170 likes | 506 Views
Đào tạo theo học chế tín chỉ, cơ hội và thách thức. I.- Các khái niệm và định nghĩa II.- Tính chất của chương trình đào tạo theo học chế tín chỉ III.- Những thuận lợi, khó khăn trong triển khai đào tạo theo học chế tín chỉ. I.- Các khái niệm và định nghĩa.
E N D
Đào tạo theo học chế tín chỉ, cơ hội và thách thức I.- Các khái niệm và định nghĩa II.- Tính chất của chương trình đào tạo theo học chế tín chỉ III.- Những thuận lợi, khó khăn trong triển khai đào tạo theo học chế tín chỉ
I.- Các khái niệm và định nghĩa • Tín chỉ (Credit): Là đơn vị dùng để đo lường khối lượng kiến thức và kết quả học tập đã tích luỹ được. Một tín chỉ được quy định bằng 15 tiết lý thuyết quy đổi, trong đó: - 1 tiết lý thuyết quy đổi = 2 tiết bài tập, hoặc thảo luận trên lớp, hoặc thí nghiệm. - 1 tiết lý thuyết quy đổi = (3- 4) tiết thực tập, kiến tập, chuẩn bị khoá luận. Để tiếp thu một tiết học lý thuyết, sinh viên cần (2-3) giờ chuẩn bị.Để tiếp thu một tiết học bài tập, thí nghiệm, sinh viên cần (1-2) giờ chuẩn bị. Như vậy, tổng số giờ cần thiết tối thiểu để có thể hoàn chỉnh một tín chỉ là 45 giờ.
Học phần: Là khối lượng kiến thức tương đối hoàn chỉnh và có tính độc lập tương đối so với các học phần khác. • Mỗi học phần thí nghiệm, thực tập (gọi chung là thực hành) có khối lượng từ 1 - 3 tín chỉ. • Mỗi học phần lý thuyết (bao gồm lý thuyết, bài tập, thảo luận) có khối lượng từ 2-5 tín chỉ. • Học phần phải được bố trí giảng dạy trọn vẹn trong một học kỳ. • Có thể xem đồ án hoặc luận văn tốt nghiệp như một học phần đặc biệt.
Học phần bắt buộc: Là học phần chứa đựng các nội dung chính yếu mà SV bắt buộc phải theo học và tích luỹ được. • - Học phần tự chọn bắt buộc: Là những học phần chứa đựng các nội dung có liên quan đến ngành học mà sinh viên bắt buộc phải chọn một số trong số các học phần tương đương quy định cho ngành đó. • - Học phần tự chọn tự do: Là những học phần mà sinh viên có thể tự do đăng ký hoặc không, tuỳ theo nguyện vọng.
Học phần tiên quyết (đối với học phần X): Là học phần mà sinh viên bắt buộc phải tích luỹ được trước khi theo học học phần X. • - Học phần học trước (đối với học phần Y): Là học phần mà sinh viên bắt buộc phải theo học trước khi theo học học phần Y. • - Học phần song hành (đối với học phần Z): Là học phần mà sinh viên có thể theo học đồng thời với học phần Z.
II.- Tính chất của chương trình đào tạo theo học chế tín chỉ 1.- Tính mềm dẻo: - SV có thể chủ động, tự bố trí sắp xếp chương trình học tập của mình - SV có thể rút ngắn hoặc kéo dài thời gian học tập tuỳ theo từng điều kiện, hoàn cảnh riêng - Ngoài các học phần bắt buộc, trong chương trình còn có những học phần tự chọn
2.- Tính tích cực Lấy người học làm trung tâm - Giảng viên hướng dẫn, giới thiệu và theo dõi, đánh giá - Sinh viên chủ động, tích cực, đặt kế hoạch học tập cho riêng mình, Tăng thời gian tự học, nghiên cứu các tài liệu tham khảo - Các kiến thức được thường xuyên cập nhật.
3.- Tính liên thông giữa các cấp học Các học phần được cấu trúc theo dạng môđun. Điều đó giúp cho việc phân cấp đào tạo trong giáo dục đại học. Tính liên thông giữa các cấp học được thực hiện tương đối dễ dàng hơn hơn so với học chế niên chế.
III.- Những thuận lợi, khó khăn trong triển khai đào tạo theo học chế tín chỉ Thuận lợi - Nghị quyết 14 của chính phủ về đổi mới giáo dục Đại học, trong đó có đề cập đến vấn đề từng bước chuyển đổi chương trình đào tạo theo học chế niên chế sang học chế tín chỉ. - Sự chỉ đạo của Đại học Đà Nẵng về việc thực hiện đào tạo theo học chế tín chỉ trong tất cả các trường kể từ năm học 2006-2007. - Sự quyết tâm của tập thể lãnh đạo và toàn thể cán bộ viên chức trong trường. - Có sự hỗ trợ tích cực của BGH và cán bộ giảng dạy của các trường thành viên trong Đại học Đà Nẵng. - Kinh nghiệm đào tạo theo học chế tín chỉ ở một số cơ sở đào tạo trong nước. - Xu thế tất yếu về sự phát triển giáo dục hiện đại trong bối cảnh toàn cầu hoá.
Những khó khăn: - Về kinh nghiệm: Bước đầu thực hiện nên chắc chắn sẽ không tránh khỏi những khiếm khuyết. - Sự thay đổi phương thức đào tạo cũng đồng nghĩa với việc xoá bỏ một thói quen đã thành nếp sẽ khó thực hiện trong giai đoạn đầu. - Trong quản lý đào tạo, sẽ có nhiều phức tạp, khi mà mỗi một sinh viên có một kế hoạch học tập riêng. - Do số giảng viên cơ hữu còn quá ít - Cơ sở vật chất của chúng ta còn nghèo nàn, kể cả phòng học, phương tiện dạy học, lẫn tư liệu học tập cho sinh viên.
KẾT LUẬN "Vạn sự khởi đầu nan", nhưng chúng ta không thể không làm. Bước đột phá trong chuyển đổi phương thức đào tạo sẽ góp phần đưa nền giáo dục đại học nước ta thoát ra khỏi lạc hậu, hoà cùng nền giáo dục đào tạo tiên tiến trên thế giới. Điều nầy càng có ý nghĩa khi mà xu thế toàn cầu hoá ngày càng gia tăng mạnh mẽ, nước ta sắp sữa gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO). Với quyết tâm cao của mọi thành viên trong tập thể nhà trường, chúng ta tin rằng, dù khó khăn đến đâu, chúng ta cũng sẽ khắc phục để hoàn thành nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng, đáp ứng nhu cầu công nghiệp hoá-hiện đại hoá đất nước.