1 / 36

VI PHẠM VÀ XỬ LÝ VI PHẠM QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ Ở VIỆT NAM

VI PHẠM VÀ XỬ LÝ VI PHẠM QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ Ở VIỆT NAM. Giảng viên hướng dẫn: ĐINH THỊ LỆ TRINH Nhóm thực hiện. DANH SÁCH NHÓM. Bùi Thị Mỹ Chi 4085353 Lê Thị Nhanh 4085387 Quách Kim Phụng 4085393 Phạm Văn Phương B090072 Trần Thị Thu Thảo 4085403

sani
Download Presentation

VI PHẠM VÀ XỬ LÝ VI PHẠM QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ Ở VIỆT NAM

An Image/Link below is provided (as is) to download presentation Download Policy: Content on the Website is provided to you AS IS for your information and personal use and may not be sold / licensed / shared on other websites without getting consent from its author. Content is provided to you AS IS for your information and personal use only. Download presentation by click this link. While downloading, if for some reason you are not able to download a presentation, the publisher may have deleted the file from their server. During download, if you can't get a presentation, the file might be deleted by the publisher.

E N D

Presentation Transcript


  1. VI PHẠM VÀ XỬ LÝ VI PHẠM QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ Ở VIỆT NAM Giảng viên hướng dẫn: ĐINH THỊ LỆ TRINH Nhóm thực hiện

  2. DANH SÁCH NHÓM • Bùi Thị Mỹ Chi 4085353 • Lê Thị Nhanh 4085387 • Quách Kim Phụng 4085393 • Phạm Văn Phương B090072 • Trần Thị Thu Thảo 4085403 • Đinh Xuân Thịnh 4085406 • Sơn Kim Tuyến 4085424

  3. NỘI DUNG BÁO CÁO GIỚI THIỆU CHUNG VỀ QUYỀN SHTT CÁC TRƯỜNG HỢP VI PHẠM VÀ CÁCH XỬ LÝ 4 ĐÁNH GIÁ VÀ GIẢI PHÁP KẾT LUẬN

  4. GIỚI THIỆU CHUNG • Năm 2005, Luật sở hữu trí tuệViệt Nam ra đời và chính thức có hiệu lực từ ngày01/01/2006 • Tại kỳ họp thứ 5, quốc hội khóa12, ngày19/06/2009,luật sở hữu trí tuệ được sửa đổi, điều chỉnh và có hiệu lực từ 01/01/2010

  5. ??? Quyền sở hữu trí tuệ là gì ? Tại điều 1, Luật sửa đổi bổ sung Luật sở hữu trí tuệ, quyền sở hữu trí tuệ được định nghĩa như sau: Quyền sở hữu trí tuệ là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tài sản trí tuệ, bao gồm quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng.

  6. CÁC TRƯỜNG HỢP VI PHẠM VÀ BIỆN PHÁP XỬ LÝ • Vi phạm về quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả. • Vi phạm về quyền sở hữu công nghiệp • Vi phạm quyền đối với giống cây trồng

  7. VI PHẠM VỀ QUYỀN TÁC GIẢ VÀ QUYỀN LIÊN QUAN ĐẾN QUYỀN TÁC GIẢ • SAO CHÉP TÀI LIỆU • Đối tượng sao chép? Giáo trình, sách tham khảo, các bài chuyên đề, luận văn… • Ai là người sao chép? Phần lớn là học sinh, sinh viên… • Cách xử lý như thế nào? Hiện nay, ở Việt Nam chưa có cách xử lý phù hợp khi phát hiện vi phạm do số lượng học sinh sinh viên đông và nhận thức vấn đề chưa đầy đủ =>quản lý vi phạm vô cùng khó khăn

  8. Làm gìđể nâng cao trách nhiệm bảo vệ SHTT ? • Tập trung vào việc giới thiệu cho SV về nguyên tắc bảo vệ SHTT, nguyên tắc trích dẫn, nguy cơ đạo văn và các hình thức kỷ luật. • Bổ nhiệm người có thẩm quyền tiếp nhận, điều tra và giải quyết các tranh chấp về SHTT một cách chuyên nghiệp; tránh “giao” nghĩa vụ điều tra cho các thầy cô. • Đặc biệt, cần tạo điều kiện cho GV tiếp cận, sử dụng công cụ phát hiện đạo văn. VD: Một công cụ kiểm tra tính cá biệt của tác phẩm (www.writecheck.com) có giá ưu đãi cho SV nhưng lại ở mức: 4,95 USD cho tài liệu dưới 500 chữ; 19,95 USD cho tài liệu 2.500 chữ; 49,95 USD cho tài liệu 200.000 chữ.

