1 / 39

Chương II: PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT

Chương II: PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT. PHÉP BIỆN CHỨNG VÀ PHÉP BCDV. Biện chứng: Chỉ mối liên hệ, tương tác chuyển hóa Chỉ sự vận động, phát triển theo quy luật Biện chứng khách quan: là biện chứng của thế giới vật chất Biện chứng chủ quan: là tư duy biện chứng phản ánh thế giới khách quan.

lobo
Download Presentation

Chương II: PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT

An Image/Link below is provided (as is) to download presentation Download Policy: Content on the Website is provided to you AS IS for your information and personal use and may not be sold / licensed / shared on other websites without getting consent from its author. Content is provided to you AS IS for your information and personal use only. Download presentation by click this link. While downloading, if for some reason you are not able to download a presentation, the publisher may have deleted the file from their server. During download, if you can't get a presentation, the file might be deleted by the publisher.

E N D

Presentation Transcript


  1. Chương II:PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT

  2. PHÉP BIỆN CHỨNG VÀ PHÉP BCDV • Biện chứng: • Chỉ mối liên hệ, tương tác chuyển hóa • Chỉ sự vận động, phát triển theo quy luật • Biện chứng khách quan: là biện chứng của thế giới vật chất • Biện chứng chủ quan: là tư duy biện chứng phản ánh thế giới khách quan • Phép biện chứng: • Là học thuyết nghiên cứu, khái quát biện chứng của thế giới • Xây dựng hệ thống các nguyên tắc phương pháp luận của nhận thức và thực tiễn • Phép biện chứng thuộc về biện chứng chủ quan • Biện chứng và phép biện chứng

  3. Các hình thức cơ bản của phép biện chứng

  4. Của tự nhiên – xã hội và tư duy • Phép biện chứng duy vật • Phép BCDV là môn khoa học về: • Những quy luật phổ biến • Sự vận động và phát triển • Là học thuyết về sự phát triển hoàn bị nhất, sâu sắc nhất • Học thuyết về tính tương đối về nhận thức của con người • Nhận thức phản ánh vật chất không ngừng vận động và phát triển

  5. Đặc trưng cơ bản của phép BCDV • Được xác lập trên nền tảng của thế giới quan duy vật, khoa học • Thống nhất giữa nội dung thế giới quan và phương pháp luận BCDV • Không chỉ giải thích thế giới mà còn là công cụ cải tạo thế giới • Vai trò • Là nội dung đặc biệt quan trọng trong thế giới quan và phương pháp luận • Tạo nên tính khoa học và cách mạng của chủ nghĩa Mác • Là thế giới và phương pháp luận chung nhất trong hoạt động thực tiễn

  6. CÁC NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CỦA PHÉP BCDV • Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến • Khái niệm: • Chỉ sự qui định, tác động, chuyển hóa • Chỉ tính phổ biến của các mối liên hệ trong tự nhiên, xã hội và tư duy • Tính chất của các mối liên hệ: • Tính khách quan • Tính phổ biến • Tính đa dạng, phong phú • Ý nghĩa phương pháp luận: quan điểm toàn diện và lịch sử cụ thể

  7. Nguyên lý về sự phát triển • Khái niệm phát triển • Chỉ quá trình vận động của sự vật theo khuynh hướng: thấp  cao, chưa hoàn thiện  hoàn thiện hơn. • Phân biệt vận động và phát triển • Tính chất của sự phát triển: • Ý nghĩa phương pháp luận: • Quan điểm phát triển • Khắc phục tư tưởng bảo thủ, trì trệ, định kiến • Nhìn nhận sự vật theo con đường biện chứng, bao hàm mâu thuẫn • Quan điểm lịch sử, cụ thể: giải quyết các vấn đề phù hợp với thực tiễn Tínhkháchquan Tínhphổbiến Tínhđadạng, phongphú Tínhkếthừa

  8. CÁC CẶP PHẠM TRÙ CƠ BẢN CỦA PHÉP BCDV • Phạm trù là một khái niệm rộng nhất • Phản ánh những mặt, những thuộc tính, mối liên hệ chung cơ bản nhất. • Thuộc một lĩnh vực nhất định • Mỗi bộ môn khoa học đều có hệ thống phạm trù riêng • Những phạm trù của phép BCDV phản ánh những mặt thuộc tính mối liên hệ cơ bản và phổ biến nhất • Các cặp phạm trù cơ bản của phép BCDV:

