210 likes | 419 Views
BÁO CÁO TIẾN ĐỘ XÂY DỰNG NGHỊ ĐỊNH VỀ GIAO DỊCH ĐIỆN TỬ TRONG LĨNH VỰC TÀI CHÍNH. Hà Nội, ngày 15/9/2005 Cục Tin học và Thống kê tài chính – Bộ Tài chính. Nội dung trình bày. Dự thảo Nghị định về Giao dịch điện tử trong lĩnh vực tài chính
E N D
BÁO CÁO TIẾN ĐỘ XÂY DỰNGNGHỊ ĐỊNH VỀ GIAO DỊCH ĐIỆN TỬ TRONG LĨNH VỰC TÀI CHÍNH Hà Nội, ngày 15/9/2005 Cục Tin học và Thống kê tài chính – Bộ Tài chính
Nội dung trình bày • Dự thảo Nghị định về Giao dịch điện tử trong lĩnh vực tài chính • Khó khăn, vướng mắc trong quá trình xây dựng dự thảo Nghị định
Bố cục của Nghị định Nghị định gồm 7 chương và 29 điều • Chương I: Quy định chung • Chương II: Hoạt động giao dịch điện tử trong lĩnh vực tài chính • Chương III: Chứng từ kế toán điện tử • Chương IV. Đảm bảo môi trường hoạt động của giao dịch điện tử trong lĩnh vực tài chính • Chương V. Thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm • Chương VI. Tổ chức thực hiện
Quy định chung • Phạm vi điều chỉnh: • Hoạt động giao dịch điện tử trong lĩnh vực Tài chính. • Đối tượng điều chỉnh: • Các cơ quan, tổ chức, cá nhân lựa chọn giao dịch trong lĩnh vực tài chínhbằng phương tiện điện tử.
Hoạt động giao dịch điện tử trong lĩnh vực tài chính • Các loại hoạt động giao dịch điện tử trong lĩnh vực tài chính • Hoạt động trong lĩnh vực hải quan điện tử • Hoạt động trong lĩnh vực thuế điện tử • Hoạt động thanh toán điện tử qua kho bạc • Hoạt động giao dịch chứng khoán điện tử • Hoạt động kế toán điện tử • Hoạt động trao đổi thông tin tài chính, kế toán, văn bản hành chính giữa các cơ quan tài chính; giữa cơ quan tài chính với các cá nhân, tổ chức kinh doanh và giữa các tổ chức kinh doanh với nhau. • Các hoạt động khác tùy theo từng loại giao dịch.
Hoạt động giao dịch điện tử trong lĩnh vực tài chính • Các loại thông điệp dữ liệu • Chứng từ kế toán điện tử • Tờ khai hải quan điện tử • Tờ khai thuế điện tử • Báo cáo tài chính điện tử • Hợp đồng điện tử • Giao kết điện tử • Các loại thông điệp dữ liệu khác tùy theo từng loại giao dịch.
Hoạt động giao dịch điện tử trong lĩnh vực tài chính • Trách nhiệm và quyền hạn của các cá nhân, tổ chức khi tham gia hoạt động giao dịch điện tử • Lưu giữ và duy trì tính toàn vẹn của thông điệp dữ liệu do mình khởi tạo bao gồm cả việc di chuyển dữ liệu đến một hệ thống máy tính khác hoặc nơi lưu giữ khác. • Xuất trình hoặc cung cấp thông điệp dữ liệu do mình khởi tạo hoặc kiểm soát, bao gồm cả mật mã và các phương thức mã khoá khác khi có yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền. • Không được lợi dụng các yếu tố kỹ thuật trong quá trình giao dịch điện tử để thực hiện các hành vi trốn thuế và các hành vi vi phạm khác theo quy định của pháp luật. • Có quyền tự do tiến hành hoặc tham gia hoạt giao dịch điện tử dưới các hình thức, theo các phương thức và mức độ khác nhau. • Các hành vi khác theo quy định của pháp luật.
