90 likes | 102 Views
Cu01a1 su1edf lu00fd luu1eadn vu1ec1 lu1ea1m phu00e1t: Khu00e1i niu1ec7m lu1ea1m phu00e1t lu00e0 gu00ec? Nguyu00ean nhu00e2n, thu1ef1c tru1ea1ng vu00e0 mu1ed9t su1ed1 giu1ea3i phu00e1p kiu1ec3m sou00e1t lu1ea1m phu00e1t tu1ea1i Viu1ec7t Nam mu1edbi nhu1ea5t
E N D
Lạm Phát Là Gì? Nguyên Nhân Và Thực Trạng Tại Việt Nam – Luận Văn 2S Kiểm soát lạm phát để duy trì nền kinh tế ổn định và phát triển là việc vô cùng quan trọng đòi hỏi sự phối hợp của nhiều chính sách tài khóa và tiền tệ của Chính phủ. Bài viết dưới đây nhằm làm rõ khái niệmLạm phát là gìcũng như bản chất của lạm phát và thực trạng, biện pháp kiểm soát lạm phát ở Việt Nam. Cơ sở lý luận chung về lạm phát Lạm phát là gì? Lạm phát (Inflation)là sự tăng mức giá chung của hàng hóa và dịch vụ theo thời gian, đồng nghĩa với việc mất giá trị của một đồng tiền nào đó. Xét trong một nền kinh tế, lạm phát là sự giảm giá trị thị trường hay giảm sức mua của đồng tiền. Ở góc độ toàn cầu, lạm phát là sự phá giá tiền tệ của một loại tiền tệ đối với những loại tiền tệ khác, có nghĩa là sự giảm giá trị của một đồng tiền đối với những đồng tiền khác. Khái niệm lạm phát là gì?
Phân loại lạm phát Dựa vào đặc điểm của lạm phát, các nhà khoa học chia lạm phát theo mức độ và theo tính chất. Theo mức độ: Lạm phát tự nhiên hay còn gọi là lạm phát vừa phải(dưới 10%): Đây là lạm phát có thể dự đoán được, giá cả tăng chậm, lãi suất tiền gửi không cao, không nảy sinh tình trạng thu mua, tích trữ hàng, nền kinh tế lúc này ổn định, đời sống của người dân lao động được đảm bảo, nền kinh tế ít rủi ro nên các hoạt động mua bán và đầu tư được các hãng kinh doanh mở rộng. Lạm phát phi mã(10 đến dưới 1000%): Khai xả ra tình trạng lạm phát này, giá cả chung của nền kinh tế tăng lên nhanh chóng, thị trường biến động lớn, các hợp đồng được chỉ số hóa. Trong giai đoạn nà, đồng tiền mất giá nghiêm trọng, người dân có xu hướng tích trữ hàng hóa, vàng bạc, bất động sản và lãi suất cho vay vốn thời điểm này rất cao, vì vậy các hoạt động đầu tư kinh doanh bị ngưng trệ. Lúc này, nền kinh tế rơi vào khủng hoảng. Siêu lạm phát(trên 1000%): Lạm phát xảy ra khi tốc độ lạm phát tăng mạnh, vượt xa lạm phát phi mã. Lúc này, các yếu tố thị trường bị biến dạng, thông tin không chính xác, giá cả tăng nhanh và không ổn định, giá trị thực của đồng tiền bị mất giá nghiêm trọng.Siêu lạm phát phá hủy nền kinh tế, gây bất ổn tình hình an ninh, chính trị trong nước. Tuy nhiên, siêu lạm phát rất ít khi xảy ra. Theo tính chất: Lạm phát dự kiến (Expected Inflation):Dạng lạm phát này thường bắt nguồn từ yếu tố tâm lý, thường được dự đoán lạm phát cùng thời kỳ trong quá khứ. Lạm phát dự kiến thường không có ảnh hưởng lớn, chỉ tác động điều chỉnh chi phí sản xuất. Lạm phát không dự kiến (Unexpected Inflation):Đây là loại lạm phát không thế dự đoán được. Lạm phát không dự kiến thường bắt nguồn từ yếu tố bên ngoài, các tác nhân của nền kinh tế không thay đổi bất ngờ như dịch bệnh, chiến tranh,... Có thể bạn quan tâm: → Hướng dẫn cách làmluận văn thạc sĩ kinh tếtừ A - Z Nguyên nhân gây ra lạm phát là gì?
