820 likes | 1.09k Views
PHIẾU THU THẬP THÔNG TIN VỀ TÌNH HÌNH CƠ BẢN CỦA HỘ. Người trình bày: Đỗ Thái Sơn Vụ Nông, lâm nghiệp và Thuỷ sản - TCTK. 1. ĐƠN VỊ, PHẠM VI ĐIỀU TRA Đơn vị điều tra là hộ Phạm vi:
E N D
PHIẾU THU THẬP THÔNG TIN VỀ TÌNH HÌNH CƠ BẢN CỦA HỘ Người trình bày: Đỗ Thái Sơn Vụ Nông, lâm nghiệp và Thuỷ sản - TCTK 1
ĐƠN VỊ, PHẠM VI ĐIỀU TRA Đơn vị điều tra là hộ Phạm vi: - Toàn bộ các hộ thường trú trên địa bàn nông thôn thuộc mọi loại hình kinh tế. (trừ những người độc thân sống tập thể) Được tính cả các hộ là những người độc thân, là công nhân các doanh nghiệp, các khu công nghiệp sống ở khu vực nông thôn (ở một mình hoặc một nhóm người thuê nhà ở chung), Không tính số công nhân ở lán trại các công trình xây dựng như thủy điện, thủy lợi, xây xong công trình lại chuyển nơi khác - Toàn bộ các hộ nông, lâm nghiệp, thủy sản ở khu vực thành thị PHIẾU THU THẬP THÔNG TIN VỀ TÌNH HÌNH CƠ BẢN CỦA HỘ
KHÁI NIỆM VỀ HỘ - Hộ bao gồm một người ăn ở riêng hoặc một nhóm người ở chung và ăn chung. + Các thành viên trong hộ có thể cóhay không cóquỹ thu chi chung; + Thường một hộ chỉ bao gồm những người có quan hệ họ hàng, như bố mẹ và các con, hoặc các gia đình nhiều thế hệ. Trong một số trường hợp, những người chỉ có quan hệ họ hàng xa hoặc không có quan hệ họ hàng với nhau cũng là thành viên của một hộ, (như người giúp việc... Một hộ thường sử dụng toàn bộ hoặc một phần của một đơn vị nhà ở, nhưng cũng có những hộ sống trong các lều/lán/trại/nhà trọ/khách sạn; hoặc nhà tập thể, doanh trại, ký túc xá, v.v …, hoặc không có nhà ở. 1 người ở chung, nấu ăn riêng – Không tính 2 nhóm người nấu ăn chung, ngủ riêng – Không tính (trừ trẻ em còn phụ thuộc vào bố mẹ nhưng ở riêng PHIẾU THU THẬP THÔNG TIN VỀ TÌNH HÌNH CƠ BẢN CỦA HỘ
NỘI DUNG PHIẾU Phiếu 1/ gồm 63 câu hỏi, chia thành 6 phần: Phần I. Hộ, nhân khẩu, bảo hiểm y tế: gồm 5 câu hỏi về hộ, nhân khẩu của hộ (Câu 1 đến câu 5) Phần II. Lao động, nguồn thu và ngành sản xuất chính của hộ (Câu 6 đến câu 16) Phần III.Diện tích đất sản xuất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, diện tích nuôi trồng thủy sản, đất làm muối (Câu 17, 18) Phần IV. Diện tích gieo trồng, chăn nuôi và thủy sản (Câu 19 đến câu 25) Phần V. Môi trường sống và đồ dùng chủ yếu của hộ (Câu 26 đến câu 36) Phần VI. Máy móc, thiết bị chủ yếu (Câu 37 đến câu 63) Có một số thay đổi so với phiếu đã in trong tài liệu tập huấn: Câu 17, 18; bỏ các câu 64, 65, 66 Phiếu được thiết kế để xử lý bằng công nghệ quét quang và nhận dạng (scanning) PHIẾU THU THẬP THÔNG TIN VỀ TÌNH HÌNH CƠ BẢN CỦA HỘ
Mỗi câu hỏi đi kèm với 1 hoặc nhiều ô mã (là các ô vuông to – nét rời hoặc ô vuông nhỏ - nét liền), để ghi kết quả phỏng vấn - Các ô mã nhỏ nét liền dùng để đánh dấu phương án trả lời đúng. - Các ô mã to nét rời dùng để ghi các chữ số là kết quả phỏng vấn PHIẾU THU THẬP THÔNG TIN VỀ TÌNH HÌNH CƠ BẢN CỦA HỘ 2 7 X
PHIẾU THU THẬP THÔNG TIN VỀ TÌNH HÌNH CƠ BẢN CỦA HỘ *Cách ghi mã và sửa lỗi ghi sai: Các câu hỏi được chia thành 2 nhóm chính (1) Câu hỏi với câu trả lời đã mã hóa trước (câu hỏi đóng):Các phương án trả lời đã được liệt kê. + Câu hỏi đóng có phương án trả lời đi liền với ô mã (các câu 1, 2, 8, 14, 15, 16,…) (Đánh dấu x vào ô thích hợp) X
+ Câu hỏi đóng không có phương án trả lời đi liền với ô mã (các câu 9,10,11,12…) (Có một danh sách các lựa chọn tương ứng với các mã số ...Ghi mã số vào ô, Áp dụng.. (2)Câu hỏi không có câu trả lời được mã hoá trước (câu hỏi mở): Không có phương án trả lời sẵn – Ghi các chữ số vào ô hoặc viết... 17. Đất hộ sử dụng (GỒM CẢ ĐẤT ĐI THUÊ, ĐI MƯỢN, ĐẤU THẦU; KHÔNG TÍNH ĐẤT CHO THUÊ, CHO MƯỢN) PHIẾU THU THẬP THÔNG TIN VỀ TÌNH HÌNH CƠ BẢN CỦA HỘ 1 3 1 6 5 0 0
