1 / 43

CHƯƠNG 4: MẢNG VÀ CHUỖI KÝ TỰ

CHƯƠNG 4: MẢNG VÀ CHUỖI KÝ TỰ. Mục tiêu Giới thiệu các kiến thức về Mảng và Chuỗi ký tự như: khái niệm, cách khai báo, cách truy xuất tới từng phần tử mảng. Nội dung Khái niệm mảng Mảng một chiều Mảng hai chiều Chuỗi ký tự. 4.1 Kiểu mảng.  Khái niệm

rusk
Download Presentation

CHƯƠNG 4: MẢNG VÀ CHUỖI KÝ TỰ

An Image/Link below is provided (as is) to download presentation Download Policy: Content on the Website is provided to you AS IS for your information and personal use and may not be sold / licensed / shared on other websites without getting consent from its author. Content is provided to you AS IS for your information and personal use only. Download presentation by click this link. While downloading, if for some reason you are not able to download a presentation, the publisher may have deleted the file from their server. During download, if you can't get a presentation, the file might be deleted by the publisher.

E N D

Presentation Transcript


  1. CHƯƠNG 4: MẢNG VÀ CHUỖI KÝ TỰ • Mục tiêu • Giới thiệu các kiến thức về Mảng và Chuỗi ký tự như: khái niệm, cách khai báo, cách truy xuất tới từng phần tử mảng. • Nội dung • Khái niệm mảng • Mảng một chiều • Mảng hai chiều • Chuỗi ký tự

  2. 4.1 Kiểu mảng •  Khái niệm • Mảng là tập hợp hữu hạn các phần tử liên tiếp nhau có cùng kiểu dữ liệu, cùng tên và được truy cập thông qua chỉ số mảng. • Trong đó kiểu dữ liệu có thể là các kiểu dữ liệu cơ bản: int, char, float, … hoặc các kiểu dữ liệu có cấu trúc như: kiểu mảng, kiểu cấu trúc, kiểu con trỏ, … •  Phân loại mảng • - Mảng một chiều • - Mảng nhiều chiều

  3. 4.2 Mảng một chiều Cú pháp: Kiểu Tên mảng[Số phần tử]; 1. Khai báo 2. Truy cập phần tử mảng • Khai báo mảng với số phần tử xác định • Khai báo mảng với số phần tử không xác định Trong đó: - Kiểu là kiểu dữ liệu của các phần tử mảng - Tên mảng được đặt theo quy tắc đặt tên trong C++ - Số phần tử là một hằng số nguyên hoặc một biểu thức mà giá trị của nó là một hằng số nguyên. Ví dụ:int a[10]; Lúc này, máy sẽ dành một dãy liên tiếp các ô nhớ, mỗi ô nhớ có kích thước 2 bytes dùng để lưu một phần tử mảng và được đánh số bắt đầu từ 0 đến 9 (Số phần tử - 1). a[0] a[1] a[2] a[3] a[4] a[5] a[6] a[7] a[8] a[9]

  4. 4.2 Mảng một chiều • Khai báo mảng với số phần tử xác định • Khai báo mảng với số phần tử xác định • Khai báo mảng với số phần tử xác định Có thể vừa khai báo vừa gán giá trị cho mảng theo cú pháp sau: Kiểu Tên mảng[Số phần tử] = {Các giá trị cần gán }; Ví dụ:float Sothuc[5]= {2.3, 1.5, 0.34, 5.04, 7.213};

  5. 4.2 Mảng một chiều Trường hợp không biết chính xác số phần tử của mảng ? • Khai báo mảng với số phần tử xác định Ví dụ: Kiểm tra tính đúng/sai củacác khai báo mảng sau: 1.char Kytu[4+6]; 2.float 10Sothuc[10]; 3.double b[2.3]; 4.int c[5] = {3.15, 7, 0.55, 2.75, 9}; 5.floatd[10] = {2.3, 5, 4.6, 5.5, 7.21}; 6.int e[5] = {1, 2, 3, 4, 5, 6, 7};

