1 / 91

PHÂN TÍCH KỸ THUẬT 04 - 2012

PHÂN TÍCH KỸ THUẬT 04 - 2012. Mục lục. Tổng quan về Phân tích kỹ thuật Các dạng biểu đồ Mức hỗ trợ và kháng cự Đường xu hướng Fibonacci Một số mẫu hình thường gặp Phân tích khối lượng. Tổng quan về Phân tích kỹ thuật (PTKT).

menefer
Download Presentation

PHÂN TÍCH KỸ THUẬT 04 - 2012

An Image/Link below is provided (as is) to download presentation Download Policy: Content on the Website is provided to you AS IS for your information and personal use and may not be sold / licensed / shared on other websites without getting consent from its author. Content is provided to you AS IS for your information and personal use only. Download presentation by click this link. While downloading, if for some reason you are not able to download a presentation, the publisher may have deleted the file from their server. During download, if you can't get a presentation, the file might be deleted by the publisher.

E N D

Presentation Transcript


  1. PHÂN TÍCH KỸ THUẬT 04 - 2012

  2. Mục lục • Tổng quan về Phân tích kỹ thuật • Các dạng biểu đồ • Mức hỗ trợ và kháng cự • Đường xu hướng • Fibonacci • Một số mẫu hình thường gặp • Phân tích khối lượng

  3. Tổng quan về Phân tích kỹ thuật (PTKT) • PTKT là việc nghiên cứu hành vi của thị trường chủ yếu bằng việc sử dụng đồ thị nhằm mục đích dự báo xu hướng giá trong tương lai. • Charles H Dow được xem là cha đẻ của PTKT. Năm 1884, ông đã đưa ra chỉ số bình quân giá đóng cửa của 11 cổ phiếu quan trọng nhất thị trường Mỹ.

  4. Những giả định cơ sở của PTKT • Biến động thị trường phản ánh tất cả • Các nhà PTKT cho rằng tất cả các yếu tố ảnh hưởng đến giá đều được phản ánh trong giá. • Giá vận động theo xu thế • Cho rằng một xu thế đang vận động sẽ tiếp tục theo xu thế của nó cho đến khi nó đảo chiều. • Lịch sử sẽ lặp lại chính nó • Cho rằng xu thế giá trong tương lai chính là sự lặp lại của quá khứ.

  5. Lý thuyết Dow (Dow theory) • Đây được xem là nền tảng của PTKT. • Charles Dow đã phát triển Lý thuyết Dow từ những phân tích hành vi của thị trường vào cuối thế kỷ 19. • Ông cho rằng dao động thị trường sẽ tạo thành các xu thế giá. Ông phân chia xu thế giá thành xu thế giá cấp 1 (chính) và xu thế giá cấp 2 (phụ). • Sau khi Dow mất, Wiliiam P Hamilton đã tiếp tục nghiên cứu lý thuyết này và cấu trúc lại thành Lý thuyết Dow như ngày nay.

  6. Hai xu thế giá chính của Dow • Xu thế giá cấp 1 • Thể hiện xu hướng giá chính của thị trường và có thể kéo dài từ vài tháng cho đến vài năm. • Xu thế giá cấp 2 • Là những điều chỉnh có tác động làm gián đoạn xu thế giá cấp 1. • Trong thị trường giá tăng, chúng được xem là những đợt suy giảm tạm thời (điều chỉnh). • Trong thị trường giá giảm, chúng được xem là những hồi phục trung gian (tăng giá tạm thời).