  9. MÔ PHỎNG CẤU TRÚC NGUYÊN TỬ LITI TOÁN HỌC PHẠM TRÙ KINH TẾ PHẠM TRÙ TRIẾT HỌC

  10. CÁI RIÊNG VÀ CÁI CHUNG • Khái niệm cái riêng, cái chung và cái đơn nhất • Cái riêng: là phạm trù dùng để chỉ: • Một sự vật • Một hiện tượng • Một quá trình • Cái chung: là phạm trù dùng để chỉ: • Những mặt • Những thuộc tính • Những yếu tố • Cái đơn nhất: không lặp lại nhất định Tồn tại ở nhiều sự vật hiện tượng

  11. CÁI RIÊNG • Tồn tại khách quan • Chỉ tồn tại trong quan hệ với cái chung • Là cái toàn bộ, phong phú, đa dạng hơn cái chung • Là tổng hợp cái chung và cái đơn nhất • CÁI CHUNG • Tồn tại khách quan • Chỉ tồn tại trong cái riêng • Là cái bộ phận, sâu sắc và bản chất • Là biểu hiện tính phổ biến, quy luật của nhiều cái riêng • Cái chung và cái đơn nhất có thể chuyển hóa cho nhau • Mối quan hệ biện chứng giữa cái riêng và cái chung • Ý nghĩa phương pháp luận • Nhận thức cái chung để vận dụng vào cái riêng trong thực tiễn • Cụ thể hóa cái chung trong điều kiện lịch sử nhất định • Chuyển hóa cái đơn nhất và cái chung theo mục đích nhất định

  12. V.V…

  13. NGUYÊN NHÂN VÀ KẾT QUẢ • Phạm trù nguyên nhân dùng để chỉ: • Sự tác động lẫn nhau giữa các mặt trong một sự vật, hiện tượng • Giữa các sự vật, hiện tượng với nhau • Tạo ra sự biến đổi nhất định • Phạm trù kết quả dùng để chỉ sự biến đổi xuất hiện do sự tác động: • Giữa các mặt trong sự vật, hiện tượng • Các yếu tố trong sự vật, hiện tượng • Giữa các sự vật, hiện tượng • Phạm trù nguyên nhân và kết quả

  14. Mối quan hệ biện chứng giữa nguyên nhân và kết quả • Nguyên nhân sinh ra kết quả • Nguyên nhân bao giờ cũng có trước kết quả • Một nguyên nhân có thể sinh ra một hoặc nhiều kết quả • Một kết quả có thể do một hoặc nhiều nguyên nhân tạo nên • Không có nguyên nhân đầu tiên và kết quả cuối cùng • Sự tác động nhân quả diễn ra theo hướng thuận, nghịch khác nhau • Có nhiều loại nguyên nhân khác nhau: trực tiếp, gián tiếp, bên trong, bên ngoài, … • Có nhiều kết quả khác nhau: chính, phụ, cơ bản, không cơ bản, trực tiếp, gián tiếp,…

  15. Ý nghĩa phương pháp luận • Mối liên hệ nhân quả phức tạp, đa dạng nên cần phân biệt chính xác các loại nguyên nhân • Cần có cách nhìn toàn diện và lịch sử cụ thể trong phân tích ứng dụng quan hệ nhân quả Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG

  16. TẤT NHIÊN VÀ NGẪU NHIÊN • Phạm trù tất nhiên, ngẫu nhiên • Phạm trù tất nhiên dùng để chỉ những yếu tố do: • Những nguyên nhân cơ bản, bên trong của kết cấu vật chất qui định • Trong những điều kiện nhất định nó phải xảy ra • Phạm trù ngẫu nhiên dùng để chỉ những yếu tố do: • Những nguyên nhân bên ngoài, ngẫu hợp của hoàn cảnh bên ngoài qui định • Có thể hoặc không xuất hiện • Có thể xuất hiện như thế này hoặc như thế khác

  17. Mối quan hệ biện chứng giữa tất nhiên và ngẫu nhiên: • Đều tồn tại khách quan và có vai trò nhất định • Tất nhiên đóng vai trò quyết định • Đều không tồn tại vĩnh viễn ở trạng thái cũ • Vận động, phát triển, chuyển hóa liên tục • Ý nghĩa phương pháp luận • Hoạt động thực tiễn và nhận thức cần phải căn cứ vào cái tất nhiên • Không được bỏ qua cái ngẫu nhiên • Không tách rời tất yếu khỏi ngẫu nhiên • Tạo điều kiện nhất định để thúc đẩy, chuyển hóa tất yếu, ngẫu nhiên theo mục đích Tấtyếu Ngẫunhiên

