820 likes | 2.18k Views
CHƯƠNG 3 TÀI SẢN LƯU ĐỘNG VÀ VỐN LƯU ĐỘNG. I. KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA TSLĐ, VLĐ. 1. Khái niệm và đặc điểm của TSLĐ. 1.1. Khái niệm: TSLĐ là đối tượng lao động thuộc quyền sở hữu của DN, mà đặc điểm của chúng là luân chuyển toàn bộ giá trị ngay 1 lần vào chi phí SXKD. 1.2. Đặc điểm:
E N D
CHƯƠNG 3 TÀI SẢN LƯU ĐỘNG VÀ VỐN LƯU ĐỘNG
I. KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA TSLĐ, VLĐ 1. Khái niệm và đặc điểm của TSLĐ 1.1. Khái niệm: TSLĐ là đối tượng lao động thuộc quyền sở hữu của DN, mà đặc điểm của chúng là luân chuyển toàn bộ giá trị ngay 1 lần vào chi phí SXKD. 1.2. Đặc điểm: - Tham gia vào 1 chu kỳ kinh doanh. - Thay đổi hình thái vật chất ban đầu để cấu tạo nên thực tế sản phẩm. - Giá trị luân chuyển 1 lần vào giá thành sp.
2. Vốn lưu động Là số tiền ứng trước về TSLĐ hiện có và đầu tư ngắn hạn của DN để đảm bảo cho SXKD được bình thường, liên tục. II. PHÂN LOẠI VÀ KẾT CẤU VLĐ 1. Phân loại vốn lưu động 1.1. Căn cứ vào vai trò của VLĐ được chia thành 3 loại a. VLĐ trong khâu dự trữ SX (Vdt) gồm:
- Nguyên vật liệu chính hay bán thành phẩm mua ngoài - Nguyên vật liệu phụ - Nhiên liệu - Vốn phụ tùng thay thế - Vốn vật liệu đóng gói - Công cụ lao động nhỏ có thể tham gia vào nhiều chu kỳ SXKD và giữ nguyên hình thái vật chất nhưng giá trị nhỏ không đủ tiêu chuẩn TSCĐ
b. VLĐ trong quá trình SX (Vsx) - Vốn sản xuất đang chế tạo (bán thành phẩm) - Vốn chi phí trả trước c. VLĐ trong quá trình lưu thông - Vốn thành phẩm - Vốn hàng hóa - Vốn hàng gửi bán - Vốn bằng tiền - Vốn trong thanh toán - Vốn đầu tư chứng khoán ngắn hạn
1.2. Căn cứ vào hình thái biểu hiện VLĐ gồm 3 loại - Vốn vật tư hàng hóa - Vốn bằng tiền và vốn trong thanh toán - Vốn trả trước ngắn hạn 1.3. Căn cứ vào nguồn hình thành VLĐ gồm 2 loại - VLĐ được hình thành từ vốn chủ sở hữu: + Vốn ngân sách cấp hoặc có nguồn gốc từ ngân sách cấp + Vốn cổ phần, liên doanh….
+ Vốn bổ sung từ kết quả kinh doanh - Nguồn vốn vay: 1.4. Căn cứ vào khả năng chuyển hóa thành tiền VLĐ gồm - Vốn bằng tiền - Vốn các khoản phải thu - Hàng tồn kho - Vốn TSLĐ khác như tạm ứng, chi phí trả trước, thế chấp, ký cược, ký quỹ ngắn hạn…
2. Kết cấu vốn lưu động a. Khái niệm Là tỷ trọng giữa từng bộ phận VLĐ trên tổng số VLĐ của doanh nghiệp b. Các nhân tố ảnh hưởng đến kết cấu VLĐ - Nhân tố về mặt sản xuất - Nhân tố về cung ứng tiêu thụ - Nhân tố về mặt thanh toán
III. PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH ĐỊNH MỨC VỐN LƯU ĐỘNG 1. Ý nghĩa, nguyên tắc xác định định mức VLĐ a. Khái niệm: Định mức VLĐ là xác định số vốn chiếm dùng cần thiết, tối thiểu trên các giai đoạn luân chuyển vốn nhằm đảm bảo cho quá trình SXKD được tiến hành bình thường liên tục. b. Ý nghĩa:
