110 likes | 303 Views
Phòng ngừa và ứng phó H7N9 xâm nhập Việt Nam. Tăng cường công tác phòng chống dịch cúm ở người và phòng chống dịch sởi 23 tháng 2 năm 2014 TS.Scott Newman – Điều phối viên kỹ thuật cao cấp – Trung tâm khẩn cấp Kiểm soát dịch bệnh xuyên biên giới (ECTAD)
E N D
Phòng ngừa và ứng phó H7N9 xâm nhập Việt Nam Tăng cường công tác phòng chống dịch cúm ở người và phòng chống dịch sởi 23 tháng 2 năm 2014 TS.Scott Newman – Điều phối viên kỹ thuật cao cấp – Trung tâm khẩn cấp Kiểm soát dịch bệnh xuyên biên giới (ECTAD) Cơ quan đại diện FAO tại Việt Nam
H7N9 là bệnh trên người nhưng ảnh hưởng tới nghành chăn nuôi gia cầm • Đây là trường hợp đặc biệt vì virus không gây bệnh trên gia cầm, chỉ gây bệnh trên người • H7N9 trên người gây thiệt hại hơn 26 tỷ USD ở Trung quốc do ảnh hưởng đến tiêu thụ, buôn bán và sản xuất gia cầm • Bộ Y tế và Bộ NNPTNT nên xây dụng thông điệp truyền thông chung để bảo vệ sức khỏe con người đồng thời ngăn ngừa ảnh hưởng tiêu cực đến nghành chăn nuôi gia cầm và đời sống của người dân (nông dân, người bán buôn, bán lẻ gia cầm)
Virus H7N9 khác virus H5N1 như thế nào? • Gà bị nhiễm H7N9 ở thể ẩn, virus này không gây bệnh cho gà và gà không bị chết • H7N9 đã phát hiện đầu tiên trên gà, không phải các loài gia cầm, chim hoang dã hay các loài động vật khác • H7N9 thường được phát hiện trên gà tại các chợ bán buôn gia cầm hoặc chợ gia cầm sống khác, ít khi phát hiện ở các trang trại • Hiện nay, chưa có vắc xin phòng H7N9 cho gia cầm • H7N9 thường chỉ được phát hiện trước trên người chứ không phải trên gà • Hầu hết những ca nhiễm trên người có tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với gia cầm nhiễm bệnh hoặc đã đến chợ gia cầm sống nơi mà có cả gia cầm và môi trường nhiễm • Cho đến khi có ca nhiễm trên người, đã có thể có hàng triệu gia cầm bị nhiễm
Cho đến nay chưa phát hiện H7N9 trên gia cầm tại Việt Nam, tuy nhiên… • Ở tỉnh Quảng Tây, gia cầm đã lấy mẫu và có kết quả xét nghiệm dương tính • Việc đóng cửa các chợ ở tỉnh Quảng Đông và các tỉnh khác của Trung Quốc dẫn đến tình trạng gia cầm đến tuổi xuất bán bị thừa và cần đẩy đi tiêu thụ ở nơi khác. • Số gà thừa chắc chắn sẽ được bán với giá rất rẻ. • Đảm bảo ngăn ngừa tất cả số gia cầm vận chuyển xuyên biên giới một cách bền vững trong thời gian dài là rất khó khăn.
Kiểmsoátbiêngiớivà vậnchuyển gia cầmvàoViệt Nam Source: ECTAD VN (2013) Source: ECTAD VN (2013) Source: V. Martin et al. (2011)
Giám sát H7N9 ở chợ gia cầm sống ở Trung quốc (đến 14 tháng 2, 2014)
Cho đến nay, trên 12,000 mẫu lấy từ hơn 70 chợ bán gia cầm sống tại 12 tỉnh miền Bắc có kết quả ÂM TÍNH Tần suất lấy mẫu tăng lên 2 lần/1 tuần. Lấy mẫu Swab dịch hầu họng ở gà và mẫu Swab môi trường tập trung ở các chợ đầu mối, các điểm thu mua, hoặc các chợ bán lẻ gia cầm sống ở những nơi có nhiều khả năng có gia cầm từ Trung Quốc sang nhất. Ngoài lấy mẫu, cần thu thập dịch tễ để có thể ứng phó thích hợp nếu phát hiện H7N9 Nguồn gốc gia cầm buôn bán tại chợ Gia cầm từ chợ này được vận chuyển đến đâu Số lượng gia cầm mỗi loại được bán tại chợ Tăng cường giám sát trên người, lưu ý chợ gia cầm sống thường là nơi có khả năng cao xảy ra người bị phơi nhiễm Giám sát và chẩn đoán H7N9 ở Việt Nam
