140 likes | 302 Views
Cách Nối Giây Cho Giàn Máy TV, DVR, DVD, Amplifier, DVD recorder….
E N D
Cách Nối Giây Cho Giàn Máy TV, DVR, DVD, Amplifier, DVD recorder… Kính thưa quí bạn chuyện tưởng đâu là đơn giản, thế mà sau hai bài “Cách Chuyễn Băng VHS Qua DVD” và bài “Cách Chuyễn Băng Cassette Qua Computer Hay Audi-CD” post trong Quán Ven Dường vừa rồi, tôi nhận được khá nhiều email hỏi về cách gắn giây từ máy nầy sang máy kia. Trong cái PPS nầy tôi hướng dẫn các bạn nối giây, nói chung, cho giàn máy giải trí lớn cũng như nhỏ tại nhà các bạn . Tôi giới hạn không đề cập tới cách nối giây quá phức tạp như dùng fiber optic, hay digital out/in cũng như giàn âm thanh 5 loa 7 loa… vì vô ích với đa số các bạn. Nếu các bạn đã mua giàn máy cở như vậy thì đâu cần đọc bài nầy. Ở đây tôi sẽ nói về cách nối các máy hát và ghi, nói chung, lại với nhau, cũng như nối vào TV. Máy háy là DVD, casette, CD player, máy VCR… và máy ghi là VCR, DVD recorder hay computer . Bên sau máy TV hiện giờ có rất nhiều ngả vào vì vậy nhiều bạn cảm thấy bối rối không biết nên dùng ngả nào để được hình đẹp. Các bạn sẽ tìm gặp chi tiết trong cái PPS nầy. Huỳnh Chiếu Đẳng (15-Feb-08) Nhấn space bar
NguyênTắc: Trước khi qua chuyện ngày nay, xin trở lại chuyện đời xưa. Từ ngày có cái máy VCR (máy video xài băng to) ra đời chuyện nối giây từ nó qua TV cũng làm cho nhiều bằng hữu bối rối. Cho tới giờ đây nhiều vị xem TV thấy tuồng hay tích lạ, nhấn máy VCR thu vào blank tape. Sau khi thu xong xem lại thì thấy thu thứ gì đâu không, đâu phải cái tuồng vừa xem trong TV. Vậy là đổ thừa tại cái máy VCR “cà chớn”. Ngày nay cũng xãy ra y chang cho máy DVD recorder. Trở lại, về nguyên tắc chung với máy VCR thì chúng ta nối giây thế nầy: antenna Video và audio đi từ VCR qua TV, không có chiều ngược lại VCR TV Thí dụ nguồn video là antenna trời, thì các bạn nối theo hướng nầy: entenna VCR Tức là nguồn video từ antenna vào VCR trước rồi mới vào TV sau. Các bạn bắt đài bằng máy VCR. Nếu tắt máy VCR thì antenna tự động nối với TV ngang qua máy VCR (đã tắt điện). Vì không có chịều đi ngược lại nên khi các bạn bắt đài bằng TV thấy hình ảnh muốn thu, mở máy VCR lên bấm record, thì máy VCR sẽ thu hình do đài TV chính nó bắt được. Thí dụ quí bạn đang coi TV đài 13, thấy chương trình hay vội mở VCR lên bấm thu, thì VCR thu chương trình đài số 7 (vì bửa trước các bạn coi đài số 7 bằng VCR). Nói vậy khó hiểu. Trang kế là phần thực hành, nhìn thấy ngay.
Antenne ngoài trời nếu ở xa đài phát hình Thực hành: Mặt sau máy VCR hay DVD recorder Nên lưu ý antenna thu HDTV cũng là thứ xài mấy chục năm nay nhưng nên dùng giây mới RG-6 Antenne ở trong nhà nếu ở gần đài phát hình Nối RF OUT của VCR Sang TV ANT IN Máy VCR hay DVD recorder bắt đài TV từ antenna và nó ghi từ nguồn hình nầy, không hẳn là những gì trông thấy từ máy TV. Và đây là cách nối từ máy VCR sang TV. Cách nầy cho hình ảnh và âm thanh kém nhất so với những cách ở những trang sau. Bên sau TV Máy TV được vặn bắt đài số 3 hay số 4 để thu hình từ VCR hay DVD hay DVD recorder Giây nối hai đầu y nhau, một sợi duy nhất thôi.
