1 / 17

Vietnam

KINH DOANH TẠI ẤN ĐỘ. Vietnam. Basic Information. Sensitive - Only for use within Tata Steel Group. Thông tin chung.

havyn
Download Presentation

Vietnam

An Image/Link below is provided (as is) to download presentation Download Policy: Content on the Website is provided to you AS IS for your information and personal use and may not be sold / licensed / shared on other websites without getting consent from its author. Content is provided to you AS IS for your information and personal use only. Download presentation by click this link. While downloading, if for some reason you are not able to download a presentation, the publisher may have deleted the file from their server. During download, if you can't get a presentation, the file might be deleted by the publisher.

E N D

Presentation Transcript


  1. KINH DOANH TẠI ẤN ĐỘ Vietnam Basic Information Sensitive - Only for use within Tata Steel Group

  2. Thông tin chung Ấn Độ là một nước Cộng hòa liên bang. Quốc hiệu của Cộng hòa Ấn Độ trong tiếng Hindi là Bharat. Liên bang bao gồm 28 bang và 7 vùng lãnh thổ được cai trị từ Delhi. Quốc hội nằm ở Thủ đô New Delhi. Các thành phố chính là Mumbai, Channai, Kolkata, Bangalore và Hyderabad. Mumbai (trước kia gọi là Bombay) được coi như là trung tâm thương mại của đất nước. • Khí hậu– 4 mùa • – Mùa Hè (từ Tháng 3- tháng 6) • Gió Mùa (từ Tháng 6 – tháng 9) • Mùa Thu (Từ Tháng 10 – Tháng 11) • Mùa Đông (Từ Tháng 12 – Tháng 2 năm sau) Ngôn ngữ – Quốc ngữ là tiếng Hindi, có 17 ngôn ngữ chính thức khác, 1,600 phương ngữ. Tiếng Anh là ngôn ngữ kinh doanh Mọi công văn, tài liệu đều bằng tiếng Anh và tiếng Hindi Dân số – 1.21 tỷ người (ước tính đến 5/2011); độ tuổi trung bình 25.1 Tôn giáo: 80.5 % Đạo Hindu, 13.4 %, Đạo Hồi, 2.3 % Đạo Cơ-đốc, 1.9 %, Đạo Sikh, 1.8 % khác là Đạo Phật, Bái hỏa giáo, Đạo Jana và Do Thái. Ấn Độ không có Quốc giáo. Múi giờ – GMT + 5:30, chậm hơn so với Việt Nam 1:30 Tiền tệ- INR (Rupee Ấn Độ) , 1US$ ~ 45 INR Đường sắt- 111, 599 km Đường bộ - 3, 316, 452 Đường thủy – 14, 500 km Số lượng sân bay - 454

  3. Xã hội Ấn Độ Đặc điểm Để nhớ • Ấn Độ đặc biệt tập trung vào dòng họ. Dòng họ ở Ấn Độ là một niềm tự hào. • Sinh hoạt, tôn giáo hay siêu nhiên có quan hệ mật thiết với nhau. Quan trọng cuộc sống hơn lợi nhuận và các thương trường. • Tuy nhiên, thành công về vật chất đang được tăng giá trị trong xã hội Ấn Độ hiện đại. • ‘Khách giống như một vị thần’ • Ở Ấn Độ, Chính quyền được tôn trọng.Địa vị và quyền lực được đánh giá cao. • Có xu hướng thực hiện “một bức tranh viễn cảnh lớn” về mọi vật. • Họ sáng tạo và dám thử nghiệm. Họ thực dụng và tập trung vào giải pháp. • Là thông thường khi quan niệm xã hội Ấn Độ được chi phối bởi nam giới. Mặc dù phụ nữ ngày nay đang trở thành một làn sóng quan trọng. • Xã hội Ấn Độ được ngấm sâu bởi tôn giáo cùng sự kính trọng về lứa tuổi, truyền thống và các biểu tượng. • Đói nghèo liên quan chặt chẽ với sự thịnh vượng. Tương phản trong lối sống của người giàu và người nghèo có thể thấy ở khắp nơi, tại các bến tàu xe hay trong các thành phố nhỏ. • Người Ấn Độ kiên trì và thích thảo luận, tranh luận, và cởi mở trong việc phê bình. • Xin đừng ngạc nhiên nếu thấy người Ấn Độ phê bình đất nước hay các lãnh đạo của chính họ. Điều này rất phổ biến. • Những người ngoại quốc mà có thái độ trịch thượng sẽ bị người Ấn tôn trọng rất ít. • Người Ấn thường khiêm nhường về các thành tựu họ đạt được. Họ thích những người biết khiêm tốn.

