1 / 21

TỔNG CÔNG TY LẮP MÁY VIỆT NAM CÔNG TY CỔ PHẦN LILAMA 69-1 ----***----

TUYỂN TẬP CÁC QUY CHẾ, QUY ĐỊNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN LILAMA 69-1. TỔNG CÔNG TY LẮP MÁY VIỆT NAM CÔNG TY CỔ PHẦN LILAMA 69-1 ----***----. BẮC NINH, NGÀY 20 THÁNG 12 NĂM 2012. NỘI QUY LAO ĐỘNG Công ty Cổ phần Lilama 69-1. CHƯƠNG I: NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG. Điều 1: Đối tượng áp dụng:

dragon
Download Presentation

TỔNG CÔNG TY LẮP MÁY VIỆT NAM CÔNG TY CỔ PHẦN LILAMA 69-1 ----***----

An Image/Link below is provided (as is) to download presentation Download Policy: Content on the Website is provided to you AS IS for your information and personal use and may not be sold / licensed / shared on other websites without getting consent from its author. Content is provided to you AS IS for your information and personal use only. Download presentation by click this link. While downloading, if for some reason you are not able to download a presentation, the publisher may have deleted the file from their server. During download, if you can't get a presentation, the file might be deleted by the publisher.

E N D

Presentation Transcript


  1. TUYỂN TẬP CÁC QUY CHẾ, QUY ĐỊNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN LILAMA 69-1 TỔNG CÔNG TY LẮP MÁY VIỆT NAMCÔNG TY CỔ PHẦN LILAMA 69-1----***---- BẮC NINH, NGÀY 20 THÁNG 12 NĂM 2012

  2. NỘI QUY LAO ĐỘNGCông tyCổphầnLilama 69-1.

  3. CHƯƠNG I: NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG. Điều 1: Đối tượng áp dụng: 1.1- Nội quy lao động này áp dụng đối với mọi cán bộ CNV-LĐ (nay gọi là người sử dụng lao động và người lao động) làm việc trong Công ty cổ phần LILAMA 69-1. 1.2- Mọi vấn đề quy định trong Bộ luật lao động và những quy định trong Nội qui lao động này phải được thực hiện nghiêm chỉnh. Điều 2:Nội quy lao động này có hiệu lực thi hành kể từ ngày đăng ký với Sở lao động-Thương binh và Xã hội tỉnh Bắc Ninh và được phổ biến đến mọi cán bộ CNV-LĐ trong Công ty. Trong quá trình thực hiện những điều khoản nào không còn phù hợp thì sẽ được lấy ý kiến bổ sung, sửa đổi tại Hội nghị người lao động hàng năm. Những vấn đề không được quy định trong văn bản này đương nhiên áp dụng theo Bộ luật Lao động và các văn bản dưới luật hiện hành.

  4. CHƯƠNG II: THỜI GIAN LÀM VIỆC, THỜI GIAN NGHỈ NGƠI. Điều 3: Thời gian làm việc: 3.1- Thời gian làm việc 8 giờ trong một ngày, 48 giờ trong một tuần . 3.2- Đối với một số Công trình, để đáp yêu cầu của tiến độ thi công có thể huy động làm thêm giờ, nhưng không quá 4 giờ/người/ngày, 200 giờ / người/năm 3.3- Thời gian làm việc rút ngắn từ một đến hai giờ đối với những người làm các công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm theo danh mục Bộ lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Y tế ban hành . 3.4- Thời gian làm việc ban đêm tính từ 22 giờ ngày hôm trước đến 6 giờ ngày hôm sau đối với Công trình thi công ở các tỉnh, thành phố từ Thừa Thiên - Huế trở ra phía Bắc; từ 21 giờ ngày hôm trước đến 5 giờ ngày hôm sau đối với Công trình thi công ở các tỉnh, thành phố từ Đà Nẵng trở vào phía Nam .