(2)Câu hỏi không có câu trả lời được mã hoá trước (câu hỏi mở): Không có phương án trả lời sẵn 17. Đất hộ sử dụng (GỒM CẢ ĐẤT ĐI THUÊ, ĐI MƯỢN, ĐẤU THẦU; KHÔNG TÍNH ĐẤT CHO THUÊ, CHO MƯỢN) Khi ghi các câu trả lời cho câu hỏi loại này, ĐTV hoặc viết phương án trả lời của đối tượng điều tra vào dòng kẻ tương ứng hoặc ghi các chữ số là kết quả phỏng vấn vào các ô vuông to, mỗi ô 1 chữ số. 3 1 6 5 0 0
Câu hỏi vừa đóng vừa mở: * Phân loại câu hỏi theo phạm vi thời gian: Câu hỏi thời điểm: 0 giờ ngày 1/7/2011 Câu hỏi thời kỳ: 12 tháng qua (Từ tháng 7/2010 đến hết tháng 6/2011 (Còn loại câu hỏi do điều tra viên phỏng vấn, kết hợp với những câu trước để tự xác định phương án trả lời: Câu 16,) *Quy định thống nhất: - Ô mã nhỏ: Cần đánh dấu x đúng ô mã - Ô mã to: Các chữ số phải được ghi trong ô mã, PHIẾU THU THẬP THÔNG TIN VỀ TÌNH HÌNH CƠ BẢN CỦA HỘ X
+ Chữ số ghi gọn trong ô mã mỗi ô 1 chữ số, dãy số phải được viết đủ số, liên tục từ phải qua trái, chữ số không viết quá nhỏ, không được viết đè lên đường viền hoặc lấn ra ngoài đường viền ô mã, + Chữ số phải liền nét, rõ ràng các nét chữ tách rời, không dính chập vào nhau, đặc biệt các chữ số 0, 6, 8, 9 phải có khoảng trống ở giữa các đường tròn + ĐTV ghi dãy số từ trái qua phải – không cần sửa + Các câu hỏi mở, nếu ô mã không ghi hết thì để trống chứ không ghi số 0 * Có khoảng cách để phân biệt các ô hàng trăm và hàng nghìn (VD Slide 7 * Ghi phiếu bằng bút bi xanh đậm, (xanh đen) ĐTV cố gắngviết các chữ số vào ô mã to theo mẫu chữ số đã quy định, Mẫu chữ số quy định:Là mẫu chữ số qua quét quang phiếu điều tra thử máy dễ nhận dạng, ít nhầm lẫn, cũng là mẫu chữ số đơn giản, mọi người thường sử dụng. PHIẾU THU THẬP THÔNG TIN VỀ TÌNH HÌNH CƠ BẢN CỦA HỘ
Sửa lỗi: Dùng băng xóa – cần hướng dẫn cụ thể cách dùng cho ĐTV + Ô vuông nhỏ đánh dấu sai: Xóa toàn bộ ô vuông nhỏ đã đánh dấu sai, bao gồm cả đường viền quanh ô Gạch chéo vào ô vuông nhỏ thích hợp. + Ô vuông to ghi thông tin sai: Xóa sạch toàn bộ thông tin cũ Viết lại thông tin mới lên trên băng xóa đó, Cố gắng giữ lại các đường viền quanh ô để xác định được chính xác vị trí phải viết vào các thông tin mới. Lưu ý: Tuyệt đối không được dùng bút tô lại đường viền các ô vuông nhỏ hoặc to, không xóa thông tin ghi sai bằng cách dùng các miếng giấy khác dán đè lên tờ phiếu. PHIẾU THU THẬP THÔNG TIN VỀ TÌNH HÌNH CƠ BẢN CỦA HỘ X X 4 3
PHIẾU THU THẬP THÔNG TIN VỀ TÌNH HÌNH CƠ BẢN CỦA HỘ *Ký hiệu chuyển câu hỏi: >> • Chuyển đến câu hỏi tiếp, không phải hỏi những câu không cần thiết *Một số ví dụ viết không đúng quy định: … X
Hộ số: Ghi số thứ tự hộ trong bảng kê vào ô mã và ghi lại trên đầu các trang lẻ Ô này được ghi sau khi ĐTV hỏi xong mục I phần II + Nếu hộ có đến 6 người trong độ tuổi lao động có khả năng lao động và người trên tuổi lao động thực tế còn tham gia lao động, thì hộ chỉ có 1 tờ phiếu, điều tra viên ghi: + Hộ có từ 7 người trong độ tuổi lao động có khả năng lao động và người trên tuổi lao động thực tế còn đang lao động trở lên thì hộ sẽ ghi vào ít nhất 2 tờ phiếu, điều tra viên ghi thứ tự tờ phiếu vào ô thứ nhất và tổng số tờ phiếu vào ô thứ 2. PHIẾU THU THẬP THÔNG TIN VỀ TÌNH HÌNH CƠ BẢN CỦA HỘ 1 2
