680 likes | 1.8k Views
HỆ SINH DỤC VÀ CÁC BỆNH THƯỜNG GẶP CỦA HỆ SINH DỤC . Mục tiêu . Mô tả được những nét chính về vị trí, hình thể, liên quan vả cấu tạo của các cơ quan thuộc hệ sinh dục nam/nữ Nêu được nguyên nhân và triệu chứng một số bệnh lý hệ sinh dục . Nội dung. Hệ sinh dục nam/ nữ
E N D
HỆ SINH DỤC VÀ CÁC BỆNH THƯỜNG GẶP CỦA HỆ SINH DỤC
Mục tiêu • Mô tả được những nét chính về vị trí, hình thể, liên quan vả cấu tạo của các cơ quan thuộc hệ sinh dục nam/nữ • Nêu được nguyên nhân và triệu chứng một số bệnh lý hệ sinh dục
Nội dung • Hệ sinh dục nam/ nữ • Các cơ quan sinh dục trong • Các cơ quan sinh dục ngoài • Bệnh lý hệ sinh dục • Lậu • Giang mai • HIV • Viêm vùng chậu
Hệ sinh dục nam • Các cơ quan sinh dục trong • Tinh hoàn • Mào tinh hoàn • Ống dẫn tinh • Túi tinh • Tuyến tiền liệt • Tuyến hành niệu đạo • Các cơ quan sinh dục ngoài • Dương vật (chứa niệu đạo) • Bìu
ĐẶC ĐIỂM GIẢI PHẪU SINH LÝ BỘ MÁY SINH DỤC NAM Niệu quản Trực tràng Bàng quang Túi tinh Xương mu Ống phóng tinh Ống dẫn tinh Tuyến tiền liệt Dương vật Hậu môn Quy đầu Tuyến hành niệu đạo Niệu đạo Tinh hoàn Mào tinh hoàn Bìu Donald C. Rizzo, Delmar’s Fundamental of Anatomy & Physiology, Thomson, 2001
ĐẶC ĐIỂM GIẢI PHẪU SINH LÝ BỘ MÁY SINH DỤC NAM • Tinh hoàn: • 2 tuyến hình bầu dục nằm trong bìu • Hình thành ở gần thận, di chuyển xuống bìu ở nửa cuối tháng thứ 7 của sự phát triển thai • Được bọc bởi áo bọc tinh hoàn, bên trong là lớp áo trắng • Chia thành 200-300 tiểu thùy ngăn bởi các vách ngăn • Mỗi tiểu thùy có từ 1-3 ống sinh tinh xoắn, sinh tinh trùng • Tinh trùng đổ vào ống sinh tinh thẳng rồi vào lưới tinh hoàn • Từ lưới tinh hoàn có 12-15 ống xuất dẫn tinh trùng vào ống mào tinh • Giữa các ống sinh tinh có nhóm tế bào kẽ tiết ra testosteron (tuyến nội tiết)
ĐẶC ĐIỂM GIẢI PHẪU SINH LÝ BỘ MÁY SINH DỤC NAM • Mào tinh hoàn • Uốn cong hình chữ C dọc theo đầu trên và bờ sau tinh hoàn • 3 phần: • Đầu: úp lên tinh hoàn như cái mũ • Thân: ngăn cách với tinh hoàn bằng một túi bịt • Đuôi: dính vào tinh hoàn bởi các thớ sợi • Bên trong chứa các ống xuất cuộn lại gọi là tiểu thùy mào tinh, rồi đổ vào 1 ống dài khoảng 6m gọi là ống mào tinh
Bàng quang Niệu quản Túi tinh Ống phóng tinh Tuyến tiền liệt Ống dẫn tinh Dương vật Mào tinh Niệu đạo Tinh hoàn ĐẶC ĐIỂM GIẢI PHẪU SINH LÝ BỘ MÁY SINH DỤC NAM • Ống dẫn tinh • Đi từ đuôi mào tinh đến mặt sau bàng quang, kết hơp với ống tiết của túi tinh để tạo thành ống phóng tinh • Dài khoảng 30 cm, đường kinh 2-3 mm • Được chia thành nhiều đoạn • Đoạn bìu • Đoạn thừng tinh • Đoạn bẹn • Đoạn chậu hông • Bóng ống dẫn tinh (kết hợp với ống tiết của túi tính tạo thành ống phóng tinh • Thừng tinh là ống chứa ống dẫn tinh và các mạch-thần kinh của tinh hoàn, đi từ bìu đến lỗ bẹn sâu
