1 / 21

DINH DƯỠNG TRẺ TRÊN MỘT TUỔI

DINH DƯỠNG TRẺ TRÊN MỘT TUỔI. Ths. Lưu Mỹ Thục. MỤC TIÊU. Trình bày được các nhu cầu về dinh dưỡng của trẻ. Trình bày được nguyên tắc cho ăn với trẻ trên một tuổi. Số bữa ăn, phân bố năng lượng của bữa ăn. VAI TRÒ CỦA DINH DƯỠNG.

maj
Download Presentation

DINH DƯỠNG TRẺ TRÊN MỘT TUỔI

An Image/Link below is provided (as is) to download presentation Download Policy: Content on the Website is provided to you AS IS for your information and personal use and may not be sold / licensed / shared on other websites without getting consent from its author. Content is provided to you AS IS for your information and personal use only. Download presentation by click this link. While downloading, if for some reason you are not able to download a presentation, the publisher may have deleted the file from their server. During download, if you can't get a presentation, the file might be deleted by the publisher.

E N D

Presentation Transcript


  1. DINH DƯỠNG TRẺ TRÊN MỘT TUỔI Ths. Lưu Mỹ Thục

  2. MỤC TIÊU • Trình bày được các nhu cầu về dinh dưỡng của trẻ. • Trình bày được nguyên tắc cho ăn với trẻ trên một tuổi. • Số bữa ăn, phân bố năng lượng của bữa ăn.

  3. VAI TRÒ CỦA DINH DƯỠNG Dinh dưỡng hợp lý cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là yếu tố thiết yếu đảm bảo cho sự phát triển hết tiềm năng của trẻ sau này. Dinh dưỡng 2 năm đầu đời có vai trò rất quang trọng đối với sự phát triển thể chất đặc biệt là chiều cao, trí tuệ, sức khoẻ và hành vi của trẻ sau này. Trẻ trên 2 tuổi rất khó phục hồi lại thấp còi xảy ra do thiếu dinh dưỡng trong những năm trước đó.

  4. NHU CẦU NĂNG LƯỢNG Trẻ 1-2 tuổi nhu cầu năng lượng khoảng 900kcal/ngày trong đó năng lượng có được từ sữa mẹ là khoảng 300 kcal (đáp ứng được 35-40% tổng số nhu cầu về năng lượng) nên năng lượng từ thức ăn bổ sung cần khoảng 550 -600kcal/ngày. Thức ăn cho trẻ phải có giá trị dinh dưỡng cũng như đậm độ năng lượng cao vì dạ dày của trẻ còn nhỏ, thức ăn nát có nhiều nước mặt khác trẻ lại chưa ăn được nhiều

  5. NGUỒN CUNG CẤP NĂNG LƯỢNG

  6. % NĂNG LƯỢNG TỪ CÁC NGUỒN THỰC PHẨM

  7. NHU CẦU NL THEO WHO(KCALNGÀY)

  8. NHU CẦU NĂNG LƯỢNG(CÂN NẶNG)

  9. NHU CẦU ĐẠM (g/kg/ngày)

  10. NHU CẦU VITAMIN VÀ KHOÁNG CHẤT • Thức ăn đa dạng đảm bảo cung cấp đẩy đủ các vitamin, khoáng chất, acid amin. • Tốc độ trẻ lớn nhanh trong hai năm đầu đời nên nhu cầu dinh dưỡng cao. Bú mẹ cho đến 24 tháng hoặc hơn để nhận được 70% nhu cầu VitaminA, 40% nhu cầu canxi, 37% nhu cầu riboflavin từ sữa mẹ. • Trong sữa mẹ hàm lượng vitamin thấp đặc biệt là sắt, kẽm vì vậy nên cho trẻ ăn thức ăn có giàu sắt, canxi, kẽm, vitamin A.

  11. NHU CẦU CHẤT BÉO • Sữa mẹ có nhiều chất béo đặc biệt là acid béo cần thiết. Chất béo trong sữa mẹ tốt cho sự hấp thu tiền vitamin A trong TĂ. • Vai trò: cung cấp năng lượng, hấp thu các vitamin tan trong dầu mỡ, cung cấp các acid béo cần thiết, làm dậy mùi thơm ngon của thức ăn. Bổ sung 5g-10g/bữa nếu thức ăn dồi dào đạm động vật, nếu không bổ sung thêm 10-20g chất béo/bữa. • Năng lượng từ chất béo trong thức ăn bổ sung là 30-45% tổng năng lượng của chất béo có trong thức ăn tuỳ thuộc vào số lượng sữa và lượng chất béo có trong sữa mẹ. Thông thường chất béo trong sữa mẹ là 38g/l nên % năng lượng từ chất béo có trong thức ăn bổ sung ở trẻ từ 1-2 tuổi là 17-42%.

