430 likes | 653 Views
THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN. Th.S Nguyễn Thành Vinh Đại học Bình Dương 2011. Chứng khoán vốn – Cổ phiếu. Trách nhiệm của cổ đông thường: Phần vốn gốp không được rút lại, chỉ có thể lấy lại vốn bằng cách bán CP cho NDT khác
E N D
THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN Th.S Nguyễn Thành Vinh Đại học Bình Dương 2011
Chứng khoán vốn – Cổ phiếu Trách nhiệm của cổ đông thường: • Phần vốn gốp không được rút lại, chỉ có thể lấy lại vốn bằng cách bán CP cho NDT khác • Trách nhiệm hữu hạn trên phần vốn góp đối với hoạt động của cty. Nếu cty thua lỗ sẽ mất vốn
Chứng khoán vốn – Cổ phiếu Quyền lợi của cổ đông thường: • Quyền có thu nhập: Được hưởng cổ tức tương ứng với số CP sở hữu và kết quả kinh doanh của cty • Quyền được chia tài sản thanh lý: khi cty giải thể, được chia phần những giá trị tài sản khi thanh lý nhưng là những người cuối cùng được chia • Quyền bỏ phiếu: có quyền bầu và ứng cử vào các chức vụ quản lý trong cty
Chứng khoán vốn – Cổ phiếu Quyền lợi của cổ đông thường: • Quyền mua cổ phiếu mới: khi cty phát hành CP mới, cổ đông được quyền mua trước theo một mức giá, một tỷ lệ mua theo quy định của ĐHCĐ và thường có mức giá thấp hơn giá thị trường
Chứng khoán vốn – Cổ phiếu Các loại giá CP: giá gì? Ý nghĩa kinh tế? Cách tính? • Mệnh giá: giá trị ghi trên GCN CP, là giá trị danh nghĩa ít có ý nghĩa kinh tế. MG=VDL/SPH • Thư giá: giá CP ghi trên sổ sách kế toán phản ánh tình trạng vốn CP ở một thời điểm nhất định. TG=(TTS-TN-CPUD)/SCPT
Chứng khoán vốn – Cổ phiếu Ví dụ: Năm 2000, CTCP A thành lập VDL 30 tỷ đồng, đăng ký phát hành 3 triệu CP • Mệnh giá = 30 tỷ/3 triệu CP = 10.000 đ/CP Năm 2003, cty A tăng vốn bằng cách phát hành 1 triệu CP, mệnh giá vẫn 10.000 đ. Nhưng giá bán trên TT là 25.000 Đ. Nếu quỹ tích lũy đầu tư tính đến cuối năm 2003 là 10 tỷ đồng thì thư giá sẽ là: Vốn CP theo MG: 4 triệu CP x 10.000 = 40 tỷ đồng Vốn thặng dư: (25.000 – 10.000) x 1 triệu= 15 tỷ
Chứng khoán vốn – Cổ phiếu Quỹ tích lũy: 10 tỷ Tổng số vốn CP: 65 tỷ Thư giá CP = 65 tỷ/4 triệu = 16.250 Đ
Chứng khoán vốn – Cổ phiếu Các loại giá CP: giá gì? Ý nghĩa kinh tế? Cách tính? • Giá trị nội tại: là giá trị thực của CP ở thời điểm hiện tại, được tính toán căn cứ vào cổ tức, triển vọng phát triển cty và lãi suất thị trường • Thị giá: là giá cả của CP trên thị trường tại một thời điểm nhất định. Tùy theo quan hệ cung cầu mà thị giá có thể thấp, cao hoặc bằng giá trị thực tại thời điểm mua bán.
Các loại cổ phiếu thường • CP thường loại A: được hưởng cổ tức nhưng không được quyền bầu cử, có giá thấp hơn • CP thường loại B: là CP sáng lập viên, có quyền bầu cử nhưng chỉ hưởng cổ tức khi khả năng sinh lời của cty đã đến giai đoạn tăng trưởng nhất định • CP thường có gộp lãi: không nhận cổ tức bằng tiền mặt mà bằng một số CP có giá trị tương đương mới phát hành.