Vừa rồi là cách nối antenna trời vào máy VCR hay DVD recorder xong mới nối từ máy VCR (DVD recorder hay DVD player) vào máy TV. Đây là cách nối cho hình ảnh và âm thanh tệ nhất, nhưng giản dị nhất vì chỉ dùng một sợi giây coaxial thôi. Các bạn vặn TV đài số 3 (hay 4) rồi để yên. Muốn bắt chương trình truyền hình thì các bạn bắt đài bằng máy VCR (hay DVD recorder ). Hình ảnh do VCR bắt được sẽ được máy nầy đưa vào TV. Lúc nầy TV là monitor cho máy VCR. Nhận nút thu trên VCR hay trên DVD recorder các bạn thu được những gì trông thấy trên TV. Nếu bây giờ các bạn tắt máy VCR (hay DVD recorder) đi thì TV sẽ tự động nối trực tiếp vào antenna. Bây giờ các bạn bắt đài trực tiếp bằng tuner của TV. Thí dụ trường hợp nầy: Các bạn đang xem đài số 13 trên TV, máy VCR đang tắt điện. Các bạn thấy chương trình 13 hay, bạn nhận nút mở điện VCR (hoặc DVD recorder ) lên và nhấn nút thu (record). Sau khi thu xong, xem lại chương trình thu được trên băng (hay blank DVD) thường không phải là thứ các bạn đang xem trên TV. Lý do là TV bắt đài số 13, trong khi đó VCR (hay DVD recorder) bắt đài mà lần cuối cùng các bạn xem, trước khi tắt máy. VCR (hay DVD recorder) chỉ ghi vào băng những gì do chúng bắt được qua antenna. Chúng không có mối nối đi ngược từ TV sang, đường giây nối chỉ đi theo thứ tự antenna VCR TV. Vã lại máy TV không có video out, nên đâu có làm sao dùng TV bắt đài truyền hình rồi chuyễn hình ảnh qua VCR hay DVD recorder được.
Sau đây là cách nối giây cho hình ảnh và âm thanh khá hơn nhưng không phải là tốt nhất. Đó là dùng giây RCA vàng trắng và đỏ nối các port có tên là composite. Đây là kiểu nối chung cho rất nhiều máy khác nhau: giây mà đỏ dẫn âm thanh bên phải ( R) giây trắng dẫn âm thanh bên trái (L) giây màu vàng dẫn hình video. Sau đây là thí dụ nối máy DVD player vào TV. Hai đầu giây y nhau, đây là hình một đầu Cách nối giây thứ hai Mặt sau TV Mặt sau DVD recorder Lưu ý Tín hiệu video Sang input máy TV Từ output máy hát Nếu các bạn chỉ nới giây vàng mà không nối thêm hai giây đỏ và trắng thì sẽ có hình trên TV nhưng không có tiếng. Trong trường hợp các bạn có giàn âm thanh loa lớn (và stereo) thì thay vì nối hai giây trắng đỏ từ DVD player vào TV, các bạn nối vào máy amplifier, âm thanh sẽ hay hơn.