  6. 4.2 Mảng một chiều 1. Khai báo • Khai báo mảng với số phần tử khôngxác định Kiểu khai báo này được sử dụng khi ta không biết chính xác số phần tử của mảng. Và được áp dụng trong các trường hợp: • Vừa khai báo vừa gán giá trị cho mảng • Khai báo mảnglà tham số hình thức của hàm

  7. 4.2 Mảng một chiều • Khai báo mảng với số phần tử khôngxác định • Vừa khai báo vừa gán giá trị cho mảng • Cú pháp:Kiểu Tên mảng[] ={Các giá trị cần gán }; Ví dụ:int b[] = {2, 5, 3, -4, 7, 6}; char Ten[] = "Lap trinh"; char Kytu[] = {'H', 'E', 'L','L', 'O'};

  8. 4.2 Mảng một chiều • Khai báo mảng với số phần tử khôngxác định • Khai báo mảng là tham số hình thức của hàm • Ví dụ:Định nghĩa hàm sắp xếp mảng số nguyên a: • int Sapxep(int a[], int n); • { • thân hàm • }

  9. 4.2 Mảng một chiều • Khai báo mảng với số phần tử khôngxác định Ví dụ: Xét 2 cách khai báo sau: int a[5] = {1, 2, 3, 4, 5}; int b[] = {1, 2, 3, 4, 5}; Làm thế nào để xác định số phần tử của mảng? => Có thể sử dụng hàm sizeof() để lấy số phần tử mảng sizeof(Tên mảng)/ sizeof(Kiểu)

  10. 4.2 Mảng một chiều ………….. 2. Truy cập phần tử mảng - Tên mảng - Chỉ số đặt trong cặp dấu [ ] phần tử mảng Mỗi được truy cập thông qua phần tử mảng Ten_mang [ ] Chi_so Ví dụ 4.7: Ta có khai báo int a[50]; Chỉ số (vị trí) 0 1 2 ..………… 49 Tên mảng: a a[0] a[1] a[2] a[49] Phần tử: Phần tử: Thứ nhất Thứ hai Thứ ba Cuối cùng

  11. 4.2 Mảng một chiều 2. Truy cập phần tử mảng Với cách truy cập này, Tên mảng[Chỉ số] giống như một biến có kiểu dữ liệu là kiểu dữ liệu của mảng. => Thao tác nhập/xuất với từng phần tử mảng cũng giống như với một biến Ví dụ 1: Ta có khai báo mảng và gán giá trị như sau: int a[3]; a[0] = 4; a[1] = 45; a[2] = 65; cout<<a[0]<<a[1]<<a[2]<<endl;

  12. 4.2 Mảng một chiều 2. Truy cập phần tử mảng Ví dụ 2: Khai báo mảng số thực gồm 10 phần tử. Nhập các giá trị vào cho các phần tử mảng sau đó hiển thị ra màn hình các giá trị vừa nhập. float a[10]; cout<<“a[0]= ”; cin>>a[0]; cout<<“a[1]= ”; cin>>a[1]; cout<<“a[2]= ”; cin>>a[2]; ….

  13. 4.2 Mảng một chiều 2. Truy cập phần tử mảng float a[10]; cout<<"Nhap gia tri vao: "; for (int i=0;i<=9;i++) cout<<"a["<<i<<"]= "; cin>>a[i]; cout<<"Cac gia tri vua nhap la: "<<endl; for (i=0;i<10;i++) cout<<a[i]<<"\t";cout<<endl;

  14. 4.2 Mảng một chiều • Lưu ý: • C++ là ngôn ngữ không hỗ trợ cơ chế kiểm tra biên; có nghĩa là nếu truy cập vào phần tử mảng mà chỉ số mảng nhỏ hơn 0 hoặc lớn hơn so_phan_tu – 1 thì chương trình vẫn không bị lỗi. • Ví dụ: đoạn chương trình sau không bị lỗi • int a[10], i; • for (i=0; i<100; i++) • a[i] = i;