- Định mức VLĐ hợp lý là cơ sở để DN sử dụng vốn hợp lý, tiết kiệm - Là căn cứ để đánh giá kết quả công tác quản lý vốn của DN, nhằm cũng cố chế độ hạch toán kinh tế - Là căn cứ xác định mối quan hệ thanh toán giữa DN với DN khác và với ngân hàng
2. Phương pháp xác định định mức VLĐ 2.1. Phương pháp trực tiếp 2.1.1. Xác định nhu cầu vốn dự trữ sản xuất - Nguyên vật liệu chính Trong đó: Vnvlc: Nhu cầu vốn vật liệu chính kỳ kế hoạch Fn: Phí tổn hao về nguyên vật liệu Nn: Số ngày dự trữ hợp lý nguyên vật liệu Vnvlc = Fn x Nn
- Phí tổn hao về nguyên vật liệu Trong đó: F: Tổng số hao phí về nguyên vật liệu n: Số ngày trong kỳ kế hoạch (30, 90, 360)
* Cách xác định số ngày dự trữ nguyên vật liệu Nn = Ntđ + Nkn + Ncc + Ncb + Nbh Trong đó: - Ntđ: Số ngày hàng đi trên đường - Nkn: Số ngày kiểm nhận nhập kho - Ncc: Số ngày cung cấp cách nhau (là khoảng cách giữa 2 lần nhập kho) - Ncb: Số ngày chuẩn bị sử dụng - Nbh: Số ngày bảo hiểm
- Số lượng sản phẩm sản xuất kỳ kế hoạch được căn cứ vào kế hoạch sản xuất để xác định - Định mức tiêu hao nguyên vật liệu: căn cứ vào bảng định mức của doanh nghiệp hoặc định mức chung của ngành, của doanh nghiệp khác tương đương để xác định - Đơn giá vật liệu chính kỳ kế hoạch: có thể ước tính hoặc tính theo đơn giá bình quân của kỳ trước
Chú ý: - Định mức vốn phải xây dựng riêng cho từng loại nguyên vật liệu chính. Vì vậy tổng phí tổn tiêu hao cũng phải tính riêng từng loại vật liệu chính. - Nếu kỳ kế hoạch có dự kiến dùng nguyên vật liệu chính cho nhu cầu khác (sửa chữa lớn, chế thử sản phẩm mới..) thì phải xác định thêm số vốn cho nhu cầu này.
Ví dụ 1: DN sản xuất 2 sản phẩm theo bảng sau. Tính phí tổn hao về NVL chính. Tính nhu cầu vốn NVL chính, số ngày dự trữ 20 ngày
Trong năm kế hoạch DN sửa chữa lớn TSCĐ là 9.500 kg, Theo kế hoạch cung cấp vật tư, mỗi kg vật liệu chính có giá mua bình quân là 3.000 đồng
Ví dụ 2: Hãy xác định nhu cầu vốn nguyên vật liệu chính về thép tròn năm kế hoạch cho DN Cơ Khí Theo kế hoạch sản xuất và định mức kinh tế - kỹ thuật thì năm kế hoạch doanh nghiệp sản xuất 5 mặt hàng, sản lượng và mức tiêu hao thép tròn cho một đơn vị sản phẩm như sau:
1. Theo kế hoạch cải tiến thì mức tiêu hao thép tròn cho mỗi đơn vị sản phẩm (đối với cả 5 mặt hàng) giảm 10%. 2. Trong năm kế hoạch DN còn dự kiến sử dụng thép tròn vào việc chế thử sản phẩm mới và sửa chữa lớn TSCĐ là: 7.200 kg. 3. Theo kế hoạch cung cấp vật tư, mỗi kg thép tròn tính theo giá mua bình quân là 8.000 đồng
4. Số ngày hàng đi trên đường là 5 ngày Khoảng cách giữa 2 lần nhập kho là 27 ngày Các loại ngày kiểm nhận nhập kho, ngày chuẩn bị sử dụng, ngày bảo hiểm của thép tròn tính chung là 12 ngày.
