390 likes | 1.41k Views
CHÀO MỪNG CÁC THẦY CÔ GIÁO ĐẾN DỰ GIỜ LỚP 7B. CHÀO MỪNG CÁC THẦY CÔ GIÁO ĐẾN DỰ GIỜ. Giáo viên : Nguyễn Thị Tố Nga. Trường trung học cơ sở Vân Phú. Kiểm tra bài cũ :. - Đọc thuộc lòng bài thơ “ Bài ca Nhà tranh bị gió thu phá ” (mao ốc vị thu phong sở phá ca).
E N D
CHÀO MỪNG CÁC THẦY CÔ GIÁO ĐẾN DỰ GIỜ LỚP 7B CHÀO MỪNG CÁC THẦY CÔ GIÁO ĐẾN DỰ GIỜ Giáo viên : Nguyễn Thị Tố Nga Trường trung học cơ sở Vân Phú
Kiểm tra bài cũ: - Đọc thuộc lòng bài thơ “Bài ca Nhà tranh bị gió thu phá” (mao ốc vị thu phong sở phá ca). - Bài thơ được Đỗ Phủ sáng tác hoàn cảnh nào?
Hoàn cảnh sáng tác Chiến khu Việt Bắc Cảnh khuya(1947) Rằm tháng giêng(1948)
Trông lên Việt Bắc cụ Hồ sáng soi TIẾT 45: CẢNH KHUYA RẰM THÁNG GIÊNG (Hồ Chí Minh)
TIẾT 45: CẢNH KHUYA RẰM THÁNG GIÊNG(Hồ Chí Minh) I/ Tiếp xúc văn bản: 1. Đọc văn bản 2. Tìm hiểu chú thích: a. Tác giả: - Hồ Chí Minh(1890 – 1969). - Lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam. - Nhà văn, nhà thơ lớn. - Danh nhân văn hóa thế giới. b. Tác phẩm: Hai bài thơ được Bác Hồ viết ở chiến khu Việt Bắc trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.
TIẾT 45: CẢNH KHUYA RẰM THÁNG GIÊNG(Hồ Chí Minh) I/ Tiếp xúc văn bản: 1. Đọc văn bản 2. Tìm hiểu chú thích: 3.Thể thơ: - Bài “Cảnh khuya”: Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt. + Cấu trúc: Khai - thừa - chuyển - hợp. + Nhịp thơ: câu 1:3/4; câu 2,3:4/3; câu 4:2/5 - Bài “Rằm tháng giêng”: + Thất ngôn tứ tuyệt, viết bằng chữ Hán dịch sang thơ lục bát. + Chất liệu cổ thi – sáng tạo
CẢNH KHUYA Tiếng suối trong như tiếng hát xa, Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa. Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ, Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà. 1947 (Hồ Chí Minh)
TIẾT 45: CẢNH KHUYA RẰM THÁNG GIÊNG(Hồ Chí Minh) II/ Tìm hiểu văn bản: BÀI: CẢNH KHUYA 1. Hai câu đầu: Tiếng suối trong như tiếng hát xa - hình ảnh so sánh đặc sắc. -> Làm cho tiếng suối gần gũi với con người hơn và có sức sống trẻ trung.
TIẾT 45: CẢNH KHUYA RẰM THÁNG GIÊNG (Hồ Chí Minh) II/ Tìm hiểu vănbản: BÀI: CẢNH KHUYA 1. Hai câu đầu: Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa. - Miêu tả, điệp từ “lồng”, nhịp 4/3. -> Tạo một bức tranh toàn cảnh với “cây, hoa, trăng” hoà hợp sống động. => Bức tranh thiên nhiên trong trẻo, tươi sáng, lung linh, huyền ảo, vừa có nhạc, vừa có họa gợi niềm vui ấm áp, gần gũi với con người.
