210 likes | 399 Views
TỔNG KẾT THỜI TIẾT THÁNG 7/2009 NGƯỜI THỰC HIỆN: ĐỖ NAM TIẾN. I> HOÀN LƯU KHÍ QUYỂN THỰC TẾ II> THỜI TIẾT THỰC TẾ TẠI VIỆT NAM III> NHẬN ĐỊNH XU THẾ THỜI TIẾT THÁNG 8/2009 IV> TÌNH HOẠT ĐỘNG BAY THÁNG 7/2009. HOÀN LƯU KHÍ QUYỂN THỰC TẾ THÁNG 7/2009. 1> MẶT ĐẤT
E N D
TỔNG KẾT THỜI TIẾT THÁNG 7/2009NGƯỜI THỰC HIỆN: ĐỖ NAM TIẾN I> HOÀN LƯU KHÍ QUYỂN THỰC TẾ II> THỜI TIẾT THỰC TẾ TẠI VIỆT NAM III> NHẬN ĐỊNH XU THẾ THỜI TIẾT THÁNG 8/2009 IV> TÌNH HOẠT ĐỘNG BAY THÁNG 7/2009
HOÀN LƯU KHÍ QUYỂN THỰC TẾ THÁNG 7/2009 1> MẶT ĐẤT Tháng 7 là giai đoạn của sự thịnh hành của gió mùa mùa hạ. Áp thấp Ấn-Miến tiếp tục khơi sâu và hoạt động rộng khắp lục địa Đông Nam Á và Biển Đông. Rãnh gió mùa có hướng tây bắc-đông nam, khơi sâu và trải dài từ Ấn-Miến sang tận phía đông lãnh thổ Philippines; phần Đông của rãnh đã dịch lên phía bắc cao hơn so với của tháng 6.
Thuộc hệ thống rãnh gió mùa, một tâm áp thấp nóng tồn tại hầu như cả tháng trên khu vực Bắc Bộ. Trường gió tây nam hoặc tây khống chế hầu hết lảnh thổ Việt Nam, tốc độ gió có lúc đạt 10-15m/s. Trong 10 ngày đầu của tháng 7/2009 là khoảng thời gian xảy ra gián đoạn gió mùa tây nam do sự xuất hiện một sống áp cao trên khu vực Thái Lan –Campuchia.
2> TRÊN CAO: 850-500mb Sự ảnh hưởng của áp cao Thái Bình Dương đã lùi xa về phía đông, nhường lại cho sự khống chế của áp cao Nam Bán Cầu. Rãnh thấp hướng tây bắc-đông nam kéo dài từ Ấn-Miến đến Biển Đông. Có một số ngày Áp cao Thái Bình Dương lấn về phía tây đến tận lảnh thổ Việt Nam, làm cho rãnh thấp bị biến điệu và mất đi sự liền lạc của nó.
3> NHẬN XÉT Trong tháng 7/2009, rãnh gió mùa hoạt động mạnh nhất khi: cơn áp thấp nhiệt đới xuất hiện trên Biển Đông từ ngày 09-13/7 và cơn bão nhiệt đới Molave xuất hiện trên Biển Đông từ ngày 17-19/7, cả hai đều đổ bộ vào Trung Quốc. Nhìn chung hoàn lưu khí quyển thực tế của tháng 7/2009 là tương đồng so với trung bình nhiều năm.
THỜI TIẾT THỰC TẾ TẠI VIỆT NAM TRONG THÁNG 7/2009 1> BẮC BỘ: ảnh hưởng thường xuyên bởi áp thấp nóng, thời tiết khô nóng, mưa dông cục bộ, rải rác. 2> TRUNG BỘ: chịu hiệu ứng phơn bởi trường gió tây/tây nam, thời tiết khô hạn, mưa dông cục bộ và rải rác. 3> NAM BỘ: trường gió tây nam/tây mạnh và dày, mưa dông trên diện rộng, nhiều ngày, nhất là khi có áp thấp nhiệt đới hay bão xuất hiện trên Biển Đông.
