1 / 11

Alfred Nobel (1833-1896)

Alfred Nobel (1833-1896). Vua thuốc nổ, người thành lập giải thưởng Nobel. TÔN NỮ BÍCH VÂN THỰC HIỆN. TRƯỜNG THCS NGUYỄN KHUYẾN ĐÀ NẴNG.

ramona
Download Presentation

Alfred Nobel (1833-1896)

An Image/Link below is provided (as is) to download presentation Download Policy: Content on the Website is provided to you AS IS for your information and personal use and may not be sold / licensed / shared on other websites without getting consent from its author. Content is provided to you AS IS for your information and personal use only. Download presentation by click this link. While downloading, if for some reason you are not able to download a presentation, the publisher may have deleted the file from their server. During download, if you can't get a presentation, the file might be deleted by the publisher.

E N D

Presentation Transcript


  1. Alfred Nobel (1833-1896) Vua thuốc nổ, người thành lập giải thưởng Nobel TÔN NỮ BÍCH VÂN THỰC HIỆN TRƯỜNG THCS NGUYỄN KHUYẾN ĐÀ NẴNG

  2. Trên thế giới hiện nay có loại giải thưởng danh tiếng nhất: Giải Thưởng Nobel. Ông Alfred Nobel đã đặt ra các giải thưởng này để khuyến khích mọi người mang lại Hòa Bình và Hạnh Phúc cho Nhân Loại. Trong đời ông, ông Nobel đã từng bị dày vò vì sự tàn phá của chất nổ dùng không đúng cách và nhiều lần hối hận về các phát minh của mình.

  3. 1/ Cuộc đời của Alfred Nobel Alfred Nobel là con thứ ba trong bốn người con của ông Emmanuel Nobel.Alfred ra đời vào ngày 21 tháng 8 năm 1833 tại Stockholm, nước Thụy Điển. Alfred Nobel đã làm rất nhiều thí nghiệm với chất nitroglycerine. Ông  đổ chất này vào ống thủy tinh rồi đậy nút, cho vào một ống thiếc đựng thuốc súng, châm lửa rồi quăng vào nước. Một tiếng nổ lớn phát ra, làm bắn vọt nước lên cao chứng tỏ rằng nitroglycerine và thuốc súng đã nổ. Ông làm lại thí nghiệm rất nhiều lần, với các chất pha trộn khác nhau rồi nghĩ ra cách làm hạt nổ bằng fulminat thủy ngân. Ngày nay, phát minh này vẫn còn là căn bản cho việc dùng nitroglycerine và dynamite.

  4. Vào tháng 8 năm 1863, Alfred Nobel được giấy phép chế tạo chất nổ bằng thuốc súng theo phương pháp mới song lúc nào ông cũng lưu tâm đến việc làm nổ nitroglycerine nguyên chất. Không lúc nào ông ngừng thí nghiệm. Ông chinh phục dần dần được chất nổ này. Việc sản xuất chất nổ gia tăng đã mang lại cho ông các mối lợi lớn. Thụy Điển và Phần Lan là hai nước đầu tiên dùng chất nổ của Alfred Nobel để khai phá hầm mỏ. Các nước Anh và Pháp gửi giấy mời nhà phát minh sang biểu diễn còn các chủ nhân của những hầm mỏ tại nước Bỉ và xứ Bohême gửi rất nhiều đơn đặt mua chất nổ.

  5. 2/ Chế tạo ra chất nổ Dynamite. Một sự bất ngờ đã xẩy ra: tại miền Bắc của nước Đức có một thứ đất sét tên gọi là Kieselguhr. Tình cờ một hôm, một người thợ của Nobel lấy chất đất sét này để kê các bình đựng nitroglycerine và cũng do tình cờ, một trong các bình đó bị vỡ, để dầu chảy ra ngoài. Alfred Nobel nhận thấy thứ đất này hút nitroglycerine như giấy thấm hút mực vậy. Ông bèn nghĩ đến việc trộn thứ đất sét này với dầu nổ: cứ ba thể tích dầu nổ thì một thể tích đất sét. Quả nhiên, sau khi trộn xong, nhiệt độ và sự xô mạnh không làm cho hỗn hợp phát nổ. Chất mới này mềm dẻo như mastic, có thể đóng thành thỏi mà gửi đi không nguy hiểm.