Muốn cho hình ảnh đẹp hơn chúng ta sang trường hợp thứ ba. Đó là dùng mối nối S-Video (super video). Dùng port S-Video sẽ được ảnh đẹp hơn. S-Video cũng chỉ truyền tín hiệu video mà thôi. Chúng ta vẫn cần hai giây trắng đỏ để dẫn âm thanh. Cách nối giây thứ 3 Đầu giây S-Video 4 chấu Mặt sau DVD player Port S-Video y chang nhau, các bạn phải phân biệt port nào là IN, port nào là OUT theo chữ in bên cạnh. Mặt sau TV IN OUT Nói thêm là tất cả giây nối từ trang trước kể tới đây đều mua giá $1 tại chợ trời. Nhưng trong tiệm họ bán từ $5 tới $30 tuỳ tiệm và tuỳ mặt người mua dễ dụ hay không. Nhắc lại cách nay chừng hơn 10 năm tình cờ tôi gặp một cô sinh viên mua chiếc xe Toyota Corolla mới trong dealer. Saleman dụ cô ta gắn cái alarm giá $800, cô ta xiu lòng, trong khi đó giá cái alarm như vậy bán luôn công gắn $100. Có bạn sẽ bị dụ giây nầy âm thanh tốt hơn, hình đẹp hơn… Nhớ là giây nào như giây nấy vì nó ngắn, đâu có dài cả chục thước đâu.
Vừa rồi là hai cách nối từ máy hát (player mọi loại) như máy VCR, máy DVD player, máy DVD recorder, satellite box, cable box, setop box… qua máy TV. Tất cả nguồn video đều đổ vài TV là vật nằm cuối cùng trong hệ thống. Kế đây là cách nối giây cho ảnh đẹp hơn hai cách vừa kể, đó là dùng port component. Cách nối giây thứ 4 Đó cũng là những mối nối RCA nhưng có màu qui ước xanh két, xanh dương và đỏ. Vẫn dùng giây hoa thị RCA, có giây đúng màu thì tốt, không có thì dùng giây vàng đỏ trắng kể ở trang trước cũng được, không hại chi cả. Mặt sau TV Cách nối nầy cho ảnh đẹp hơn hai cách trước Nối ba mối component OUT của máy hát qua ba mối component IN của TV. Ba mối giây nầy cũng chỉ dẫn video qua TV thôi chưa có âm thanh. Chúng ta cũng cần hai port đỏ trắng để dẫn âm thanh từ máy hát qua TV. Mặt sau máy hát
Thưa quí bạn, những cách dẫn tín hiệu video qua máy TV vừa kể chỉ có khả năng đến độ mịn DVD (720 x 480 pixels, thí dụ DVD ca nhạc ASIA, Thúy Nga) mà thôi. Các port nầy không có khả năng truyền tín hiệu HDTV. Với HDTV mà độ min cao nhất là 1920 x 1080 người ta dùng port HDMI và một vài port khác nữa không thông dụng nên tôi không kể ra đây. Cách nối giây thứ 5 Mặt sau HDTV Mặt sau máy hát Giây nối HDMI Hai đầu giống nhau Port HDMI In của HDTV Port HDMI Out của máy phát Port HDMI có khả năng truyền tín hiệu video với độ mịn cao, đồng thời nó truyền luôn tính hiệu âm thanh, tất cả dưới dạng digital. Do vậy các bạn chỉ dùng một sợi giây duy nhất như hình trên, hai đầu giống nhau. Giây nầy bán trong tiệm giá độ $5 khi sale, chợ trời bán giá nầy. Nhớ đừng mua loại giây $80 để tiền bao tôi ly cà phê. Giây HDMI dài có chừng 3 feet tới 5 feet, cho nên phẩm chất không thành vấn đề. Các máy DVD player “upconvert” đổi tín hiệu DVD bình thường thành tín hiệu HDTV đều có port nầy. Những máy upconvert cho hình khá hơn DVD player bình thuờng chút xíu thôi, nhớ là nó không bằng máy hát Blu-Ray hay HD-DVD. Tin giờ chót hình như Toshiba đã có ý định bỏ cuộc về may HD-DVD, máy theo kỹ thuật Blu-Ray của Sony đang thắng thế. HDMI=High-Definition Multimedia Interface