TIẾT 45: CẢNH KHUYA RẰM THÁNG GIÊNG(Hồ Chí Minh) II/ Tìm hiểu vănbản: BÀI: CẢNH KHUYA 2. Hai câu cuối: “Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ. Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà”. - Nghệ thuật so sánh, điệp ngữ bắc cầu. -> Luôn rung động, say mê trước vẻ đẹp của thiên nhiên: Tình yêu thiên nhiên thiết tha, say đắm -> tâm hồn nghệ sĩ. -> Lo nghĩ cho vận mệnh của đất nước: Tình cảm yêu nước lúc nào cũng thường trực bên Bác -> tâm hồn chiến sĩ
TIẾT 45: CẢNH KHUYA RẰM THÁNG GIÊNG(Hồ Chí Minh) II/ Tìm hiểu văn bản: BÀI: CẢNH KHUYA => Vẻ đẹp của đêm khuya rừng Việt Bắc, tình yêu thiên nhiên gắn liền với tình yêu nước -> hài hòa chất nghệ sĩ - chất chiến sĩ trong tâm hồn Hồ Chí Minh.
BÀI: Rằm tháng giêng (Nguyên tiêu)
TIẾT 45: CẢNH KHUYA RẰM THÁNG GIÊNG(Hồ Chí Minh) II/ Tìm hiểu văn bản: BÀI: RẰM THÁNG GIÊNG 1.Hai câu đầu: Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viên, Đêm nay, đêm rằm tháng giêng, trăng đúng lúc tròn nhất, Rằm xuân lồng lộng trăng soi,
TIẾT 45: CẢNH KHUYA RẰM THÁNG GIÊNG(Hồ Chí Minh) II/ Tìm hiểu vănbản: BÀI: RẰM THÁNG GIÊNG 1.Hai câu đầu: Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viên, - Miêu tả. -> Mở ra khung cảnh bầu trời cao rộng, trong trẻo, nổi bật là vầng trăng tròn đầy, toả sáng khắp đất trời.
TIẾT 45: CẢNH KHUYA RẰM THÁNG GIÊNG(Hồ Chí Minh) II/ Tìm hiểu văn bản: BÀI: RẰM THÁNG GIÊNG 1.Hai câu đầu: Xuân giang xuân thuỷ tiếp xuân thiên. Sông xuân, nước xuân tiếp giáp với trời xuân. Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân.
TIẾT 45: CẢNH KHUYA RẰM THÁNG GIÊNG(Hồ Chí Minh) II/ Tìm hiểu văn bản: BÀI: RẰM THÁNG GIÊNG 1.Hai câu đầu: Xuân giang xuân thuỷ tiếp xuân thiên. - Tự sự, miêu tả, điệp từ “xuân”, liệt kê. -> Sức sống mùa xuân đang tràn ngập khắp đất trời. => Hai câu đầu vẽ ra một không gian cao, rộng, bát ngát, tràn đầy ánh sáng và sức sống của mùa xuân.
TIẾT 45: CẢNH KHUYA RẰM THÁNG GIÊNG(Hồ Chí Minh) II/ Tìm hiểu văn bản: BÀI: RẰM THÁNG GIÊNG 2. Hai câu cuối: Yên ba thâm xứ đàm quân sự, Nơi sâu thẳm mịt mù khói sóng bàn việc quân, Giữa dòng bàn bạc việc quân, - Là câu chuyển. -> Bác cùng trung ương Đảng, chính phủ họp bàn việc nước, việc quân.
TIẾT 45: CẢNH KHUYA RẰM THÁNG GIÊNG(Hồ Chí Minh) II/ Tìm hiểu vănbản: 2. Hai câu cuối: Dạ bán quy lai nguyệt mãn thuyền. Nửa đêm quay về trăng đầy thuyền. Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền. - Miêu tả -> Con thuyền trở đầy ánh trăng, lướt đi phơi phới trên dòng sông trăng.
TIẾT 45: CẢNH KHUYA RẰM THÁNG GIÊNG(Hồ Chí Minh) II/ Tìm hiểu văn bản: II/ Tìm hiểu văn bản: BÀI: RẰM THÁNG GIÊNG - Con người, thiên nhiên gắn bó hoà hợp: Thể hiện tâm hồn yêu thiên nhiên, yêu nước tha thiết. -> Phong thái ung dung tự tại,chủ động, tràn đầy niềm tin yêu đời, yêu cuộc sống, lạc quan cách mạng.