  5. CHƯƠNG II: THỜI GIAN LÀM VIỆC, THỜI GIAN NGHỈ NGƠI. Điều 4: Thời gian nghỉ ngơi: 4.1- Nghỉ cuối tuần: Ngày chủ nhật. 4.2- Nghỉ lễ, tết. 4.3- Người lao động được nghỉ làm việc hưởng nguyên lương những ngày sau: - Tết dương lịch: 01 ngày (ngày 01/01 Dương lịch). - Tết âm lịch: 04 ngày (01 ngày cuối năm và 03 ngày đầu năm âm lịch) - Ngày giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày ( ngày 10 tháng 3 Âm lịch). - Ngày chiến tháng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 Dương lịch). - Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 Dương lịch). - Ngày Quốc khánh: 01 ngày (ngày 02 tháng 9 Dương lịch). Nếu những ngày nghỉ trên trùng với ngày nghỉ hàng tuần thì người lao động được nghỉ bù vào những ngày tiếp theo. Nếu do yêu cầu công việc không thể bố trí nghỉ bù được thì được trả lương theo quy định của Bộ luật lao động sửa đổi bổ sung.

  6. CHƯƠNG II: THỜI GIAN LÀM VIỆC, THỜI GIAN NGHỈ NGƠI. Điều 4: Thời gian nghỉ ngơi: 4.4- Nghỉ phép hàng năm: - Thời gian nghỉ phép được thực hiện theo quy định từ Điều 74-77 của Bộ luật lao động sửa đổi bổ sung. Người lao động có 12 tháng làm việc trong Công ty sẽ được nghỉ phép hàng năm , hưởng nguyên lương theo qui định sau : a- 12 ngày đối với người làm công việc bình thường . b- 14 ngày đối với người làm công việc nặng nhọc, độc hại và 16 ngày làm việc đối với người lao động làm việc trong môi trường đặc biệt độc hại nguy hiểm. c- Người lao động đi phép tuỳ theo quãng đường gần hoặc xa được tính thêm từ 1 đến 4 ngày đi đường (chỉ được tính 1 lần trong năm). Tiền lương những ngày nghỉ phép và đi đường được trả gồm (Lương cấp bậc, chức vụ và phụ cấp nếu có). d- Số ngày nghỉ hàng năm được tăng thêm theo thâm niên làm việc tại Công ty , cứ 5 năm được nghỉ thêm 1 ngày. e- Phép năm có thể nghỉ thành nhiều lần, trường hợp do yêu cầu nhiệm vụ sản xuất và yêu cầu của người sử dụng lao động thì được gộp số ngày nghỉ của hai năm để nghỉ một lần; Nếu nghỉ gộp ba năm một lần thì phải được người sử dụng lao động đồng ý .

  7. CHƯƠNG II: THỜI GIAN LÀM VIỆC, THỜI GIAN NGHỈ NGƠI. Điều 4: Thời gian nghỉ ngơi: 4.5 - Nghỉ việc riêng có lương và nghỉ không hưởng lương. a . Người lao động được nghỉ việc riêng mà vẫn được hưởng nguyên lương trong các trường hợp sau: - Kết hôn nghỉ 5 ngày. - Con kết hôn, nghỉ 3 ngày - Bố mẹ ( cả bên chồng và bên vợ ) chết, vợ hoặc chồng chết, con chết, nghỉ 5 ngày - Người lao động làm việc ở công trình xa được cộng thêm thời gian đi đường ( khoảng cách từ công trình về quê trên 300 km được nghỉ thêm 2 ngày, trên 400 km được nghỉ thêm 03 ngày). b. Nghỉ không hưởng lương: CB-CNV khi có nhu cầu nghỉ không hưởng lương để giải quyết việc riêng phải có lý do ( Ốm đau, việc riêng gia đình, các nguyên nhân khách quan khác…) Nghỉ việc riêng phải xin phép bằng đơn, nếu không xin phép thì được coi là nghỉ vô lý do. Và chỉ được nghỉ khi được phép của cấp có thẩm quyền như sau: + Tổ trưởng sản xuất được quyền cho nghỉ nhiều nhất là 01 ngày . + Đội trưởng sản xuất được quyền cho nghỉ nhiều nhất là 02 ngày. + Người đứng đầu các đơn vị trực thuộc công ty được quyền cho nghỉ nhiều nhất là 5 ngày, trên mức này phải do Tổng Giám đốc Công ty quyết định.