Về hình ảnh video chúng ta có tất cả 5 cách nối giây từ mọi loại máy hát vào TV được sắp theo thứ tự từ dở đến hay. Ngày nay TV là nơi mà tất cả các máy hát đều đổ vào đó. Đa số TV không có mối đi ra (out) mà chỉ có mối đi vào (in), ngoại trừ là port audio-out và headphone out. Do vậy các bạn bắt đài bằng TV thì không thể ghi hình đang xem trên TV vào bất cứ máy ghi nào thí dụ như VCR hay DVD recorder . Các bạn thấy cách gắn giây vào TV không khó phải không. Nhưng nếu các bạn chưa đọc các phần trên mà nhìn vào mặt sau mốt cái TV sẽ bối rối ngay: Mặt sau TV Một port HDMI In Một port S-Video in Hai port composite in Hai port component in Hai port audio out Một port PC In Một cái TV bình thường ngày nay thường có từ 2 tới 3 port HDMI, ở đây chỉ có một port là quá ít. TV chỉ có một nguồn OUT duy nhất là Audio-Out
Tới đây chắc các bạn nhận thấy là tôi chưa nói gì đến phần audio phải không. Phần audio có nhiều cách nối. Hệ thống âm thanh trong chính cái TV không hay vì loa nằm trong TV quá nhỏ , kế đó là công xuất phát ra không cao, thường chỉ chừng 10 Watts. Trong khi công suất của một cái audio-amplifier bình thường cũng từ 100 Watts trở lên. Đố quí bạn chớ công suất âm thanh phát ra loa đo được 100 Watts nghe lớn hơn công suất âm thanh phát ra loa đo được 10 Watts là bao nhiểu lần? Các bạn nghĩ bụng tưởng gì chớ trẻ con còn tính được nói chi người lớn. Dễ vậy mà cũng đố. Nhưng, lại nhưng tôi tin là 99% các bạn đáp sai. Các bạn trả lời là nghe lớn hơn10 lần phải không? Sai rồi, chỉ có hai lần thôi. Cảm nhận của tai người theo hàm số Logarithm. Dùng giây hai đầu giống nhau như thế nầy ($1) Nếu các bạn đưa tín hiệu video từ máy computer vào TV qua ngả PC-In, thì các bạn phải đưa âm thanh từ sound card của computer vào đây Audio-Out của TV ( port optical). Các bạn dùng giây nối là sợi quang học (fiber optic) nối với amplifier Nếu các bạn đưa tín hiệu video từ máy hát vào TV qua ngả S-Video, thì các bạn phải đưa âm thanh vào đây Audio-Out của TV ( port analog). Các bạn dùng giây nối loại RCA (trắng đỏ) nối với amplifier
Đây là phần quan trọng nên chú ý. Các bạn đã nối giây đúng màu đúng vị trí giữ máy hát (thí dụ DVD player, VCR, DVD recorder …) vào TV, nhưng khi mở TV lên các bạn vẫn có thể không nghe tiếng không thấy hình. Lý do là vì TV có quá nhiều port IN các bạn phải dùng remote controller của cái TV mà chọn cho đúng port muốn xem. Đây là hình chụp màm ạnh TV. Thí dụ muốn xem băng VHS thì kéo làn vàng trên cùng xuống đây, vì các bạn nối port S-Video OUT của máy VCR vào nơi đây Tóm lại mọi nguồn video đều được nối vào TV do đó các bạn thấy tại sao ở hình bên cạnh có tới 3 port HDMI IN. TV là trạm cuối cùng trong hệ thống “đồ chơi” của các bạn. Thí dụ muốn xem DVD “Ảnh Và Nhạc” của HCĐ từ máy DVD player thì kéo làn vàng trên cùng xuống đây, vì port component OUT của máy DVD player được các bạn nối vào nơi đây Thí dụ muốn dùng màn ảnh TV làm monitor cho cái computer thì kéo làn vàng trên cùng xuống đây.