ĐẶC ĐIỂM GIẢI PHẪU SINH LÝ BỘ MÁY SINH DỤC NAM • Túi tinh (tuyến tinh) • Tuyến sản xuất khoảng 60% thể tích tinh dịch, dài khoảng 5cm, nằm sau bàng quang, dọc bờ dưới của ống dẫn tinh • Đầu dưới mở vào một ống xuất ngắn gọi là ống tiết, kết hợp với ống dẫn tinh cùng bên thành ống phóng tinh • Ống phóng tinh • Mỗi ống dài 2cm, chạy chếch qua tuyến tiền liệt đổ vào niệu đạo tiền liệt • Ống mào tinh + ống dẫn tinh + ống phóng tinh + niệu đạo = đường dẫn tinh • Tuyến tiền liệt • Khối hình nón, đáy ở trên, đỉnh ở dưới • Nằm dưới bàng quan và bao quanh niệu đạo tiền liệt • Dịch tiết của tuyến tiền liệt góp khoảng 25% thể tích tinh dịch và góp phần vào sự vận động và sức sống của tinh trung • Dịch tiết đổ vào niệu đạo tiền liệt
ĐẶC ĐIỂM GIẢI PHẪU SINH LÝ BỘ MÁY SINH DỤC NAM • Tuyến hành niệu đạo • Hai tuyến nằm ở 2 bên niệu đạo màng, to bằng hạt ngô, đổ dịch tiết vào niệu đạo • Dịch tiết là một chất kiềm có tác dụng trung hòa dịch acid của nước tiểu trong niệu đạo, bôi trơn đầu dương vật và niêm mạc niệu đạo
Lớp cân sâu Động mạch Thể hang Thể xốp Niệu đạo ĐẶC ĐIỂM GIẢI PHẪU SINH LÝ BỘ MÁY SINH DỤC NAM • Dưong vật • Gồm quy đầu, rễ, thân dương vật, bên trong là niệu đạo • Rễ DV nằm ở đáy chậu, dính vào xương mu bằng dây chằng treo DV • Thân DV hình trụ, mặt trên dẹt gọi là mu DV, mặt dưới gọi là mặt niệu đạo • DV do 3 khối mô cương và các lớp bọc tạo nên • hai khối hình trụ gọi là thể hang • khối nằm ở mặt dưới gọi là thể xốp, bên trong chứa niệu đạo • Bìu là túi da sẫm màu do các lớp thành bụng trĩu xuống, chia làm 2 ngăn Arthur C. Guyton, Textbook of medical physiology, Elsevier, 2006
Hệ sinh dục nữ • Các cơ quan sinh dục trong • Âm đạo • Tử cung • Hai vòi tử cung • Hai buồng trứng • Các cơ quan sinh dục ngoài • Âm hộ • Âm vật
Dây chằng treo Vòi tử cung Buồng trứng Túi cùng tử cung – trực tràng Dây chằng tròn Tử cung Túi cùng bàng quang - tử cung Vòm Cổ tử cung Bàng quang Trực tràng Khớp mu Âm đạo Niệu đạo Âm vật Hậu môn Lỗ niệu đạo ngoài Môi bé Lỗ âm đạo Môi lớn ĐẶC ĐIỂM GIẢI PHẪU SINH LÝ BỘ MÁY SINH DỤC NỮ Donald C. Rizzo, Delmar’s Fundamental of Anatomy & Physiology, Thomson, 2001
ĐẶC ĐIỂM GIẢI PHẪU SINH LÝ BỘ MÁY SINH DỤC NỮ • Buồng trứng Nội tiết: nội tiết tố nữ estrogen (tuyến vú, dáng, tiếng nói, tính tình) hoàng thể tố progesteron (giúp trứng làm tổ, thai phát triển) Kinh nguyệt Trứng gặp tinh trùng trong vòi trứng, được thụ tinh • Vòi trứng • Tử cung Gồm thân, eo, cổ TC. Là nơi sinh ra kinh nguyệt, làm tổ của trứng đã thụ tinh thai nhi phát triển • Âm đạo Là nơi nhận tinh trùng khi giao hợp, đường thai nhi loat qua khi chuyển dạ • Âm hộ Bộ phận ngoài của cơ quan sinh dục nữ, có các nếp da để bảo vệ
Dây chằng treo Buồng tử cung Tử cung Phễu vòi tử cung Buồng trứng Tua vòi Dây chằng buồng trứng Thành tử cung Dây chằng tròn Dây chằng tử cung Niêm mạc Thân tử cung Thành tử cung Lớp cơ Vòm Thanh mạc Cổ tử cung Cỗ tử cung Lỗ tử cung Âm đạo ĐẶC ĐIỂM GIẢI PHẪU SINH LÝ BỘ MÁY SINH DỤC NỮ Donald C. Rizzo, Delmar’s Fundamental of Anatomy & Physiology, Thomson, 2001
