tiếp) Các đặc điểm nổi bật của hệ thống phần mềm ELIS • Lồng ghép được vấn đề quản lý đất đai và môi trường trong một hệ thống thống nhất; • Hỗ trợ cải cách hành chính và công khai hóa thông tin trong lĩnh vực đất đai và môi trường; • Xây dựng và cung cấp một điểm truy cập duy nhất về thông tin đất đai và môi trường tại các tỉnh, thành phố; • Hỗ trợ đầy đủ các thao tác xử lý nghiệp vụ về công tác quản lý đất đai;
I. Giới thiệu chung (tiếp) • Được xây dựng dựa trên các công nghệ tiên tiến nhất vào thời điểm hiện tại, xây dựng hệ thống trên nền tảng hệ quản trị cơ sở dữ liệu lớn, đa người dùng và có tính ổn định cao, đảm bảo tốc độ xử lý dữ liệu với khối lượng dữ liệu lớn; • Đảm bảo bảo mật hệ thống thông qua các phương pháp phân quyền và mã hóa thông tin, đặc biệt trong công khai hóa thông tin trên Internet; • Đáp ứng đầy đủ các văn bản thông tư, nghị định mới nhất về hướng dẫn thi hành Luật đất đai năm 2003 như: Thông tư số 09/2007/TT- BTNMT V/v Hướng dẫn việc lập, chỉnh lý, quản lý hồ sơ địa chính.
II. ELIS - Giải pháp tổng thể cho công tác quản lý đất đai - Mô hình, giải pháp công nghệ hệ thống ELIS
II. ELIS - Giải pháp tổng thể cho công tác quản lý đất đai(tiếp) - Kiến trúc hệ thống ELIS được thiết kế với ba tầng chính: • Tầng dữ liệu: Là tầng được tổ chức lưu trữ cơ sở dữ liệu, và file dữ liệu. Tầng này thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến lưu trữ và truy vấn dữ liệu từ Tầng công nghệ và dịch vu. • Tầng công nghệ, dịch vụ: Là tầng cung cấp các dịch vụ, các thư viện dùng chung cho Tầng ứng dụng. • Tầng ứng dụng: Là tầng sử dụng các dịch vụ, thư viện ở Tầng công nghệ, dịch vụ để phát triển các ứng dụng theo yêu cầu quản lý hiện tại, cũng như nhu cầu nâng cấp, mở rộng trong tương lai. Đây là tầng cung cấp giao diện tương tác với người dùng.
II. ELIS - Giải pháp tổng thể cho công tác quản lý đất đai(tiếp) • Hệ thống phần mềm ELIS bao gồm 10 phân hệ, hỗ trợ đầy đủ công tác quản lý nhà nước về đất đai: • ELIS-LRC: Phân hệ Đăng ký cấp giấy và chỉnh lý biến động đất đai • ELIS-PMD: Phân hệ Quản lý nghiệm vụ và luân chuyển hồ sơ • ELIS-PE: Phân hệ Thiết kế quy trình • ELIS-CP: Phân hệ Quản trị hệ thống • ELIS-REV: Phân hệ Hỗ trợ xây dựng và quản lý bản đồ giá đất
II. ELIS - Giải pháp tổng thể cho công tác quản lý đất đai(tiếp) 6. ELIS-LAP: Phân hệ Hỗ trợ quy hoạch sử dụng đất 7. ELIS-LSI: Phân hệ Thống kê, kiểm kê đất đai 8. ELIS-Portal: Cổng thông tin điện tử ELIS 9. ELIS-SYN: Phân hệ đồng bộ dữ liệu 10. ELIS-SRM: Phân hệ Quản lý hồ sơ quét
III. ELIS – Công cụ thúc đẩy phát triển chính quyền điện tử trong ngành TNMT - Thúc đẩy chính quyền điện tử Được xây dựng với mục đích hỗ trợ tối đa từng bước trong quy trình xử lý hồ sơ của mô hình một cửa, cũng như thích nghi cao với những thay đổi của quy trình nghiệp vụ, ELIS là giải pháp thích hợp cho nhu cầu ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý đất đai.
III. ELIS – Công cụ thúc đẩy phát triển chính quyền điện tử trong ngành TNMT Một số quy trình đã được mô hình hóa, được hỗ trợ xử lý trong hệ thống ELIS:
III. ELIS – Công cụ thúc đẩy phát triển chính quyền điện tử trong ngành TNMT (tiếp) Các quy trình được mô hình hóa thành các bước công việc cụ thể: Một quy trình đã được mô hình hóa trong hệ thống ELIS
III. ELIS – Công cụ thúc đẩy phát triển chính quyền điện tử trong ngành TNMT (tiếp) ELIS cho phép tin học hóa quá trình luân chuyển hồ sơ cũng hỗ trợ xử lý hồ sơ ở từng bước trong quá trình, toàn bộ thông tin được cung cấp cũng như kết quả xử lý đều được lưu trữ quản lý trong một hệ thống CSDL thống nhất, đảm bảo an toàn và luôn sẵn sàng cho khai thác, sử dụng.