Trước khi qua chuyện nối giây cho âm thanh thì tôi nói thêm về cách nối giây vào máy DVD recorder (hoặc VHS). Máy DVD recorder thu hình video và âm thanh vào blank DVD. Giả sử các bạn có băng VHS củ, bây giờ muốn sang nó vào DVD để dành thì cách nối giây như sau: Mặt sau máy DVD recorder (máy thu) Xem PPS hướng dẫn chi tiết sang băng VHS và cassette qua DVD/CD ở Quán Ven Đường nơi đây Mặt sau máy VCR (máy phát) Nếu máy VCR của các bạn có port S-Video OUT thi nên xài port nầy ảnh đẹp hơn . Nhớ set nguồn vào của máy DVD recorder bằng remote controller. Dùng TV làm màn ảnh monitor để chọn và để xem hình đang thu. Thí dụ các bạn có băng cassette và muốn sang nó qua dĩa blank CD, các bạn vẫn dùng cái DVD recorder nầy để thu âm. Set nó qua Audio-CD. Dùng giây nầy ($1/sợi)
Dài quá rồi, tôi xin nói qua về âm thanh. Bất cứ nguồn âm thanh nào, từ VCR, từ máy cassette từ DVD player, từ DVD recorder, từ antenna, từ TV, từ cable box, từ satellite box… các bạn đều nên đưa nó vào amplifier để phát ra loa lớn. Như vậy âm thanh sẽ hay hơn nhiều, trầm bổng có đủ. Sau đây là mặt sau của một cái amplifier. Các bạn nhìn vào thấy chóng mặt chưa. Ở đây tôi không đi vào chi tiết, chỉ nhắc các bạn là máy amplifier là cái trạm nằm phía trước cái TV, tất cả mọi nguồn video, nhạc đều đi ngang qua nó trước. Những cách nối giây kể ở trang trước chỉ là căn bản mà thôi. Tuy là căn bản nhưng nó được việc lắm nghe các bạn.
Có nhiều bạn email hỏi tôi làm sao in ra giấy các PPS về kỹ thuật đang có trong Quán Ven Đường. Thưa rằng PPS là hình và chữ chuyễn động. Nó có nhiều lớp chồng lên nhau, do đó không có cách chi in ra giấy được như là một bài viết bằng Microsoft Word. Tôi biết nhiều bạn đã hưu trí, nhiều bạn giờ đây giải trí bằng hình ảnh (video, nhiếp ảnh…) âm thanh (nhạc, thơ…). Xưa nay bận sinh kế, nay mới bắt tay vào thì quả thật những thứ trên là một chân trời rất mới với một số quí bạn. Tôi rất vui thấy cái PPS hướng dẫn làm slide show có nhạc của tôi bỏ trong QVĐ được chiếu có tận tình. Và mừng hơn nữa là nhiều bạn đã thành công làm ra được cái PPS đầu tay gởi tôi xem thử. Tôi vui vì thấy giúp được các bạn mà cũng vui vì không uổng công viết ra những hướng dẫn căn bản giúp các bạn an lòng dấn thân bước đầu vào “nghệ thuật” . Còn gì hay hơn những tác phẩm của quí bạn như một bài thơ, một vài hình ảnh, một vài bản nhạc được chính các bạn trình bày và gởi đến bạn bè cùng xem. Tôi nhận thấy hình như có bạn thích in ra giấy thành quyển sách những tác phẩm của mình. Theo tôi, nếu không vì mục đích thương mại thì có lẽ không nên: tốn kém và vô ích. Chắc có bạn “cự” tôi liền phải không. Sự thực thì ngày nay ít có người đọc sách. Bạn trẻ thì ít đọc tiếng Việt, bạn già thì mắt khi mờ khi tỏ. Cuối cùng computer , Internet , webpage, email…là phương tiện quảng bá hay nhất cho thời buổi nầy. Tác phẩm giấy rồi đây cũng mất cũng hư, nhưng tác phẩm digital của các bạn như một tấm ảnh, một bản nhạc, một bài viết, một PPS, một movie, một bài thơ … sẽ còn rất rất lâu trong Internet . Mời các bạn vào QVĐ đọc lại những hướng dẫn sơ khởi để bắt đầu. HCĐ