ĐẶC ĐIỂM GIẢI PHẪU SINH LÝ BỘ MÁY SINH DỤC NAM • Buồng trứng (BT) • Sinh noãn và tiết các nội tiết tố nữ • được cố định bởi 3 dây chằng • Mạc treo BT: nối BT với mặt sau dây chằng rộng • Dây chằng riêng BT: buộc BT vào sừng tử cung • Dây chằng treo BT: gắn BT vào thành bên chậu hông.
ĐẶC ĐIỂM GIẢI PHẪU SINH LÝ BỘ MÁY SINH DỤC NỮ • Cấu tạo BT • Thượng mô • Vỏ: mô liên kết dày đặc + nang trứng (chứa 1 trứng) + tế bào lót thành nang • Tủy: mô liên kết lỏng (máu+mạch bạch huyết+thần kinh) • Ở tuổi sinh đẻ, mỗi chu kì kinh nguyệt • có 1 nang trứng chín, vỡ ra giải phóng trứng vào ổ phục mạc • Tế bào lót sản xuất ra estrogen • Sau khi trứng rụng, nang phát triển thành hoàng thể, sản xuất ra progesteron • Trứng không được thụ tinh, hoàng thể thoái hóa thành thể trắng • Trứng được thu tinh sẽ gắn vào thành tử cung, phát triển thành thai
ĐẶC ĐIỂM GIẢI PHẪU SINH LÝ BỘ MÁY SINH DỤC NỮ đáy tử cung • Vòi tử cung • 2 vòi chạy từ tử cung sang 2 bên, dài khoảng 10cm • Gồm phần tử cung, eo vòi, bóng vòi, phễu vòi và tua vòi ( một trong những tua này dính với BT) • Tử cung • Là một phần của con đường mà tinh trung đi qua để tới vòi tử cung • Nơi xảy ra kinh nguyệt, làm tổ của trứng đã thụ tinh và phá triển của thai • Có hình quả lê (BT có KT 7,5x5cm) • Gồm • Đáy • Thân • Cổ
CÁC BỆNH THƯỜNG GẶP VIÊM NHIỄM SINH DỤC NAM VÀ NỮ Nam: Viêm tinh hoàn, đường dẫn tinh, dương vật, tuyến tiền liệt Nữ: Viêm buồng trứng, vòi trứng (phần phụ). Tử cung, âm đạo, âm hộ NGUYÊN NHÂN: Vi khuẩn gây mủ, lậu, giang mai, nấm, KST (ghẻ, trùng roi…) • TRIỆU CHỨNG: • Viêm, sưng đỏ, đau (tự nhiên, khám…) • Tiểu gắt, buốt, ngứa • Vết loét, nổi cục • Nổi hạch ở bẹn • Chất xuất tiết ở niệu đạo hay âm đạo
Nguyên nhân • Bệnh do vi khuẩn • Hạ cam mềm (Haemophilus ducreyi) • Chlamydia (Chlamydia trachomatis) • Bệnh lậu (Neisseria gonorrhoeae) • Giang mai (Treponema pallidum) • U hạt bẹn (Klebsiella granulomatis) • Bệnh do nấm • Nấm da đùi ((tinea cruris) • Candida • Bệnh do virus • Viêm gan siêu vi B (HBV) • Herpes sinh dục • HIV / AIDS • Bệnh sùi mào gà, bệnh mồng gà hay HPV (Human Papilloma Virus) sinh dục. • U mềm lây (Molluscum contagiosum) • Bệnh do ký sinh trùng • Rận mu • Bệnh ghẻ
CÁC BỆNH THƯỜNG GẶP VIÊM NHIỄM SINH DỤC NAM VÀ NỮ • ĐIỀU TRỊ: • Tìm nguyên nhân để chữa trị đúng • Nguyên tắc chung • Giữ vệ sinh, quan hệ tình dục lành mạnh (bao cao su) • Điều trị cho cả người có quan hệ tình dục • Nhiễm khuẩn: kháng sinh • Ký sinh trùng: metronidazol cho trùng roi • Nấm: dùng kháng nấm • Virus: chữa trị triệu chứng
BỆNH VIÊM VÙNG CHẬU Bệnh viêm vùng chậu là sự nhiễm khuẩn hệ sinh sản phụ nữ gây ra bởi các vi khuẩn truyền bệnh qua đường tình dục. Trong bệnh viêm vùng chậu, vi khuẩn di chuyển từ cổ tử cung vào bên trong tử cung và sau đó lên vòi Fallope, buồng trứng và ổ màng bụng.