Các loại cổ phiếu thường • CP thượng hạng (blue chip): CP của các cty lớn có lịch sử phát triển lâu đời, vững mạnh về khả năng sinh lời và trả cổ tức. Có giá trị cao trên TTCK • CP tăng trưởng: là CP của cty đang tăng trưởng nhanh, thường giữ lại để tái đầu tư nên trả cổ tức thấp hoặc không trả • CP thu nhập: cổ tức được trả cao hơn mức trung bình trên thị trường. Các công ty công cộng hay phát hành, người mua là người hưu trí, lớn tuổi
Các loại cổ phiếu thường • CP chu kỳ: thu nhập dao động theo chu kỳ kinh tế, thường của ngành kỹ nghệ thép, xi măng, thiết bị máy và động cơ • CP theo mùa: của các cty thu nhập tăng cao theo mùa (nghỉ hè, đầu năm học, Giáng sinh, năm mới…)
Cổ tức Khái niệm: là tiền chia lời cho cổ đông trên mỗi CP, căn cứ vào kết quả kinh doanh của CT, được chia sau khi trả cổ tức cho CPUD và trích lập quỹ đầu tư Chính sách chia cổ tức: • Kết quả hoạt động SXKD của cty, căn cứ vào thu nhập ròng • Số CPUD trong tổng số vốn CP • Chính sách tài chính trong năm tới, trong đó xem xét khả năng tự trả nợ
Cổ tức • Hạn mức của quỹ tích lũy dành cho đầu tư • Giá trị thị trường của CP cty
Lợi tức và rủi ro từ CP Lợi tức của CP: • Cổ tức: không xác định trước phụ thuộc vào kết quả kinh doanh và chính sách chia cổ tức của cty • Lợi tức do chênh lệch giá Rủi ro: Có 2 loại là rủi ro hệ thống và rủi ro không hệ thống Rủi ro hệ thống • Rủi ro thị trường: do phản ứng của các NDT đối với những sự kiện hữu hình hay vô hình
Lợi tức và rủi ro từ CP Như các sự kiện kinh tế, chính trị, xã hội hay do yếu tố tâm lý của thị trường • Rủi ro lãi suất: nếu lãi suất trái phiếu Chính phủ thay đổi sẽ làm ảnh hưởng tới toàn bộ hệ thống CK. Nếu lãi suất TP tăng sẽ làm giá trái phiếu cty giảm sẽ kéo theo giá CP thường, CPUD giảm • Rủi ro sức mua: là tác động của lạm phát đối với khoản đầu tư đó
Lợi tức và rủi ro từ CP Rủi ro không hệ thống: là rủi ro gắn liền với một cty hay một ngành kinh doanh cụ thể, có thể là khả năng quản lý, thị hiếu tiêu dùng, đình công…
Nhân tố ảnh hưởng giá CP • Nhân tố kinh tế: là cổ tức, chịu ảnh hưởng trực tiếp và mạnh mẽ khả năng sinh lời của DN. Mức thu nhập của DN, lãi suất thị trường và xu hướng kinh doanh là các nhân tố ảnh hưởng đến giá CP • Nhân tố phi kinh tế: biến động chính trị, thay đổi cơ cấu quản lý hành chính, thời tiết, văn hóa, KHKT…
Nhân tố ảnh hưởng giá CP • Nhân tố thị trường: sự biến động của thị trường, quan hệ cung cầu hoặc thay đổi các chính sách của Nhà nước về TTCK như Luật CK, các quy định về phát hành, niêm yết, chính sách thuế, chính sách đối với NDT nước ngoài • Yếu tố tâm lý “bầy đàn”: thể hiện sự thiếu kiến thức và không vững vàng của các NDT, đầu tư theo phong trào
Nhân tố ảnh hưởng giá CP • Các hành vi tiêu cực trên TTCK: đầu cơ, mua bán nội gián, thông tin sai sự thật… cũng làm giá CK biến động Tóm lại sự biến động giá CP chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố nhưng cơ bản, tập trung nhất là khả năng sinh lợi và triển vọng phát triển của công ty.
Cổ phiếu ưu đãi Khái niệm: là CK vừa giống CP vừa giống TP, là GCN cổ đông được ưu tiên so với cổ đông thường về mặt tài chính nhưng bị hạn chế về quyền hạn đối với DN. Không được ứng cử, bầu cử vào HDQT, BKS nhưng lại được ưu tiên chia cổ tức, được trả nợ trước khi thanh lý tài sản Đặc điểm: • Giống CP thường: là CK vốn không kỳ hạn và không hoàn vốn, NSH là cổ đông.
Cổ phiếu ưu đãi Đặc điểm: • Vốn góp vĩnh viễn: phần vốn mua CPUD không được hoàn trả, khi cần tiền thì đem bán trên TTCK, giá bán tùy thuộc vào mệnh giá, tỷ suất cổ tức và giá trị thị trường của CT • Giống trái phiếu: cổ tức được ấn định theo một tỷ lệ cố định trên mệnh giá.