  7. Ba giai đoạn chính của thị trường Thị trường giảm giá Thị trường tăng giá Phân phối Kéo dài Xu thế tăng chính Xu thế giảm chính Tuyệt vọng Tích lũy

  8. Các dạng biểu đồ • Biểu đồ dạng đường (line chart) • Biểu đồ dạng thanh (bar chart) • Biểu đồ nến (candle chart0 • Đồ thị điểm (Point and Figure Charts)

  9. Đồ thị đường Line Chart • Dạng biểu đồ này từ trước tới nay thường được sử dụng trên Thị trường chứng khoán, thị trường hối đoái và cũng là loại biểu đồ được dùng một cách phổ biến nhất trong các ngành khoa học khác dùng để mô phỏng các hiện tượng kinh tế và xã hội… • Là loại biểu đồ được con người dùng trong thời gian lâu dài nhất. Nhưng hiện nay trên Thị trường chứng khoán do khoa hoc kỹ thuật phát triển, diễn biến của Thị trường chứng khoán ngày càng phức tạp cho nên loại biểu đồ này ngày càng ít được sử dụng nhất là trên các Thị trường chứng khoán hiện đại. Hiện nay nó chủ yếu được sử dụng trên các thị trường hối đoái

  10. Đồ thị đường Line Chart • Thị trường chứng khoán mới đi vào hoạt động trong thời gian ngắn, khớp lệnh theo phương pháp khớp lệnh định kỳ theo từng phiên hoặc nhiều lần trong một phiên nhưng mức độ giao dịch chưa thể đạt được như Thị trường chứng khoán dùng phương pháp khớp lệnh liên tục.Ưu điểm của loại biểu đồ này là dễ sử dụng, lý do chính là vì nó được sử dụng trên tất cả các Thị trường chứng khoán trên khắp thế giới từ trước tới nay. Hiện nay loại biểu đồ này ít được sử dụng để phân tích trên các Thị trường chứng khoán hiện đại vì các Thị trường chứng khoán hiện đại ngày nay thường diễn biến khá phức tạp, mức độ dao động trong thời gian ngắn với độ lệch khá cao, nếu dùng loại biểu đồ này để phân tích thì thường mang lại hiệu quả thấp trong phân tích.

  11. Đồ thị biến động VNIndex(tính đến ngày 18/01/2007 - bsc.com.vn)

  12. Biểu đồ dạng đường (line chart)

  13. Đồ thị đường Line Chart

  14. Biểu đồ dạng thanh (bar chart) • Trên các Thị trường chứng khoán hiện đại trên thế giới hiện nay các chuyên viên phân tích thường dùng loại biểu đồ này trong phân tích là chủ yếu lý do chính vì tính ưu việt của nó đó là sự phản ánh rõ nét sự biến động của giá chứng khoán. Hai kí tự mà dạng biểu đồ này sử dụng đó là: •  loại biểu đồ này thường được áp dụng để phân tích trên các Thị trường chứng khoán hiện đại khớp lệnh theo hình thức khớp lệnh liên tục, độ dao động của giá chứng khoán trong một phiên giao dịch là tương đối lớn.

  15. Cao Đóng Mở Thấp Biểu đồ dạng thanh (bar chart)

  16. Biểu đồ dạng thanh (bar chart)

  17. Biểu đồ nến (candle chart0 • Đây là dạng biểu đồ cải tiến của biểu đồ dạng then chắn (Bar chart), nó được người Nhật Bản khám phá và áp dụng trên Thị trường chứng khoán của họ đầu tiên. Giờ đây nó đang dần được phổ biến hầu hết trên các Thị trường chứng khoán, hối đoái hiện đại trên toàn thế giới. • Dạng biểu đồ này phản ánh rõ nét nhất về sự biến động của giá chứng khoán trên thị trường chứng khoán khớp lệnh theo hình thức khớp lệnh định kỳ.

  18. Biểu đồ nến (candle chart) • Ñoà thò daïng naøy cuõng ñöôïc caên cöù vaøo boán tham soá giaù môû cöûa, giaù ñoùng cöûa, giaù cao nhaát, giaù thaáp nhaát. • Tính tröïc quan cuûa ñoà thò naøy raát lôùn bôûi vì taïi moãi thôøi ñieåm coù theå thaáy ñöôïc söï bieán ñoäng cuûa giaù. • Neáu giaù ñoùng cöûa cao hôn giaù môû cöûa thì thaân caây ñeøn caây coù maøu traéng, ngöôïc laïi thaân caây ñeøn caày coù maøu ñen.

