270 likes | 864 Views
ĐỘNG VẬT CHƯA CÓ THỂ XOANG (Acoelomata). NGÀNH GIUN DẸP ( PLATHELMINTHES). 1.Đặc điểm chung của ngành: - Cơ thể có 3 lớp tế bào hình thành từ 3 lá phôi. - Đối xứng 2 bên. Cơ thể dài - dẹp hướng lưng bụng. - Mô bì(tb biểu mô cơ, thể que). Có vòng cơ thân riêng(dọc, vòng,
E N D
ĐỘNG VẬT CHƯA CÓ THỂ XOANG (Acoelomata) NGÀNH GIUN DẸP ( PLATHELMINTHES)
1.Đặc điểm chung của ngành: - Cơ thể có 3 lớp tế bào hình thành từ 3 lá phôi. - Đối xứng 2 bên. Cơ thể dài - dẹp hướng lưng bụng. - Mô bì(tb biểu mô cơ, thể que). Có vòng cơ thân riêng(dọc, vòng, - Chưa có thể xoang. Hình thành nhu mô đệm. - Hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện- cơ quan tiêu hóa dạng túi. - Hệ thần kinh dạng dây, chưa hoàn thiện: hạch sơ khai, dây thần kinh chạy dọc 2 bên thân. - Hệ bài tiết nguyên đơn thận / các tế bào ngọn lửa. Khả năng bài tiết yếu. - Hô hấp qua bề mặt cơ thể . Chưa có hệ tuần hoàn - Cơ quan sinh dục hoàn thiện, lưỡng tính. Thụ tinh trong. - Phát triển trực tiếp thành ấu trùng có lông bơi. Chu kỳ phát triển phức tạp - Sống ký sinh là chủ yếu. Một số ít sống tự do ( sán lông). 2. Phân loại: hiện biết 20.000 loài. Phân 4 lớp.
1. Lớp sán tơ = lớp sán lông( Turbellaria) Đặc điểm : - Thành cơ thể từ ngoài vào trong gồm nhiều lớp: + Mô bì ( biểu mô đơn, tế bào tuyến, tế bào que) bảo vệ cơ thể . + Lớp màng đáy nơi bám của lớp cơ. + Lớp bao cơ : 3 lớp( cơ vòng, cơ xiên, cơ dọc). Ngoài ra có cơ lưng- bụng - Nhu mô : Là lớp mô bì chèn giữa bao cơ và thành nội quan + Trong nhu mô có nhiều tế bào khác nhau (tế bào tuyến, sợi thần kinh, các ống bài tiết, tế bào hình sao , tế bào sắc tố.) tạo thành mô liên kết xốp. - Hệ cơ : gồm cơ lưng – cơ bụng-cơ ngang: liên hệ ruột- quyết định vận chuyển của ruột. - Hệ tiêu hóa dạng túi: miệng mặt bụng- hầu( cơ, tiêm mao)- ruột giữa ( chia nhánh, tế bào tuyến, tế bào thực bào) cặn bã thải qua lỗ miệng - Hệ bài tiết nguyên đơn thận : ống dọc, ống ngang, tận cùng tế bào ngọn lửa( tiêm mao lòng ống luôn rung động) chất thải qua lòng ống ra ngoài - Hệ thần kinh : hạch não, dây thần kinh. Thùy cảm giác, 1 đôi mắt ngược.. - Hệ sinh dục lưỡng tính. Sinh sản vô tính tái sinh. Sinh sản hữu tính thụ tinh ngoài.