Ví dụ Hộ có 10 người trong độ tuổi lao động có khả năng lao động và người trên tuổi lao động thực tế còn tham gia lao động cách ghi như sau: Cho tờ phiếu thứ nhất – ghi tên 6 người đầu tiên thuộc đối tượng ở Mục I phần II (đồng thời hỏi tất cả các câu hỏi có trong phiếu) Cho tờ phiếu thứ hai – ghi thông tin từ câu 6 đến câu 13 của người thứ 7 đến người thứ 10 (Vào các cột người thứ 1 đến người thứ 4). PHIẾU THU THẬP THÔNG TIN VỀ TÌNH HÌNH CƠ BẢN CỦA HỘ
* Thông tin định danh (Chữ thường có dấu) Chú ý: - Số địa bàn đánh thứ tự theo từng thôn. - Hộ số đánh thứ tự từ 1 đến hết theo từng địa bàn PHIẾU THU THẬP THÔNG TIN VỀ TÌNH HÌNH CƠ BẢN CỦA HỘ
* Chủ hộ: Là người đại diện của hộ, giữ vai trò quản lý, điều hành, quyết định các hoạt động kinh tế của hộ (Chủ hộ về kinh tế) – Không nhất thiết trùng với chủ hộ trong sổ hộ khẩu Chú ý: Đối với những hộ dùng từ 2 tờ phiếu trở lên: + Ghi đầy đủ mọi thông tin trên tờ phiếu thứ nhất, + Từ tờ phiếu thứ hai trở đi chỉ ghi phần mã định danh và phần thông tin cá nhân (câu 6 đến câu 13) của người từ thứ 7 trở đi trong danh sách lực lượng lao động của hộ; + Phần ký xác nhận chỉ ghi cho tờ phiếu thứ nhất. + Tờ phiếu thứ 2 không sửa lại số thứ tự của người được hỏi ở trước câu 6 PHIẾU THU THẬP THÔNG TIN VỀ TÌNH HÌNH CƠ BẢN CỦA HỘ
PHẦN I. HỘ, NHÂN KHẨU, BẢO HIỂM Y TẾ
PHẦN I. HỘ, NHÂN KHẨU, BẢO HIỂM Y TẾ
Quy ước (1) Người đi làm ăn ở nơi khác - Đi cả hộ: Điều tra tại nơi mà họ hiện đang cư trú. - Chỉ đi một hay một số người trong hộ: Mốc thời gian 6 tháng, (Trừ những người đi đánh bắt hải sản, đi tàu viễn dương, đi buôn chuyến, đi công tác) PHẦN I. HỘ, NHÂN KHẨU, BẢO HIỂM Y TẾ (2) Những người tạm vắng: (Tạm thời không có mặt ở hộ), gồm: + Những người đang đi nghỉ hè, nghỉ lễ, + Đi công tác (trong nước, nước ngoài), + Đi du lịch hoặc đi học, đào tạo ngắn hạn (trong nước, nước ngoài)... + Học sinh phổ thông đi trọ học + Đang chũa bệnh nội trú tại các cơ sở y tế + Đang bị tạm giữ (CA bắt giữ trong thời hạn 3 ngày, được gia hạn ko quá 3 lần, mỗi lần 3 ngày) Điều tra tại nơi thực tế thường trú của hộ
(3) Những trường hợp không được tính là nhân khẩu của hộ (Sinh sau thời điểm điều tra, chết trước thời điểm, chuyển đến sau thời điểm…) + Đi làm ăn ở nơi khác từ 6 tháng trở lên (không kể đi buôn chuyến,…) + Người có hộ khẩu ở hộ, nhưng sống lâu dài ở nơi khác; học sinh các trường nội trú, các trường trung cấp, CĐ, ĐH ở xa nhà + Đi xuất khẩu lao động hoặc đã cư trú ổn định ở nước ngoài + Những người đi làm ăn đến ở tạm thời tại hộ chưa được 6 tháng + Đến chơi, đến thăm, đến trọ học phổ thông + Người nước ngoài chưa nhập quốc tịch Việt Nam + Những người trong lực lượng QĐ, CA sống tập trung trong doanh trại, đang học tại các trường + Phạm nhân và những người đang cải tạo trong các trại giam, trại cải tạo, cơ sở giáo dục, trường giáo dưỡng của QĐ,CA (Cả những người bị tạm giam – có lệnh bắt giam) *Những điểm khác so TĐT dân số 2009: Quân đội, CA; Xuất khẩu lao động PHẦN I. HỘ, NHÂN KHẨU, BẢO HIỂM Y TẾ
PHẦN I. HỘ, NHÂN KHẨU, BẢO HIỂM Y TẾ Câu 4. Số nhân khẩu trong độ tuổi lao động của hộ? Nam từ 15 đến dưới 60 tuổi (Sinh từ 1952 đến 1996) Nữ từ 15 đến 55 dưới 55 tuổi (Sinh từ 1957 đến 1996) Câu 5. Số người tham gia bảo hiểm y tế của hộ? Bao gồm những người:
PHẦN I. HỘ, NHÂN KHẨU, BẢO HIỂM Y TẾ • Kiểmtra:
PHẦN II: LAO ĐỘNG, NGUỒN THU VÀ NGÀNH SẢN XUẤT CHÍNH CỦA HỘ
PHẦN II: LAO ĐỘNG, NGUỒN THU VÀ NGÀNH SẢN XUẤT CHÍNH CỦA HỘ Từ câu 6 đến câu 13 là những câu hỏi cho cá nhân từng người trong độ tuổi LĐ (và…) để tránh nhầm lẫn ĐTV có thể vận dụng hỏi 3 câu 6, 7, 8 theo hàng ngang lần lượt từ người thứ 1 đến người cuối cùng. Từ câu 9 đến câu 12 hỏi theo hàng dọc cho từng người.
