350 likes | 610 Views
Tuần 4 THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU ĐỊNH LƯỢNG. Mục tiêu nghiên cứu định lượng. Để lượng hóa mối quan hệ giữa các nhân tố (các biến) thông qua việc áp dụng các công cụ phân tích thống kê Thường được áp dụng khi: Mô hình nghiên cứu đã khá rõ ràng và cụ thể (có đủ 3 yếu tố)
E N D
Mục tiêu nghiên cứu định lượng • Để lượng hóa mối quan hệ giữa các nhân tố (các biến) thông qua việc áp dụng các công cụ phân tích thống kê • Thường được áp dụng khi: • Mô hình nghiên cứu đã khá rõ ràng và cụ thể (có đủ 3 yếu tố) • Kiểm định giả thuyết nghiên cứu có được từ lý thuyết
Công bằng trong kết quả Nhận thức về sự công bằng Hành vi/ phản ứng Công bằng trong quy trình/thái độ Ví dụ 1: Nghiên cứu về quy trình thanh tra • H1: ĐTTT càng nhận thấy kết quả thanh tra có lợi hơn so với nhận định ban đầu của họ thì họ càng tâm phục khẩu phục cuộc thanh tra • H2: ĐTTT càng nhận thấy quy trình thanh tra rõ ràng, minh bạch, và tôn trọng sự tham gia của họ thì càng tâm phục khẩu phục cuộc thanh tra • H3: ĐTTT càng tâm phục khẩu phục cuộc thanh tra càng có a) nhiều khả năng sẽ thực thi kiến nghị thanh tra; và b) ít khả năng sẽ kháng nghị
Ví dụ 2: Nghiên cứu về ảnh hưởng của mật độ DNNN tới DN tư nhân • Anh/chị hãy viết các giả thuyết nghiên cứu của mình dựa trên mô hình trên Thái độ của CQ đối với DNTN Tiếp cận với vốn Mật độ của DNNN Tiếp cận nguồn lực Tiếp cận đất đai Tiếp cận thị trường
Đặc điểm của nghiên cứu định lượng • Tính đại diện của mẫu là hết sức quan trọng • Cách lựa chọn (ngẫu nhiên, theo tỷ lệ, thuận tiện …) • Quy mô mẫu • Thu thập thông tin có cấu trúc định trước • Các nhân tố trong mô hình phải được đo lường hoặc chuyển hóa về những con số • Ví dụ: niềm tin/ niềm hy vọng/ cảm xúc … • Phân tích thông tin có tính thống kê
Các bước trong thiết kế nghiên cứu định lượng • Xác định mô hình và mối quan hệ của các nhân tố • Xác định biến số (cho các nhân tố) • Xác định thước đo cho các biến số • Xác định nguồn thông tin và phương pháp thu thập • Xác định phương pháp phân tích thông tin (các công cụ thống kê)
Xác định biến số • Nhân tố và biến số có thể không trùng nhau • Nhân tố thể hiện một khái niệm có tính lý thuyết và tổng quan • Biến số là đại lượng có thể đo lường – biến đổi theo các quan sát, là biểu hiện đại diện của nhân tố lý thuyết • Ví dụ: • Nhân tố: khả năng tiếp cận nguồn lực của DNTN • Biến số: Khả năng tiếp cận vốn – Khả năng tiếp cận đất đai
Thực hành: Xác định biến số • Sự phát triển kinh tế-xã hội của một tỉnh/ vùng • Sự phát triển của doanh nghiệp • Chất lượng đội ngũ công nhân kỹ thuật • Hiệu quả quản lý tài chính
Xác định thước đo cho các biến số • Mọi biến số phải được đo lường và mã hóa bằng những con số • Những thước đo thông dụng: • Tìm những biểu hiện của biến số – đo lường những biểu hiện đó – dùng chúng làm thước đo cho biến số (khách quan) • Ví dụ: Quy mô doanh nghiệp được đo bằng số lao động hoặc doanh số • Phát triển danh mục các câu hỏi để làm thước đo (chủ quan)
Thực hành • Hãy xác định thước đo cho những biến số sau: • Tình yêu • Niềm hạnh phúc • Hiệu quả quản lý tài chính • Chất lượng nguồn nhân lực • Sự thành đạt của một con người