  9. Kiến nghị: • Thiết kế chương trình đào tạo phổ cập về SHTT cho SV, giới hạn của việc được và không được khi sử dụng tác phẩm của người khác; nhất là cách thức tự bảo vệ quyền hợp pháp của mình. • Cần có quy định về quản lý tài sản thuộc SHTT của cả GV và SV một cách rõ ràng. • Thành lập trung tâm quản lý SHTT trong trường ĐH có nhiệm vụ quản lý và khai thác các đối tượng SHTT; đẩy mạnh thương mại hóa các giá trị SHTT Tạo ra sự nhận thức về giá trị tài sản to lớn của đối tượng SHTT để chính tác giả quan tâm bảo vệ quyền tài sản của mình.

  10. ĐẠO NHẠC Năm 2007, bài hát “Tình thôi xót xa” của nhạc sĩ Bảo Chấn bị nghi là đạo nhạc từ một ca khúc Nhật Bản, “Frontier” của nữ nhạc sĩ Keiko Matsui. Sự việc bị phanh phui khiến người hâm mộ thất vọng và phẫn nộ. 

  11. Cách xử lý của Hội nhạc sĩ VN? • Kiểmtravềsựgiốngnhauthông qua mộtsốbàibáovàđưaramộtsốcứliệubăngđĩaâmthanh • Mở 3 bàihátđể so sánh, cuốicùngcósựkếtluận: “Tìnhthôixótxa”( sángtácnăm 1994) • Giống 50% vớibàihát “ Frontier” (sángtácnăm 1992) củaNhật, • Giốngđến 99% bàihát “I’ve never been to me” (sángtácnăm 1982) củaMỹ. • BảoChấnđãxinlỗinhưngcốtìnhbiện minh: do âmnhạcnướcngoàiquánhiềunênbịảnhhưởng, vôtìnhviếtramàkhôngđể ý. • Cuốicùng: • GhinhậnlờixinlỗicủanhạcsĩBảoChấnvớibạnnghenhạccủacảnước. • Chấpthuậnlờiđềnghịcủaôngvềviệcxinkhôngđượcsửdụng ca khúc “Tìnhthôixótxa” đểlàmrõcácvấnđềliênquantrướccôngchúng. • CảnhcáonhạcsĩBảoChấnvàthôngbáođếntoànthểhộiviên.

  12. Nhận xét và kiến nghị • Hội Nhạc sĩ Việt Nam đã có quá trình xem xét và kiểm tra lại, tuy nhiên chưa thật nghiêm ngặt và kiên quyết đối với những người vi phạm. • Các cơ quan chức năng cần phải xử lý nghiêm khắc đối với những đối tượng vi phạm: • Lập biên bản phạt tiền đối với những hành vi vi phạm • Cảnh cáo trước buổi họp báo và đề nghị xin lỗi công chúng • Cấm không cho sáng tác và truyền bá các tác phẩm, tham gia vào các cuộc thi , các chương trình ca nhạc… • Cần có nhiều hơn những cuộc thi chất lượng thuộc lĩnh vực nghệ thuật như sáng tác văn chương, ca khúc… nhằm nâng cao khả năng sáng tạo

  13. NẠN BĂNG ĐĨA LẬU • Vấn đề làm đau đầu các cơ quan chức năng, các nhà sản xuất kinh doanh băng đĩa. Với những ưu điểm: • Giá rẻ (5VCD giá 10.000 VNĐ, 1DVD giá 7000 VNĐ) • Phong phú nhiều chủng loại nên đĩa lậu được tiêu thụ ở mức cao. • Hình thức vi phạm ngày càng tinh vi, từ lén lút đến công khai phát hành khắp nơi, ngang nhiên bất chấp luật pháp.