  12. NHU CẦU KHÁC Nhu cầu nước • Trẻ không bú mẹ cần 400ml-600ml nước /ngày ngoài lượng nước mà trẻ nhận được từ nguồn sữa và thức ăn khác. Nếu trời nóng lượng nước này có thể tăng lên đên 800-1200ml/ngày. Nhu cầu Glucid • Glucid có trong ngũ cốc, khoai củ và một số loại rau củ. Năng lượng do G cung cấp 60-65% tổng năng lượng có được từ bữa ăn. Rau quả nên chiếm 20% khẩu phần ăn vì trong rau quả có nhiều xenlulose có tác dụng kích thích nhu động ruột, điều hoà hệ vi khuẩn ruột, chống táo bón và tăng đào thải cholesteron

  13. NGUYÊN TẮC CHO ĂN VỚI TRẺ >1TUỔI • Trực tiếp cho trẻ ăn với trẻ < 2 tuổi và hỗ trợ để trẻ tự ăn với trẻ > 2 tuổi để trẻ có cảm giác no và đói • Cho ăn chậm và kiên nhẫn, khuyến khích trẻ ăn hết suất nhưng không được ép hay nhồi nhét trẻ ăn. • Thức ăn đa dạng và phong phú, mùi vị thơm ngon hấp dẫn. Chế biến món ăn theo sở thích của trẻ chứ không phải của cha mẹ. • Tránh làm sao lãng trẻ trong bữa ăn bằng các hình thức tivi, quảng cáo, chơi đồ chơi • Bữa ăn là thời gian dạy trẻ và thể hiện yêu thương nên trò chuyện với trẻ trong khi ăn, tương tác mắt với mắt.

  14. ĐỘ RẮN CỦA THỨC ĂN • Trẻ 12 tháng đã có thể ăn thức ăn cứng cùng với gia đình tuy nhiên ở lứa tuổi này thường cho trẻ ăn thức ăn mềm như cháo đặc vì thức ăn này giúp cho trẻ tiêu hoá và hấp thu nhanh mặt khác trẻ dễ nuốt hơn nên tiết kiệm được thời gian cho người chăm sóc trẻ. • Trẻ 12 tháng, ngoài việc bú mẹ, ăn cháo nên cho trẻ tập làm quen với thức ăn rắn, nếu không sẽ rất khó khăn trong việc ăn uống của trẻ sau này. Trẻ 2 tuổi phải ăn cơm.

  15. SỐ BỮA ĂN VÀ PHÂN BỐ NĂNG LƯỢNG CỦA BỮA ĂN • Đậm độ năng lượng trong khẩu phần ăn thấp, số lượng ít nên phải ăn nhiều bữa. Thường ăn 4-5 bữa/ngày và thêm 1 bữa phụ hoặc 2 bữa phụ với trẻ không có sữa mẹ. • Khối lượng bữa ăn 30g/kg/ngày và NL tối thiểu là 0,8kcal/g thức ăn. Trẻ 6-8 tháng dạ dày có thể chứa 249 g TĂ, 9-11 tháng chứa 285g và trẻ 1-2 tuổi chứa 345 g TĂ/lần. • Thức ăn chính bao gồm cả sữa và thức ăn bổ sung • Bữa phụ là thức ăn giữa các bữa chính do vậy bữa phụ phải chế biến nhanh, ngon, giàu năng lượng và dinh dưỡng. Bữa phụ có thể là sữa chua, súp, hoa quả. • Trẻ càng lớn thì số bữa ăn giảm nhưng khối lượng TĂ và đậm độ năng lượng trong bữa ăn phải tăng lên. • Ăn theo giờ để có bài tiết dịch tiêu hoá tốt hơn, có cảm giác no và đói nên ăn ngon hơn, thèm ăn hơn và tiêu hoá tốt hơn

  16. ĐẬM ĐỘ NĂNG LƯỢNG THEO BỮA ĂN

  17. THÀNH PHẦN DINH DƯỠNG • Thức ăn đa dạng và phong phú, ăn theo mùa • Ăn theo ô vuông thức ăn. • Đạm ĐV ăn hàng ngày vì có nhiều Fe, Zn. • Sữa và các chế phẩm có nhiều Ca, và chất dinh dưỡng khác. Sữa uống 200ml -400ml /ngày nếu ăn đủ đạm. Nếu chưa đủ thì lượng sữa 300ml-500ml/ngày. Nếu trẻ không nhận đủ lượng cá, thịt, sữa thì phải đảm bảo đủ đậu đỗ, gạo hàng ngày để cung cấp đủ Pr. Nếu sữa trong chế độ ăn hàng ngày không đủ thì nên tìm nguồn thức ăn dồi dào canxi như đủ đủ, bí ngô, đậu xanh, cải bắp, cá cũng là nguồn thực phẩm có nhiều canxi. • Vit C có nhiều trong cam, chanh, xoài, chuối, đào, dưa hấu. Cà chua, súp lơ, rau xanh tuy nhiêu khi nấu chín thức ăn, thì vitamin C bị mất đi chút ít. • Không dùng nước uống có giá trị dinh dưỡng thấp như nước ngọt, chè, soda v..v. Nước hoa quả dùng không quá 240 ml/ngày nếu không trẻ quá no và không ăn thức ăn có giá trị dinh dưỡng cao.

  18. SỰ PHÂN CHIA CALO CỦA BỮA ĂN THEO NGÀY

  19. MỘT SỐ VÍ DỤ • 13 18 tháng: ăn 3 bữa cháo (mỗi bữa 250-300 ml cháo) • 18 24 tháng trẻ ăn 3 bữa cơm nát (mỗi bữa 1 bát con ăn cơm) • Trên 24 tháng: trẻ ăn cơm cùng gia đình. Ngoài các bữa ăn chính trẻ thêm 1 đến 2 bữa phụ bằng sữa: + 15-16h và trước khi ngủ để tăng các khoáng chất đặc biệt canxi.

  20. CÔNG THỨC NẤU CHÁO Bát cháo: 1 bát 250-300ml: • 50 g gạo (1 nắm gạo to) • 1/3 – 1/2g thịt hoặc cá hoặc tôm hoặc trứng. • 1 thìa canh rau thái nhỏ • 5 ml nước mắm • 5 đến 10 ml dầu ăn.

More Related