PHẦN II: LAO ĐỘNG, NGUỒN THU VÀ NGÀNH SẢN XUẤT CHÍNH CỦA HỘ
Số người có tên ở Mục I, Phần II (người trong tuổi LĐ có khả năng LĐ và người trên tuổi LĐ thực tế còn đang lao động) PHẦN II: LAO ĐỘNG, NGUỒN THU VÀ NGÀNH SẢN XUẤT CHÍNH CỦA HỘ • Ngườimấtkhảnănglaođộng (tàntật, mấtsức LĐ, khôngthamgiasảnxuất) • Họcsinh, sinhviênđangđihọc - Số nhân khẩu trong độ tuổi lao động của hộ (Câu 4) Ngườitrênđộtuổilaođộng, thựctếcònđanglaođộng + = Chủhộ (nếuchủhộkhôngthuộcđốitượng ở Mục I, Phần II) +
Câu 7. Tuổi: Tính tuổi tròn theo dương lịch. (Sử dụng bảng chuyển đổi để tra tuổi từ năm âm lịch ra năm dương lịch) Kiểm tra: Tuổi của người được phỏng vấn ghi vào câu này thường là từ 15 tuổi trở lên, trừ trường hợp hộ chỉ có toàn người dưới 15 tuổi thì một người trong hộ sẽ đứng tên chủ hộ, khi đó chủ hộ dưới 15 tuổi Câu 8. Giới tính
PHẦN II: LAO ĐỘNG, NGUỒN THU VÀ NGÀNH SẢN XUẤT CHÍNH CỦA HỘ
PHẦN II: LAO ĐỘNG, NGUỒN THU VÀ NGÀNH SẢN XUẤT CHÍNH CỦA HỘ Câu 9. Trình độ chuyên môn, kỹ thuật - Trình độ chuyên môn, kỹ thuật (kể cả trình độ về chính trị, quản lý) cao nhất • Chưa qua đào tạo – Chưa học qua bất cứ một trường, lớp đào tạo nào về CMKT, không có bất kỳ một bằng cấp gì về CMKT • Đã qua đào tạo nhưng không có chứng chỉ - Đào tạo ở những cơ sở không được cấp chứng chỉ hoặc tự học như sửa chữa xe máy, may mặc… • Sơ cấp nghề - Đào tạo nghề dưới 1 năm, có chứng chỉ tốt nghiệp • Trung cấp nghề, trung cấp chuyên nghiệp – Có bằng, chứng chỉ tốt nghiệp trung cấp – gồm cả trung cấp chính trị • Cao cấp chính trị tương đương cao đẳng
PHẦN II: LAO ĐỘNG, NGUỒN THU VÀ NGÀNH SẢN XUẤT CHÍNH CỦA HỘ 5. Đại học trở lên – Có bằng, chứng chỉ tốt nghiệp đại học Kiểm tra: Liên hệ giữa trình độ chuyên môn kỹ thuật cao nhất với độ tuổi + Người có trình độ trung cấp thì ít nhất thường có độ tuổi từ 18 trở lên (Thời gian đào tạo trung cấp nghề: 2 năm đối với người tốt nghiệp THPT, 3 hoặc 3,5 năm đối với người TN THCS) + Người có trình độ cao đẳng thường có độ tuổi từ 21 trở lên + Người có trình độ đại học thường có độ tuổi từ 22 trở lên (Những trường hợp có trình độ không phù hợp với tuổi thì ĐTV phải hỏi kỹ và xác định đúng mới ghi vào phiếu)
PHẦN II: LAO ĐỘNG, NGUỒN THU VÀ NGÀNH SẢN XUẤT CHÍNH CỦA HỘ • Câu 10. Việc làm chiếm thời gian nhiều nhất trong 12 tháng qua của [TÊN] là gì? • Được Pháp luật thừa nhận • Thực tế có tham gia từ 1 tháng trở lên trong 12 tháng qua • Chiếm thời gian nhiều nhất hoặc thu nhập cao nhất nếu… * Được tính là có làm việc: Người tàn tật nhưng vẫn còn sức khỏe lao động sản xuất • Đang học các lớp ban đêm, tại chức • Mới có việc làm chưa được 1 tháng • 8 nhóm ngành chính • 1. Nông nghiệp: Trồng trọt, chăn nuôi, săn bắt thuần dưỡng thú, dịch vụ nông nghiệp như:Cho thuê máy nông nghiệp và điều khiển máy đó; Hoạt động thủy lợi; Hoạt động bảo vệ thực vật, động vật; Thụ tinh nhân tạo, kiểm dịch vật nuôi, chăn dắt, cho ăn, thiến hoạn gia súc, gia cầm, rửa chuồng, lấy phân; Làm sạch, phân loại, sơ chế, phơi sấy, đánh bóng (cà phê), cân đong, đóng kiện;
2. Lâm nghiệp: Trồng và nuôi rừng, khai thác lâm sản, dịch vụ lâm nghiệp (làm cho bên ngoài) như hoạt động thầu khoán các công việc đào hố, gieo trồng, chăm sóc, khai thác..., bảo vệ rừng, phòng chống sâu bệnh, đánh giá ước lượng cây trồng, quản lý lâm nghiệp và phòng cháy, chữa cháy rừng... 3. Thủy sản: Gồm các hoạt động đánh bắt cá tôm, cua và các loại thủy sản khác ở nước mặn, nước lợ và nước ngọt; các công việc săn bắt động vật sống dưới nước như rùa,thu nhặt nguyên liệu từ biển như ngọc trai tự nhiên, yến sào; các hoạt động sơ chế cá và các thủy sản khác ngay trên tàu đánh bắt thuỷ sản; các hoạt động nuôi trồng thủy sản như nuôi tôm, cá và các loại thủy sản khác và các hoạt động dịch vụ thủy sản (làm cho bên ngoài) như ương nuôi nhân giống thủy sản, phòng chống bệnh cho thủy sản. Đánh bắt, nuôi trồng, dịch vụ thủy sản… 4. Diêm nghiệp: Hoạt động sản xuất muối (Chủ yếu vùng ven biển) PHẦN II: LAO ĐỘNG, NGUỒN THU VÀ NGÀNH SẢN XUẤT CHÍNH CỦA HỘ
