991 likes | 2.68k Views
GIỜ TRÁI ĐẤT - EARTH HOUR. GIỜ TRÁI ĐẤT - EARTH HOUR.
E N D
GIỜ TRÁI ĐẤT - EARTH HOUR • Giờ Trái đất là sáng kiến của Quỹ quốc tế về bảo vệ thiên nhiên (WWF) về biến đổi khí hậu, bắt nguồn từ Sydney (Australia) và trở thành chương trình toàn cầu với sự tham gia của hơn một tỷ người tại trên 4.000 thành phố và thị trấn của 88 quốc gia năm 2009.
GIỜ TRÁI ĐẤT - EARTH HOUR • Chương trình kêu gọi cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức cùng tắt các thiết bị chiếu sáng không cần thiết vào lúc 20h30-21h30 thứ Bảy cuối cùng của tháng Ba hàng năm. Việt Nam tham gia Giờ trái đất lần đầu tiên năm 2009, với Hà Nội, TP HCM, Cần Thơ, Hội An, Huế và Khánh Hòa.
GIỜ TRÁI ĐẤT - EARTH HOUR • Giờ Trái đất năm 2012 bắt đầu lúc 20h30 thứ bảy 31/3 với khẩu hiệu: "Tôi và bạn hãy cùng hành động". Hành động tự nguyện lớn nhất của nhân loại này sẽ bắt đầu bằng hành động biểu trưng là tắt đi những ánh sáng và thiết bị điện không cần thiết trong 1 giờ đồng hồ, và được tiếp nối bằng những hành động yêu trái đất trong suốt thời gian tiếp theo.
KHÁI NIỆM CĂN BẢN VỀ MÔI TRƯỜNG VÀ GIỜ TRÁI ĐẤT I.Giờ Trái Đất (Earth Hour)là sáng kiến của “Quỹ Quốc Tế và Bảo vệ thiên nhiên” (WFF) về biến đổi khí hậu. - Giờ Trái Đất kêu gọi tất cả mọi người (cá nhân, đoàn thể) cùng tham gia tắt đèn trong vòng 1 giờ (Từ 20h30 – 21h30) vào ngày thứ 7 cuối cùng của tháng 3 - Chiến dịch toàn cầu này với nhiều thông điệp nhưng chung quy nhằm nhằm nhắc nhở con người về ý thức tiết kiệm năng lượng để chống lại biến đổi khí hậu.
II. Khái niệm và hậu quả về biến đổi khí hậu 1. Biến đổi khí hậu là sự thay đổi của hệ thống khí hậu mà nguyên nhân chủ yếu là do khí thải C02 (Carbon dioxide) từ các dịch vụ hưởng thụ, đi lại, sản xuất của con người gây ra. 2. Nhiệt lượng của Mặt trời vào Trái Đất được khí C02 giữ lại toàn bộ trong bầu khí quyển, như một lớp kính giữ nhiệt lượng tỏa ngược vào trong, không cho phát xạ ra ngoài, làm dịu Trái Đất. Từ đó, Trái Đất nóng lên, hay còn gọi là “Hiệu ứng nhà kính (khí quyển)”
3. Trái Đất nóng lên, làm băng ở 2 Cực dần tan rã làm mực nước biển dâng lên, tràn vào sông hồ làm nhiễm mặn nguồn nước sinh hoạt của con người Nước thiếu. 4. Nước biển dâng cao, xóa mất lãnh thổ sinh sống của con người, xóa mất đồng ruộng đất đai canh tác Lương thực thiếu. 5. Nhiệt độ lòng biển ngày càng tăng, dẫn đến hiện tượng chuyển hóa nhiệt năng thành động năng ngày càng thường xuyên và cường độ càng lớn Bão tố nhiều
6. Băng trên đỉnh núi tan càng nhanh, cộng thêm việc phá rừng thượng nguồn, làm cạn dần đi dòng sông con suối theo thời gian Đất khô cằn. 7. Hết rừng, Hết nước dẫn đến hết mưa, các giống loài dần tiệt chủng, phá vỡ cân bằng sinh thái 8. Hết rừng phòng hộ làm bão táp ngày càng mạnh hơn, gió lốc ngày càng hung hãn hơn và sạt lở nguy hiểm ngày càng nhiều hơn.