Thực hành: Nghiên cứu về ảnh hưởng của mật độ DNNN tới DN tư nhân Thái độ của CQ đối với DNTN • Anh/chị hãy xem Bảng 2 (trang 15-17) và xác định thước đo của các biến số trên trong bài nghiên cứu Tiếp cận với vốn Mật độ của DNNN Tiếp cận nguồn lực Tiếp cận đất đai Tiếp cận thị trường
Nhân tố - Biến số - Thước đo • Nhân tố: mang tính lý thuyết – trừu tượng • Tiếp cận nguồn lực của DNTN • Kết quả hoạt động của DN • Biến số: Biểu hiện của nhân tố • Tiếp cận đất đai - vốn • Tài chính – thị trường – quy trình nội bộ - chuẩn bị cho tương lai • Thước đo: Dùng để đo lường biến số • Giấy chứng nhận SDĐ - % vốn vay từ NH • Chỉ số tài chính – thị phần – số quy trình nội bộ - số nhân viên được đào tạo/ SP mới
Một số chú ý về đo lường biến số • Thước đo phải thể hiện sát với bản chất của biến số (nhân tố) • Uy tín được đo bằng vị trí quản lý??? • Chất lượng nguồn nhân lực được đo bằng trình độ học vấn??? • Thước đo phải có độ tin cậy cao (sai số cho phép) • Kết quả hoạt động kinh doanh được đo bằng lợi nhuận 1 năm???
Tìm đâu ra thước đo? • Các nghiên cứu trước • Thực tiễn của đối tượng nghiên cứu • Dữ liệu sẵn có • Nghiên cứu định tính trước • Sự sáng tạo của nhà nghiên cứu • Bản thân việc phát triển thước đo cho một biến số mới cũng là một công trình khoa học
Nguồn số liệu • Số liệu thứ cấp • Thống kê/ Báo cáo • Cơ sở dữ liệu của các đơn vị • Điều tra khảo sát trước kia • Số liệu sơ cấp • Khảo sát • Thử nghiệm • Quan sát
Nguồn số liệu thứ cấp • Trang web của Tổng cục Thống kê • Các số liệu ngành: Thống kê của Bộ • Số liệu do các dự án thu thập (ví dụ: dự án Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh) • Số liệu doanh nghiệp: báo cáo/ thống kê của DN
Điều tra khảo sát • Dùng bảng hỏi để thu thập dữ liệu theo mục tiêu nghiên cứu • Thường được sử dụng để thu thập dữ liệu diện rộng (mẫu lớn) • Các yếu tố chính của thiết kế điều tra • Mẫu khảo sát • Phiếu câu hỏi • Phương pháp thu thập dữ liệu • Phương pháp phân tích (dự kiến trước)
Khi nào dùng khảo sát • Những vấn đề mang tính tâm lý, xã hội • Những vấn đề có sự khác biệt giữa các thành viên trong đối tượng nghiên cứu • Những vấn đề thường được nghiên cứu: • Thái độ, niềm tin • Hành vi
Nền móng để thiết kế phiếu câu hỏi • Mục đích nghiên cứu/ câu hỏi nghiên cứu • Khung/mô hình nghiên cứu (các biến cần đo lường) • Những thông tin cần tìm kiếm • Đối tượngkhảo sát (trình độ/ độ tuổi, v.v.) • Phương pháp khảo sát (gửi thư, trực tiếp, qua mạng, v.v.)
Quy trình thiết kế phiếu câu hỏi Xác định thông tin cần thu thập Xác định phương pháp thu thập Xác định nội dung từng phần - câu hỏi Xác định hình thức và ngôn từ từng câu Sắp xếp câu hỏi theo từng phần phù hợp Quyết định hình thức phiếu câu hỏi Khảo sát thử Hoàn thiện phiếu câu hỏi
Bài tập 1 • Giả sử anh/chị cần thực hiện cuộc khảo sát về tác động của việc đưa môn PPNC đối với hành vi, hoạt động và hiệu quả nghiên cứu của NCS. Anh/chị hãy xác định: • Mục tiêu cụ thể của cuộc khảo sát • Những thông tin cần thu thập được
Xác định nội dung từng câu hỏi • Các câu hỏi phải đảm bảo cung cấp thông tin cần thu thập • Các câu hỏi không nhất thiết hỏi thẳng vào các vấn đề/thông tin cần thu thập • Khi hỏi cần chú ý: • Câu hỏi có mang lại dữ liệu có ý nghĩa không? • Đối tượng khảo sát có thể trả lời một cách chính xác được không? • Đối tượng có muốn trả lời câu hỏi này không?