  19. Hai ký tự sử dụng :

  20. Giá cao nhất Giá mở cửa Thân cây nến màu đen nếu giá đóng cửa thấp hơn giá mở cửa Thân cây nến màu trắng nếu giá đóng cửa cao hơn gíá mở cửa Giá đóng cửa Giá thấp nhất Đây là mô hình ngôi sao doji thể hiện giá đóng cửa bằng giá mở cửa. Doji ngụ ý một sự lưỡng lự của các nhà đầu tư thể hiện hai mức giá này bằng nhau. Doji xuất hiện là một mẫu hình quan trọng thể hiện sự đảo chiếu của cổ phiếu. Đồ thị cây đèn cầy (Candlesticks Charts)

  21. Đây là mô hình ngôi sao ban mai (morning star). Ngôi sao ban mai chính là cây nến thứ hai. Mô hình này thể hiện sự đầu cơ giá lên và ngôi sao ban mai xác nhận điều đó. Ngôi sao có thể đen hoặc trắng. Đây là mô hình đầu cơ giá xuống sự xuất hiện của cây nến thân đen dài gấp ba lần cây nến trắng xác nhận điều đó, sự đầu cơ này rất mạnh mẽ thể hiện giá sẽ xuống mạnh trong những phiên tới. Đồ thị cây đèn cầy (Candlesticks Charts)

  22. Cây đèn trắng dài (long white line) thể hiện sự lạc quan, đầu cơ giá lên. Xảy ra khi giá mở cửa gần sát với thấp nhất. Giá đóng cửa rất cao gần sát với giá cao nhất. Cây đèn cầy đen dài (long black line) thể hiện ngược lại mẫu hình cây nến trắng dài. Đồ thị cây đèn cầy (Candlesticks Charts)

  23. Cao Đóng Mở Mở Đóng Thấp Biểu đồ nến (candle chart)

  24. Biểu đồ nến (candle chart)

  25. Đồ thị điểm (Point and Figure Charts) • Trên thị trường chứng khoán và hối đoái ít sử dụng.

  26. Đồ thị điểm (Point and Figure Charts)

  27. Mức hỗ trợ và mức kháng cự • Mức hỗ trợ (Support) • Là mức giá mà tại đó nhu cầu được xem là đủ mạnh để ngăn cản sự giảm giá thấp hơn. • Mức kháng cự (Resistance) • Là mức giá mà tại đó lượng cung được xem là đủ mạnh để ngăn cản sự tăng giá cao hơn.

  28. Kháng cự Hỗ trợ Các mức thấp Các phương pháp xác định mức hỗ trợ và mức kháng cự • Các mức giá cao và thấp • Mức hỗ trợ được xác định bởi tập hợp các mức giá thấp. • Mức kháng cự được xác định bởi tập hợp các mức giá cao. Các mức cao

  29. Các số chẵn • Mức hỗ trợ và kháng cự có thể xuất hiện ở các mức giá chẵn, như 10, 20, 25, 50, 100,... Nên tránh đặt lệnh tại các mức giá này. • Vùng hỗ trợ và kháng cự • Đôi khi một vùng xung quanh một mức giá sẽ tạo thành mức hỗ trợ và kháng cự.

  30. Đường xu hướng tăng Mức kháng cự Mức hỗ trợ thành mức kháng cự Điểm hỗ trợ Đường xu hướng (Trend lines) • Đường xu hướng thể hiện hướng di chuyển của thị trường và được xem là yếu tố quan trọng nhất trong tất cả các phân tích.

  31. Các đặc điểm của đường xu hướng • Số lượng điểm • Cần phải có 2 điểm trở lên để vẽ. Số điểm càng nhiều thì tính chuẩn xác của đường xu hướng càng cao. • Khoảng cách các điểm • Các điểm phải có khoảng cách tương đối như nhau. • Góc • Khi độ dốc của đường xu hướng càng tăng thì tính chuẩn xác của các mức hỗ trợ và kháng cự càng giảm.