  14. Nghị định 75/2010/NĐ-CP về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động văn hóa :

  15. Cách xử lý? • Xử phạt áp dụng trên hành vi mua băng đĩa phim, không quy định trên một lần mua. =>Một người mua chín cái đĩa không tem, nhãn ra khỏi cửa hàng, sau đó quay lại mua thêm một cái đĩa không tem, nhãn thì lại không xử phạt ??? • Khi phát hiện vi phạm: • Cơ quan chức năng lập biên bản kiểm tra tại chỗ, • Ghi lại số CMND, hẹn người vi phạm lên giải quyết. • Nếu người vi phạm không tới, trên cơ sở CMND, sẽ nhờ địa phương trực tiếp=>khó thực hiện

  16. KIẾN NGHỊ • Kiểm soát thường xuyên các địa điểm kinh doanh băng đĩa, • Tăng cường truy quét thị trường băng đĩa lậu; • Khung xử phạt cứng rắn hơn đối với đối tượng vi phạm; các nhà cung cấp dịch vụ Internet phải có cam kết ngăn chặn nạn chia sẻ trái phép qua mạng … có biện pháp phạt đối với mua dưới 10 đĩa trên 10 đĩa cụ thể, tăng mức tiền phạt, thêm khung hình phạt căn cứ số lượng mua, mức vi pham: • 1đĩa đến 9đĩa: phạt tiền 1 trăm ngàn đến 1 triệu, tạm thu giữ CMND, cảnh cáo trước địa phương. • Trên 10đĩa: tuỳ vào mức độ phạt tiền nặng nhẹ nhưng để hạn chế vi phạm đề nghị thêm bắt giữ 24h hoặc 7ngày,30 ngày tù giam tuỳ vào mức độ vi phạm…

  17. QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP • Hàng giả hàng nhái

  18. QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP SÁNG CHẾ TH: Sử dụng trái phép sáng chế chiếc Máy đùn gạch ở tỉnh ĐăkLăk năm 2003 • Tác giả sáng chế: ông Hoàng Thịnh • Chủ thể vi phạm: Csở sx gạch Việt Mỹ Thời gian giải quyết kéo dài 8 năm, hàng chục lần ông Thịnh phải ra tòa và 6 lần bị hoãn phiên tòa vì những lý do về phía bị đơn, phía các cơ quan, tòa án chưa thống nhất được phương hướng giải quyết vụ kiện => hao tốn rất nhiều tiền cho chi phí đi lại, ăn ở, chi phí thuê luật sư…

  19. Ngày 17/6/2010, phiên toà sơ thẩm được mở ra. Cơ sở Việt Mỹ đã xâm phạm quyền đối với giải pháp hữu ích của ông Hoàng Thịnh và buộc phải bồi thường cho ông Hoàng Thịnh 412 triệu đồng (351 triệu đồng tiền vi phạm bản quyền và 61 triệu đồng chi phí luật sư). Các cơ quan chức năng còn đùn đẩy trách nhiệm và thiếu linh hoạt đồng bộ trong khâu quản lý, xử lý vi phạm. Bên cạnh đó, nhận thức của người dân về Quyền SHTT còn mơ hồ, không nhận ra được đó là hành vi vi phạm Luật, gây nên những tổn thất không đáng có.

  20. KIỂU DÁNG CÔNG NGHIỆP • Tranh chấp giữa hai Công ty Smartdoor và Austdoor về sản phẩm “thanh kim loại định hình” năm 2008 – 2010. • Công ty Austdoor đã vi phạm kiểu dáng công nghiệp của Smartdoor và bị phạt trên 300 triệu đồng. • Cục SHTT quyết định hủy bỏ một phần hiệu lực Văn bằng của Ausdoor, loại bỏ các phương án không có sự khác biệt đáng kể so với Văn bằng của Smartdoor.

  21. NHẬN XÉT • Các chế tài xử phạt còn quá nhẹ, chưa đủ răn đe, =>các doanh nghiệp vi phạm nhiều lần. • Năng lực giám định của các cơ quan chức năng, năng lực hiểu biết về quyền SHTT của các doanh nghiệp chưa cao =>khó khăn trong vấn đề cấp bằng bảo hộ SHTT. • Sự phối hợp giữa các cơ quan thực thi như tòa án, quản lý thị trường, cảnh sát kinh tế, thanh tra khoa học, hải quan... còn lỏng lẻo, thiếu thống nhất => nguyên nhân khiến cho việc xử lý các vi phạm chưa thật triệt để và có hiệu quả.