  8. CHƯƠNG II: THỜI GIAN LÀM VIỆC, THỜI GIAN NGHỈ NGƠI. Điều 5: Nghỉ giữa ca: 1. Người lao động làm việc liên tục 8 giờ trong điều kiện bình thường hoặc làm việc 07 giờ liền trong điều kiện được rút ngắn thời gian thì được nghỉ giữa ca, tính vào thời gian làm việc như sau : - Nghỉ 45 phút khi làm ca đêm - Nghỉ 30 phút khi làm các ca khác . 2. Đối với những người làm việc tại các dây chuyền sản xuất hoạt động liên tục trong ngày phải bố trí nghỉ luân phiên giữa ca, không để dây chuyền sản xuất ngừng hoạt động. Trường hợp không thể nghỉ theo qui định trên thì được tính tổng số thời gian nghỉ theo chế độ này trong từng tháng để bố trí nghỉ bù, nếu do yêu cầu sản xuất không bố trí nghỉ bù được thì tính trả tiền lương theo chế độ làm việc thêm giờ.

  9. CHƯƠNG III: KỶ LUẬT LAO ĐỘNG, TRÁCH NHIỆM VẬT CHẤT. Kỷ luật lao động là những quy định về hình thức xử phạt hành chính đối với các hành vi vi phạm pháp luật lao động, việc làm, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, tiền lương và việc tuân thủ theo các quy định khác đã được nêu trong Nội quy của Công ty. Điều 6: Người lao động phải chấp hành quy định thời gian làm việc. Không được tự ý bỏ vị trí làm việc khi chưa hết giờ hoặc chưa được phép của người quản lý trực tiếp. Điều 7: Người lao động khi được đơn vị giao nhiệm vụ, khi làm xong phải báo cáo kết quả công việc đã thực hiện với cán bộ quản lý đơn vị hoặc báo cáo định kỳ theo quy định của đơn vị và Công ty.

  10. CHƯƠNG III: KỶ LUẬT LAO ĐỘNG, TRÁCH NHIỆM VẬT CHẤT. Điều 8:Người lao động vi phạm kỷ luật lao động tuỳ theo mức độ phạm lỗi, bị xử lý theo một trong các hình thức sau đây a- Khiển trách . b- Kéo dài thời hạn nâng lương không quá 6 tháng hoặc chuyển làm công việc khác có mức lương thấp hơn, trong thời hạn tối đa là 6 tháng, hoặc cách chức đối với người có chức vụ . c- Sa thải. Hình thức xử lý kỷ luật sa thải được áp dụng trong những trường hợp sau đây: - Người lao động có hành vi trộm cắp, tham ô, tiết lộ bí mật công nghệ, tiết lộ thông tin đấu thầu, chào giá cạnh tranh hoặc có hành vi gây thiệt hại về tài sản, lợi ích , thương hiệu, uy tín của Công ty. - Người lao động bị xử lý kỷ luật kéo dài thời gian nâng lương, chuyển làm công việc khác có mức lương thấp hơn hoặc kéo dài thời hạn nâng lương chuyển làm việc khác mà tái phạm trong thời gian chưa xoá kỷ luật hoặc bị kỷ luật cách chức mà tái phạm. - Người lao động tự ý bỏ việc 7 ngày cộng dồn trong một tháng hoặc 30 ngày cộng dồn trong một năm, mà không có lý do chính đáng và không được Công ty cho phép. - Người lao động có hành vi tổ chức, xúi giục, tham gia đình công tập thể trái luật . Sau khi sa thải người lao động, người sử dụng lao động phải báo cáo Sở lao động Thương binh và Xã hội tỉnh Bắc Ninh biết . Không áp dụng nhiều hình thức kỷ luật lao động đối với một hành vi vi phạm kỷ luật lao động.