Khi một quốc gia có nền kinh tế sản xuất yếu kém, hàng hóa khan hiếm, điều tất yếu xảy ra chính là giá cả tăng. Đến một giai đoạn nào đó, nhà nước phải in những đồng tiền có mệnh lớn để hỗ trợ lưu thông, tránh bất tiện cho người dân khi mua hàng, lúc này lạm phát bắt đầu xảy ra. Có nhiềunguyên nhân gây ra lạm phátnhưng do cầu kéo và chi phí đẩy là hai nguyên nhân chính. Lạm phát do cầu kéo (Demand pull inflation) Lạm phát xảy ra khi nhu cầu của một hàng hóa tăng mạnh, khiến giá của hàng hóa đó tăng theo. Điều này khiến giá cả của những hàng hóa khác trên thị trường tăng theo như “phản ứng dây chuyền”. Lạm phát do tăng lên về nhu cầu của thị trường được gọi là lạm phát do cầu kéo. Lạm phát do cầu kéo Lạm phát do chi phí đẩy (Cost push inflation) Các loại chi phí trong quá trình sản xuất như: tiền lương, chi phí nguyên vật liệu, máy móc, thuế,... Một khi giá cả của một haowcj một vài yếu tố này tăng lên thì sẽ tác động làm tăng giá của hàng hóa và dịch vụ nhằm bảo toàn lợi nhuận cho công ty. Mức giá chung của toàn thể nền kinh tế tăng lên do những chi phí yếu tố đầu vào tác động được gọi là lạm phát do chi phí đẩy.
Lạm phát do chi phí đẩy Lạm phát kéo dài (Inertial inflation) Trong giai đoạn xảy ra lạm phát kéo dài (hay còn gọi là lạm phát ỳ), mức giá cả chung tăng theo một tỷ lệ khá ổn định và tương đối thấp. Đây là loại lạm phát có thể dự tính được và được quy định rõ ràng trong hợp đồng lao động, cho thuê, cho vay,.... Lạm phát kéo dài là sự kết hợp của lạm phát cầu kéo và lạm phát chi phí đẩy. Nền kinh tế ổn định, và các thành phần trong nền kinh tế dự đoán rằng sẽ có lạm phát ở mức độ tương tự nên sẽ điều chỉnh lãi suất danh nghĩa, tiền lương, giá cả,... theo tỷ lệ lạm phátcủa các năm trước, làm cho giá cả thực sự tăng lên theo dự đoán.