Hoạt động giao dịch điện tử trong lĩnh vực tài chính • Trách nhiệm của bên thứ ba • Thực hiện việc gửi, nhận, lưu trữ và cung cấp đầy đủ thông tin, dữ liệu cho các cá nhân, đơn vị có liên quan và cho cơ quan có thẩm quyền khi có yêu cầu. • Duy trì đầy đủ, toàn vẹn thông điệp dữ liệu do mình lưu trữ. • Thực hiện các biện pháp cần thiết để đảm bảo hoạt động thông suốt của hệ thống thông tin do mình quản lý. • Có trách nhiệm bảo mật thông tin, dữ liệu điện tử và gửi đến đúng địa chỉ người nhận.
Chứng từ kế toán điện tử • Công nhận giá trị pháp lý • Mẫu của chứng từ kế toán điện tử • Nội dung của chứng từ kế toán điện tử • Ký, in và sử dụng chứng từ kế toán điện tử • Phong tỏa, tịch thu, tạm giữ • Lưu trữ, địa điểm và thời gian • Tiêu hủy chứng từ kế toán điện tử
Đảm bảo môi trường hoạt động của giao dịch điện tử trong lĩnh vực tài chính • Bảo đảm an ninh, an toàn trong các giao dịch điện tử. • Các bên khi tham gia giao dịch phải có trách nhiệm bảo mật thông tin, dữ liệu điện tử và thực hiện các biện pháp đảm bảo hoạt động thông suốt của hệ thống thông tin thuộc quyền kiểm soát của mình sử dụng trong giao dịch đó. • Nghiêm cấm các tổ chức, cá nhân, tham gia hoạt động giao dịch điện tử có hành vi cản trở hoặc gây phương hại đến hoạt động bình thường của hệ thống thông tin sử dụng trong giao dịch điện tử.
Đảm bảo môi trường hoạt động của giao dịch điện tử trong lĩnh vực tài chính • Mã hoá thông điệp dữ liệu trong lĩnh vực tài chính • Thông điệp dữ liệu trong lĩnh vực tài chính phải sử dụng phương pháp, thuật toán mã hoá có độ phức tạp tương ứng với độ bảo mật của thông tin chứa trong thông điệp dữ liệu. • Các thuật toán, phương pháp mã hoá do Nhà nước ban hành và phải được sử dụng thống nhất trên toàn quốc.
Đảm bảo môi trường hoạt động của giao dịch điện tử trong lĩnh vực tài chính • Trách nhiệm của Bộ Tài chính trong việc đảm bảo môi trường hoạt động cho các giao dịch trong ngành • Xây dựng các chuẩn công nghệ, kỹ thuật; đầu tư, trang bị phương tiện kỹ thuật; thực hiện các biện pháp bảo mật cần thiết cho hệ thống thông tin, dữ liệu điện tử thuộc quyền kiểm soát của mình ngành. • Cung cấp các dịch vụ hỗ trợ tiến hành giao dịch điện tử trong nội bộ và cho giao dịch điện tử giữa ngành Tài chính với bên ngoài. • Xây dựng hệ thống xử lý dữ liệu điện tử tập trung, các cơ sở dữ liệu tương ứng với mỗi loại hình giao dịch của ngành và bố trí hệ thống dự phòng bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật nhằm phục hồi được thông tin, dữ liệu trong trường hợp gặp sự cố.
Đảm bảo môi trường hoạt động của giao dịch điện tử trong lĩnh vực tài chính • Quản lý dịch vụ chứng thực điện tử của ngành Tài chính • Bộ Tài chính thành lập và quản lý thống nhất hoạt động của các tổ chức chứng thực điện tử thuộc Bộ Tài chính. • Bộ Tài chính cung cấp chứng chỉ số cho các Tổ chức chứng thực điện tử thuộc Bộ và cho các đối tượng ngoài ngành Tài chính khi tham gia giao dịch điện tử với ngành Tài chính. • Các hệ thống trực thuộc Bộ Tài chính thực hiện chứng thực điện tử cho các giao dịch điện tử trong nội bộ hệ thống mình quản lý. • Bộ Tài chính quản lý thống nhất và lưu trữ các khóa công khai do các tổ chức chứng thực điện tử trực thuộc Bộ cung cấp.