  11. CHƯƠNG III: KỶ LUẬT LAO ĐỘNG, TRÁCH NHIỆM VẬT CHẤT. Điều 9:Thời hạn để xử lý vi phạm kỷ luật lao động tối đa là 3 tháng kể từ ngày xảy ra vi phạm, trường hợp đặc biệt cũng không được quá 6 tháng. Điều 10: Khi xét kỷ luật người lao động có quyền tự bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa. Điều 11: Khi xét kỷ luật người lao động phải có mặt đương sự và đại diện của Ban chấp hành Công đoàn ở bộ phận hoặc Công ty. Nếu đương sự đã được thông báo tới lần thứ 3 bằng văn bản mà đương sự vẫn vắng mặt thì người sử dụng lao động có quyền xử lý kỷ luật và thông báo quyết định kỷ luật cho đương sự biết . Điều 12: Việc xét xử kỷ luật lao động phải được ghi thành biên bản. Điều 13: Người bị xử lý kỷ luật khiển trách sau 3 tháng và người bị xử lý kỷ luật kéo dài thời hạn nâng lương hoặc chuyển làm công việc khác sau 6 tháng, kể từ ngày bị xử lý nếu không tái phạm thì đương nhiên được xoá kỷ luật. Người bị xử lý kỷ luật kéo dài thời hạn nâng lương hoặc chuyển làm công việc khác có mức lương thấp hơn sau khi chấp hành được một nửa thời hạn, nếu sửa chữa tiến bộ thì được người sử dụng lao động xét giảm thời hạn .

  12. CHƯƠNG III: KỶ LUẬT LAO ĐỘNG, TRÁCH NHIỆM VẬT CHẤT. Điều 14: Người lao động làm hư hỏng thiết bị, dụng cụ hoặc có hành vi khác gây thiệt hại tài sản của Công ty phải bồi thường theo quy định. Mức khấu trừ hàng tháng không quá 30% tiền lương. Nếu gây thiệt hại tài sản của công ty có giá trị dưới 5 lần mức lương tối thiểu chung hiện hành thì phải bồi thường. Mức bồi thường nhiều nhất cũng không quá 3 tháng tiền lương của người có lỗi... Điều 15: Người lao động làm mất các thiết bị, dụng cụ, làm mất các tài sản khác do Công ty giao, hoặc tiêu hao vật tư quá định mức cho phép thì tuỳ theo từng trường hợp phải bồi thường thiệt hại một phần hoặc toàn phần theo thời giá thị trường (trừ trường hợp bất khả kháng).

  13. CHƯƠNG III: KỶ LUẬT LAO ĐỘNG, TRÁCH NHIỆM VẬT CHẤT. Điều 16: Người lao động bị tạm đình chỉ công việc khi vụ việc vi phạm có tính chất phức tạp. Nếu xét thấy để người lao động tiếp tục làm việc sẽ gây khó khăn cho việc xác minh (sau khi đã tham khảo ý kiến với BCH Công đoàn Công ty). Thời hạn tạm đình chỉ không quá 15 ngày, trừ trường hợp đặc biệt không quá 3 tháng, hết thời hạn tạm đình chỉ người lao động được tiếp tục làm việc, lương và các quyền lợi khác của người lao động được hưởng theo quy định của pháp luật. Điều 17: Giảm trừ tiền thưởng: - Người lao động vi phạm hình thức kỷ luật: khiển trách bị trừ tiền thưởng cuối năm ( tết Nguyên Đán ) trừ 30% tiền thưởng. - Người lao động vi phạm hình thức kỷ luật: Kéo dài thời hạn nâng lương bị trừ tiền thưởng cuối năm ( tết Nguyên Đán ) trừ 50% tiền thưởng. - Người lao động vi phạm hình thức kỷ luật: Sa thải bị trừ tiền thưởng cuối năm ( tết Nguyên Đán) trừ 100% tiền thưởng

  14. CHƯƠNG IV: AN TOÀN LAO ĐỘNG, VỆ SINH MÔI TRƯỜNG. • Điều 18: Công ty có trách nhiệm cung cấp đầy đủ trang bị bảo hộ lao động, bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động, cải thiện điều kiện lao động cho người lao động, tổ chức huấn luyện về an toàn lao động theo các bước đã quy định. • Điều 19: Người lao động phải có ý thức tiết kiệm, giữ gìn trang bị bảo hộ lao động theo thời hạn quy định. Phải tuân thủ các quy định về an toàn lao động, vệ sinh lao động và Nội quy lao động của Công ty. Mọi cá nhân và đơn vị có liên quan đến lao động, sản xuất phải tuân theo Pháp luật về an toàn lao động, vệ sinh lao động và bảo vệ môi trường. • Điều 20: Trong khi làm việc, người lao động phải sử dụng các trang bị bảo hộ lao động mà Công ty đã trang cấp. • Người Lao động sẽ bị xử lý kỷ luật nếu vi phạm những quy định về trang thiết bị, vệ sinh, an toàn lao động như: • Không tuân thủ các quy định về An toàn lao động, vệ sinh lao động quy định tại khoản 1, điều 95, Bộ luật Lao động đã được sửa đổi, bổ sung. • Không sử dụng các trang bị, phương tiện bảo vệ cá nhân mà công ty đã trang bị trong khi làm việc.