  15. 4.2 Mảng một chiều Bài tập 1: Khai báo mảng số nguyên gồm 20 phần tử. Nhập giá trị vào cho các phần tử mảng sau đó in ra các giá trị vừa nhập. Bài tập 2: Viết chương trình nhập giá trị vào cho các phần tử mảng số thực gồm n phần tử (với n nguyên dương được nhập vào từ bàn phím). Sau đó, tính và in ra tổng giá trị của các phần tử mảng.

  16. 4.3 Mảng hai chiều 1. Khái niệm Mảng hai chiều là mảng trong đó kiểu phần tử của mảng là kiểu mảng. 2. Khai báo - Khai báo mảng với số phần tử xác định - Khai báo mảng với số phần tử không xác định

  17. 4.3 Mảng hai chiều - Khai báo mảng với số phần tử xác định Cú pháp: Kiểu_dl Tên_mảng[số_ptử_chiều_1] [số_ptử_chiều_2]; Trong đó: Kiểu_dl: có thể là các kiểu dữ liệu cơ bản hoặc kiểu dữ liệu có cấu trúc Số_ptử_chiều_1, Số_ptử_chiều_2: là hằng số nguyên hoặc biểu thức mà kết quả trả về là hằng số nguyên.

  18. 4.3 Mảng hai chiều Hàng 1,chỉ số 0 Hàng 2, chỉ số 1 Hàng 3,chỉ số 2 - Khai báo mảng với số phần tử xác định Ví dụ: Ta có khai báo mảng 2 chiều gồm 3 hàng, 4 cột lưu trữ các số nguyên như sau: int SoNguyen[3][4]; Lúc này, mày sẽ cấp phát vùng nhớ để lưu trữ mảng như sau: Cột 1 Cột 4

  19. 4.3 Mảng hai chiều - Khai báo mảng với số phần tử xác định Ta có thể vừa khai báo vừa gán giá trị cho phần tử mảng. Cú pháp: Kiểu_dl Tên_mảng[số_pt_chiều_1][số_pt_chiều_2] = {các giá trị cần gán}; Ví dụ: Ta có khai báo double A[2][3] = {{2.45, 3.33, 1.07},{9.0, 6.57, -4.03}};

  20. 4.3 Mảng hai chiều - Khai báo mảng với số phần tử không xác định Tuy khai báo mảng với số phần tử không xác định nhưng vẫn phải chỉ ra số phần tử của chiều thứ 2. Cách khai báo này được áp dụng trong hai trường hợp: + Vừa khai báo vừa gán giá trị cho mảng + Khai báo mảng là tham số hình thức của hàm

  21. 4.3 Mảng hai chiều - Khai báo mảng với số phần tử không xác định + Vừa khai báo vừa gán giá trị cho mảng Cú pháp: Kiểu_dl Tên_mảng[][số_pt_chiều_2]={các giá trị cần gán}; Ví dụ: Ta có khai báo float A[][3] = {{2.45, 3.33, 1.07},{9.0, 6.57, -4.03}};

  22. 4.3 Mảng hai chiều - Khai báo mảng với số phần tử không xác định + Khai báo mảng là tham số hình thức của hàm Cú pháp: Kiểu_dl Tên_hàm(kiểu_dl Tên_mảng[][số_pt_chiều2],…); Ví dụ: Ta có khai báo hàm tính tổng các phần tử của mảng: int Tong(int A[][10], int m, int n);