Triệu chứng Triệu chứng điển hình: • Xuất huyết bất thường • Giau hợp đau • Dịch tiết ấm đạo • Đau bụng dưới • Sốt và lạnh run. • Lâm sàng: • Sốt, mủ nhầy tiết bất thường ở cổ tử cung và âm đạo • Đau ở tử cung và bộ phận phụ, đau khi di chuyển cổ tử cung. • Cận lâm sàng: • Bạch cầu ngọai vi tăng cao • Bạch cầu trong dịch tiết âm đạo • Tốc độ lắng máu và CRP (c-reactive protein) tăng
Nguyên nhân • Vi khuẩn truyền qua đường tình dục • Neisseria gonorrhea • Chlamydia trachomatis • Hệ vi khuẩn bình thường • Kị khí bắt buộc • Bacteroides • Peptostreptococcus • Kị khí không bắt buộc: • Escherichia coli • Gardnerella vaginalis • Haemophilus influenzae • Streptococci nhóm B
Điều trị • Mức độ nhẹ và trung bình: ngoại chẩn và dùng KS uống • a/ 1 quinolone ± metronidazol 14 ngày. • b/ 1 liều đơn tiêm bắp cephalosporin + doxycyclin uống 14 ngày (± metronidazol) • Mức độ nặng: nhập viện và dùng KS truyền tĩnh mạch • a/ 1 cephalosporin + doxycyclin • b/ clindamycin + gentamicin.
BỆNH LẬU • Viêm nhiễm bộ phận sinh dục-tiết niệu do quan hệ tình dục • Nam giới: thường ở thể cấp tính • Nữ giới: thường ở thể mãn tính • Nguyên nhân • Do song cầu khuẩn lậu: Neisseria gonorrhoeae (trong mủ, dịch tiết âm đạo, cổ tử cung) • Vi khuẩn không sống ngoài quá không khí quá vài phút, không sống được trên bề mặt da nên không lây lan qua hình thức bắt tay, ôm hôn thông thường • Lây qua giao hợp không được bảo vệ • Truyền từ mẹ sang con
Triệu chứng Nam giới: Thời gian ủ bệnh khoảng 3-5 ngày. Nữ giới: Thời gian ủ bệnh từ 3-10 ngày, phần lớn không có biểu hiện gì, một số ít trường hợp cấp tính thì có biểu hiện như sau:
Biến chứng • Biến chứng toàn thân và các cơ quan khác ( gặp cả ở nam và nữ ) + Viêm hậu môn - trực tràng. + Viêm họng do lậu + Viêm khớp do lậu • Biểu hiện ở da vùng sinh dục : có những túi mủ, mụn mủ khu trú gần bộ phận sinh dục. • Phản ứng toàn thân có thể có dát đỏ, ban mề đay hoặc hồng ban đa dạng do phản ứng quá cảm ứng của cơ thể với song cầu lậu. + Viêm quanh gan hoặc hội chứng Fitr- Hugh và Curtis. + Biến chứng ở tim : viêm nội tâm mạc do lậu cầu khuẩn . + Lậu mắt : viêm kết mạc có mủ ở trẻ sơ sinh do lậu ( vi khuẩn được truyền sang trẻ sơ sinh trong khi sinh đẻ). • Có thể có biến chứng loét giác mạc, thủng giác mạc.