III. ELIS – Công cụ thúc đẩy phát triển chính quyền điện tử trong ngành TNMT (tiếp) Với cổng thông tin đất đai, ELIS cung cấp các dịch vụ tra cứu, khai thác thông tin, tạo và nộp hồ sơ trực tuyến, cho phép người sử dụng truy cập các thủ tục hành chính về đất đai một cách nhanh chóng, thuận tiện. Trong môi trường của hệ thống ELIS, quá trình xử lý nghiệp vụ tại các cơ quan quản lý đất đai và giao diện khai thác của người sử dụng là một liên kết thống nhất. Qua các dịch vụ này người dân có thể tra cứu thủ tục, nộp hồ sơ xử lý trực tuyến, các cấp quản lý có thể khai thác sử dụng các dịch vụ báo cáo dễ dàng.
III. ELIS – Công cụ thúc đẩy phát triển chính quyền điện tử trong ngành TNMT (tiếp) ELIS cung cấp những phương thức khai thác thông tin tiên tiến khác nhằm đáp ứng nhu cầu của người dùng, cho phép truy cập thông tin mọi lúc, mọi nơi, dưới nhiều hình thức, đáng kể nhất đó là các dịch vụ về tin nhắn SMS, bằng một tài khoản được đăng ký trước, người sử dụng có thể tra cứu thông tin liên quan đến các thủ tục hành chính đất đai của mình, nhận thông báo về kết quả xử lý hồ sơ, tra cứu thông tin thửa đất, hay đối với các cấp quản lý, lãnh đạo là những thông tin thống kê, báo cáo định kỳ…
III. ELIS – Công cụ thúc đẩy phát triển chính quyền điện tử trong ngành TNMT (tiếp) • Công dân điện tử • Bên cạnh việc hỗ trợ xử lý các nghiệp vụ quản lý đất đai của các cấp quản lý nhà nước từ địa phương đến Trung ương, ELIS được xây dựng hướng tới việc cung cấp các dịch vụ hành chính công điện tử từ cấp độ 2 đến cấp độ 4. Tất cả các thông tin về thủ tục, các quy định cùng hệ thống văn bản pháp quy cũng như những mẫu văn bản giấy tờ liên quan đều được công bố và truy cập dễ dàng bằng internet.
III. ELIS – Công cụ thúc đẩy phát triển chính quyền điện tử trong ngành TNMT (tiếp) Công khai quy trình thực hiện các thủ tục về đất đai
III. ELIS – Công cụ thúc đẩy phát triển chính quyền điện tử trong ngành TNMT (tiếp) - Thông qua cổng thông tin đất đai, công dân có thể tương tác với cơ quan quản lý nhà nước một cách thuận tiện, một trong những ví dụ là việc đóng góp ý kiến về các dự thảo văn bản pháp luật, qua đó việc lấy ý kiến đóng góp được thực hiện thường xuyên, liên tục và thu hút được đông đảo người dân tham gia. - Việc lập đơn, chuẩn bị hồ sơ và nộp hồ sơ cũng trở nên đơn giản hơn nhờ các dịch vụ nộp hồ sơ trực tuyến, thậm chí các thủ tục khác như khai báo thuế, hoàn thành nghĩa vụ tài chính hoàn toàn có thể thực hiện một cách nhanh chóng thông qua các dịch vụ thống nhất giữa ELIS và các tổ chức tài chính, thuế, ngân hàng…
III. ELIS – Công cụ thúc đẩy phát triển chính quyền điện tử trong ngành TNMT (tiếp) • Hỗ trợ chia sẻ thông tin với các ngành • Hướng tới mục tiêu cung cấp các dịch vụ hành chính công cấp độ 4, ELIS được định hướng xây dựng để có thể kết nối đến các hệ thống của các tổ chức tài chính, thuế, ngân hàng, không chỉ để đơn giản hóa, tiết kiếm thời gian cho người dân trong quá trình xử lý hồ sơ mà còn nâng cao hiệu quả của các công tác quản lý nhà nước liên ngành. Hình thành một kết nối thường xuyên, liên tục và đảm bảo an ninh giữa các cơ quan quản lý về đất đai, thuế, tài chính và ngân hàng.
III. ELIS – Công cụ thúc đẩy phát triển chính quyền điện tử trong ngành TNMT (tiếp) • Hỗ trợ chia sẻ thông tin với các ngành • Đất đai là một thành phần cơ bản của bất kỳ nền kinh tế nào, thông tin về đất đai, từ thông tin địa hình đến thông tin chi tiết về địa chính đều có đóng góp không nhỏ cho quá trình phát triển kinh tế xã hội và an ninh quốc phòng. Cũng từ định hướng đó, ELIS hỗ trợ việc hình thành mạng lưới liên kết giữa các cơ quan quản lý nhà nước, không chỉ giới hạn trong các cơ quan, tổ chức tài chính mà có thể mở rộng ra các lĩnh vực khác như nông nghiệp, công nghiệp, thương mại, xây dựng, giao thông, quy hoạch đô thị, an ninh quốc phòng…
III. ELIS – Công cụ thúc đẩy phát triển chính quyền điện tử trong ngành TNMT (tiếp) • Kết nối thông tin giữa các cấp, phối hợp với địa phương • ELIS không chỉ hỗ trợ kết nối, chia sẻ thông tin giữa các ngành, mà mục tiêu quan trọng hơn nữa của ELIS là hình thành một mạng lưới thông tin thống nhất, xuyên suốt giữa các cấp quản lý, từ Trung ương đến địa phương. • Trên cơ sở hình thành mạng lưới thông tin đất đai đa cấp đó, việc truy cập, sử dụng, khai thác thông tin đất đai đối với mọi đối tượng sử dụng trở nên minh bạch và dễ dàng.