  15. CHƯƠNG IV: AN TOÀN LAO ĐỘNG, VỆ SINH MÔI TRƯỜNG. Điều 21: Người lao động phải ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường nơi làm việc, Công ty sẽ tạo điều kiện để nơi làm việc đạt tiêu chuẩn: Không gian, độ thoáng, ánh sáng, về bụi, khói khí độc, phóng xạ, điện từ trường, nóng, ẩm, tiếng ồn, rung và các yếu tố có hại khác. Điều 22: Người sử dụng lao động phải định kỳ kiểm tra, tu sửa máy, thiết bị, nhà xưởng, kho tàng theo tiêu chuẩn an toàn lao động, vệ sinh môi trường, có đủ các phương tiện che chắn các bộ phận dễ gây nguy hiểm của máy, thiết bị, nơi làm việc, nơi đặt máy, thiết bị, nơi có yếu tố nguy hiểm, phải bố trí đề phòng sự cố, có bảng chỉ dẫn về an toàn lao động, vệ sinh lao động đặt ở vị trí mà mọi người dễ thấy, dễ đọc. Điều 23: Người lao động phải khám sức khoẻ khi tuyển dụng và được công ty khám sức khoẻ định kỳ theo chế độ qui định ( theo hướng dẫn khám sức khoẻ thông tư số 13/2007/TT/BYT ngày 21/11/2007 của Bộ Y tế ). Người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phải đựơc cấp cứu kịp thời và điều trị chu đáo và được khám sức khoẻ định kỳ, có hồ sơ theo dõi sức khoẻ riêng.

  16. CHƯƠNG IV: AN TOÀN LAO ĐỘNG, VỆ SINH MÔI TRƯỜNG. Điều 24: Tất cả các vụ tai nạn, các trường hợp bệnh nghề nghiệp phải được khai báo, điều tra, lập biên bản, thống kê và báo cáo định kỳ theo quy định của pháp luật. Nghiêm cấm mọi hành vi che dấu, khai báo hoặc báo cáo sai sự thật về tai nạn và bệnh nghề nghiệp. Điều 25: Người sử dụng lao động phải chịu mọi chi phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị xong cho người bị tai nạn lao động hoặc mắc bệnh nghề nghiệp. Phải bồi thường ít nhất 30 tháng tiền lương và phụ cấp lương (nếu có) cho người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên hoặc cho thân nhân người chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp mà không do lỗi của người lao động. Trong trường hợp do lỗi của người lao động thì cũng được trợ cấp một khoản tiền ít nhất bằng 12 tháng lương và phụ cấp lương (nếu có). Chính phủ qui định trách nhiệm của người sử dụng lao động và mức bồi thường tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 5% đến dưới 81% .

  17. CHƯƠNG V: TRẬT TỰ XÃ HỘI TRONG CÔNG TY. Điều 26: Mọi cán bộ CNV-LĐ phải triệt để chấp hành đầy đủ mọi Chỉ thị, Nghị quyết, chủ trương chính sách của Đảng, Pháp luật của Nhà nước, của cấp trên và các quy định của Công ty. Điều 27: Mọi cán bộ CNV-LĐ có ý thức tôn trọng tập thể, sống vì mọi người, đoàn kết thân ái, có trách nhiệm xây dựng và phát huy truyền thống tốt đẹp của Công ty, góp sức vào xây dựng Công ty phát triển bền vững. Điều 28: Hết sức giữ gìn, bảo vệ bí mật của Công ty của Nhà nước, tuyên truyền vận động mọi người xung quanh cùng thực hiện. Điều 29: Mọi nguyện vọng cá nhân muốn được giải quyết phải đề nghị từ tổ, đội sản xuất , xí nghiệp lên đến Công ty. Điều 30: Mỗi cán bộ CNV-LĐ phải có trách nhiệm và cùng chịu trách nhiệm về giữ gìn vệ sinh môi trường xung quanh nơi ở và nơi làm việc.