PHÒNG VÀ ĐIỀU TRỊ BỆNH LẬU • Phòng bệnh • Quan hệ TD an toàn, dùng BCS • Điều trị • Ceftriaxone • Spectinomycine • Erythromycin • Ciprofloxacin. • Điều trị cho nam và nữ • Điều trị theo phác đồ qui định trên cơ sở dựa vào tính nhạy cảm với kháng sinh của các chủng vi khuẩn địa phương . • Bệnh nhân cần phải nghỉ ngơi, tránh đi xe đạp, đi ngựa, chạy nhảy gây sang chấn bộ phận sinh dục - tiết niệu. • Kết hợp điều trị các nhiễm khuẩn sau lậu (C.trachomatis, liên cầu, tạp khuẩn...). • Định kỳ khám lâm sàng và xét nghiệm lại.
Điều trị lậu • Phác đồ điều trị lậu không biến chứng. • Spectinomycine 2 gram: tiêm bắp liều duy nhất • Hoặc Ceftriaxone 250 mg: tiêm bắp liều duy nhất. • Sau đó dùng Doxycyclin 100 mg x 2 viên / ngày x 7 ngày . • Điều trị lậu biến chứng. • Ceftriaxone 1 gram / 1 ngày tiêm bắp x 3- 7 ngày. • Sau đó dùng Doxycyclin 100 mg x 2 viên/ ngày x 7 ngày. • Các trường hợp nặng hơn (biến chứng viêm màng não, viêm nội tâm mạc do lậu) cần dùng liều lượng trên nhưng phải kéo dài đến 4 tuần lễ.
BỆNH GIANG MAI • Bệnh nhiễm khuẩn toàn thân, mãn tính • Lây truyền theo • Đường tình dục • Mẹ sang con • Truyền máu • Nguyên nhân • Xoắn khuẩn (Treponema pallidum) • Có nhiều biểu hiện lâm sàng khó chẩn đoán Gồm 3 giai đoạn • Tạo săn • Đào ban • Khu trú ở cơ quan
Giang mai (Giai đoạn 1) • Các thương tổn thường xuất hiện sau khoảng 3-4 tuần bị lây • Đặc trưng của thời kỳ này là săng (Chancre) giang mai với các biểu hiện:- Săng: là một vết trợt nông hình tròn hay bầu dục, không có gò nổi cao, màu đỏ thịt tươi và có nền cứng - Vị trí : niêm mạc sinh dục,miệng, môi, lưỡi - Hạch: Hạch vùng bẹn sưng to, thành chùm • Vết loét tự mất sau 6 tuần • Giai đoạn quan trọng để phát hiện và điều trị kịp thời
Giang mai (Giai đoạn 2) • Thời kỳ này bắt đầu khoảng 6-8 tuần từ khi có săng • Biểu hiện lâm sàng • Đào ban: Các dát đỏ hồng rải rác ở thân mình. • Mảng niêm mạc: Hay gặp nhất ở vùng hậu môn, sinh dục. • Viêm hạch lan tỏa. • Rụng tóc kiểu "rừng thưa".
Giang mai (Giai đoạn 3) • Thời kỳ này bắt đầu vào năm thứ 3 của bệnh với các biểu hiện lâm sàng sau đây:- "Gôm" giang mai ở da, cơ, xương.- Thương tổn tim mạch (giang mai tim mạch).- Thương tổn thần kinh gây bại liệt (giang mai thần kinh).
ĐIỀU TRỊ GIANG MAI • Thời kì 1,2 dễ lây lan • Thời kì 3 ít lây • Phòng bệnh • Quan hệ TD an toàn, sử dụng BCS • Nguyên tắc • Điều trị sớm, đúng thuốc, đủ liều, đúng thời gian • Điều trị • Erythromycin 500mg uống 3lần/ngày x 7 ngày+Benzathinepenicillin G 2,4 triệu đv , tiêm bắp (liều duy nhất). • Ceftriaxone 250 mg tiêm bắp liều duy nhất+Benzathinepenicillin 2,4 G triệu đv, tiêm bắp (liều duy nhất).