  32. Minh họa về góc Dễ gãy Dốc Dốc vừa phải  mức hỗ trợ tốt

  33. Kênh xu hướng • Kênh xu hướng được thiết lập bởi 2 đường xu hướng song song nhau. Kênh xu hướng tăng Kênh xu hướng giảm

  34. Phân biệt • Đường hỗ trợ ( vùng hỗ trợ) • Đường kháng cự (vùng kháng cự ) • Đường và kênh xu hướng

  35. Đường hỗ trợ ( vùng hỗ trợ)Đường kháng cự (vùng kháng cự ) • Có 2 thời kỳ gây ra sự quan tâm lớn đối với nhà đầu tư, chúng được xác định là đỉnh và đáy trên đồ thị giá. Đáy thường xuất hiện ở vùng hỗ trợ giá; vùng hỗ trợ là vùng giá mà thị trường tại đó xảy ra áp lực mua trội hơn áp lực bán và sự suy sụt đã tạm dừng lại. Vùng kháng cự của thị trường thường xảy ra ở vùng đỉnh; vùng kháng cự là vùng giá mà thị trường khi đó xảy ra áp lực bán vượt trội áp lực mua và sự hồi phục tạm thời dừng lại. (xem hình 4-1)

  36. Hình 4.1

  37. Đường hỗ trợ ( vùng hỗ trợ)Đường kháng cự (vùng kháng cự ) • Vùng hỗ trợ và kháng cự có vai trò đảo ngược lẫn nhau mỗi khi chúng bị đường giá phá vỡ. Cụ thể là, khi vùng hỗ trợ thị trường bị đường giá xuyên qua theo đà giảm hay còn gọi là vùng hỗ trợ bị đường giá bẻ gãy thì chúng sẽ trở thành vùng kháng cự trên của thị trường. Những vùng hỗ trợ hoặc kháng cự mới được thành lập sẽ có nhiều uy lực hơn và chúng được xác định khi thị trường có dao động. Đó là bởi vì có rất nhiều nhà đầu tư đã phục sẵn để cứu giá tại vùng hỗ trợ và thanh toán tại vùng kháng cự. Những điều này luôn ảnh hưởng trực tiếp đến những quyết định trong kế hoạch kinh doanh. (xem hình 4-2)

  38. Hình 4.2

  39. Đường và kênh xu hướng • Đường xu hướng có lẽ là 1 công cụ hiệu quả đơn giản nhất đối với nhà đầu tư phân tích kỹ thuật. Đường xu hướng tăng là 1 đường thẳng được kẻ theo hướng lên sang phải và được nối từ các đáy của thị trường tăng. Đường thẳng được kẻ ra để phần lớn những hành động giá chỉ hoạt động bên trên đường xu hướng. Đường xu hướng giảm được sẽ theo hướng xuống sang phải và được nối từ những đỉnh cao nhất của thị trường giảm. Đường thẳng này được kẻ ra để tất cả những hành động giá đều hoạt động phía bên dưới đường xu hướng. Một ví dụ về đường xu hướng tăng, nó được vẽ khi có ít nhất 2 vùng lõm (đáy) rõ ràng. Tuy nhiên, với 2 điểm thấp nhất trong xu hướng tăng cũng vẽ được đường xu hướng, để nhận biết đường xu hướng có giá trị cần thiết phải có 3 điểm, điều đó đồng nghĩa là nếu đường giá trong xu hướng tăng bị dìm xuống đường xu hướng 3 lần và bật lên tại đó thì đấy là sự xác nhận có giá trị của đường xu hướng tăng. (hình 4-3)

  40. Hình 4.3

  41. Hai cách áp dụng cơ bản đường xu hướng • Chúng có thể được dung để nhận biết vùng hỗ trợ và kháng cự. Khi thị trường đang trong 1 xu hướng thì chúng dùng để nhận dạng vị trí sự khởi đầu mới của 1 chu kỳ. Theo nguyên tắc, 1 đường xu hướng dài thì rất có tác dụng và cũng có nhiều lần để kiểm định sự tồn tại vững chắc của nó. Vì thế những xâm phạm của đường giá vào đường xu hướng thường là những cảnh báo tốt nhất hàm ý sẽ có sự thay đổi xu hướng giá trong tương lai.