Những dạng (hình thức) câu hỏi thường gặp • Câu hỏi mở • Ví dụ: Kể tên những chi phí anh/chị phải trả • Câu hỏi đóng: cung cấp lựa chọn trả lời • Hai thái cực (ví dụ: Có, Không) • Nhiều lựa chọn: Nhiều hơn hai thái cực • Các câu hỏi theo thang điểm
Những loại (nội dung) câu hỏi thường gặp • Câu hỏi về thông tin khách quan • Anh/chị có cháu nào đang học tiểu học không? • Câu hỏi về hành vi • Anh/chị có thường xuyên kiểm tra bài học của cháu không? • Câu hỏi về thái độ/ đánh giá • Anh/chị cho biết mức độ đồng ý về các nhận định sau: "...Lớp học đáp ứng tốt nhu cầu của tôi"
Một số chú ý khi đặt câu hỏi • Mỗi câu hỏi chỉ nên một ý • Anh/chị có thích thầy, cô, và môn học này không? • Ngôn từ cần đảm bảo dễ hiểu - dùng ngôn từ của người trả lời • Doanh nghiệp của anh/chị có áp dụng mô hình quản lý Bảng điểm cân bằng không? • Câu hỏi cần đảm bảo mọi người đều hiểu theo một nghĩa • Anh/chị có thấy nhiều hiện tượng tham nhũng trong cơ quan mình không?
Chú ý khi thiết kế phiếu • Đối với các biến dùng thước đo khách quan, câu hỏi cần rõ nghĩa • Đối với các biến dùng thước đo chủ quan: • Bất đắc dĩ mới tự phát triển thước đo – đi tìm thước đo đã được phát triển (tiếng Anh) • Khi dịch sang tiếng Việt – cần hết sức chú ý giảm thiểu việc méo mó ngữ nghĩa
Phiếu câu hỏi • Lời giới thiệu • Mục đích (chung chung), yêu cầu, việc bảo mật, địa chỉ liên hệ • Các phần câu hỏi: • Bắt đầu bằng những phần ít nhạy cảm và dễ trả lời nhất • Có thể chen những câu hỏi mở ở giữa • Phần thông tin về cá nhân người trả lời có thể để sau cùng • Chủ đề nhạy cảm nên được lồng ghép và che lấp bằng những chủ đề bình thường • Các câu hỏi nhạy cảm - nếu vẫn bắt buộc phải hỏi - cần được "hòa loãng" trong những câu hỏi khác • Phiếu câu hỏi phải cho người trả lời cảm giác an toàn khi trả lời
Bài tập 2 • Chọn một thông tin cần thu thập được trong Bài tập 1 và thiết kế các câu hỏi nhằm thu thập thông tin đó
Các phương pháp chọn mẫu thường dùng trong khảo sát • Chọn mẫu ngẫu nhiên đơn giản • Chọn mẫu ngẫu nhiên có hệ thống • Chọn mẫu theo tỷ lệ của tổng thể • Chọn mẫu theo cụm/khu vực • Chọn mẫu thuận tiện
Quy mô mẫu • Tính đại diện của mẫu phụ thuộc vào: • Cách thức chọn mẫu • Quy mô mẫu • Rất khó khi trả lời "quy mô mẫu bao nhiêu là vừa?" • Trong thống kê mô tả, nếu mẫu được lựa chọn ngẫu nhiên thì quy mô từ 384 quan sát trở lên là đảm bảo độ tin cậy 95%
Thực hành: Thiết kế nghiên cứu khảo sát • Anh/chị đọc ý tưởng nghiên cứu và tiến hành thiết kế nghiên cứu: • Mẫu: đối tượng, số phiếu gửi, số phiếu dự kiến thu về • Thiết kế khung của phiếu câu hỏi (cần có những câu hỏi về vấn đề gì) • Phương pháp thu phiếu • Phương pháp phân tích dữ liệu dự kiến • Những rủi ro có thể gặp phải