9. Biến đổi khí hậu ngày càng trầm trọng, đe dọa sự sống con người và hành tinh. Vì vậy, Hãy hiểu biết nhiều hơn về hậu quả của biến đổi khí hậu, và trách nhiệm của ta trong việc ngăn chặn nó.
Sai lầm của con người 10. Con người là tác nhân chính gây ra biến đổi khí hậu của địa cầu. 11. Do hưởng thụ điện đèn, phương tiện giải trí, phải tiêu thụ nhiệt điện. Đốt nhiên liệu, thải ra khí C02
Sai lầm của con người 12. Do nhu cầu đi lại phải sử dụng các loại phương tiện giao thông (xe máy, xe hơi, máy bay, tàu lửa). Đốt nhiên liệu, thải ra C02 13. Do dịch vụ tiêu dùng, sản xuất hàng hóa, công nghiệp – thủ công nghiệp, cũng dùng đến điện, cũng đốt nhiên liệu nên thải ra C02
Sai lầm của con người 14. Đạo đức kém, con người hưởng thụ càng nhiều, tiêu thụ phung phí càng nhiều, đi lại vô bổ xa xỉ càng nhiều, càng thúc đẩy việc đốt nhiên liệu, giết địa cầu. 15. Ý thức kém, con người không biết xử lý, trái lại xả đầy những thứ rác thải, nước thải ra lại mặt đất, làm ô nhiễm đất, ô nhiễm nguồn nước và không khí.
Sai lầm của con người 16. Tựu trung, vẫn từ sự ích kỷ và phung phí của con người, từ sự sử dụng các thành tựu kỹ thuật một cách xa xỉ và vô ý thức, thúc đẩy việc biến đổi khí hậu, tự hủy diệt hành tinh và sự sống của chính mình.
*Trách nhiệm của con người:17. Đã đến lúc, con người phải thức tỉnh, phải nhìn lại sai lầm của mình và quyết tâm sửa đổi.18. Đã đến lúc, con người phải nâng cao ý thức bảo vệ môi trường và ngăn chặn sự biến đổi khí hậu. 19. Điều đầu tiên và quan trọng nhất đó là “sống tiết kiệm, xài dè chừng” để bào vệ hành tinh.
*Tham gia Giờ Trái Đất 201020. Và hãy biểu hiện quyết tâm và khởi đầu bằng cách tham gia Giờ Trái Đất: Tắt đèn trong vòng 60 phút, từ 20h30 – 21h30, ngày 27/3/2010 sắp tới.
21. Xét về lợi ích tức thời, “Tắt đèn 60 phút” không thể cứu Trái Đất khỏi biến đổi khí hậu. 22. Nhưng luận về ý thức, “Tắt đèn 60 phút” là những “vô ngôn” có sức mạnh to lớn nhắc nhở và đánh thức loài người cũng cùng chung tay quyết tâm bảo vệ hành tinh.
23. Luận về tư tâm, “Tắt đèn 60 phút” là hành động quyết liệt trau dồi cho 1 ý chí quyết tâm, tự nhắc nhở bản thân không bao giờ được quên trách nhiệm với địa cầu. 24. Vì vậy, nên hiểu “Giờ Trái Đất” là một chiến dịch tuyên truyền lâu dài hơn là một chiến dịch hành động nhất thời, là một chiến dịch để nâng cao ý thức hơn là một chiến dịch để phô trương ý thức.
25. Hiểu như thế nên tham gia Giờ Trái Đất một cách thật sự lợi ích và ý nghĩa dài lâu, chứ không phải chỉ là a dua theo phong trào hay số đông trong giây lát. 26. Hãy hiểu biết để hành động, hãy hành động để hiểu biết! 27. Hãy “Hành động nhỏ cho thay đổi lớn”, hay nói cách khác, “Hành động nhỏ cho một quyết tâm thay đổi lớn”.