III. ELIS – Công cụ thúc đẩy phát triển chính quyền điện tử trong ngành TNMT (tiếp) • Kết nối thông tin giữa các cấp, phối hợp với địa phương • Đối với các cấp lãnh đạo: Thông tin thống kê, báo cáo, hỗ trợ điều hành được cập nhật thường xuyên và trực tiếp từ các cấp quản lý. • Đối với các cấp quản lý: Việc hình thành, sử dụng các dữ liệu về đất đai trong công tác hàng ngày được đảm bảo về tính nhất quán, độ chính xác cao thông qua hệ thống CSDL thống nhất, hiện đại.
III. ELIS – Công cụ thúc đẩy phát triển chính quyền điện tử trong ngành TNMT (tiếp) • Kết nối thông tin giữa các cấp, phối hợp với địa phương • Đối với người dân: Mô hình một cửa được phát huy một cách tối đa, thay vì một hệ thống các văn phòng một cửa rải rác ở các tỉnh thành, quận/huyện, thông qua giải pháp của ELIS, người dân có thể tra cứu, khai thác thông tin đất đai cũng như truy cập, sử dụng các dịch vụ hành chính về đất đai của tất cả các cấp thông qua một giao diện sử dụng duy nhất, ngoài ra còn được hỗ trợ các dịch vụ tiện ích khác như thông báo, cập nhật thông tin một cách thường xuyên, nhanh chóng, dưới nhiều hình thức (SMS, email).
IV. Bài học kinh nghiệm • Tập trung xây dựng CSDL • Với tính chất phức tạp của dữ liệu đất đai cũng như một quá trình lâu dài trong thu thập, xây dựng thông tin đất đai kéo dài từ nhiều thập kỷ thì việc vận hành hiệu quả, triển khai thành công hệ thống phụ thuộc phần lớn vào công tác chuẩn hóa, chuyển đổi, và xây dựng CSDL đất đai. • Với một hệ thống CSDL đất đai hoàn chỉnh, đầy đủ ở các cấp thì việc triển khai các giải pháp của ELIS có thể phát huy tối đa hiệu quả và cho thấy được vai trò của các ứng dụng phần mềm trong hỗ trợ công việc xử lý nghiệp vụ hay hỗ trợ ra quyết định, quản lý, điều hành và nâng cao hiệu quả của công tác cải cách hành chính trong ngành.
IV. Bài học kinh nghiệm • Hoàn thiện hành lang pháp lý • Việc ứng dụng rộng rãi của dữ liệu số, thông tin số, dịch vụ số… đã cho thấy nhiều thiếu sót trong hệ thống pháp lý, đó là việc tồn tại những vấn đề chưa được quy định hoặc chưa có quy định cụ thể, còn mơ hồ và chưa có hướng dẫn thực hiện chi tiết. Cần có các quy định cụ thể về: • Quy định giao dịch điện tử hồ sơ số • Trao đổi thông tin giữa các ngành • Cung cấp thông tin
IV. Bài học kinh nghiệm • Đơn giản hóa thủ tục hành chính, thống nhất các quy trình trên toàn quốc • Kế thừa những kết quả của Đề án 30 và nỗ lực hoàn thiện, cải cách của các cấp, hệ thống thủ tục hành chính trong ngành tài nguyên môi trường nói chung và lĩnh vực quản lý đất đai nói riêng đã có những chuyển biến tích cực rõ rệt. Tuy nhiên, việc cải cách hành chính là một quá trình lâu dài và phức tạp đòi hỏi nỗ lực liên tục của các đơn vị có liên quan.
IV. Bài học kinh nghiệm • Cùng với nỗ lực ở các cấp về đề xuất những phương án, chủ trương cải cách, đơn giản hóa phù hợp với tình hình, nhu cầu thực tế, đòi hỏi có sự hướng dẫn thực hiện, định hướng mục tiêu rõ ràng, cụ thể và đặc biệt quan trọng là công tác tổng hợp nhằm đưa ra được những mô hình, quy trình thống nhất có thể áp dụng rộng rãi trên cả nước, hạn chế tối đa các yếu tố khu vực, vùng miền gây phức tạp trong hệ thống quản lý và từ đó là những khó khăn trong sử dụng, khai thác và chia sẻ thông tin.