  18. CHƯƠNG V: TRẬT TỰ XÃ HỘI TRONG CÔNG TY. Điều 31: Khi phát hiện thấy những sự việc nguy hiểm có thể xẩy ra về thuỷ, hoả hoạn, trộm cắp tài sản thì phải kiên quyết ngăn chặn, đấu tranh để giảm bớt sự mất mát, thiệt hại đến mức thấp nhất. Nếu thấy mà không ngăn chặn, đấu tranh để gây hậu quả thiệt hại thì bị xử lý kỷ luật theo Nội quy lao động Công ty, hoặc bị đưa ra pháp luật xử lý. Điều 32: Khi có quyết định điều động, phân công công tác phải tuyệt đối chấp hành quyết định. Nếu vì những lý do không thực hiện được phải báo cáo tổ, đội, Công ty giải quyết. Điều 33: Nghiêm cấm mọi cán bộ CNV-LĐ uống rượu, bia trong giờ làm việc. Nghiêm cấm mọi cán bộ CNV-LĐ chơi cờ bạc ăn tiền của nhau dưới mọi hình thức.

  19. CHƯƠNG V: TRẬT TỰ XÃ HỘI TRONG CÔNG TY. • Điều 34: Nghiêm cấm mọi hành vi gây mất trật tự trị an ninh, an toàn xã hội tại nơi làm việc và nơi cư trú. Nếu vi phạm tuỳ theo mức độ sẽ bị xử lý kỷ luật theo một trong các hình thức ở điều 8 . • - Không xử lý những trường hợp thuộc tình thế cấp thiết, phòng vệ chính đáng. • - Giảm nhẹ trong những tình tiết sau: • + Người vi phạm đã ngăn chặn, làm giảm bớt tác hại của vi phạm hoặc tự nguyện khắc phục hậu quả, bồi thường thiệt hại. • + Người vi phạm đã tự nguyện khai báo, thành thật hối lỗi. • + Người vi phạm là phụ nữ có thai. • - Tăng nặng trong các tình tiết sau: • + Vi phạm có tổ chức. • + Vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm trong cùng một lĩnh vực. • + Xúi giục, lôi kéo, ép buộc người khác vi phạm. • + Vi phạm trong tình trạng say, hoặc dùng chất kích thích. • + Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để vi phạm. • + Sau khi vi phạm đã có hành vi trốn tránh hoặc che giấu hành vi vi phạm.

  20. CHƯƠNG V: TRẬT TỰ XÃ HỘI TRONG CÔNG TY. Điều 35: Người lao động đã được Công ty đầu tư kinh phí đào tạo nâng cao trình độ tay nghề, chuyên môn kỹ thuật và nghiệp vụ nếu chấm dứt hợp đồng sẽ phải bồi hoàn kinh phí đào tạo. Điều 36: Người lao động mắc nghiện ma tuý đã được Công ty giáo dục không sửa chữa thì sẽ bị chấm dứt hợp đồng lao động. Điều 37: Trên đây là Nội quy lao động của Công ty, mọi cán bộ CNV-LĐ phải nghiêm chỉnh chấp hành, ai vi phạm sẽ bị xử lí kỷ luật . ……………..oOo………………

  21. NỘI QUY NÀY KÈM THEO QUYẾT ĐỊNH ĐÃ ĐƯỢC TỔNG GIÁM ĐỐC DUYỆT VÀ GỬI ĐẾN TẤT CẢ CÁC ĐƠN VỊ TRONG TOÀN CÔNG TY THỰC HIỆN TỪ NGÀY 28/3/2011. • MỌI THẮC MẮC XIN LIÊN HỆ: • Phòng Thư Ký Tổng Hợp. • Phòng Tổ Chức Lao Động. • Công Ty Cổ Phần Lilama69-1. • SĐT: 0241.3. 821.212

More Related