  23. 4.3 Mảng hai chiều • 3. Truy cập phần tử mảng • Phần tử mảng được truy cập thông qua tên mảng theo sau là các chỉ số hàng, cột và được đặt trong cặp dấu ngoặc vuông [] • Cú pháp: Tên_mảng[chỉ_số_1][chỉ_số_2]; • Ví dụ: Để truy cập đến phần tử đầu tiên của mảng 2 chiều A ta viết: A[0][0] • Lúc này Tên_mảng[chỉ_số_1][chỉ_số_2] được xem như là một biến độc lập có kiểu dữ liệu là kiểu dữ liệu của mảng. Do đó, các thao tác trên phần tử mảng cũng giống như với biến

  24. 4.3 Mảng hai chiều Bài tập 3: Viết chương trình khai báo và gán giá trị cho mảng 2 chiều gồm 2 hàng, 3 cột các số thực. Sau đó, hiển thị ra màn hình theo dạng ma trận. Bài tập 4: Viết chương trình nhập các giá trị vào cho ma trận A gồm m hàng, n cột. Với m, n nguyên dương được nhập vào từ bàn phím. Sau đó hiển thị mảng ra màn hình theo dạng ma trận.

  25. 4.4 Chuỗi ký tự • 1. Khái niệm • Chuỗi ký tự hay còn gọi là xâu ký tự thực chất là mảng một chiều có kiểu dữ liệu là kiểu ký tự • Tuy nhiên, có điểm khác biệt giữa chuỗi ký tự và các mảng khác đó là có ký tự kết thúc xâu ở một vị trí nào đó trong mảng, thông thường là cuối chuỗi. Theo quy ước là ký tự có mã 0, ký hiệu \0 (null)

  26. 4.4 Chuỗi ký tự 2. Khai báo Cú pháp: char Tên_chuỗi[số_phần_tử]; char Tên_chuỗi[số_phần_tử] = xâu ký tự; char Tên_chuỗi[] = xâu ký tự; Trong đó: Số_phần_tử: Là số ký tự của chuỗi ký tự. Lưu ý cần khai báo thừa một ký tự để chứa ký tự kết thúc xâu. Xâu ký tự: Được đặt trong cặp dấu nháy kép ""

  27. 4.4 Chuỗi ký tự Ví dụ: Xét đoạn khai báo sau: char xau1[20] = "lap trinh C++"; char xau2[20], xau3[20]; xau2 = "lap trinh C++"; xau3 = xau1; cout<<xau1<<xau2<<xau3<<endl;

  28. 4.4 Chuỗi ký tự • 2. Truy cập phần tử chuỗi • Các thao tác với từng phần tử chuỗi ký tự cũng giống như thao tác với các phần tử mảng. • Để nhập dữ liệu cho chuỗi ký tự ta có thể sử dụng toán tử nhập cin>> song lại có nhiều hạn chế.

  29. 4.4 Chuỗi ký tự • Hoạt động của cin>>: • Toán tử >> sẽ bỏ qua các ký tự trống như: dấu space, enter. • Đọc các ký tự vào thành một chuỗi và dừng lại khi gặp ký tự trống. Phần còn lại chờ trong luồng vào cin.

  30. 4.4 Chuỗi ký tự Ví dụ: xét đoạn mã sau: char sv1[25], sv2[25]; cout<<"nhap sinh vien 1"<<endl; cin>>sv1; cout<<"nhap sinh vien 2"<<endl; cin>>sv2; cout<<sv1<<endl; cout<<sv2<<endl;

  31. 4.4 Chuỗi ký tự Do đó, để nhập được dữ liệu cho biến tiếp theo ta cần xóa dữ liệu còn lưu trong cin bằng phương thức ignore. Cú pháp: cin.ignore(n, ‘ch’);

  32. 4.4 Chuỗi ký tự Ví dụ: char sv1[25];char sv2[25]; cout<<"nhap sinh vien 1"<<endl; cin>>sv1; cin.ignore(20,'\n'); cout<<"nhap sinh vien 2"<<endl; cin>>sv2; cout<<sv1<<endl; cout<<sv2<<endl;

