270 likes | 545 Views
Nhóm 4B Chuyên đề: Phương Pháp Phân Tích Văn Bản Quy Phạm Pháp Luật. GVHD: Ts Phan Trung Hiền Học viên: 1. Nguyễn Thùy Nhiêu 2. Huỳnh Phạm Lan Chi 3. Nguyễn Thị Ngọc Giàu 4. Nguyễn Thành Nam. Phần dành cho đơn vị. 1. Tổng quan về hoạt động phân tích văn bản QPPL ở Việt Nam.
E N D
Nhóm 4BChuyên đề: Phương Pháp Phân Tích Văn Bản Quy Phạm Pháp Luật GVHD: Ts Phan Trung Hiền Học viên: 1. Nguyễn Thùy Nhiêu 2. Huỳnh Phạm Lan Chi 3. Nguyễn Thị Ngọc Giàu 4. Nguyễn Thành Nam Phần dành cho đơn vị
1. Tổng quan về hoạt động phân tích văn bản QPPL ở Việt Nam • Khái niệm văn bản QPPL: • Do chủ thể có thẩm quyền ban hành; • Theo trình tự, thủ tục luật định; • Chứa các quy tắc xử sự chung; • Bảo đảm thực hiện. b. Đối tượng nghiên cứu và phân tích: - Nội dụng của văn bản QPPL
2. Sự cần thiết của việc phân tích văn bản QPPL Văn bản QPPL: • Là hình thức PL cơ bản nhất; • Hạn chế: không rõ nghĩa, không đầy đủ. Vai trò việc phân tích: • Làm sáng tỏ luật; • Bảo đảm tính chính xác của việc áp dụng luật
3. Các phương pháp phân tích văn bản QPPL Chuẩn bị cho hoạt động phân tích: • Văn bản, tài liệu liên quan; • Nguồn gốc, phạm vi, tính chất của văn bản; • Nắm vững chủ trương, đường lối của Đảng; pháp luật của Nhà nước; • Đạo lý, vốn sống, kiến thức về luật.
4. Các phương pháp phân tích Có 3 phương pháp: • Phương pháp phân tích câu chữ hoặc chú giải. • Phương pháp phân tích phát triển. • Phương pháp phân tích lịch sử.
a. Phương pháp phân tích câu chữ hoặc chú giải • Mục đích: phát hiện ý chí người làm luật. • Đối tượng: những câu chữ trong văn bản. • Phát hiện luật chứ không tạo ra luật. Các nguyên tắc cơ bản: 4 nguyên tắc
Nguyên tắc 1: Nếu văn bản rõ ràng, phải tuyệt đối tôn trọng câu chữ văn bản VD: Điều 2 BLHS: “Người nào phạm một hay nhiều tội đã được Bộ luật hình sự quy định mới phải chịu trách nhiệm hình sự”. Điều luật khá rõ ràng và không cần phân tích gì thêm. Người không vi phạm vào quy định trong BLHS thì không chịu trách nhiệm hình sự.
Nguyên tắc 2: Nếu VB không rõ ràng hoặc đầy đủ thì quán triệt tinh thần VB VD: Nguyên tắc này dùng làm cơ sở để giải thích hợp đồng, một thứ luật giữa các bên giao kết: Khi một hợp đồng có điều khoản không rỏ ràng, thì không chỉ dựa vào ngôn từ của hợp đồng mà còn phải căn cứ vào ý chí chung của các bên để giải thích điều khoản đó (Khoản 1 Điều 409 BLDS).
Nguyên tắc 3: Các ngoại lệ được ghi nhận trong VB có phạm vi áp dụng giới hạn do luật xác định VD: Điều 2, Luật Bầu cử đại biểu quốc hội: “công dân Việt Nam đủ mười tám tuổi trở lên đều có quyền bầu cử”. Ngoại lệ, công dân đủ điều kiện trên nhưng không được bầu cử là người bị tước quyền bầu cử, người đang phải chấp hành hình phạt tù, người mất năng lực hành vi dân sự.v.v..
Nguyên tắc 4: Một khi lý do áp dụng luật không còn thì không được áp dụng luật VD: Điều 22 BLDS, “Giao dịch dân sự của người mất năng lực hành vi dân sự phải do người đại diện theo pháp luật xác lập, thực hiện”. Quy định nhằm tránh gây tổn hại lợi ích người đó. Khi việc bảo vệ không còn tác dụng thì việc đại diện đó được thay thế bằng biện pháp khác.