2.1.2. Xác định nhu cầu vốn khâu sản xuất - Nhu cầu vốn sản phẩm đang chế tạo Trong đó: Vđc: Nhu cầu vốn sản phẩm Pn: Mức chi phí sản xuất bình quân mỗi ngày kỳ kế hoạch Ck: Chu kỳ sản xuất sản phẩm Hs: Hệ số sản phẩm đang chế tạo Vđc = Pn x Ck x Hs
- Mức chi phí sản xuất bình quân 1 ngày Trong đó: P: Tổng mức chi phí sx chi ra trong kỳ kế hoạch n: Số ngày trong kỳ kế hoạch (30, 90, 360)
Ví dụ 3: Mức chi phí bình quân mỗi ngày sản phẩm A là 20.000.000đ, Chu kỳ sản xuất 6 ngày, hệ số 0,7
Vcptt = Pđk + Pps - Ps - Xác định nhu cầu vốn chi phí trả trước Trong đó: Pđk: Số dư chi phí trả trước đầu kỳ Pps: Số dự kiến phát sinh Ps: Số dự kiến sẽ phân bổ vào giá thành
Ví dụ 4: Số dư đầu năm chi phí trả trước của DN là 32 triệu, trong kỳ dự kiến phát sinh là 75 triệu, số dự kiến phân bổ vào giá thành sản phẩm 48 triệu. Nhu cầu vốn trong năm của DN?
2.1.3. Xác định nhu cầu vốn trong lưu thông - Xác định nhu cầu vốn thành phẩm Trong đó: Zn: Giá thành sx của sp bình quân mỗi ngày Ntp: Số ngày luân chuyển thành phẩm Vtp = Zn x Ntp
- Giá thành sản xuất của sản phẩm Ntp = Ntk + Nxv + Ntt Ntk: Số ngày dự trữ trong kho Nxv: Số ngày xuất kho và vận chuyển Ntt: Số ngày thanh toán
Ví dụ 5: Giá thành sản xuất sp bình quân mỗi ngày là 30 tr, số ngày lưu trữ kho 12 ngày, số ngày xuất kho và vận chuyển 2 ngày, số ngày thanh toán 3 ngày. Nhu cầu vốn thành phẩm
Ví dụ 6:Hãy xác định nhu cầu vốn thành phẩm cho Xí nghiệp Gạch Ngói 1) Năm báo cáo sản lượng sản xuất và giá thành sản xuất thực tế đơn vị sản phẩm:
2) Năm kế hoạch nhiệm vụ sản xuất tăng nên sản lượng tăng hơn năm báo cáo 20% cho mỗi loại, đồng thời do cải tiến kỹ thuật và hợp lý hoá sản xuất nên giá thành SX đơn vị sản phẩm giảm 5%. 3) Số ngày dự trữ thành phẩm trong kho của gạch và ngói là 2 và 3 ngày, thời gian xuất vận và thời gian thanh toán của cả gạch, ngói đều là 1 và 3 ngày.
2. Phương pháp xác định định mức VLĐ 2.2. Phương pháp gián tiếp - Dựa vào tình hình thực tế sử dụng vốn của kỳ trước để xác định nhu cầu vốn cho kỳ tiếp theo khi có sự thay đổi quy mô sản xuất
Vnc: Nhu cầu vốn năm kế hoạch Vbq0: Số dư bình quân VLĐ năm bc M1: Tổng mức luân chuyển VLĐ năm kế hoạch (DT thuần) M0: Tổng mức luân chuyển VLĐ năm báo cáo (DT thuần) t%: Tỷ lệ tăng giảm số ngày luân chuyển vốn
F1: Tổng phí tổn hao nguyên vật liệu chính năm kế hoạch F0: Tổng phí tổn hao nguyên vật liệu chính năm báo cáo t%: Tỷ lệ tăng tốc độ luân chuyển vốn kỳ kế hoạch so với kỳ báo cáo
Vốn lưu động bình quân: Vbq = (VLĐđn + VLĐcn)/2 Hay: Vq1, Vq2, Vq3, Vq4: Vốn lưu động bq các quý
Tỷ lệ tăng giảm số ngày luân chuyển VLĐ năm kế hoạch so với năm báo cáo: K1: Số ngày luân chuyển vốn năm kế hoạch K0: Số ngày luân chuyển vốn năm báo cáo
Ví dụ 7:DN có số dư bình quân VLĐ năm báo cáo 300 tr. Tổng mức luân chuyển VLĐ 2.100.000tr, năm kế hoạch dự kiến 3.150.000tr. Tỷ lệ giảm số ngày luân chuyển vốn năm kế hoạch so với năm báo cáo là 10%.