BỆNH AIDS • AIDS- Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải- Acquired Immunodeficiency Syndrome- Làm cơ thể mất sức đề kháng do làm giảm tế bào miễn dịch • Dễ bị nhiễm khuẩn, khối u • 3 đường lây • Sinh dục: quan hệ TD • Đường máu: tiêm chủng, truyền máu, chích ma túy • Qua nhau thai: mẹ truyền sang con • Nguyên nhân • do HIV (Human Immunodeficiency Virus)
TRIỆU CHỨNG BỆNH AIDS • Thể tiềm ẩn lâu dài, xét nghiệm máu có HIV • Sốt kéo dài • Tiêu chảy kéo dài, viêm dạ dày ruột • Viêm phổi kéo dài • Lao • Nhiễm khuẩn huyết, viêm màng não • Các hạch bạch huyết sưng to • Nổi u cục trên da, kèm theo loét và phù
BỆNH AIDS • 4 thời kì • Thời kỳ cửa sổ (phơi nhiễm):Thời kỳ này rất dễ lây lan, biểu hiện sốt, viêm họng, nổi hạch, nhức đầu, khó chịu, phát ban. • Thời kỳ nhiễm không triệu chứng: Số lượng tế bào T4 giảm, nhưng lượng T4 không giống nhau ở mỗi người và sự giảm lượng T4 cũng không tỉ lệ thuận với mức độ nặng của bệnh. • Thời kỳ nhiễm có triệu chứng, giai đoạn sớm: sốt, vã mồ hôi về đêm, tiêu chảy mãn, nổi hạch và đau đầu. Có thể có u cục (sarcome Kaposi). Nhiễm nấm Candida albicans ở niêm mạc miệng, nhiễm khuẩn hô hấp, viêm nha chu. • Thời kỳ nhiễm có triệu chứng, giai đoạn muộn: Số lượng tế bào T4 ngày càng giảm. Khi T4 còn 200 tế bào/ml máu thì dễ bị viêm phổi và viêm màng não, khi còn 100 tế bào/ml máu thì dễ bị lao, nấm, viêm phổi.
Điều trị bằng thuốc • Thuốc chống virus: ức chế sự phát triển và nhân lên của HIV ở những giai đoạn khác nhau trong vòng đời của virus. Hiện có một số nhóm như: + Các chất ức chế men phiên mã ngược tương tự nucleosid (NRTI): zidovudine, lamivudine, didanosin, zalcitabine, stavudine và abacavir. + Các chất ức chế protease (PI): saquinavir, ritonavir, indinavir, nelfinavir, amprenavir, lopinavir và atazanavir. + Các chất ức chế men phiên mã ngược phi nucleosid (NNRTI): nevirapine, delavirdine và efavirenz. + Các chất ức chế men phiên mã ngược nucleotid (NtRTI): tenofovir + Các chất ức chế hoà nhập: enfuvirtide • Thuốc điều hoà miễn dịch: giúp tăng cường hệ miễn dịch, như: Alpha-interferon, interleukin 2, Ioprinasine,... • Thuốc phòng ngừa và điều trị bệnh cơ hội
ĐIỀU TRỊ AIDS • Chưa có thuốc đặc trị hữu hiệu. • Các nghiên cứu về thuốc vẫn đang tiếp diễn • Tìm ra các thuốc mới như: saquinavir, ritonavir, indinavir ... có thể giảm đáng kể số lượng HIV trong máu người bệnh. • Tuy nhiên cần phải theo dõi mới biết hết công hiệu cũng như những tác dụng phụ của các thuốc mới. • Chi phí thuốc quá cao • Biện pháp tốt nhất vẫn là "phòng bệnh hơn chữa bệnh".
PHÒNG BỆNH AIDS • Quan hệ TD an toàn, sử dụng BCS • Cai nghiện, giáo dục về tiêm chích an toàn • Vô khuẩn y cụ • Chống nạn mại dâm, giáo dục tình dục an toàn • Thử máu phát hiện HIV • Thực hiện an toàn truyền máu • Phụ nữ nhiễm HIV + không nên có thai