  33. 4.4 Chuỗi ký tự Để nhận được đầy đủ chuỗi, ta sử dụng hàm gets() để nhập. Cú pháp: gets(biến_chuỗi); Ví dụ: char sv1[25], sv2[25]; cout<<"nhap sinh vien 1"<<endl; gets(sv1); cout<<"nhap sinh vien 2"<<endl; cin>>sv2; cout<<sv1<<endl; cout<<sv2<<endl;

  34. 4.4 Chuỗi ký tự Ngoài ra chuỗi còn được khai báo bằng từ khóa string Cú pháp: string biến_chuỗi; string biến_chuỗi = giá trị; Ví dụ: string sv1, sv2="le van a"; sv1="le van b"; cout<<sv1<<endl; cout<<sv2<<endl; Lưu ý: khi khai báo chuỗi với từ khóa string, thay vì sử dụng hàm gets() để nhập. Ta sử dụng hàm getline(cin,biến_chuỗi)

  35. 4.4 Chuỗi ký tự • 3. Một số hàm xử lý chuỗi ký tự: • Các hàm xử lý chuỗi được chứa trong tệp tiêu đề string.h, do đó cần khai báo tệp tiêu đề trước khi sử dụng hàm. • Các hàm sao chép dữ liệu: strcpy(), strncpy() • Các ghép xâu: strcat(), strncat() • Các hàm so sánh xâu: strcmp(), strncmp(), stricmp() • Các hàm chuyển đổi ký tự (HOA <-> thường): strupr(), strlwr() • Hàm lấy độ dài của xâu: strlen()

  36. Hàm strcpy và strncpy Cú pháp:strcpy(chuỗi đích, chuỗi nguồn) strncpy(chuỗi đích, chuỗi nguồn, n) Ví dụ: xét đoạn code và cho biết kết quả char sv1[20], sv2[20]="Lap trinh C++", sv3[20]; strcpy(sv1, sv2); strncpy(sv3,sv2,5); sv3[5]='\0'; cout<<sv1<<endl; cout<<sv2<<endl; cout<<sv3<<endl;

  37. Hàm strcat và strncat Cú pháp:strcat(chuỗi đích, chuỗi nguồn) strncat(chuỗi đích, chuỗi nguồn, n) Ví dụ: xét đoạn code và cho biết kết quả char sv1[20], sv2[20]="Lap trinh C++", sv3[20]; strcpy(sv1, sv2); strncpy(sv3,sv2,5); sv3[5]='\0'; strcat(sv1,sv2); strncat(sv3,sv2,3); cout<<sv1<<endl<<sv2<<endl<<sv3<<endl;

  38. BÀI THỰC HÀNH (1/6) 1. Viết chương trình nhập vào một mảng 1 chiều, sau đó tính và in ra tổng: - Giá trị của tất cả các phần tử mảng - Các phần tử mảng có chỉ số chẵn (lẻ) - Các phần tử mảng có giá trị chẵn (lẻ) - Các phần tử mảng có giá trị âm (dương) - Các phần tử mảng có giá trị chia hết cho 3. 2. Viết chương trình nhập vào một mảng 1 chiều, sau đó in ra theo thứ tự ngược lại giá trị các phần tử của mảng đó. 3. Viết chương trình nhập vào một mảng 1 chiều, sau đó sắp xếp mảng theo thứ tự tăng dần. 4. Viết chương trình nhập vào một mảng 1 chiều, kiểm tra xem mảng đó có đối xứng hay không?