PHẦN II: LAO ĐỘNG, NGUỒN THU VÀ NGÀNH SẢN XUẤT CHÍNH CỦA HỘ 5. Công nghiệp (Không bao gồm diêm nghiệp): Chế biến, chế tạo. Gồm cả Khai khoáng; Sản xuất, phân phối điện, khí đốt, hơi nước; Cung cấp nước, quản lý và xử lý rác thải, nước thải * Một số hoạt động công nghiệp phổ biến ở nông thôn hiện nay: + Sản xuất cơ khí gò hàn rèn đúc, + Dệt vải, dệt chiếu, thêu, ren, may mặc, làm mũ, nón, + Làm gạch, ngói, chế biến gỗ, + Xay xát, chế biến nông sản, làm bánh, bánh cuốn, bún, làm miến, bánh đa, bánh đa nem, nấu rượu, chế biến bảo quản thủy sản + Sản xuất đồ uống, sản xuất đường, sản xuất sành, sứ, gốm, thủy tinh, hàng thủ công mỹ nghệ,... 6. Xây dựng: - Dỡ bỏ nhà ở, các công trình cũ. - Xây mới, mở rộng, cải tạo nhà ở, trụ sở, các công trình công ích, các công trình phục vụ sản xuất nông nghiệp, đường giao thông,... - Các công việc hoàn thiện công trình như trát vữa, quét vôi, lát sàn.
7. Thương nghiệp: Bán buôn, bán lẻ và đóng gói; sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác 8. Vận tải: Vận tải hành khách, hàng hóa, cho thuê phương tiện kèm người điều khiển…. Gồm cả hoạt động bưu chính và chuyển phát PHẦN II: LAO ĐỘNG, NGUỒN THU VÀ NGÀNH SẢN XUẤT CHÍNH CỦA HỘ
PHẦN II: LAO ĐỘNG, NGUỒN THU VÀ NGÀNH SẢN XUẤT CHÍNH CỦA HỘ
PHẦN II: LAO ĐỘNG, NGUỒN THU VÀ NGÀNH SẢN XUẤT CHÍNH CỦA HỘ • Câu 11. Hình thức của công việc chiếm thời gian nhiều nhất trong 12 tháng qua của [TÊN] là gì? (1) Tự làm cho gia đình: • + Trực tiếp, chủ động sản xuất; quản lý chi phí, lợi nhuận • + Làm các công việc cho hộ, dưới sự quản lý của một thành viên, không được trả tiền công, tiền lương • (2)Làm cho bên ngoài • Đi làm thuê để nhận tiền công, tiền lương, (kể cả những người có phương tiện, máy móc (máy cày, máy gặt...) mang đi làm thuê để lấy tiền công) • (Gồm cả cán bộ, công chức Nhà nước) • Câu 12. Hoạt động chiếm thời gian lao động nhiều thứ 2 trong 12 tháng qua • (Cách hỏi và ghi tương tự câu 10) • Chú ý: Mã hoạt động kinh tế thứ 2 (câu 12) phải luôn luôn khác với mã hoạt động kinh tế thứ nhất (câu 10), nếu không có hoạt động thứ 2 thì ghi mã 10 chứ không bỏ trống ô mã
PHẦN II: LAO ĐỘNG, NGUỒN THU VÀ NGÀNH SẢN XUẤT CHÍNH CỦA HỘ • Câu 13. Ai trong số những người trên là người quyết định hoạt động kinh tế của hộ + Người quyết định các vấn đề về sản xuất (lập kế hoạch, định hướng cây trồng, vật nuôi, phân công công việc cho các thành viên trong gia đình...); + Quyết định thu nhập và chi tiêu của hộ. • Chú ý: Số thứ tự ghi vào ô mã, có thể: + Là 1 nếu điều tra viên xác định đúng chủ hộ của gia đình là chủ hộ về kinh tế + Khác 1 nếu ĐTV xác định không đúng chủ hộ của gia đình là chủ hộ về kinh tế Trường hợp này ĐTV không phải sửa lại thứ tự những người ở câu 6, không sửa tên chủ hộ + Trường hợp hộ có từ 2 tờ phiếu trở lên người quyết định hoạt động kinh tế của hộ (được ghi thông tin câu 6 đến câu 12) ở tờ phiếu nào thì ghi thông tin câu 13 vào tờ phiếu đó. + Hộ công nhân các khu công nghiệp thuê nhà sống ở nông thôn – người quyết định hoạt động kinh tế quy ước là người cao tuổi nhất trong hộ.