  4. Phong cách kinh doanh của người Ấn Ghi nhớ • Cách tiếp cận của người Ấn làm việc cho các công ty đa quốc gia lớn không khác nhiều so với phong cách truyền thống khi kinh doanh quốc tế. Rất nhiều doanh nhân Ấn Độ được đào tạo tại Châu Âu và Châu Mỹ. • Thêm vào đó, nhờ có hệ thống quản lý giáo dục và công nghệ phát triển mạnh nên các quản trị viên được tiếp cận tốt với các ứng dụng quản lý và công nghệ tiên tiến. • Người Ấn là các nhà đàm phán thuyết phục và có kỹ năng. Họ kiên trì cho một cuộc thảo luận dài và tiếp cận linh động. Mục đích chính của buổi họp là thảo luận các vấn đề một cách triệt để và đi sâu vào cụ thể từng vấn đề. Họ có sự chuẩn bị cho thỏa hiệp, đặc biệt là với mối quan tâm cho một quan hệ lâu dài. Họ sẵn sàng chia sẻ quyền lợi. • Các doanh nhân Ấn Độ hiện đại tin tưởng và tôn trọng các hợp đồng, cam kết và hoàn toàn tuân thủ theo đó. • Cơ sở của mối quan hệ: Sự tín nhiệm là quan trọng. Về cơ bản, doanh nhân Ấn Độ có thể tin tưởng. Có thể là đối tác địa phương hay đối tác nước ngoài, doanh nhân Ấn Độ cũng thích được đối tác tín nhiệm ngay từ đầu. • Đồng thời: các mối quan hệ và con người quan trọng hơn các thời gian biểu câu nệ. Một thời gian biều, một thời hạn có thể linh động. Một buổi hẹn với thời gian cụ thể hầu như là đúng hẹn. Người Ấn cũng thảo luận các vấn đề theo một cách khác biệt. Người Ấn cảm giác rằng xu hướng tiếp cận vấn đề của người châu Âu là theo chiều dọc sẽ làm loại trừ rất nhiều khả năng. • Nghi thức: Nghi lễ tồn tại để có thể minh họa sự kính trọng với người khác. Sự khác biệt về địa vị phải được tôn kính. Không có phong tục sử dụng tên trong giao tiếp kinh doanh. Mọi người mặc trang trọng khi dự họp. Trang phục thông thường được chấp nhận trong các ngày làm việc • Dè dặt: mọi người nói nhẹ nhàng; nếu có sự im lặng thì cũng không có vấn đề gì. Khoảng cách giữa mọi người được ưa chuộng “khoảng chiều dài của cánh tay”. Tiếp xúc bằng mắt là quan trọng nhưng bạn không nên nhìn chằm chằm vào mắt người khác.

  5. Nghi thức xã giao của Doanh nhân Ấn Độ • Sử dụng chức danh và họ để xưng hô; người Ấn thường sử dụng “Ngài” hay “Quý bà” để thu hút sự chú ý. • 'Namaste‘ là cách chào hỏi truyền thống. Bắt tay thường đi kèm với “Chào” hoặc “Xin chào”. • Người Ấn Độ hiếu khách- một bổn phận tôn giáo- và thân thiện. • Đến đúng giờ trong buổi họp, nhưng linh động chấp nhận người khác đến muộn trong các sự kiện xã hội. • Dùng tay phải để đưa Danh thiếp. Bố trí vị trí trong bàn họp theo cấp bậc. • Buổi họp bắt đầu với một “chuyện trò ngắn chủ đề xã hội” (nhà hàng, gia đình, du lịch, kinh tế…) và sau đó đi vào công việc. • Sự khiêm nhường là một đức tính của người Ấn Độ. Đừng khoe khoang về các thành tích của bạn. • Kiên quyết trả lời “Không” bị coi là khiếm nhã. Cách khước từ có thể chấp nhận là “Tôi sẽ cố gắng.” Và hãy cố gắng. Người Ấn Độ thích giải quyết các vấn đề giúp người khác và cũng mong đợi người khác cố gắng giải quyết được các vấn đề. • Quan trọng là ngữ cảnh và bối cảnh cho một quyết định được kết nối với nhau. • Cố gắng không khước từ bất kỳ đồ ăn/uống nào mà họ mời bạn. Lời mời đầu tiên có thể bỏ qua nhưng hãy chấp thuận lời mời thứ hai. • Bàn chân bị coi là không sạch; nếu bạn có vô tình chạm chân vào ai đó thì hãy nói “xin lỗi”.

  6. Các đặc điểm về Kinh tế và Kinh doanh • Tăng trưởng GDP cao thứ 2 sau Trung Quốc- bình quân 8,5% trong 5 năm qua • Trong suốt thời gian suy thoái toàn cầu năm 2009, Ấn Độ tăng trưởng 6,7% • Điểm đến hấp dẫn thứ 3 đối với các khoản đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (FDI). Dự trữ ngoại tệ (năm 2010) là 307 tỷ USD. • Cạnh tranh xếp hạng trên 134 quốc gia: • Xếp thứ 4 về thị trường nội địa • Xếp thứ 28 về đổi mới • Xếp thứ 16 về sức mạnh của thị trường tài chính • Xếp thứ 25 về sức mạnh của ngành Ngân hàng • Ngân hàng trung ương của Ấn Độ- gọi là Ngân Hàng dự trữ Ấn Độ (RBI) được thành lập năm 1935. Có 80 ngân hàng thương mại với mạng lưới bao gồm 61 129 chi nhánh. • Đơn vị điều tiết thị trường chứng khoáng- Hội đồng giao dịch Chứng khoán Ấn Độ (SEBI) được thành lập năm 1992- có 23 sàn giao dịch chứng khoán. • Thị trường ngoại tệ- xếp thứ 17 thế giới. Doanh thu mỗi ngày là 40 triệu USD • 531 Khu kinh tế chuyên biệt (SEZ) được Chính phủ Ấn Độ phê duyệt