Đảm bảo môi trường hoạt động của giao dịch điện tử trong lĩnh vực tài chính • Nguyên tắc khi sử dụng dịch vụ chứng thực điện tử của ngành Tài chính • Các cá nhân, tổ chức khi tham gia giao dịch điện tử với ngành Tài chính có thể lựa chọn dịch vụ chứng thực của ngành hoặc của các đơn vị khác để chứng thực cho các giao dịch điện tử của mình. • Bộ Tài chính công nhận dịch vụ chứng thực điện tử của các tổ chức chứng thực điện tử được Chính phủ cấp phép.
Giải quyết tranh chấp và xử lý vi phạm • Giải quyết tranh chấp về hoạt động giao dịch tài chính điện tử • Các tranh chấp liên quan đến hoạt động giao dịch tài chính điện tử được giải quyết theo quy định của Luật Giao dịch điện tử và các quy định khác của pháp luật. • Trách nhiệm do vi phạm pháp luật trong giao dịch tài chính điện tử. • Cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm pháp luật thì tuỳ theo tính chất mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luât, xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
Khó khăn, vướng mắc trong quá trình xây dựng dự thảo Nghị định • Đặt vấn đề: Xây dựng Nghị định phục vụ công tác hiện đại hóa ngành. Tuy nhiên do đặc thù của ngành Tài chính, lĩnh vực kế toán, chứng khoán ảnh hưởng đến nhiều đối tượng. Vì vậy phạm vi của Nghị định phải mở rộng đến mọi đối tượng. • Hoạt động giao dịch trong lĩnh vực tài chính rất rộng, rất khó đưa ra quy định mang tính chất chặt chẽ, vẫn còn nhiều vấn đề để mở.
Khó khăn, vướng mắc trong quá trình xây dựng dự thảo Nghị định • Khi chuyển sang hình thức giao dịch bằng phương tiện điện tử, quy trình nghiệp vụ có liên quan thay đổi rất nhiều. Ví dụ: chứng từ kế toán điện tử, • Vì vậy, lĩnh vực đặc thù là kế toán nhưng trong dự thảo Nghị định mới chỉ dừng lại ở việc quy định về chứng từ kế toán và việc quy định này mang tính chất chuyển dịch từ Luật kế toán vẫn chưa thể hiện được yếu tố điện tử (công nghệ) trong từng loại giao dịch.
Khó khăn, vướng mắc trong quá trình xây dựng dự thảo Nghị định • Có những điểm chưa phù hợp với các văn bản khác: • Luật kế toán • Luật thuế giá trị gia tăng • Hướng giải quyết là sửa đổi luật chuyên ngành hay quy định tại Nghị định?
Khó khăn, vướng mắc trong quá trình xây dựng dự thảo Nghị định • Về dịch vụ chứng thực điện tử của ngành • Bộ Tài chính là đơn vị cung cấp nhiều dịch vụ công khai như thuế điện tử, khai hải quan điện tử và cần phải hỗ trợ đối tượng quản lý của mình. • Mặt khác, theo như dự thảo Nghị định về chữ ký số và dịch vụ Chứng thực điện tử của Bộ Bưu chính viễn thông trình Chính phủ, Bộ Tài chính chỉ được cung cấp dịch vụ chứng thực dùng riêng.
Khó khăn, vướng mắc trong quá trình xây dựng dự thảo Nghị định • Vấn đề xử lý các tranh chấp phát sinh liên quan đến các giao dịch điện tử • Khi có tranh chấp, ai là người giải quyết các khiếu kiện?
Cảm ơn! Đề nghị cho ý kiến góp ý!