PHẦN II: LAO ĐỘNG, NGUỒN THU VÀ NGÀNH SẢN XUẤT CHÍNH CỦA HỘ
PHẦN II: LAO ĐỘNG, NGUỒN THU VÀ NGÀNH SẢN XUẤT CHÍNH CỦA HỘ II. Nguồn thu, ngành sản xuất chính của hộ. Câu 14. Nguồn thu nhập (đã trừ chi phí) lớn nhất của hộ trong 12 tháng qua 1 trong 4 nhóm ngành: (1) Nông lâm nghiêp, thủy sản, diêm nghiệp; (2) Công nghiệp, xây dựng; >> Câu 16 (3) Thương nghiệp, vận tải, dịch vụ khác (gồm cả y tế, giáo dục, quản lý nhà nước, an ninh quốc phòng...) >> Câu 16 (4) Nguồn khác (Không từ SXKD) >> Câu 16 Kiểm tra: Nếu xác định mã 1 (Nông, lâm, thuỷ sản, diêm nghiệp) thì trong câu 10 hoặc câu 12 có ít nhất 1 lao động có việc làm là ngành nông nghiệp hoặc lâm nghiệp hoặc thủy sản hoặc diêm nghiệp, tương tự nếu ghi mã 2 hoặc mã 3 Câu 15. Nguồn thu nhập lớn nhất của hộ từ nông, lâm, thủy sản và diêm nghiệp trong 12 tháng qua? (Chỉ hỏi cho hộ có mã 1 ở câu 14)
PHẦN II: LAO ĐỘNG, NGUỒN THU VÀ NGÀNH SẢN XUẤT CHÍNH CỦA HỘ Kiểm tra: Mối liên hệ với câu 10 và câu 12 tương tự như câu 14: + Nếu xác định mã 1 (Nông nghiệp) thì trong câu 10 hoặc câu 12 phải có ít nhất 1 lao động có việc làm là ngành nông nghiệp. + Tương tự mã 3, mã 4 Câu 16. Ngành sản xuất chính của hộ trong 12 tháng qua. (Câu này chủ yếu do ĐTV tự xác định) Căn cứ xác định ngành sản xuất chính: (1) Thời gian lao động: Ngành sản xuất chính là ngành thu hút toàn bộ hoặc phần lớn lao động của hộ (căn cứ vào kết quả câu 10, sau đó là câu 12) Ví dụ: Hộ được xác định là hộ Nông nghiệp (mã 1) là những hộ có toàn bộ hoặc phần lớn lao động của hộ tham gia các hoạt động sản xuất nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi, dịch vụ nông nghiệp) (2) Nguồn thu nhập: Trường hợp hộ có từ 2 ngành trở lên có số lao động tham gia bằng nhau thì căn cứ để xác định ngành sản xuất chính là nguồn thu nhập (câu 14)
PHẦN II: LAO ĐỘNG, NGUỒN THU VÀ NGÀNH SẢN XUẤT CHÍNH CỦA HỘ Khái niệm các loại hộ: (1) Hộ nông nghiệp: Là những hộ có toàn bộ hoặc phần lớn lao động của hộ tham gia sản xuất nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi, dịch vụ nông nghiệp) (2) Hộ lâm nghiệp: Là những hộ có toàn bộ hoặc phần lớn lao động của hộ tham gia sản xuất lâm nghiệp (trồng và nuôi rừng, khai thác lâm sản, dịch vụ lâm nghiệp) (3) Hộ thủy sản: Là những hộ có toàn bộ hoặc phần lớn lao động của hộ tham gia nuôi trồng, đánh bắt thủy sản và các dịch vụ thuỷ sản (4) Hộ diêm nghiệp: (5) Hộ công nghiệp (Không kể hộ diêm nghiệp): Sản xuất cơ khí, dệt vải, dệt chiếu, khai thác muối, làm gạch, chế biến gỗ, xay xát, chế biến nông sản, sản xuất gốm sứ thuỷ tinh, hàng thủ công mỹ nghệ, làm muối,.. hoặc tham gia các hoạt động khai khoáng; sản xuất, phân phối điện, khí đốt, hơi nước; cung cấp nước, quản lý và xử lý rác thải, nước thải.