Số ngày có mưa tại các cảng hàng không Miền Nam: + Khu vực CHK Tân Sơn Nhất: 26/31 ngày có mưa, trong đó 4 ngày tầm nhìn dưới 1000m. + CHK Buôn Ma Thuột: 21/31 ngày có mưa + CHK Liên Khương: 18/31 ngày có mưa. + CHK Phú Quốc: 19/31 ngày có mưa. + CHK Rạch Giá: 21/31 ngày có mưa. + CHK Cần Thơ: 29/31 ngày có mưa. + CHK Côn Sơn: 16/31 ngày có mưa. + CHK Cà Mau: 25/31 ngày có mưa.
NHẬN ĐỊNH XU THẾ THỜI TIẾT THÁNG 8/2009 Áp thấp Ấn-Miến tiếp tục khơi sâu và hoạt động rộng về phía đông. Rãnh gió mùa hướng tây bắc-đông nam dịch lên cao hơn khoảng ngang 19-20N, hoạt động mạnh hơn thành dải hội tụ nhiệt đới với tần suất bão và áp thấp nhiệt đới cao hơn tháng 7. Có khả năng xuất hiện bão kép trên Biển Đông. Vào cuối tháng 8/2009, sau khi vị trí lưỡi áp cao Thái Bình Dương lùi về phía đông, đạt vị trí cao nhất thì sẽ lấn trở lại về phía tây cùng với sự hạ xuống vị trí thấp hơn của dải hội tụ nhiệt đới làm cho thời tiết tại Việt Nam và trên Biển Đông sẽ xảy ra phức tạp hơn.
TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG BAY TRONG THÁNG 7/2009 1> CÁC CHUYẾN BAY CHỜ TẠI TÂN SƠN NHẤT DO THỜI TIẾT: Chiều ngày 21/7: 10 chuyến bay chờ là SQ178, AF164, 3K553, BL595, BL521, VN822, VN816, VN941, VN453, TR328. Chiều ngày 28/7: 04 chuyến bay chờ là MH758, VN481, VN740, VN756 (sau đó đáp sân giải trợ Cam Ranh).
2> CÁC CHUYẾN BAY PHẢI ĐÁP SÂN BAY GIẢI TRỢ DO THỜI TIẾT Chiều ngày 1/7: VN338 đến Buôn Ma Thuột, phải đáp sân bay Cam Ranh. Sáng ngày 4/7: VN342 đến Pleiku, phải đáp sân bay Buôn Ma Thuột. Sáng ngày 11/7: VN473 đến Phú Quốc, phải đáp sân bay Rạch Giá. Chiều ngày 28/7: VN756 bay chờ tại Tân Sơn Nhất, sau đó phải đáp sân bay Cam Ranh.
3> CÁC CHUYẾN BAY PHẢI QUAY LẠI TÂN SƠN NHẤT DO THỜI TIẾT Sáng ngày 12/7: VN485 từ Rạch Giá đến Phú Quốc, phải quay lại Rạch Giá. Chiều ngày 13/7: VN466 (đến Liên Khương). Chiều ngày 15/7: VN466 (đến Liên Khương). Sáng ngày 16/7: VN473 ( đến Phú Quốc). Chiều ngày 16/7: VN4813 ( đến Phú Quốc). Chiều ngày 30/7: VN466 ( đến Liên Khương, gió mạnh 17KT).
4> CÁC CHUYẾN BAY BỊ CHẬM GIỜ CẤT CÁNH DO THỜI TIẾT Buổi sáng vào các ngày 10, 13, từ 15 đến 22; từ 24 đến 30: VN342 đi Pleiku phải chậm giờ cất cánh vì thời tiết tại Pleiku xấu. Chiều ngày 11/7: 0V9802 (đi Côn Sơn). Sáng ngày 16/7: VN473 (đi Phú Quốc).