Các loại cổ phiếu ưu đãi • CPUD tích lũy: trong trường hợp DN không có lãi để trả cổ tức hoặc trả không đủ thì phần thiếu năm nay sẽ được tích lũy sang năm sau hoặc vài năm sau. Khi DN có lãi sẽ ưu tiên trả cổ tức cho CPUD trước CPT • CPUD không tích lũy: nếu không đủ trả sẽ không trả, loại này có tỷ lệ cổ tức cao hơn • CPUD tham dự chia phần: ngoài cổ tức cố định nếu DN làm ăn có lãi nhiều sẽ được chia thêm lợi tức phụ trội
Các loại cổ phiếu ưu đãi • CPUD có thể chuyển đổi thành cổ phiếu thường: có thể chuyển đổi thành CPT theo 1 tỷ lệ chuyển đổi hoặc giá chuyển đổi đã ấn định trước. Chuyển đổi khi giá CP tăng cao • CPUD có thể chuộc lại: DN có thể chuộc lại sau một thời hạn ấn định khi tình hình tài chính cty khá hơn. Phải trả một tiền thưởng nhất định theo một tỷ lệ trên mệnh giá
Chứng chỉ quỹ Khái niệm: là loại CK dưới hình thức chứng chỉ hoặc bút toán ghi sổ do cty quản lý quỹ phát hành. Chứng chỉ quỹ có mệnh giá thống nhất là 10.000 Đ. • Quỹ công chúng là loại quỹ phát hành ra công chúng • Quỹ thành viên là quỹ lập bằng vốn của tối đa 49 thành viên và không phát hành ra công chúng
Chứng chỉ quỹ Điều kiện chào bán ra công chúng: • Tổng giá trị chứng chỉ quỹ đăng ký chào bán tối thiểu 50 tỷ VND • Có phương án phát hành và phương án đầu tư số vốn thu được từ đợt chào bán chứng chỉ quỹ phù hợp luật định
Chứng chỉ quỹ Tính ưu việt: • Giúp các NDT cá nhân ít vốn có thể đa dạng hóa đầu tư, giảm rủi ro, chi phí, kỹ năng đầu tư chuyên nghiệp • CSH kiếm tiền theo 3 cách • Cổ tức của quỹ • Khoản lợi vốn khi nhà quản lý quỹ bán ra • Khi giá chứng chỉ quỹ tăng
Phần 2: CHỨNG KHOÁN PHÁI SINH • Khái niệm: là các công cụ tài chính mà giá trị phụ thuộc vào giá trị của CK cơ sở. CKPS không tồn tại nếu không có sự tồn tại của CKCS • Phân loại: • Quyền ưu tiên mua CP • Chứng quyền • Hợp đồng kỳ hạn • Hợp đồng tương lai • Hợp đồng hoán đổi, hợp đồng quyền chọn
Hệ thống giao dịch của CKPS • Giao dịch tại Sở giao dịch: • Hệ thống rao bán công khai: việc giao dịch giữa các NDT theo hình thức mặt đối mặt tại quầy giao dịch với sự hỗ trợ của các thành viên sàn giao dịch với kỹ thuật giao dịch bằng tay (khối lượng, giá, tháng hết hạn của lệnh, loại lệnh…) • Hệ thống giao dịch tự động: cho phép NDT thâm nhập vào hệ thống với mật khẩu riêng, đặt lệnh thông qua chương trình để truyền lệnh đến hệ thống giao dịch tại SGD. Tự động cập nhật các mức giá giao dịch, giá mua bán trên thị trường
Hệ thống giao dịch của CKPS • Giao dịch tại thị trường OTC: Bao gồm một hệ thống mạng máy tính và hệ thống mạng điện thoại nối kết các NDT
Chủ thể tham gia vào TTCKPS • Chủ thể phòng ngừa rủi ro: là chủ thể cố gắng giảm thiểu những rủi ro từ sự thay đổi của giá CK trong tương lai thông qua việc mua hay bán các CKPS. Ví dụ: tham gia vào hợp đồng kỳ hạn và hợp đồng quyền chọn, chủ thể có thể chốt được mức giá hay chi phí mà họ sẽ thanh toán hay nhận được từ một tài sản cơ sở 2. Chủ thể đầu cơ: chủ thể tham gia vào thị trường chấp nhận rủi ro để tìm kiếm lợi nhuận.