  18. NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC • Phạm trù nội dung: tổng hợp tất cả những mặt, yếu tố, quá trình  tạo nên sự vật, hiện tượng • Phạm trù hình thức: • Phương thức tồn tại, phát triển của sự vật, hiện tượng • Hệ thống các mối liên hệ tương đối bền vững • Mối quan hệ biện chứng giữa nội dung và hình thức • Thống nhất biện chứng với nhau • Hình thức chứa đựng nội dung • Nội dung tồn tại trong một hình thức nhất định • Cùng một nội dung biểu hiện trong nhiều hình thức và ngược lại • Nội dung là mặt có khuynh hướng biến đổi, hình thức là mặt ổn định • Nội dung thay đổi  Hình thức thay đổi theo • Không có sự phù hợp tuyệt đối giữa nội dung và hình thức • Hình thức có tính độc lập tương đối • Hình thức tác động đến nội dung theo 2 hướng

  19. Ý nghĩa phương pháp luận • Không tách rời hoặc tuyệt đối hóa nội dung và hình thức • Căn cứ vào nội dung khi xem xét sự vật, hiện tượng • Khi hình thức không còn phù hợp với nội dung, cản trở sự phát triển của nội dung  cần thay đổi

  20. BẢN CHẤT VÀ HIỆN TƯỢNG • Phạm trù bản chất: • Tất cả những mặt, những mối liên hệ tất nhiên, ổn định bên trong • Qui định sự vận động, phát triển của sự vật • Phạm trù hiện tượng: • sự biểu hiện của những mặt, mối liên hệ trong điều kiện xác định • Phạm trù bản chất và hiện tượng • Mối quan hệ giữa bản chất và hiện tượng: đều tồn tại khách quan và thống nhất, đối lập với nhau • Sự thống nhất • Bản chất bộc lộ thông qua hiện tượng • Hiện tượng biểu hiện của một bản chất nhất định • Bản chất thay đổi, hiện tượng thay đổi theo • Không có bản chất, hiện tượng thuần túy • Bản chất hiện ra. Hiện tượng là có tính bản chất.

  21. Sự đối lập: • Bản chất là cái chung, tất yếu, cái bên trong, cái ổn định • Hiện tượng là cái riêng, phong phú đa dạng, cái bên ngoài, cái biến đổi • Ý nghĩa phương pháp luận • Muốn nhận thức đúng sự vật phải đi tìm bản chất qua nhiều hiện tượng khác nhau • Trong nhận thức và thực tiễn, cần căn cứ vào bản chất và đánh giá chính xác hiện tượng

  22. KHẢ NĂNG VÀ HIỆN THỰC • Phạm trù khả năng và hiện thực • Hiện thực: phản ánh mối liên hệ giữa những gì hiện có, đang tồn tại thực sự • Khả năng: chỉ những gì hiện chưa có nhưng sẽ có khi xuất hiện các điều kiện tương ứng • Mối quan hệ biện chứng giữa khả năng và hiện thực • Quan hệ thống nhất luôn chuyển hóa lẫn nhau • Một sự vật tồn tại nhiều khả năng • Sự chuyển hóa khả năng thành hiện thực cần điều kiện khách quan và chủ quan

  23. Ý nghĩa phương pháp luận • Cần dựa vào hiện thực để xác lập nhận thức và hành động • Cần nhận thức toàn diện các khả năng (thực tế, tất nhiên, ngẫu nhiên, gần, xa,…) • Coi trọng nhân tố chủ quan trong việc biến khả năng thành hiện thực

  24. CÁC QUY LUẬT CƠ BẢN CỦA PHÉP BCDV • Quy luật chuyển hóa từ những thay đổi về lượng thành những sự thay đổi về chất và ngược lại • Quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập • Quy luật phủ định của phủ định

  25. QUY LUẬT LƯỢNG – CHẤT • Khái niệm chất, lượng • Khái niệm “chất” dùng để chỉ: • Tính qui định khách quan vốn có của sự vật • Là sự thống nhất hữu cơ của các thuộc tính • Để phân biệt nó với cái khác • Khái niệm “lượng” dùng để chỉ tính qui định khách quan về: • Số lượng các yếu tố cấu thành • Qui mô của sự tồn tại • Tốc độ, nhịp điệu của sự vận động và phát triển  Phân biệt chất và lượng chỉ mang tính tương đối

  26. Quan hệ biện chứng giữa chất và lượng • Sự vật là một thể thống nhất giữa chất và lượng • Thay đổi về lượng  chuyển hóa về chất • Giới hạn thay đổi về lượng chưa làm thay đổi chất gọi là “độ” • “Điểm nút”: lượng thay đổi đến một giới hạn nhất định  thay đổi về chất • “Bước nhảy”: đạt tới điểm nút  chất mới ra đời • Bước nhảy là kết thúc một giai đoạn vận động, phát triển • Chất mới ra đời thực hiện quá trình tích lũy về lượng dẫn đến sự vật vận động không ngừng