Tất cả chợ bán lẻ gia cầm sống phải được vệ sinh và khử trùng càng thường xuyên càng tốt, tốt nhất là thực hiện hàng ngày nếu có thể Vệ sinh và khử trùng cần được thực hiện đúng cách Áp dụng 1 ngày nghỉ chợ đối với các chợ lớn buôn bán gia cầm sống – khoảng 2-3 tuần lại đóng cửa chợ 1 ngày – trong ngày này tiến hành chuyển hết gia cầm ra khỏi chợ, vệ sinh & khử trùng chợ – Giúp ngăn ngừa chợ thành nơi virus tích lũy và phát triển. Vệ sinh và khử trùng cần được thực hiện đúng cách nếu không việc đóng của chợ ít tác dụng Phối hợp với người buôn bán gia cầm để đảm bảo gia cầm phải được bán hết hoặc mang đến lò mổ - không mang gia cầm từ chợ về nhà hoặc đến chợ khác (Bài học từ Hồng Kông)- Ngăn ngừa virus phát tán đến đầu nguồn/ cuối nguồn Đảm bảo rằng tất cả số gia cầm sống được bán trong các chợ gia cầm sống phải dưới sự giám sát của ban quản lý chợ cấm buôn bán gia cầm ở bên ngoài chợ ngăn chặn việc di chuyển đến địa điểm buôn bán gia cầm không chính thức vào những ngày đóng cửa chợ Chợ đầu mối và Chợ bán lẻ: Phòng dịch
Nếu phát hiện H7N9 trên người đã đến chợ gia cầm sống, hoặc nếu phát hiện virus H7N9 trên môi trường chợ hoặc gia cầm bán tại chợ cần hành động nhanh chóng Đóng cửa khu vực bán gia cầm sống trong chợ (cấm bán gia cầm sống trong chợ) Tiêu hủy, đốt và hỗ trợ Truy xuất nguồn gốc gia cầm đến chợ và gia cầm từ chợ này được vận chuyển đến chợ khác để lấy mẫu xét nghiệm gia cầm và chợ Vệ sinh và khử trùng đúng cách để phá vỡ chu trình lan truyền của virus là bước quan trọng nhất cần làm để ngăn chặn virus H7N9 lây lan ra toàn quốc Ngăn chặn gia cầm được mang đến chợ vào những ngày tiếp theo hoặc gia cầm từ chợ này được mang bán ở những chợ khác Chợ đầu mối và Chợ bán lẻ: Ứng phó
Thông điệp truyền thông H7N9 • Nhằm vào lãnh đạo địa phương và cán bộ các ban nghành để tăng cường nhận thức để có quyết định đúng đắn khi H7N9 xuất hiện; • Nhằm vào ban quản ly chợ và thương lái của các chợ buôn bán gia cầm sống trong đó có người buôn bán, người bán lẻ, nhà cung cấp, người giết mổ, người vận chuyển để cánh báo, tránh phơi nhiễm; • Cộng đồng và giới truyền thông để phòng sốc thị trường và thông tin sai lệch • FAO, WHO, Các cơ quan liện hiệp quốc, Bộ NNPTNT, Bộ Y tế đã phối hợp xây dựng thông điệp truyền thông: 1. Đã xây dựng Bảng các câu hỏi thường gặp về H7N9 2. Đã xây dựng bản thảo Kế hoạch Truyền thông dự phòng 3. Lập kế hoạch thông tin cho báo chí 4. Hiện đang xây dựng kế hoạch tập huấn cho cán bộ truyền thông nòng cốt
Chính phủ Việt Nam chủ động và nhanh chóng ứng phó • Bộ Y tế và Bộ NNPTNT đồng chủ trì “Thực hiện hướng dẫn của Thủ tướng chính phủ về phòng chống cúm A (H7N9)” tháng 4/2013. • Bộ Y tế, Bộ NNPTNT, WHO và FAO đồng tổ chức “Hội thảo nhận định tình hình cúm A(H7N9) trên thế giới và công tác chuẩn bị, phòng, chống dịch bệnh và huy động nguồn lực ở Việt Nam” tháng 5/2013 • Thông cáo chung Bộ Y tế - Bộ NNPTNT - FAO - WHO năm 2013 • Kế hoạch dự phòng của Bộ Y tế • Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch cúm gia cầm (NSCAIPC) họp nhiều lần về H7N9 • Công điện số 2245/CĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 19/12/2013 về tăng cường công tác phòng chống lây nhiễm cúm gia cầm qua biên giới. • Công điện số 133/CĐ-TTg ngày 23/1/2014 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường phòng ngừa và kiểm soát cúm gia cầm lây nhiễm xuyên biên giới • Quyết định số 550/QĐ-TTg ngày 04/04/2013 của Thủ tướng Chính phủ về phòng chống buôn bán gia cầm nhập lậu • KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG ỨNG PHÓ KHẨN CẤP VỚI CÁC CHỦNG VI RÚT CÚM GIA CẦM NGUY HIỂM CÓ KHẢ NĂNG LÂY SANG NGƯỜI của Bộ NNPTNT phê duyệt tháng 2/2014. • Công điện số 200/CĐ-TTg ngày 14/02/2014 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường phòng cúm A/H7N9 và các chủng cúm gia cầm khác.