Giấy đảm bảo quyền mua CP Khái niệm: là loại CK đảm bảo quyền được mua một khối lượng CP nhất định tại một mức giá được xác định trước trong một khoảng thời gian cụ thể. Tùy thuộc vào thời gian thực hiện quyền mua mà chia thành 2 loại quyền mua CP và chứng quyền 1. Quyền mua CP: là CK phát hành kèm theo đợt phát hành CP bổ sung nhằm đảm bảo cho cổ đông hiện hữu quyền mua CP mới theo những điều kiện đã xác định trước
Giấy đảm bảo quyền mua CP Đặc điểm của quyền mua CP: • Là quyền dành cho các cổ đông hiện hữu • Là một công cụ ngắn hạn và có thể chuyển nhượng • Giá xác định trên quyền mua CP thường thấp hơn giá thị trường của CP
Giấy đảm bảo quyền mua CP 2. Chứng quyền: là loại CK được phát hành cùng với việc phát hành TP hoặc CPUD cho phép NSH CK được quyền mua một số lượng CP nhất định theo mức giá đã xác định trước trong một thời gian nhất định Đặc điểm: • Được phát hành nhằm tăng tính hấp dẫn cho TP và CPUD • Là công cụ dài hạn có thể chuyển nhượng • Giá trên chứng quyền thường cao hơn TT
Giấy đảm bảo quyền mua CP • Giá trị của chứng quyền phụ thuộc vào giá trị nội tại (chênh lệch giữa giá thị trường và giá mua CK xác định trên chứng quyền) và giá trị thời gian
Hợp đồng kỳ hạn Khái niệm: là HĐ được ký kết giữa người mua và người bán ở thời điểm hiện tại nhưng việc thực hiện hợp đồng sẽ ở một thời điểm tương lai • Thỏa thuận trên hợp đồng gồm: hàng hóa, khối lượng, giá cả giao dịch, thời gian và địa điểm thực hiện hợp đồng • Được sử dụng rộng rãi trong việc giao dịch các hàng hóa thông thường, giao dịch vàng, ngoại tệ hay CK
Hợp đồng kỳ hạn • Công cụ chống lại sự không chắc chắn của giá trong tương lai • Phải dùng tiền ký quỹ để đảm bảo 2 bên phải thực hiện hợp đồng
Hợp đồng tương lai • Khái niệm: là 1 cam kết bằng văn bản về việc chuyển giao một tài sản cụ thể hay CK vào một ngày nào đó trong tương lai với mức giá đã thỏa thuận ở thời điểm hiện tại • HDTL trên TTCK là cam kết mua hoặc bán các lại CK, nhóm CK nhất định với một khối lượng và mức giá nhất định vào 1 thời điểm xác định trong tương lai • Khác với HDKH ở việc là đã được tiêu chuẩn hóa về chất lượng, khối lượng, thời gian, địa điểm giao hàng. Chỉ có giá là qua đấu giá
Hợp đồng tương lai Đặc điểm của HDTL: • Được giao dịch tại SGD thông qua trung gian là các nhà môi giới • Hàng hóa giao dịch phải là các hàng hóa được lựa chọn và thường phải có tính thanh khoản cao • HDTL quy định khối lượng giao dịch theo hợp đồng • Thời gian và địa điểm giao hàng được SGD xác định cụ thể
Hợp đồng quyền chọn Khái niệm: là một hợp đồng cho phép người mua quyền được phép lựa chọn là thực hiện hay không thực hiện việc mua hay bán một số lượng CK nhất định trước hoặc trong một khoản thời gian xác định với một mức giá xác định trước Các yếu tố cơ bản của HDQC: • Loại quyền chọn: chọn mua hay chọn bán • Phí quyền chọn: là giá của quyền chọn • Ngày thực hiện quyền chọn: Châu Âu, Mỹ
Hợp đồng quyền chọn Các yếu tố cơ bản của HDQC: • Giá thực hiện quyền chọn: là mức giá mà người mua và người bán quyền chọn cam kết sẽ thực hiện vào ngày giao hàng. Chọn mua thì giá thấp thì phí cao, chọn bán giá cao thì phí cao
Câu hỏi ôn tập Câu 1: Chứng khoán là gì? Các loại CK trên TTCK? Câu 2: Hãy trình bày về chứng khoán nợ (khái niệm, đặc điểm, phân loại)? Câu 3: Lợi tức và rủi ro của trái phiếu? Câu 4: Các nhân tố ảnh hưởng đến giá trái phiếu? Câu 5: So sách sự khác biệt giữa trái phiếu và CP? Câu 6: Phân biệt giá của các loại cổ phiếu? Câu 7: Lợi tức và rủi ro của cổ phiếu? Câu 8: Những nhân tố ảnh hưởng đến giá cổ phiếu
Câu hỏi ôn tập Câu 9: Tại sao nói CPUD là loại CK lai tạp? Câu 10: Hãy trình bày khái niệm, đặc điểm, phân loại CPUD? Câu 11: Hãy trình bày khái niệm, điều kiện phát hành và ưu điểm của chứng chỉ quỹ. Câu 12: Hãy trình bày khái niệm, phân loại chứng khoán phái sinh? Câu 13: Hãy trình bày khái niệm và phân loại giấy đảm bảo quyền mua cổ phần
Câu hỏi ôn tập Câu 14: So sách hợp đồng kỳ hạn và hợp đồng tương lai? Câu 15: Trình bày khái niệm và các yếu tố của hợp đồng quyền chọn?