1 / 70

Chẩn đoán vấn đề sức khỏe cộng đồng

Chẩn đoán vấn đề sức khỏe cộng đồng. ThS. Lê thị Thanh Xuân (0904248842) Tập huấn cho CBGD hướng dẫn cho sinh viên tại cộng đồng năm học 2011-2012. MỤC TIÊU. Trình bày được các kỹ thuật thu thập thông tin cơ bản trong chẩn đoán vấn đề sức khỏe cộng đồng

kylia
Download Presentation

Chẩn đoán vấn đề sức khỏe cộng đồng

An Image/Link below is provided (as is) to download presentation Download Policy: Content on the Website is provided to you AS IS for your information and personal use and may not be sold / licensed / shared on other websites without getting consent from its author. Content is provided to you AS IS for your information and personal use only. Download presentation by click this link. While downloading, if for some reason you are not able to download a presentation, the publisher may have deleted the file from their server. During download, if you can't get a presentation, the file might be deleted by the publisher.

E N D

Presentation Transcript


  1. Chẩn đoán vấn đề sức khỏe cộng đồng ThS. Lê thị Thanh Xuân (0904248842) Tập huấn cho CBGD hướng dẫn cho sinh viên tại cộng đồng năm học 2011-2012

  2. MỤC TIÊU • Trình bày được các kỹ thuật thu thập thông tin cơ bản trong chẩn đoán vấn đề sức khỏe cộng đồng • Phân tích được các tiêu chuẩn xác định vấn đề sức khỏe ưu tiên trong cộng đồng • Trang 38-61

  3. Chẩn đoán cộng đồng – chẩn đoán lâm sàng

  4. Các bước thực hiện chẩn đoán cộng đồng Xác định mục tiêu Xác định biến số, chỉ số Xây dựng kỹ thuật, công cụ thu thập thông tin Thu thập số liệu Xử lý và phân tích thông tin Viết báo cáo

  5. Ví dụ VÍ DỤ

  6. Kỹ thuật thu thập thông tin cơ bản

  7. Công cụ thu thập thông tin

  8. 1. Hồi cứu, sử dụng tư liệu sẵn có • Bệnh án, báo cáo, sổ ghi chép, văn bản v.v. • Ưu điểm: • Đơn giản, nhiều thông tin • Thời gian • Nhược điểm: • Độ tin cậy hạn chế • Thiếu số liệu • Khó so sánh do phương pháp và tiêu chí thu thập khác nhau

  9. Mẫu hồi cứu VPM không đặc hiệu ở BV

  10. 2. Phỏng vấn • Thu thập thông tin bằng đặt câu hỏi. • Hình thức: • Phỏng vấn trực tiếp • PV gián tiếp qua thư, email, điện thoại • Phỏng vấn sâu • Kỹ thuật “Vignette”: ca bệnh mẫu • Hỏi bệnh khai thác triệu chứng

  11. Bộ câu hỏi 1. Phân loại câu hỏi: • Đóng (nhiều lựa chọn, 1 lựa chọn): dễ sử dụng, phân tích, hạn chế khai thác thông tin • Mở: Cần có kỹ năng phỏng vấn, khai thác thông tin sâu, khó phân tích • Bán cấu trúc: nửa mở nửa đóng

  12. VD câu hỏi đóng • Thầy cô đã bao giờ hướng dẫn sinh viên tại cộng đồng chưa? • 1. Đã từng • 2. Chưa từng • Hiện tại anh/chị có hút thuốc lá không? • 1. Có • 2. Không

  13. VD câu hỏi đóng • Một ngày trung bình anh hút bao nhiêu điếu thuốc? • 1: 1-5 điếu • 2: 6-10 điếu • 3: 11- 20 điếu • 4:> 20 điếu

  14. Vd câu hỏi mở • Theo anh/chị hút thuốc lá có tác động như thế nào đến sức khoẻ? --------------------------------------------------------------------------------------------------

  15. VD câu hỏi bán cấu trúc • Lý do lần đầu anh hút thuốc lá là gì? • Bạn bè rủ rê • Bắt chước • Quảng cáo • Khác (ghi rõ):……………………………….

  16. Bộ câu hỏi 2. Cấu trúc bộ câu hỏi: • Tên bộ câu hỏi phản ánh chủ đề NC • Phần giới thiệu • Phần hành chính • Các nội dung chính • Cảm ơn và chữ ký của đối tượng nếu cần.

  17. Ví dụ bộ câu hỏi

  18. Một số điểm lưu ý khi thực hiện phỏng vấn hộ gia đình

  19. Kỹ năng giao tiếp cơ bản • Thái độ: • Cởi mở, gần gũi • Tôn trọng, không chỉ trích, coi thường. • Không đột ngột ngắt lời. • Không làm việc khác • Kiên trì

  20. Kỹ năng giao tiếp cơ bản • Đặt câu hỏi: • rõ ràng, tốc độ vừa phải. • Sau khi đặt câu hỏi nên im lặng để đối tượng suy nghĩ, trả lời • Nhìn vào mắt người trả lời.