  22. KIẾN NGHỊ • Đốivới các cơ quan chức năng: • Cần có sự phối hợp chặt chẽ để có cách xử lý phù hợp, tránh tình trạng kéo dài thời gian gây tổn thất kinh tế cho cá nhân cũng như tổ chức. • Đưa ra các quy định nghiêm ngặt: tước giấy phép ĐKKD của doanh nghiệp, tăng mức xử phạt… • Các doanh nghiệp : • Thành lập những bộ phận chuyên làm công việc thiết kế, tạo dựng sản phẩm • Đăng ký bảo hộ cho những phát minh sáng chế cũng như sự độc quyền về nhãn hiệu sản phẩm, bảo vệ quyền lợi và uy tín của doanh nghiệp.

  23. QUYỀN ĐỐI VỚI GIỐNG CÂY TRỒNG • Vấn đề này còn khá mới, hầu hết mọi người chưa thể nhận thức đầy đủ và am hiểu tường tận. Việc vi phạm trong lĩnh vực này chưa thật sự nổi trội và nếu có cũng chưa nhận được sự quan tâm sâu sắc của các cơ quan chức năng. • Tháng 12/2006, Việt Nam mới tham gia Công ước quốc tế về Bảo hộ giống cây trồng mới (UPOV). Trước đó một số tác giả đã bán bản quyền giống cây trồng cho DN theo Luật SHTT.

  24. QUYỀN ĐỐI VỚI GIỐNG CÂY TRỒNG • TH: PGS Nguyễn Văn Hoan, Trường ĐH Nông nghiệp I, bán bản quyền giống lúa lai 2 dòng Việt lai 20 cho Công ty CP Nông nghiệp công nghệ cao Hải Phòng. • Theo thỏa thuận, ông Hoan chỉ đồng ý bán bản quyền SX hạt lai F1 cho Công ty ( không bán bản quyền dòng bố mẹ - PV). Vụ mùa 2007, một đơn vị khác đã dùng giống bố R20 để SX hạt lai F1 (tổ hợp VL 20) khiến Công ty này khởi kiện việc vi phạm bản quyền. =>Nguyên nhân ở đây là gì???

  25. KẾT QUẢ VÀ KIẾN NGHỊ • Việc bán bản quyền giống cây ở nước ta còn nhiều lỏng lẻo và bất cập. Việc “mua đứt bán đoạn” không chặt chẽ khiến doanh nghiệp phải chịu thiệt thòi. • Tác giả nên cân nhắc khi quyết định bán công trình của chính mình. Nghiên cứu tìm hiểu kĩ càng về luật SHTT nhằm tránh những sai lầm đáng tiếc, gây tổn thất cho tác giả cũng như nhà nước.

  26. ĐÁNH GIÁ • Luật SHTT • Chưa hoàn thiện về nội dung phạt và mức độ phạt • Chưa đến tay người dân- người sáng chế hay đối tượng vi phạm do sự thiếu hiểu biết. • Có hiểu biết nhưng một số đối tượng vẫn muốn lẫn tránh, cố ý vi phạm. • Còn gây sự nhằm lẫn cho người dân như thế nào là quyền SHTT ? Thế nào là quyền liên quan ? • Quyền SHTT bảo hộ cái gì và những ai?

  27. Phổ biến rộng rãi luật SHTT bằng: tờ rơi, áp phích, báo, đài, internet… một cách rộng hơn và đến tay những doanh nhân, doanh nghiệp, cá nhân, tổ chức để có thể bảo hộ kịp thời. Xử lý các vấn đề vi phạm một cách nghiêm khắc hơn và quá trình xử lý phải chặt chẽ hơn nhằm làm gương tránh vi phạm. Mở hiệp hội hoặc cơ quan xử lý, tuyên truyền về quyền SHTT tại mỗi địa phương ( huyện, tỉnh,…) Cần học hỏi kinh nghiệm xử lý vi phạm và bảo hộ SHTT của các quốc gia khác nhằm hoàn thiện khung pháp lý Việt Nam. GIẢI PHÁP

  28. KẾT LUẬN • Luật SHTT đã ban hành được 5 năm, thế nhưng hiệu quả áp dụng chưa cao. Trên đây chỉ là một số ít trong số rất nhiều những hành vi vi phạm. Các cơ quan chức năng cần có thêm những quy định chặt chẽ phù hợp với thực tế để có thể ngăn chặn kịp thời và giảm thiểu các hành vi vi phạm, góp phần hoàn thiện hệ thống luật, tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho đầu tư và phát triển kinh tế.

  29. CÁM ƠN SỰ THEO DÕI CỦA CÔ VÀ CÁC BẠN !

More Related