Lạm phát ỳ Ngoài ra còn có các dạng lạm phát khác tác động đến nền kinh tế sau đây: Lạm phát do cơ cấu:Theo xu hướng của thị trường, các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh yếu kém buộc phải tăng lương cho nhân viên, điều này khiến giá thành sản phẩm tăng dẫn đến giá sản phẩm tăng dẫn đến phát sinh lạm phát. Lạm phát do xuất khẩu:Khi xuất khẩu tăng, sản phẩm được thu gom để xuất khẩu, dẫn đến lượng cung trong nước giảm. Điều này khiến mất cân bằng cung cầu trong nước, dẫn đến phát sinh lạm phát. Lạm phát do nhập khẩu:Khi giá hàng hóa nhập khẩu tăng dẫn đến mức giá bán hàng hóa đó trong nước bị đội lên, khiến mức giá chung của hàng hóa trong nước tăng theo hình thành lạm phát. Lạm phát tiền tệ: Lượng cung tiền trong lưu thông tăng do chi tiêu của Chính phủ tăng được bù đắp bằng cách in tiền, ngân hàng trung ương thu mua ngoại tệ,...dẫn đến phát sinh lạm phát. Xem Thêm:
→Chuyển dịch cơ cấu kinh tế là gì? Thực trạng ở Việt Nam Tác động của lạm phát đến nền kinh tế là gì? Lạm phát không phải chỉ tác động theo hướng tiêu cực, nó còn có những mặt tác động tích cực đến nền kinh tế Tác động tích cực Nếu giữ mức độ lạm phát ở mức vừa phải là từ 2 - 5% đối với các nước phát triển và dưới 10% đối với các nước đang phát triển thì sẽ mang lại những điều tích cực đối với nền kinh tế đó: Kích thích chi tiêu trong nước, kích thích các doanh nghiệp vay nợ để đầu tư sản xuất kinh doanh giúp giảm bớt thất nghiệp trong cả nước. Cho phép chính phủ có thêm nhiều công cụ kích thích đầu tư vào các lĩnh vực yếu kém thông qua các gói mở rộng tín dụng, kích thích tiêu dùng, phân phối lại thu nhập và các nguồn lực theo mục tiêu đã đưa ra. Nhưng đây là một việc khá mạo hiểm đòi hỏi phải có sự chủ động và chuẩn bị kỹ lưỡng vì nó có ảnh hưởng đến cả nền kinh tế vĩ mô của đất nước. Tác động tiêu cực Tác động đến lãi suất Lãi suất chính là yếu tố chịu ảnh hưởng đầu tiên của lạmphát. khi lạm phát tăng, để giữa cho lãi suất trong nước được ổn định thì lãi suất danh nghĩa phải tăng theo mức tăng của lạm phát. Điều này kéo theo hệ quả làm suy thoái nền kinh tế, các hoạt động vay nợ và đầu tư giảm dẫn đến một lượng lớn lao động không có công ăn việc làm. Lãi suất thực = Lãi suất danh nghĩa - lạm phát Tác động đến thu nhập thực tế của người lao động Thu nhập thực tế và thu nhập danh nghĩa của người lao động và lạm phát có mối quan hệ với nhau. Nếu lạm phát tăng nhưng mức thu nhập danhnghĩa không tăng có nghĩa là thu nhập thực tế của người lao động bị giảm. Lạm phát không chỉ làm giảm giá trị thực tế của những tải sản không phát sinh lãi mà còn làm giảm thu nhập từ những khoản lãi của những tài sản phát sinh lãi.
Tác động đến phân phối thu nhập Lạm phát tăng lên, giá trị đồng tiền giảm. Những người giàu có dùng tiền của mình để vơ vét hàng hóa để đầu cơ, dẫn đến mất cân bằng cung cầu trên thị trường dẫn đến giá cả ngày càng leo thang. Cuối cùng những người dân nghèo khổ càng nghèo khổ hơn, họ cònkhông thể mua những sản phẩm thiết yếu phục vụ cho đời sống của mình. Còn những người giàu có nhờ cơ hội này lại càng ngày càng giàu có hơn dẫn đến mất cân bằng thu nhập trong xã