* Trường hợp câu chữ văn bản không rõ nghĩa • Cách giải quyết: • Xem lại công trình chuẩn bị • Đối chiếu với các tiền lệ lịch sử • Dựa vào nguyên tắc chung của luật
* Trường hợp nội dung văn bản không đầy đủ • Cách giải quyết: • Biện luận theo nguyên tắc áp dụng tương tự pháp luật; • Biện luận dựa vào phương pháp suy lý mạnh; • Biện luận dựa vào phương pháp suy lý ngược; • Biện luận dựa trên các phương pháp quy nạp và diễn dịch
b. Phương pháp phân tích phát triển • Điều kiện: Xuất hiện các quan hệ xã hội cần phải điều chỉnh, phương pháp phân tích truyền thống không mang lại hiệu quả. Các nhà chuyên môn sử dụng: Hiểu biết về phong tục tập quán cộng với những gì của riêng mình: vốn sống, đạo lý… Để lý giải và bảo vệ ý kiến của mình.
So sánh hai phương pháp phân tích câu chữ và phát triển • Giống nhau đều thừa nhận: + Văn bản QPPL, không chứa đựng tất cả các QPPL cần thiết điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh. + Các công cụ của phương pháp phân tích câu chữ và sử dụng cho đến khi đạt tới ngưỡng của việc phân tích câu chữ.
Phương pháp phân tích lịch sử Trường hợp áp dụng: phương pháp phân tích lịch sử được sử dụng để tìm hiểu các văn bản quy phạm pháp luật được ban hành cách thời điểm phân tích đã khá lâu nhưng vẫn còn hiệu lực thi hành. Luật Việt Nam không có nhiều văn bản quy phạm pháp luật loại này.
Trường hợp các điều luật có sự mâu thuẩn Có 2 trường hợp: • Mâu thuẫn giữa các điều luật trong các văn bản khác nhau. • Mâu thuẫn giữa các quy tắc nằm trong cùng một văn bản.
Mâu thuẫn giữa các điều luật trong các văn bản khác nhau - Trường hợp 1: Mâu thuẫn giữa các văn bản khác nhau do các cơ quan khác nhau ban hành hay cùng một cơ quan ban hành. Cách giải quyết mâu thuẫn: căn cứ vào giá trị pháp lý, thứ bậc của các văn bản quy phạm pháp luật để xác định.
VD: Nghị quyết số 23/2011/NQ-HĐND của HĐND TP. Đà Nẵng: “Tạm dừng giải quyết ĐKTT mới vào khu vực nội thành đối với trường hợp chỗ ở là nhà thuê, mượn, ở nhờ mà không có nghề nghiệp hoặc có nhiều tiền án, tiền sự”. - Điều 20 Luật CT quy định về điều kiện đăng ký thường trú không hạn chế các đối tượng trên.
Trường hợp 2: Mâu thuẫn giữa các văn bản khác nhau cùng điều chỉnh một vấn đề. Cách giải quyết mâu thuẫn: so sánh đặc điểm về chức năng, thẩm quyền của chủ thể ban hành để giải quyết mâu thuẫn.
VD: - Điều 29 Luật Doanh nghiệp quy định người góp vốn phải làm thủ tục chuyển quyền sở hữu tài sản hoặc quyền sử dụng đất cho công ty tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. - Bộ Luật Dân sự năm 2005 quy định quyền sử dụng đất không được chuyển giao cho bên nhận góp vốn.
- Trường hợp 3: Các văn bản mâu thuẫn cùng hình thức do các cơ quan khác nhau ban hành. Cách giải quyết mâu thuẫn: chủ thể nào có chức năng, thẩm quyền quản lý chính trong lĩnh vực đó để xác định.
VD: - Luật Công chứng bắt buộc tiếng nói, chữ viết dùng trong công chứng là tiếng Việt. - Điều 649 BLDS lại quy định người thuộc dân tộc thiểu số có quyền lập di chúc bằng chữ viết hoặc tiếng nói của dân tộc mình. Gây khó khăn cho hoạt động công chứng.
Mâu thuẫn giữa các quy tắc nằm trong cùng một văn bản Cách giải quyết mâu thuẫn: xem lại các công trình chuẩn bị để nắm bắt ý chí đích thực của người làm luật, nếu không giải quyết được mâu thẫn thì dựa vào nguyên tắc chung của luật. VD: Khoản 1 Điều 239 BLDS chỉ đúng với trường hợp tài sản là bất động sản.
XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN THẦY VÀ CÁC BẠN ĐÃ THEO DÕI