  21. Kỹ năng giao tiếp cơ bản • Nói: • Nói to, rõ ràng • Nói có nhấn mạnh, ngừng, ngắt đúng chỗ .

  22. Kỹ năng giao tiếp cơ bản • Lắng nghe: • Tập trung. • Yên lặng khi người được phỏng vấn nói. • Thể hiện đang nghe (ánh mắt, cử chỉ, dáng điệu, câu hỏi).

  23. Kỹ năng giao tiếp cơ bản • Khuyến khích: • Động viên, làm cho người nói cảm thấy tự tin. • Khi đối tượng trả lời, nếu chưa rõ ý cần hỏi lại: “Có phải chị nói là…?” • Tránh để đối tượng đi lan man.

  24. Lưu ý trong phỏng vấn hộ gia đình • Trước khi đến hộ gia đình: • Phải hiểu rõ mục đích của phỏng vấn • Nội dung cuộc phỏng vấn, từng câu hỏi • Cách chọn đối tượng để phỏng vấn • Ghi tên xã, làng • Chọn đúng bộ câu hỏi và bộ hình vẽ phù hợp

  25. Lưu ý trong phỏng vấn hộ gia đình • Tại hộ gia đình: • Chào hỏi • Giới thiệu rõ ràng về bản thân: tên • Giới thiệu mục đích phỏng vấn • Đề nghị đối tượng tham gia nghiên cứu • Tránh các yếu tố gây nhiễu: quá ồn, nhiều người xung quanh.

  26. Lưu ý trong phỏng vấn hộ gia đình • Đọc chính xác và đầy đủ các nội dung trong bộ câu hỏi  không thay đổi, không thêm nội dung • Nếu đối tượng không hiểu: hỏi xem họ đã nghe rõ câu hỏi chưa? • Một số thuật ngữ có thể làm đối tượng khó hiểu: • Hỏi xem họ có từ nào không hiểu không • Giải thích, đọc lại câu hỏi/hướng dẫn một lần nữa • Khi hỏi xong để đối tượng có thời gian suy nghĩ và trả lời, nếu im lặng kéo dài hỏi xem có hiểu và cần giải thích gì thêm không?

  27. Lưu ý trong phỏng vấn hộ gia đình • Lắng nghe đối tượng chăm chú. • Ghi chép đầy đủ câu trả lời cho từng câu hỏi • Đối tượng có thể đặt câu hỏi • Nếu có câu hỏi mà không biết  nói không biết • Lưu ý các bước chuyển câu • Kiểm tra tất cả câu hỏi đã được điền đầy đủ • Giải đáp một số câu hỏi (khả năng). • Cảm ơn và chào hộ gia đình.

  28. 3. QUAN SÁT

  29. Quan sát • Lựa chọn thông tin có hệ thống qua quan sát bằng mắt • Khám lâm sàng, đánh giá thực hiện các quy trình kỹ thuật • Loại quan sát: • QS tham gia • QS không tham gia

  30. Ví dụ quan sát • Quan sát đối với NC cộng đồng: • QS việc tuân thủ các thao tác hành nghề của nhân viên y tế: quy trình khám thai, thực hiện kỹ năng truyền thông … • Quan sát công trình vệ sinh, cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế. • Đo đạc các yếu tố môi trường: Đánh giá tình trạng ô nhiễm đất, nước, không khí, …

  31. Quan sát đối với NC LS, CLS: • Khám lâm sàng • Tiến hành các xét nghiệm • Đánh giá việc thực hiện các quy trình thủ thuật, phẫu thuật.

  32. Ưu điểm: Cho kết quả trực quan Nhược điểm: - “Đối phó” Ví dụ: khi quan sát nhân viên y tế thực hiện quy trình rửa tay, người này có thể sẽ cố gắng thực hiện các thao tác “đúng sách” nhất, trong khi đó, thường ngày họ đã bỏ qua một số bước cần thiết. - Dễ bỏ sót các thông tin cần thiết hoặc ghi nhận các thông tin không theo một chuẩn mực thống nhất

  33. Khắc phục nhược điểm: • Sử dụng các bảng kiểm để ghi nhận các triệu chứng (nhất là TC thực thể) khi khám và ghi nhận các kết quả xét nghiệm cùng thời gian; • Sử dụng cùng loại công cụ thu thập số liệu; • Sử dụng thiết bị hỗ trợ: ghi âm, chụp ảnh, ghi hình, phương tiện chẩn đoán hình ảnh.

  34. Bảng kiểm • Thành phần: • Tên bảng kiểm • Phần hành chính: người QS, nơi/sự vật hiện tượng được quan sát, thời gian • Nội dung • Các nội dung quan sát chính • Thang đánh giá: có/không, tốt/khá/kém, theo mức độ 0-2, 1-3, v.v. • Kết luận, nhận xét

  35. Ví dụ bảng kiểm

  36. 4. THẢO LUẬN NHÓM

  37. Thế nào là thảo luận nhóm? • Là phương pháp nghiên cứu lấy thông tin/ý kiến của một nhóm người về một vấn đề quan tâm nào đó • Các thành viên trong nhóm tập trung suy nghĩ, trao đổi, chia sẻ hiểu biết của bản thân vấn đề đó và học hỏi qua quá trình thảo luận.