  6.             Như vậy trong tháng 12 năm 1867, Alfred Nobel đã đánh dấu một ngày lịch sử trong việc chế tạo chất nổ. Ông đã cẩn thận làm lại hàng trăm thí nghiệm khác nhau trước khi tung chất nổ mới này ra thương trường. Sự thành công của chất nổ mới tăng lên như sóng cồn. Alfred Nobel phái người anh là Robert sang Mỹ biểu diễn còn chính mình tự sang nước Anh là quốc gia kỹ nghệ hầm mỏ. Danh tiếng của Nobel vang lừng. Trong vòng 10 năm, 15 xưởng chế tạo rải rác khắp châu Âu và châu Mỹ đã sản xuất hàng năm hơn 3,000 tấn chất nổ Dynamite

  7. Vào ngày 7 tháng 1 năm 1893, Alfred Nobel đã viết cho một người bạn: "Tôi muốn bỏ ra một phần gia tài để làm một giải thưởng, 5 năm phát một lần cho những ai đã phục vụ Hòa Bình tại châu Âu". Alfred Nobel thở hơi cuối cùng vào ngày 10 tháng 12 năm 1896, với tài sản để lại vào khoảng 9 triệu Mỹ kim.  3/ Đặt ra Giải Thưởng Nobel Trước khi chết, Alfred Nobel đã sợ hãi các thứ khí giới mới. Ông Nobel đặt hy vọng vào một tổ chức quốc tế tương tự như Liên Hiệp Quốc ngày nay. Trên bàn giấy của ông, người ta tìm thấy lẫn lộn trong chồng giấy tờ khảo cứu về các chất hóa học mới, bản "chúc thư " liên quan đến việc trao giải thưởng.

  8. "Tất cả gia tài của tôi để lại sẽ dùng làm vốn lấy lời. Tiền lời này sẽ dùng làm phần thưởng cho những ai đã giúp ích cho Nhân Loại trong năm trước. Tiền lời sẽ được chia đều thành 5 phần, dùng làm các giải thưởng Vật Lý Học, Hóa Học, Y Học hay Sinh Lý Học, Văn Chương và sau cùng là giải thưởng cho những ai lo tài giảm binh bị, gây được tình thân hữu giữa các dân tộc và tổ chức được nền Hòa Bình Thế Giới. Giải thưởng Vật Lý và Hóa Học sẽ do Hàn Lâm Viện Khoa Học Thụy Điển phát, Viện Karolinska tại Stockholm cho giải thưởng về Y Học hay Sinh Lý Học, Hàn Lâm Viện Stockholm sẽ phát giải thưởng về Văn Chương còn giải thưởng Hòa Bình do một hội đồng gồm 5 nhân viên của Nghị Viện Na Uy bầu lên".

  9. Alfred Nobel đã quy định rằng: "Các giải thưởng này sẽ được trao tặng cho những người xứng đáng mà không được để ý đến quốc tịch, người nào có công nhất sẽ được tặng thưởng dù họ sinh ra tại Thụy Điển hay không". 73 năm về sau lời di chúc của ông Alfred Nobel, tức là vào năm 1968, Giải Thưởng Kinh Tế Học được thiết lập bởi Ngân Hàng Trung Ương Thụy Điển Riksbank và Hàn Lâm Viện Khoa Học Hoàng Gia Thụy Điển được chỉ định lo phần thưởng này. Tổ Chức Nobel (The Nobel Foundation) là pháp nhân sở hữu và quản trị các ngân khoản giải thưởng nhưng lại không liên quan tới việc tặng giải

  10. Vào ngày 10 tháng 12 năm 1901, các giải thưởng đầu tiên được cấp phát và còn tiếp tục cho tới ngày nay. Lãnh giải thưởng là một vinh dự rất lớn lao cho người được tặng vì đây là giải thưởng danh tiếng nhất trên Thế Giới, hơn nữa số tiền thưởng cũng không phải là nhỏ, với trị giá 40 ngàn đô la vào năm 1901 và lên tới một triệu đô la vào năm 1997. Ngoài số tiền mặt, Giải Thưởng Nobel còn gồm một Huy Chương vàng và một Bằng Chứng Nhận (Diploma) nêu rõ công trình của người lãnh giải. Hàng năm vào ngày 10 tháng 12, tức là ngày kỷ niệm ông Alfred Nobel qua đời, tại thành phố Stockholm Vua Thụy Điển trao tặng các giải thưởng về Vật Lý, Hóa Học, Y Học hay Sinh Lý Học, Văn Chương và Kinh Tế Học.

  11. Ông Alfred Nobel đã có công rất nhiều đối với Khoa Học. Chất nổ của ông có lúc đã bị dùng không đúng chỗ nhưng lúc nào tâm hồn ông cũng ràng buộc với ý niệm Hòa Bình và các phần thưởng của ông Alfred Nobel đã ảnh hưởng rất lớn tới sự cố gắng của các nhân tài trên các lãnh vực Khoa Học, Y Học, Văn Chương, Kinh Tế cũng như Hòa Bình

More Related