6, Hộ Xây dựng: Là những hộ có toàn bộ hoặc phần lớn lao động của hộ tham gia hoạt động thuộc ngành xây dựng như: thợ nề, thợ quét vôi, trang trí nội thất, lắp đặt thiết bị máy móc,... 7. Hộ Thương nghiệp: Là những hộ có toàn bộ hoặc phần lớn lao động của hộ tham gia các hoạt động bán buôn, bán lẻ và đóng gói các loại hàng hoá, các hoạt động sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác. 8. Hộ Vận tải: Là những hộ có toàn bộ hoặc phần lớn lao động thường xuyên tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp các hoạt động vận tải, bốc dỡ hàng hoá, các hoạt động tổ chức và hỗ trợ du lịch, các hoạt động bưu chính và chuyển phát. 9. Hộ dịch vụ khác: các ngành dịch vụ khác (trừ thương nghiệp và vận tải đã tính ở trên) như: dịch vụ lưu trú, ăn uống (phục vụ đám cưới, hội họp, tiệc,…); dịch vụ hỗ trợ (cho thuê bàn ghế, đồ dùng, máy móc không kèm người điều khiển,…); y tế, giáo dục, văn hoá, thể thao, quản lý nhà nước và an ninh quốc phòng, hoạt động đảng, đoàn thể, hiệp hội, các hoạt động tài chính, tín dụng, hoạt động khoa học và công nghệ, hoạt động liên quan đến kinh doanh tài sản và dịch vụ tư vấn,... (10) Hộ khác: Là những hộ không hoạt động kinh tế, trường hợp này chủ hộ và những người có tên ở câu 6 (nếu có) đều mang mã 10 ở câu 10 như hộ già cả neo đơn, hộ cán bộ CNVC về hưu, nguồn sống chính của các thành viên trong hộ dựa vào trợ cấp, phụ cấp, bảo hiểm của Nhà nước hoặc các nguồn khác từ gia đình hoặc cộng đồng. PHẦN II: LAO ĐỘNG, NGUỒN THU VÀ NGÀNH SẢN XUẤT CHÍNH CỦA HỘ
Câu 17. Đất hộ sử dụng (TẠI THỜI ĐIỂM 1/7/2011) (Gồm cả đất hộ đi thuê, mượn, đấu thầu, không bao gồm đất hộ cho thuê mượn) PHIẾU THU THẬP THÔNG TIN VỀ TÌNH HÌNH CƠ BẢN CỦA HỘ
Loại đất: Khái niệm: (1) Đất trồng cây hàng năm Là đất chuyên trồng các loại cây có thời gian sinh trưởng từ khi gieo trồng đến khi thu hoạch sản phẩm không quá 1 năm (Gồm cả một số loại cây hàng năm lưu gốc – trồng và chiếm đất trong 1 số năm như cói, mía, sen, sắn...), kể cả đất cỏ tự nhiên có cải tạo sử dụng vào mục đích chăn nuôi; bao gồm đất trồng lúa, đất cỏ dùng vào chăn nuôi, đất trồng cây hàng năm khác. (2) Đất trồng cây lâu năm Đất trồng cây lâu năm là đất trồng các loại cây có thời gian sinh trưởng trên một năm từ khi gieo trồng tới khi thu hoạch, kể cả cây có thời gian sinh trưởng như cây hàng năm nhưng cho thu hoạch trong nhiều năm như chuối, dứa,... bao gồm đất trồng cây công nghiệp lâu năm, đất trồng cây ăn quả lâu năm và đất trồng cây lâu năm khác. (Đất trồng cây lâu năm khác gồm chủ yếu là đất trồng cây lấy gỗ, lấy bóng mát, tạo cảnh quan không thuộc đất lâm nghiệp; đất vườn trồng xen lẫn nhiều loại cây lâu năm) PHIẾU THU THẬP THÔNG TIN VỀ TÌNH HÌNH CƠ BẢN CỦA HỘ
PHIẾU THU THẬP THÔNG TIN VỀ TÌNH HÌNH CƠ BẢN CỦA HỘ (3) Đất lâm nghiệp - Đất lâm nghiệp là đất sử dụng vào mục đích sản xuất, nghiên cứu, thí nghiệm về lâm nghiệp và mục đích bảo vệ, phát triển rừng. Bao gồm: + Đất đang có rừng tự nhiên hoặc đang có rừng trồng đạt tiêu chuẩn rừng theo quy định của Pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng; + Đất đang khoanh nuôi để phục hồi rừng: Là đất đã giao, cho thuê để khoanh nuôi, bảo vệ nhằm phục hồi rừng bằng hình thức tự nhiên là chính; + Đất để trồng rừng mới: Là đất đã giao, cho thuê để trồng rừng và đất có cây rừng mới trồng chưa đạt tiêu chuẩn rừng. Chia theo mục đích sử dụng, đất lâm nghiệp bao gồm: + Đất rừng sản xuất đất có rừng tự nhiên sản xuất, đất có rừng trồng sản xuất, đất khoanh nuôi phục hồi rừng sản xuất, đất trồng rừng sản xuất. + Đất rừng phòng hộ + Đất rừng đặc dụng
(4) Diện tích nuôi trồng thủy sản Là đất được sử dụng chuyên vào mục đích nuôi cá, nuôi tôm, nuôi trồng các loại thủy sản khác và nuôi giống thuỷ sản (như ao, hồ, đầm, phá...), Được tính vào diện tích nuôi trồng thủy sản cả phần diện tích bờ bao, kênh dẫn nước vào, ra, các ao lắng, lọc. Không kể diện tích đất lúa, đất trồng cây hàng năm khác, đất đồng muối, đất hồ đập thủy lợi, sông ngòi có kết hợp nuôi trồng thủy sản và nuôi trồng thủy sản trên biển.. (5) Đất làm muối: Là đất sử dụng vào mục đích sản xuất muối. Đây là những những diện tích đất ven biển, có thể lấy nước biển vào thuận lợi, được san phẳng, ngăn thành ô để đưa nước biển vào sản xuất muối.