  38. Khi nào làm thảo luận nhóm? • Làm sáng tỏ, kiểm chứng lại các thông tin thu thập được từ các KTTTTT khác • Làm rõ bản chất của vấn đề: nguyên nhân, lý do, tại sao và như thế nào • Giải thích đầy đủ cho một kết quả từ một nghiên cứu định lượng • Có được ý tưởng ban đầu về một vấn đề mới (Thái độ, suy nghĩ, hành vi vvv) • Chia sẻ thông tin, học tập theo nhóm

  39. Bản chất của thảo luận nhóm • Không phải là buổi giảng bài • Người điều phối thảo luận nhóm chỉ đóng vai trò đặt câu hỏi và lắng nghe • Trọng tâm nằm ở việc các thành viên trong nhóm trao đổi, đóng góp ý kiến xung quanh câu hỏi được đặt ra. • Là một quá trình tương tác ý kiến giữa các thành viên trong nhóm nhằm phát hiện, tìm ra bản chất của vấn đề

  40. Ai là người tham gia thảo luận nhóm Làm thế nào để phòng tránh lây nhiễm HIV ở thanh niên? Cần quan hệ tình dục an toàn

  41. Thành phần tham gia TLN • Nhà nghiên cứu: người điều phối cuộc TLN (người quan tâm và có câu hỏi về một vấn đề nào đó) • Thư ký: trợ giúp cho cuộc TLN, quan sát • Thành viên tham gia TLN: người cung cấp thông tin

  42. Yêu cầu về đối tượng tham gia TLN • Số lượng người tham gia: 6-10 người • Trong một nhóm TLN, các thành viên cần tương đồng về đặc điểm nào đó liên quan tới vấn đề nghiên cứu (tuổi, giới, đặc điểm kinh tế, chức vụ….) • Ví dụ: Các bà mẹ đang có thai (tương đồng) và liên quan đến vấn đề quan tâm là dinh dưỡng cho bà mẹ mang thai

  43. Thảo luận nhóm - Chuẩn bị • Xác định mục tiêu và các chủ đề của thảo luận nhóm. • Phát triển các nội dung trọng tâm cần đặt câu hỏi trong TLN (câu hỏi thăm dò). Từ các câu hỏi này, thành viên sẽ thảo luận sâu vào vấn đề • Xác định đối tượng, người điều hành, thư ký • Xác định các tiêu chí về địa điểm TLN • Chuẩn bị công cụ thu thập thông tin (giấy, bút, máy ghi âm vv)

  44. Thảo luận nhóm - Tiến hành • Sắp xếp ngồi theo vòng tròn. • Vẽ sơ đồ chỗ ngồi các thành viên và mã hoá • Chào hỏi, giới thiệu người hướng dẫn, người quan sát và người tham dự. • Giới thiệu mục tiêu của buổi thảo luận • Giới thiệu phương pháp, nguyên tắc thảo luận • Đề nghị tham gia nghiên cứu (đồng thuận nghiên cứu)

  45. Nguyên tắc thảo luận nhóm • Mọi người đều có cơ hội đóng góp ý kiến • Không có y kiến đúng sai • Bảo mật thông tin TLN • Có quyền từ chối những câu hỏi không muốn trả lời • Chia sẻ tối đa hiểu biết • Không thảo luận nhóm cá nhân • Không nghe điện thoại di động

  46. TLN-Tiến hành- NÊN • Tạo cơ hội cho tất cả nêu ý kiến quan điểm. • Thái độ trung lập, không đưa ra ý kiến cá nhân. • Để từng người phát biểu: Tôn trọng mọi ý kiến • Động viên, khích lệ mọi người thảo luận. • Chủ động quan sát diễn biến • Tập trung vào vấn đề đã chuẩn bị • Dùng từ ngữ thông thường, hình ảnh minh hoạ • Tóm tắt trước khi chuyển câu hỏi. • Cần chuyển những câu hỏi thảo luận trước khi cuộc thảo luận lắng xuống.

  47. TLN- Tiến hành- tránh: • Lan man • Trùng lặp • Một số lấn át một số khác • Căng thẳng do các ý kiến bất hoà • Phê phán, chỉ trích • Người hướng dẫn nói nhiều • Phân bố thời gian không cân đối • Quá dài: không nên quá 1h30

  48. TLN- Kết thúc • Khi nào kết thúc thảo luận nhóm? • Tóm tắt • Cảm ơn • Tiếp túc trao đổi nếu cần (cá nhân) • Tạo điều kiện hỗ trợ đối tượng

  49. Câu hỏi thảo luận nhóm • Phân bố các khu vực cụm dân cư trên địa bàn xã hiện nay như thế nào? • Các vấn đề sức khoẻ nổi cộm hiện nay tại xã nhà là gì? • Các yếu tố ảnh hưởng (nguyên nhân)? • Giải pháp cho các vấn đề tồn tại là gì?

More Related