  39. BÀI THỰC HÀNH (2/6) 5. Viết chương trình nhập vào một dãy các số nguyên, sau đó nhập vào một số m và in ra tất cả các phần tử có giá trị lớn hơn m cùng với chỉ số tương ứng. 6. Viết chương trình tìm Max và Min trong một mảng 1 chiều gồm 20 phần tử nguyên. 7. Viết chương trình nhập vào một mảng 1 chiều gồm 20 phần tử. Đếm xem có bao nhiêu phần tử của mảng có giá trị bằng m (với m được nhập vào từ bàn phím). 8. Cho dãy đã được sắp xếp tăng dần. Chèn thêm vào dãy phần tử có giá trị m sao cho dãy vẫn sắp xếp tăng dần. 9. Cho 2 mảng A, B có các phần tử đều đã được sắp xếp tăng (giảm) dần. Viết chương trình trộn 2 mảng trên để thu được mảng thứ 3 mà vẫn đảm bảo tính tăng (giảm) dần của mảng.

  40. BÀI THỰC HÀNH (3/6) 10. Viết chương trình nhập vào và hiển thị ra màn hình giá trị vừa nhập của một ma trận có kích thước m x n. 11. Viết chương nhập vào hai ma trận A, B có m hàng, n cột. Tính và xuất ra màn hình ma trận tổng của 2 ma trận trên 12. Viết chương nhập vào hai ma trận A, B có m hàng, n cột. Tính và xuất ra màn hình ma trận tích của 2 ma trận trên 13. Viết chương trình nhập vào ma trận A. Sau đó, tính và hiển thị lên màn hình ma trận chuyển vị của A. 14. Viết chương trình nhập giá trị vào cho ma trận A gồm m hàng, n cột. Sau đó, hiển thị ra màn hình ma trận đối xứng của nó.

  41. BÀI THỰC HÀNH (4/6) 15. Cho một ma trận nguyên kích thước m x n. Tính và hiển thị ra màn hình: - Tổng tất cả các phần tử của ma trận - Tổng tất cả các phần tử có giá trị dương (hoặc âm) của ma trận - Tổng tất cả các phần tử có giá trị chẵn (hoặc lẻ) của ma trận - Tổng tất cả các phần tử có chỉ số hàng (hoặc cột) chẵn (hoặc lẻ) của ma trận - Tổng tất cả các phần tử chia hết cho một số nguyên x khác không bất kỳ được nhập vào từ bàn phím.

  42. BÀI THỰC HÀNH (5/6) 16. Cho ma trận thực kích thước m x n. Tìm và hiển thị lên màn hình: - Giá trị lớn nhất (hoặc nhỏ nhất) kèm chỉ số của ma trận - Giá trị lớn nhất (hoặc nhỏ nhất) kèm chỉ số theo từng hàng (hoặc cột) của ma trận. - Giá trị lớn nhất (hoặc nhỏ nhất) kèm chỉ số của đường chéo chính (hoặc đường chéo phụ) của ma trận. - Số lần xuất hiện giá trị x (x bất kỳ được nhập vào từ bàn phím) có trong ma trận. 17. Viết chương trình tìm và xuất ra màn hình chỉ số hàng và cột của phần tử âm đầu tiên xuất hiện trong ma trận. 18. Viết chương trình nhập vào một xâu ký tự và in ra xâu nghich đảo của nó.

  43. BÀI THỰC HÀNH (6/6) 19. Viết chương trình nhập vào một xâu ký tự, sau đó đếm và in ra số lần xuất hiện ký tự ch trong xâu vừa nhập (với ch là ký tự bất kỳ được nhập vào từ bàn phím) 20. Viết chương trình đếm và in ra số lần xuất hiện các ký tự trong một chuỗi. 21. Viết chương trình kiểm tra xem một chuỗi ký tự nhập vào có đối xứng hay không ? 22. Viết chương trình nhập vào một xâu ký tự thường, sau đó chuyển các ký tự thường thành các ký tự hoa rồi in kết quả ra màn hình. 23. Viết chương trình đếm số từ trong một xâu ký tự 24. Viết chương trình kiểm tra ‘‘hello’’ có trong xâu s hay không ?(không phân biệt chữ hoa và chữ thường) 25. Viết chương trình sắp xếp một mảng xâu họ và tên theo thứ tự từ điển của tên

More Related