hội. Tác động tiêu cực của lạm phát là gì Tác động đến nợ quốc gia Lạm phát khiến cho các khoản nợ quốc gia trở nên trầm trọng hơn do đồng tiền trong nước mất giá nhanh hơn những đồng tiền khác tạo nên gánh nặng trả nợ rất lớn. Đo lường lạm phát như thế nào? Lạm phát được đo lường bằng cách quan sát sự thay đổi giá cả của những hàng hóa và dịch vụ trong đất nước đó. Người ta thường dùngchỉ số giá cả (CPI)để đo lường lạm phát Chỉ số giá cả CPI là bình quân gia quyền của một nhóm hàng hóa thiết yếu. Chỉ số giá cả là mức giá trung bình của tập hợp các sản phẩm trong nền kinh tế. Tỷ lệ lạm phát là tỷ lệ phần trăm mức tăng của chỉ số CPI
Nếu như giá cả của một vài mặt hàng tăng, giá cả của một vài mặt hàng giảm nhưng chỉ số giá cả không tăng thì có nghĩa là không có lạm phát, nếu chỉ số giá cả tăng ta có lạm phát, nếu chỉ số giá cả giảm ta có lạm phát. Vì vậy, nếu chỉ có một vài mặt hàng tăng hoặc tăng đơn lẻ không có nghĩa là lạm phát mà chỉ đơn là là có sự mất cân đối tạm thời giữa cung và cầu của sản phẩm đó trong ngắn hạn. Luận Văn 2S là một trong những đơn vịVIẾT THUÊ LUẬN VĂN SỐ 1trên thị trường. Bạn đang gặp khó khăn với bài tiểu luận, luận văn về lạm phát? Hãy để chúng tôi giúp bạn. Chi tiết dịch vụ làm luận văn thuê,XEM TẠI ĐÂY! Thực trạng lạm phát ở Việt Nam hiện nay Thực trạng Theo kết quả ước tính của Bộ Tài chính, mứclạm phát bình quân của Việt Nam năm 2019 là 2,73%giảm 0,81% so với năm 2018 (3,54%). Đây cũng là mức thấp nhất trong 3 năm liên tiếp Việt Nam kiểm soát được lạm phát dưới 4%. Theo đánh giá của Tổng cục thống kê, có hai yếu tố ảnh hưởng đến mục tiêu kiểm soát lạm phát. Bao gồm: Chính sách quản lý giá: Việc thực hiện lộ trình tăng học phí, điều chỉnh giá điện, giá dịch vụ y tế. Yếu tố thị trường: Nhu cầu tiêu thụ thực phẩm tăng cao vào dịp Tết Nguyên Đán 2019 (2 tháng đầu năm và các tháng cuối năm) làm tăng giá một số mặt hàng tiêu dùng thuộc nhóm thực phẩm, đồ uống, dịch vụ ăn uống, dịch vụ du lịch, dịch vụ giao thông công cộng… Ngoài ra, một số yếu tố khác như: Sự gia tăng của giá các mặt hàng thiết yếu trên thế giới (sắt thép, nhiên liệu, khí đốt…) làm tăng chỉ số giá nhập khẩu hàng hóa; chỉ số giá sản xuất công nghiệp; giá sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng. Các giải pháp kiềm chế lạm phát ở Việt Nam Việc kiểm soát lạm phát để bảo vệ nền kinh tế được đặt lên hàng đầu, dưới đây là một số chính sách đề xuất nhằmkiềm chế lạm phát tại Việt Nam: Nhà nước cần thực hiện các chính sách quản lý giá nhằm đảm bảo cân đối giữa cung và cầu, bình ổn thị trường hàng hóa, đặc biệt là đối với các loại hàng hóa thiết yếu (giá điện, giá xăng, giá các dịch vụ y tế…) Đối với chính sách tín dụng, Nhà nước nên tiếp tục chủ trương thận trọng như với năm 2019.
Trong bối cảnh vốn đầu tư nước ngoài đang đổ vào Việt Nam ngày càng nhiều, Nhà nước cũng nên có những kiểm soát đối với chính sách tỷ giá. Cụ thể là giới hạn điều chỉnh giá USD từ 4% trở xuống. Mong rằng qua bài viết này, bạn đọc sẽ có thêm những hiểu biết hữu ích mới xoay quanh khái niệm“Lạm phát là gì”. Hy vọng bài viết cũng sẽ giải đáp được các khúc mắc mà bạn đang gặp phải.