  42. Hai cách áp dụng cơ bản đường xu hướng • Kênh xu hướng là những đường thẳng được vẽ song song với đường xu hướng cơ bản. Kênh xu hướng tăng được vẽ trên những hành động giá và song song với đường xu hướng tăng cơ bản (nằm dưới những hành động giá). Kênh xu hướng giảm được vẽ dưới những hành động giá và song song với đường xu hướng giảm cơ bản (nằm trên những hành động giá), thị trường thường nằm bên trong kênh xu hướng này. Chính vì điều này mà những nhà phân tích kỹ thuật thường vận dụng những kiểu thức ấy để xác định đâu là vùng hỗ trợ và kháng cự trên đồ thị giá nhằm xây dựng chiến lược kinh doanh hiệu quả. (Xem hình 4-4).

  43. Hình 4.1

  44. Fibonacci (1170 – 1250) • Ông tên thật là Leonardo Pisano, là một nhà toán học sống vào khoảng thế kỷ 12 tại Pisa (Italy). • Ông đã khám phá ra dãy số Fibonacci (1,1,2,3,5,8,13,21,34,…) dựa trên những quan sát về Kim tự tháp Gizeh ở Ai Cập. • Dãy Fibonacci có tỷ lệ 2 số liền kề nhau xấp xỉ 1,618 (hoặc nghịch đảo là 0,618). Tỷ lệ này được gọi là Tỷ lệ vàng (The golden ratio) hay PHI.

  45. Fibonacci trong PTKT • Khi dùng trong PTKT, Tỷ lệ vàng thường được chuyển đổi thành 3 mức tỷ lệ: 38.2%, 50% và 61.8%. • Tuy nhiên, các bội số khác cũng có thể được dùng, như 23.6%, 161.8%, 423%,… • Dãy Fibonacci thường được ứng dụng trong PTKT dưới nhiều dạng: sự hồi lại, dạng cung, dạng quạt, dạng mở rộng và vùng thời gian.

  46. Fibonacci Retracements • Fibonacci Retracements được xây dựng bởi một đường xu thế được vẽ giữa 2 điểm cực trị, từ một đáy đến một đỉnh hoặc ngược lại. Sau đó 7 đường ngang cắt đường xu hướng sẽ được thiết lập ở các mức: 0.0, 23.6, 38.2, 50, 61.8, 78.6 và 100%. • Giá thường chạm tiệm cận trên/tiệm cận dưới tại hoặc gần các mức hồi lại của Fibonacci trong quá trình biến động.

  47. Fibonacci Arcs • Fibonacci Arcs được thiết lập từ một đường xu hướng được vẽ từ 2 điểm cực trị, từ điểm cực tiểu đến cực đại đối diện. 3 đường hình cung sẽ được xây dựng với tâm là điểm cực trị thứ 1 và cắt đường xu hướng tại các mức 38.2, 50 và 61.8%. • Fibonacci Arcs thường được xem là các mức hỗ trợ và kháng cự tiềm năng.

  48. Fibonacci Fans • Fibonacci Fans được thiết lập từ một đường xu hướng được vẽ từ 2 điểm cực trị. Sau đó, một trục dọc “vô hình” được vẽ qua điểm cực trị thứ 2. 3 đường xu hướng sẽ được vẽ từ điểm cực trị thứ nhất cắt trục dọc tạo thành các góc ở các mức 38.2, 50, 61.8%. • Các đường này có thể xem là các đường hỗ trợ và kháng cự trong PTKT.

  49. Fibonacci Time Zones • Fibonacci Time Zones được thiết lập bởi việc chia đồ thị bằng các trục dọc với khoảng cách tuân theo dãy Fibonacci (1,1,2,3,5,8,…). • Các thay đổi giá mạnh thường nằm gần các trục dọc này.

  50. Fibonacci Extensions • Fibonacci Extensions thường được dùng để dự báo các mức hỗ trợ và kháng cự trong tương lai và được vẽ vượt khỏi biên độ 100%. • 161.8, 261.8 và 423.6% là các mức Fibonacci Extensions thường được sử dụng trong PTKT.

More Related