TIẾT 45: CẢNH KHUYA RẰM THÁNG GIÊNG(Hồ Chí Minh) III.Tổng kết – ghi nhớ: 1. Nghệ thuật: Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt vừa rất sáng tạo, vừa cổ, vừa hiện đại, ít lời,nhiều ý, hình ảnh So sánh, điệp từ, kết hợp miêu tả, biểu cảm. Từ ngữ gợi tả, gợi cảm. 2. Nội dung: - Hai bài thơ miêu tả cảnh trăng ở chiến khu Việt Bắc. Tâm hồn nhạy cảm với thiên nhiên. Tình yêu thiên nhiên tha thiết. Lòng yêu nước sâu nặng.
TIẾT 45: CẢNH KHUYA RẰM THÁNG GIÊNG(Hồ Chí Minh) IV/ Luyện tập: Bài tập 1: Hãy chọn phương án trả lời đúng: • Điểm giống nhau giữa hai bài thơ “Cảnh khuya” • và “Rằm tháng giêng”? • Cùng do Hồ Chí Minh sáng tác ở Việt Bắc trong • những năm đầu kháng chiến chống Pháp. • B. Thể hiện được phong cách thơ Bác: Cổ điển mà • hiện đại. • C. Cùng viết về cảnh đẹp đêm trăng, qua đó thể hiện • được vẻ đẹp tâm hồn, tư tưởng Hồ Chí Minh. • D. Cả A, B, C.
TIẾT 45: CẢNH KHUYA RẰM THÁNG GIÊNG(Hồ Chí Minh) IV/ Luyện tập: Hãy chọn phương án trả lời đúng: Bài tập 2: • Vẻ đep của nghệ thuật trong câu thơ “Trăng lồng cổ • thụ bóng lồng hoa”? • Vẽ lên bức tranh thiên nhiên nhiều tầng lớp; • Đường nét, hình khối đa dạng. • B. Cảnh vật dưới trăng trở lên lung linh, huyền ảo, ấm • áp, quấn quýt. • C. Gợi phong vị cổ điển. • D. Cả A, B, C.
TIẾT 45: CẢNH KHUYA RẰM THÁNG GIÊNG(Hồ Chí Minh) IV/ Luyện tập: Hãy chọn phương án trả lời đúng: Bài tập 3: Nhận xét nào đúng với bài thơ “Rằm tháng giêng” của Hồ Chí Minh? A. Bài thơ sử dụng nhiều chất liệu cổ thi nên rất giống với thơ Đường, khó phân biệt. B. Bài thơ sử dụng nhiều chất liệu cổ thi nhưng vẫn là một sáng tạo nghệ thuật đặc sắc của Hồ Chí Minh, mang vẻ đẹp, sức sống và tinh thần thời đại, khác với thơ Đường. C. Bài thơ được sáng tác theo thể thơ lục bát. D. Cả A, B, C.
TIẾT 45: CẢNH KHUYA RẰM THÁNG GIÊNG(Hồ Chí Minh) I. Tiếp xúc văn bản: II. Tìm hiểu văn bản: III. Tổng kết – ghi nhớ: Bài: Cảnh khuya 1. Hai câu đầu: 2. Hai câu cuối: Bài: Rằm tháng giêng 1. Hai câu đầu: Cảnh đêm trăng rằm 2. Hai câu cuối: Hình ảnh con người trong đêm trăng. IV/ Luyện tập: Bài tập 1: Bài tập 3: Bài tập 2:
CỦNG CỐ Tìm đọc một số bài thơ, câu thơ của Bác Hồ viết về trăng hoặc cảnh thiên nhiên. Sau khi học xong hai bài thơ em học tập được điều gì ở Bác?
VỀ NHÀ 1. Học thuộc lòng hai bài thơ (Phiên âm, bản dịch thơ). 2. Tìm một số câu thơ, bài thơ của Bác viết về trăng hoặc cảnh thiên nhiên. 3. Đọc, soạn bài ”tiếng gà trưa”.