b. Số thửa/mảnh: Ghi số thửa/mảnh chia theo từng loại đất hộ đang sử dụng. Lưu ý: Một thửa/mảnh có thể bao gồm 1 hoặc nhiều ô ruộng (nương) liền bờ (VD ruộng bậc thang miền núi…) c. Tổng diện tích: Là toàn bộ diện tích các loại đất trồng cây hàng năm, đất trồng cây lâu năm, đất lâm nghiệp, diện tích nuôi trồng thủy sản, diện tích đất làm muối của hộ có tại thời điểm 01/7/2011 (Không bao gồm đất cho thuê mượn) + Gồm cả những diện tích đất đang bỏ hóa, chưa sử dụng – Khác 2006. + Đất thổ cư sau khi trừ diện tích đất ở được tính vào diên tích đất hộ sử dụng + Gồm cả đất hộ đi xâm canh. c1. Đất của hộGồm những diện tích đất hộ được giao sử dụng lâu dài (thường đã được cấp giấp chứng nhận quyền sử dụng đất), đất thừa kế, đất mới khai hoang đưa vào sản xuất nông, lâm nghiệp và đất hộ nhận chuyển nhượng nhưng chưa làm thủ tục chuyển quyền sử dụng đất. c2. Đất hộ đi thuê, mượn, đấu thầu hộ đang thuê mượn của các cá nhân, đơn vị khác hoặc sử dụng thông qua hình thức đấu thầu . (Hay bị bỏ sót…) PHIẾU THU THẬP THÔNG TIN VỀ TÌNH HÌNH CƠ BẢN CỦA HỘ
Chú ý: Rừng trồng tập trung đạt tiêu chuẩn rừng: Diện tích rừng liền khoảnh từ 0,5 ha trở lên; Độ che phủ của tán cây rừng (độ tàn che) từ 0,1 trở lên (Trồng mới 3 năm trở lên). Diện tích thuộc các dự án lâm nghiệp trên thực tế trồng các loại cây nông nghiệp lâu năm thì ghi phần diện tích đó vào mục “Đất cây lâu năm”; Trường hợp sử dụng kết hợp các loại đất nông nghiệp, lâm nghiệp vào nuôi trồng thuỷ sản (Ví dụ...) thì chỉ ghi vào mục “Đất cây hàng năm” hoặc “Đất lâm nghiệp”, không ghi vào mục “Diện tích nuôi trồng thuỷ sản” Nếu nhiều hộ chung nhau một diện tích đất thì chỉ ghi vào một hộ (hộ có đầu tư nhiều nhất hoặc được các hộ chỉ định) Diện tích nuôi trồng thủy sản không bao gồm diện tích đất trồng lúa, đất trồng cây hàng năm khác, đất đồng muối, đất hồ đập thủy lợi, sông ngòi, biển có kết hợp nuôi trồng thủy sản. Được tính vào diện tích nuôi trồng thủy sản cả phần diện tích bờ bao, kênh dẫn nước vào, ra, các ao lắng, lọc Quy đổi…Chỉ tham khảo do cùng 1 đơn vị tính có thể hệ số khác nhau… PHIẾU THU THẬP THÔNG TIN VỀ TÌNH HÌNH CƠ BẢN CỦA HỘ
Kiểm tra: Diện tích đất các mục 1a (Trong đó: Đất lúa); 3a (Trong đó: Đất có rừng trồng…) bao giờ cũng phải nhỏ hơn hoặc bằng tổng diện tích đất từng loại Câu 18. Diện tích đất hộ cho thuê, cho mượn (m2) Là những diện tích đất sản xuất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, diện tích nuôi trồng thủy sản, đất làm muối thuộc quyền sử dụng của hộ nhưng tại thời điểm điều tra hộ cho cá nhân, tổ chức khác thuê, mượn. PHIẾU THU THẬP THÔNG TIN VỀ TÌNH HÌNH CƠ BẢN CỦA HỘ
PHẦN III: DIỆN TÍCH GIEO TRỒNG, CHĂN NUÔI VÀ THỦY SẢN Câu 19. Trong 12 tháng qua hộ [Ông/bà] có trồng các loại cây nông nghiệp không? (ĐÁNH DẤU X VÀO MỘT Ô THÍCH HỢP) 1 CÓ 2 KHÔNG >> CÂU 21 PHIẾU THU THẬP THÔNG TIN VỀ TÌNH HÌNH CƠ BẢN CỦA HỘ