2. Lớp sán hai chủ ( Degenae = Trematoda):có khoảng 3000 loài. Di chuyển ít nhất qua 2 vật chủ. Thích nghi ký sinh trong cơ thể * Cấu tạo - Cơ thể hình lá- dẹp. Có 2 giác bám: bụng và miệng( cơ, gai cuticun.) - Lớp biểu mô chìm trong nhu mô đệm, ngoài cơ thể có cuticun bảo vệ - Hệ bài tiết : nguyên đơn thận, 2 ống dọc thân bọng đái lỗ bài tiết. - Hệ tiêu hóa: miệng- hầu( cơ khỏe)- thực quản- ruột ( 2 nhánh phức tạp , kín) - Hô hấp kiểu kị khí, - Hệ thần kinh : hạch não tập trung vùng đầu, có 3 đôi dây thần kinh - Hệ sinh dục : lưỡng tính, phức tạp, cấu tạo hoàn chỉnh( tuyến sinh dục, ôôtyp). - Quá trình phát triển phức tạp : có hiện tượng xen kẽ thế hệ sinh sản . Di chuyển qua nhiều vật chủ. * Vai trò: Khoảng 2.000 loài kí sinh trong cơ thể người và động vật. - Fasciolopsis buski-Sán lá ruột - Fasciola hepatica-Sán lá gan - Paragonimus ringeri-Sán lá phổi - Eurytrema pancreaticum-Sán lá tuỵ
* Vòng đời của sán lá ruột lợn = sán lá song chủ : - Sinh sản hữu tính ở vật chủ chính ( người, gia súc khác). - Sinh sản vô tính ở vật chủ trung gian ( ốc ). Chu kỳ phát triển phức tạp , qua nhiều giai đoạn như sau: Trứng theo mật vào ruột theo phân ra ngoài vào môi trường nước nở thành ấu trùng Miracidium bơi lội tự do ( có lông bao phủ, có hạch não, mắt lẻ chữ thập, có 1 đôi nguyên đơn thận và nhiều tế bào mầm) chui vào cơ thể ốc, ký sinh (gan-tụy-tuyến sinh dục ) phát triển Bào nang= sporocyst ( hình túi hoặc trụ, không có mắt, có nhiều tế bào mầm) Bào nang lớn lên, phân chia ấu trùng Redia ấu trùng Cercaria(có đuôi) ra khỏi ốc bơi lội tự do bám vào cây thuỷ sinh ( rụng đuôi, kết bào xác) vào vật chủ chính ( người, gia súc). Chú ý: Có khi ở dạng Cercaria Metacercaria(kết vỏ phần đầu) chui vào vật chủ trung gian thứ 2 chui vào vật chủ chính.
Một số loài sán lá thường gặp Fasciolopsis buski Paragonimus sp. Fasciola hepatica
3. Sán đơn chủ( Monogennoidea): * Đặc điểm cấu tạo: - Hiện biết khoảng 1.100 loài. - Là sán ký sinh kích thước nhỏ ( 0,5 – 6 nm) , ký sinh bên ngoài cơ thể . - Vật chủ bò sát, cá, lưỡng thê. - Cơ thể có đĩa bám phức tạp- cuối thân( gai, móc, vòng cơ dầy) . - Phát triển có biến thái. Không xen kẽ thế hệ sinh sản. Trứng nở thành ấu trùng có móc bám vào vật chủ phát triển thành cơ thể trưởng thành. - Không có vật chủ trung gian. - Ký sinh ngoài cơ thể ( da, mang ) hoặc ký sinh bên trong ( xoang miệng, xoang hầu.., bóng đái..) * Vai trò: chủ yếu gây bệnh cho cá. -
4. Lớp sán dây (Cestoda) : chịu ảnh hưởng đời sống ký sinh sâu sắc. Hiện có khoảng 3000 loài * Đặc điểm. • Cơ thể dạng dải, dài & dẹp. Cơ thể chia 3 phần : đầu- cổ - thân- . • Bao biểu mô cơ có nhu mô chìm – nhú lông tăng diện tích tiếp xúc. • Cơ thân: dưới màng đáy gồm: cơ vòng- cơ dọc – cơ vòng. Dải cơ lưng-bụng. • Nhu mô ( hạt glycogen, “ hạt đá vôi” trung hòa axit tiêu hóa vật chủ. • Cơ quan tiêu hoá tiêu giảm hoàn toàn; • Hệ bài tiết nguyên đơn thận+ 2 ống dọc đổ lỗ bài tết cuối thân • Hệ TK: đôi hạch não đầu có cầu nối- đôi dây tk chạy dọc-phân nhánh mạng lưới dưới da. Giác quan kém phát triển( tế bào cảm giác rải rác, đầu) • Cơ quan sinh dục phức tạp; mỗi đốt riêng. Thụ tinh giữa các đốt; có thay đổi vật chủ • Các dạng nang (túi) sán: 1 đầu; nhiều đầu; nhiều bọc đầu 2. Đại diện • Sán gạo lợn Taenia solium • Sán chó T. multiceps • Sán mép Diphyllobotrium latum
Chủng loại phát sinh ngành Giun dẹp Theo A.lang: từ sứa lược dẹp do có những tương đồng (Ruột, miệng, đ/x & mầm lá phôi 3) Theo L.Graf: Từ ruột túi thấp-dạng Planula do tương đồng giữa trục & cấu trúc cơ thể Hiện nay: Gốc từ Rhabdocoela(Sán tơ ruột thẳng); sau tiến hoá theo 3 hướng. Hướng 1-Turbelaria sống tự do Hướng 2-kí sinh ngoài (Monogenea) sang kí sinh trong (Cestoidea) Hướng 3-từ hội sinh trong ốc thành kí sinh bắt buộc và chuyển vật chủ (Digenea) Động vật miệng thứ sinh Giun đốt Giun tròn Cestoidea Monogenea Digenea Turbelaria Rhabdocoela Ruột túi thấp Tổ tiên Động vật 3 lá phôi Tổ tiên dạng Planula