  7. Các ngành trọng điểm trong Công nghiệp& Dịch vụ • Tự động hóa • Ngân hàng • Thị trường vốn • Giải trí • Chăm sóc sức khỏe • Công nghệ thông tin • Bảo hiểm • Kim loại& Khai thác mỏ • Dầu& khí • Cảng • Điện • Bất động sản • Bán lẻ • Đường xá& quốc lộ • Truyền thông

  8. Xuất khẩu từ Ấn Độ • Xuất khẩu : 246 tỷ US$ Top cácmặthàngthiếtyếutrongxuấtkhẩucủaẤnĐộ (nămtàikhóa 2009) Top cácđiểmđếntrongxuấtkhẩucủaẤnĐộ (nămtàikhóa 2009) Các Tiểu vương quốc Ả Rập Mỹ Trung Quốc Singapore Hồng Kông Khác Đá quý và trang sức Các phương tiện vận tải Xăng dầu (dầu thô và các sản phẩm xăng dầu) Máy móc Thuốc, dược phẩm và hóa chất thành phẩm Khác

  9. Nhập khẩu vào Ấn Độ • Nhập khẩu : 351 tỷ US $ Top các mặt hàng thiết yếu trong nhập khẩu của Ấn Độ (năm tài khóa 2009) Top các điểm đến trong nhập khẩu của Ấn Độ (năm tài khóa 2009) Xăng dầu (dầu thô và các sản phẩm) Đồ dùng điện tử Máy móc Vàng Ngọc trai và đá quý Khác Trung Quốc Các Tiểu vương quốc Ả Rập Mỹ Iran Khác

  10. Các cách tiếp cận thị trường Ấn Độ • 4 hạng mục của các công ty: • Văn phòng giao dịch • Văn phòng chi nhánh • Văn phòng đại diện • Công ty con Ấn Độ tại địa phương • Một vài ngành (như quốc phòng, bảo hiểm, etc.) có quy định, nhưng được phép đầu tư 100% FDI trong các ngành sau:

  11. Đối chiếu các cách tiếp cận thị trường

  12. Hải quan & Thuế quan • Luật Hải quan và Thuế quan ban hành năm 1975 • Tất cả nhập khẩu đều phải chịu thuế nhập khẩu theo tỷ lệ thuế quan và thuế bù trừ • Thuế bù trừ là tất cả các loại thuế địa phương áp dụng cho các mặt hàng riêng biệt nếu xuất hiện ở Ấn Độ • Các khu kinh tế chuyên biệt (SEZs) có thuế hàng hóa và thuế xuất nhập khẩu khác nhau • FTAs có các loại thuế xuất nhập khẩu khác nhau, theo hướng dẫn của FTA riêng biệt • Thuế xuất nhâp khẩu được điều chỉnh theo thời gian qua các thông báo • Địa chỉ trang web : http://www.cbec.gov.in/customs/cst-0910/cst-main.htm

  13. Tiềm năng xuất khẩu từ Việt Nam sang Ấn Độ • Đồ nội thất • Gia vị • Cà phê • Đậu • Đá hoa • Sàn lát • Cao su • Hoa quả sấy • Da • Đồ gốm • Giày da • Dệt may • Vải vóc • Hải sản đã chế biến • Trà xanh • ?? • ??

  14. Tiềm năng nhập khẩu từ Ấn Độ vào Việt Nam • Kẽm • Thép • Thiết bị y tế • Dược phẩm • Thiết bị điện tử • Phân bón • Trà đen • Đá quý& đá tự nhiên • Trang sức • Cotton thô • Ô tô • Nông cụ • Thảm • Dụng cụ dệt may • Hóa chất • Thức ăn gia súc • Sản phẩm từ sữa • Cáp điện tử • Thiết bị nhà máy điện • Đồ máy tính

  15. Các thông tin liên lạc quan trọng- Các đơn vị hỗ trợ kinh doanh

  16. Các thông tin liên lạc quan trọng – các cơ quan điều chỉnh

  17. Nội dung của sách quảng bá này được soạn thảo với sự quan tâm và thiện ý nói sự thật mà không thiên vị cho bất kỳ ai. Tuy nhiên, VIBF không chịu trách nhiệm với bất kỳ lỗi hay thông tin hiểu nhầm nào có thể có. Bản quyền năm 2011 Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam- Ấn Độ Hà Nội, Việt Nam

More Related