  27. Ý nghĩa phương pháp luận • Trong nhận thức và thực tiễn, cần coi trọng hai phương diện “chất”, “lượng” • Coi trọng tích lũy về lượng để chuyển đổi về chất • Khắc phục tư tưởng tả khuynh: nóng vội, duy ý chí • Khắc phục tư tưởng hữu khuynh: bảo thù, trì trệ • Thực hiện bước nhảy cần căn cứ vào điều kiện khách quan và nhân tố chủ quan

  28. QUY LUẬT MÂU THUẪN • Khái niệm mâu thuẫn và các tính chất chung • Khái niệm mâu thuẫn: • Mối liên hệ thống nhất, đấu tranh và chuyển hóa của các mặt đối lập • Mặt đối lập là những mặt có khuynh hướng vận động trái ngược nhau, là tiền đề, điều kiện tồn tại của nhau Đấu tranh giữa các mặt đối lập: tác động qua lại, bài trừ phủ định • Các tính chất chung: • Tính khách quan và phổ biến • Tính đa dạng phong phú

  29. Quá trình vận động của mâu thuẫn  Mâu thuẫn là nguồn gốc của vận động và phát triển

  30. Ý NGHĨA PHƯƠNG PHÁP LUẬN

  31. QUY LUẬT PHỦ ĐỊNH CỦA PHỦ ĐỊNH • Khái niệm phủ định biện chứng và đặc trưng • Khái niệm phủ định và phủ định biện chứng • Phủ định: thay thế hình thái tồn tại này bằng hình thái tồn tại khác • Phủ định biện chứng: tạo điều kiện, tiền đề cho sự phát triển • Đặc điểm Tính khách quan Tính kế thừa Tính lặp lại Tính tiến lên

  32. Phủ định của phủ định • Sự phát triển biện chứng trải qua nhiều lần phủ định • Là kết quả đấu tranh, chuyển hóa các mặt đối lập • Vận động theo đường xoáy ốc

  33. Ý nghĩa phương pháp luận • Chỉ ra xu hướng phát triển của sự vật • Cần nắm được đặc điểm bản chất của các mối liên hệ • Phủ định biện chứng tất yếu tạo ra cái mới, cái tiến bộ • Vai trò của nhân tố chủ quan • Tuân theo nguyên tắc kế thừa chọn lọc

  34. LÝ LUẬN NHẬN THỨC DVBC • Thực tiễn, nhận thức và vai trò của thực tiễn với nhận thức • Thực tiễn và các hình thức cơ bản của thực tiễn Khái niệm thực tiễn: • Toàn bộ hoạt động vật chất có mục đích • Mang tính lịch sử - xã hội • Cải biến tự nhiên và xã hội

  35. Nhận thức và các trình độ nhận thức • Nhận thức là quá trình phản ánh: • Tích cực, tự giác, sáng tạo • Thế giới khách quan  Bộ não người  Tri thức về thế giới • Các nguyên tắc cơ bản của nhận thức • Thế giới khách quan độc lập với ý thức con người • Con người có khả năng nhận thức thế giới • Nhận thức là một quá trình biện chứng • Thực tiễn là cơ sở, động lực, mục đích của nhận thức, tiêu chuẩn của chân lý

  36. Các trình độ nhận thức • Vai trò của thực tiễn với nhận thức • Cơ sở, mục đích của nhận thức • Động lực thúc đẩy nhận thức • Tiêu chuẩn kiểm tra chân lý

  37. Con đườngbiệnchứngcủanhậnthứcchânlý

  38. Chân lý và vai trò của chân lý với thực tiễn • Khái niệm chân lý • Tri thức có nội dung phù hợp với thực tế khách quan • Được kiểm tra và chứng minh bằng thực tiễn • Vai trò • Điều kiện tiên quyết đảm bảo thành công, hiệu quả trong thực tiễn • Chân lý là một quá trình • Coi trọng tri thức khoa học và vận dụng sáng tạo vào hoạt động thực tiễn

  39. CÂU HỎI ÔN TẬP • Phân tích các nguyên tắc phương pháp luận rút ra từ nguyên lí về mối liên hệ phổ biến và nguyên lí về sự phát triển? • Phạm trù là gì? Phân tích vai trò của phạm trù trong quá trình tư duy? • Phân tích mối quan hệ giữa nguyên nhân và kết quả? Ý nghĩa phương pháp luận của việc nghiên cứu quan hệ nhân quả? • Phân tích nội dung quy luật chuyển hoá từ những thay đổi về lượng thành những thay đổi về chất và ngược lại? Ý nghĩa phương pháp luận được rút ra từ quy luật này? • Phân tích quá trình vận động của mâu thuẫn? Ý nghĩa phương pháp luận được rút ra từ quy luật này? • Phân tích con đường biện chứng của quá trình nhận thức?

More Related