Căn cứ mức luân chuyển vốn lưu động và số vòng quay vốn lưu động M1: Tổng mức luân chuyển VLĐ năm kế hoạch L1: Số vòng quay VLĐ năm kế hoạch
Ví dụ 8: DN B dự kiến doanh thu thuần trong năm kế hoạch 3.600tr, số vòng quay VLĐ năm báo cáo thực hiện là 5 vòng, năm kế hoạch dự kiến thêm 1 vòng quay. Giả sử tỷ trọng ở khâu dự trữ SX là 40%, khâu sản xuất 35%, khâu lưu thông 25%
3. Các chỉ tiêu của hiệu suất sử dụng VLĐ 3.1. Hiệu suất chung: tốc độ luân chuyển toàn bộ VLĐ trong quá trình sản xuất và tiêu thụ a. Số vòng (số lần) luân chuyển VLĐ (L) M: Doanh thu thuần Ý nghĩa: VLĐ luân chuyển được mấy vòng trong một thời kỳ nhất định.
b. Kỳ luân chuyển bình quân (K) n: Số ngày trong kỳ Ý nghĩa: Cho biết số ngày cần thiết để thực hiện một vòng quay
Ví dụ 9: DN dự kiến doanh thu thuần 360tr, VLĐ đầu quý 1 110tr, cuối quý 1 là 115tr, cuối quý 2: 120tr, cuối quý 3: 125tr, cuối quý 4: 130tr.
Ví dụ 10: Tại doanh nghiệp X có tình hình sau: (đvt: 1.000đ ) Doanh nghiệp sản xuất mặt hàng thuộc đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt. I. Tài liệu năm báo cáo 1) Căn cứ vào tài liệu kế toán thì số dư về vốn lưu động 3 quý đầu năm báo cáo : - Đầu quý I : 840.000 - Cuối quý II: 860.000 - Cuối quý I: 850.000 - Cuối quý III: 870.000 2) Doanh thu tiêu thụ sản phẩm thực tế 3 quý đầu năm báo cáo 3.605.000
3) Thuế tiêu thụ đặc biệt đã nộp 3 quý đầu năm 380.000 4) Dự kiến quý IV năm báo cáo có tình hình: - Số lượng sản phẩm hàng hoá tiêu thụ cả quý : + Sản phẩm A: 2.000 cái + Sản phẩm B: 3.000 cái + Sản phẩm C: 1.000 cái. - Vốn lưu động kết dư cuối quý IV: 880.000 - Thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp quý IV: 125.000
II - Tài liệu năm kế hoạch • Căn cứ vào kế hoạch SX thì số lượng sản phẩm hàng hoá SX cả năm: • - Sản phẩm A: 20.000 cái. • - Sản phẩm B: 15.000 cái. • - Sản phẩm C: 4.000 cái. • 2) Giá bán đơn vị sản phẩm A và C năm kế hoạch như năm báo cáo và bằng: • - Sản phẩm A: 150.000đ/ cái • - Sản phẩm C: 300.000đ/ cái. • - Riêng sản phẩm B từ ngày 01/01 năm kế hoạch giảm giá bán từ 200.000đ/ cái năm báo cáo xuống còn 180.000đ/ cái năm kế hoạch
3) Dự kiến số lượng sản phẩm hàng hoá kết dư cuối năm kế hoạch của cả 3 mặt hàng A, B, C đều = 10% so với số lượng sản phẩm hàng hoá sản xuất cả năm. 4) Số ngày luân chuyển một vòng quay vốn lưu động năm kế hoạch rút ngắn được 7,2 ngày so với năm báo cáo. 5) Thuế tiêu thụ đặc biệt dự kiến cả năm: 620.000. 6) Căn cứ vào tình hình sử dụng vốn lưu động qua các năm thì vốn lưu động khâu dự trữ chiếm 40%, Khâu sản xuất 35%, Khâu lưu thông 25%.
Yêu cầu: Xác định nhu cầu vốn lưu động cần thiết cho từng khâu: dự trữ, sản xuất, lưu thông.
3.2. Hiệu suất bộ phận tốc độ luân chuyển vốn của từng bộ phận: dự trữ, sản xuất, lưu thông Số ngày luân chuyển bình quân của vốn dự trữ, sản xuất, lưu thông
Kdt,sx,tp: Số ngày luân chuyển bình quân Vdt,sx,tp: Số vốn bình quân Mdt: Mức luân chuyển của vốn dự trữ (thường lấy tổng phí tổn tiêu hao về NVL chính trong kỳ) Msx: Mức luân chuyển của vốn sản xuất (thường lấy tổng giá thành sx trong kỳ) Mtp: Mức luân chuyển của vốn lưu thông (thường lấy tổng giá thành tiêu thụ trong kỳ)
- Hiệu suất một đồng vốn lưu động: - Mức đảm nhiệm vốn lưu động: