130 likes | 279 Views
KỸ NĂNG GIỮ MỐI LIÊN HỆ VỚI CỬ TRI. Người trình bày: LƯƠNG PHAN CỪ PCN ỦY BAN VỀ CÁC VẤN ĐỀ XÃ HỘI CỦA QUỐC HỘI. 1.TRÁCH NHIỆM LIÊN HỆ VỚI CỬ TRI.
E N D
KỸ NĂNG GIỮ MỐI LIÊN HỆ VỚI CỬ TRI Người trình bày: LƯƠNG PHAN CỪ PCN ỦY BAN VỀ CÁC VẤN ĐỀ XÃ HỘI CỦA QUỐC HỘI
1.TRÁCH NHIỆM LIÊN HỆ VỚI CỬ TRI • Đại biểu Quốc hội là người đại diện cho ý chí, nguyện vọng của nhân dân, không chỉ đại diện cho nhân dân ở đơn vị bầu cử ra mình mà còn đại diện cho nhân dân cả nước. • Đại biểu Quốc hội phải liên hệ chặt chẽ với cử tri; • Thực hiện chế độ tiếp xúc và báo cáo với cử tri; • Trả lời những yêu cầu và kiến nghị của cử tri; • Xem xét, đôn đốc, theo dõi việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân và hướng dẫn, giúp đỡ công dân thực hiện các quyền đó. • Đại biểu Quốc hội phổ biến và vận động nhân dân thực hiện Hiến pháp, luật và nghị quyết của Quốc hội.
2.CÁC HÌNH THỨC LIÊN HỆ VỚI CỬ TRI • Có rất nhiều hình thức liên hệ với cử tri: • - Hội nghị tiếp xúc cử tri trước và sau kỳ họp; • - Hội nghị tiếp xúc cử tri theo chuyên đề; • - Hội nghị tiếp xúc cử tri nơi công tác; • - Hội nghị tiếp xúc cử tri nơi sinh sống; • - Tiếp công dân; • - Nhận và đôn đốc xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân; • - Thông qua các hoạt động giám sát, khảo sát; • - Và các hình thức khác.
3.CÁC KỸ NĂNG GIỮ MỐI LIÊN HỆ VỚI CỬ TRI • Có nhiều kỹ năng để giữ mối liên hệ với cử tri: • - Kỹ năng lắng nghe; • - Kỹ năng nói, trình bày; • - Kỹ năng điều hành hội nghị, Hội thảo; • - Kỹ năng đặt câu hỏi , phát hiện vấn đề, nêu vấn đề ra trao đổi, thảo luận; • - Kỹ năng giao tiếp với cử tri: trực tiếp & gián tiếp; • - Kỹ năng đưa vấn đề ra nghị trường ( các hoạt động của QH); • - Kỹ năng làm việc với báo chí; • - Kỹ năng đeo bám giải quyết kiến nghị của cử tri.
4. KỸ NĂNG LẮNG NGHE • Lắng nghe cử tri là một yếu tố rất quan trọng trong việc đại biểu QH giữ được mối liên hệ thường xuyên với cử tri. • Xác định đối tượng lắng nghe, tương tác; • Nội dung lắng nghe; • Lắng nghe ở đâu, trong bối cảnh nào? Ở cơ quan, ở nhà, qua điện thoại, tại hội nghị, hội thảo..; • Tôn trọng và cảm thông, chia sẻ (Cử tri rất đa dạng, có người hết sức am hiểu mọi vấn đề, có người hiểu rất sâu, rất giỏi một hoặc một số lĩnh vực, cử tri có nhiều kinh nghiệm thực tiễn và cũng có cử tri rất mộc mạc, giản đơn, họ là một người lao động rất bình thường….Có tôn trong, cảm thông,chia sẻ và chú ý lắng nghe thì cử tri mới đến, mới muốn giữ mối liên hệ với mình, mới gửi gắm tâm tư nguyện vọng của mình và họ mới lắng nghe những vấn đề mình nói, mình muốn truyền đạt, trao đôi. • Phải thể hiện chăm chú lắng nghe; Bằng nhiều cách: Ghi chép; hỏi lại nói cho rõ; đặt câu hỏi ngắn; thể hiện ddang chăm chú lắng nghe…; • Khi muốn chấm dưt phải lịch sự( Xin lỗi vì bận công việc, đến lúc phải đi họp, đi báo cáo, có việc gia đình hẹn lần gặp lại, gọi lai sau…); • ……
5. KỸ NĂNG NÓI, TRÌNH BÀY • Tùy theo từng đối tượng cử tri mà sử dụng kỹ năng nói, trình bày: • - Trình bày cho ai, nói với ai; • - Thời gian nói, trình bày; • - Nội dung, vấn đề nói, trình bày; • - Đơn giản, mộc mạc; • - Dễ hiểu, gần gũi; • - Ngắn gọn, khúc chiết; • - Mang tính lý luận, thực tiễn; • - Hài hước; • - Dành thời gian cần thiết để cử tri có thể hỏi, trao đổi vấn đề trình bày, vấn đề trao đổi; • - Tránh dài dòng, lặp đi lặp lại nội dung, quá thời gian;
6.KỸ NĂNG ĐIỀU HÀNH HỘI NGHỊ, HỘI THẢO • - Nắm rõ: • + Kế hoạch tổ chức hội nghị, hội thảo; • + Quá trình chuẩn bị hội nghị, hội thảo; • + Thành phần đến dự hội nghị, hội thảo; • + Nội dung, chủ đề hội nghị, hội thảo; • + Thời gian khai mạc, thời gian bế mạc; • + Chương trình nghị sự; • - Nêu quy tắc, nội quy báo cáo, tham gia trao đổi, thảo luận, phát biểu… • - Quản lý thời gian báo cáo, phát biểu, thời gian hội nghi, hội thảo; • - Lắng nghe, ghi chép và tạo không khí thoải mái, nghiêm túc của hội nghị; • - Tóm tắt một vài ý chính, gọi ý để trao đổi, thảo luận; • - Kết luận gọn, ý chính, kết quả của hội nghị, hội thảo • ……..
7. KỸ NĂNG ĐẶT CÂU HỎI, PHÁT HIỆN VẤN ĐỀ, NÊU VẤN ĐỀ RA TRAO ĐỔI, THẢO LUẬN • Đặt câu hỏi: • - Làm rõ vấn đề trình bày, phát biểu ý kiến hoặc làm rõ câu hỏi đặt ra; • - Đặt câu hỏi cho một người, một nhóm người hoặc cho tất cả; • - Tránh chì chiết, làm mất lòng người được hỏi; • - Tạo được không khí cởi mở, phấn khích cho người trả lời; • - Làm rõ được thông tin, chính xác thông tin, ý, nội dung, mục đích trao đổi, thảo luận. • Phát hiện vấn đề và nêu vấn đề ra trao đổi, thảo luận: • - Vấn đề đặc thù, tâm đắc; • - Điểm mới, thông tin, số liệu chưa được chính xác, trái với số liệu, thông tin tương đồng; • - Vấn đề có nhiều ý kiến khác nhau; • - Vấn đề có nhiều ý kiến băn khoăn; • - ……..
8.KỸ NĂNG GIAO TIẾP CỬ TRI: TRỰC TIẾP VÀ GIÁN TIẾP • - Thân thiện, cởi mở, gần gũi, lịch sự; • - Bình đẳng,Tôn trọng, lắng nghe; • - Thông cảm, chia sẻ; • - Chân thành,Cầu thị; • - Không dài dòng, kết thúc đúng thời điểm; • - Chia sẻ địa chỉ, điện thoại,email… • - Gợi mở, tạo tiền đề cho các lần giao tiếp tiếp theo. • ………………
9. KỸ NĂNG ĐƯA VẤN ĐỀ RA NGHỊ TRƯỜNG • Chọn vấn đề mà nhiều cử tri nêu ra; • Nêu dần qua từng hoạt động theo quy trình lập pháp, quy trình xem xét, thảo luận các vấn đề quan trọng của đất nước: Các cuộc hội nghị, hội thảo trong quá trình soạn thảo, xây dựng; quá trình thẩm tra, xem xét , thảo luận tại HĐ DT và các Ủy ban, UBTVQH; thảo luận tại tổ; • Nêu những vấn đề tâm đắc đã được nêu ra qua quá trình đưa ra các cuộc thảo luận trước đó tại các nghị trường của HĐ DT và các Ủy ban, của UBTVQH, tại tổ. • Kết hợp với những ví dụ, phát biểu của cử tri thông qua các hình thức tiếp xúc cử tri, của báo chí, tài liệu nghiên cứu được hoặc nghe được qua tiếng nói của cử tri; • Nên ngắn gon, đi thẳng vào vấn đề; • Tạo sự chú ý bằng những câu nói, hành vi phát biểu của mình; • Không lặp lại những vấn đề mà các đại biểu khác đã đưa ra; • Khẳng định nhất trí của mình đối với những vấn đề mà các đại biểu khác đã neu ra có chút minh họa băng những ví dụ, câu nói mà cử tri đã tiếp xúc với mình, nhất là tại nơi ứng cử, tại nơi công tác và sinh sống.
10. KỸ NĂNG LÀM VIỆC VỚI BÁO CHÍ • Nhận trả lời những vấn đề thuộc lợi thế của mình; • Khéo léo từ chối những vấn đề mà mình không nắm vững, không thuộc lợi thế của mình; • Nhận trả lời đối với phóng viên mình biết và đã từng phản ánh những phát biểu của mình trên các phương tiện thông tin đại chúng; • Giữ đúng lời hẹn với báo chí và thực hiện trong một hoàn cảnh, thời gian thoải mái; • Tranh thủ trao đổi nhiều vấn đề, nhất là vấn đề cử tri nêu lên mà đã được phân tích, mổ xẻ trên hoạt động nghị trường gắn với những tâm tư, ý kiến của cử tri mà mình đã tiếp xúc; • Xem và chỉnh sửa lại nội dung bài viết, bài nói được biên tập để đăng tải, phát thanh, phát hình trước khi phát chính thức;
11. KỸ NĂNG ĐEO BÁM GIẢI QUYẾT KIẾN NGHỊ CỦA CỬ TRI • Chọn những kiến nghị bức xúc nhất trong hàng loạt kiến nghị của cử tri mà mình nhận được để đeo bám giải quyết; • Nghiên cứu kỹ kiến nghị cho là bức xúc nhất để đeo bám giải quyết; • Nêu những vấn đề cốt lõi nhất trong hồ sơ kiến nghị của cử tri để chuyển cho cơ quan giải quyết; • Theo dõi việc trả lời của cơ quan có thẩm quyền giải quyết; • Nghiên cứu kỹ trả lời của cơ quan có thẩm quyền và phát hiện những điều bất hợp lý trong trả lời; • Nêu những vấn đề bất hợp lý trong trả lời và kiến nghị của cử tri và đề nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét lại; • Khi hết thời hiệu trả lời theo luật định thì tiếp tục nhắc lại trong đó nêu thời hiệu đã quá mà không nhận được trả lời, đề nghị thực hiện đúng theo quy định của pháp luật; • Có thể đưa vấn đề này thành chất vấn; • Phát biểu tại Nghị trường; • Gặp gỡ, trao đổi với lãnh đạo các cơ quan có kiến nghị.