430 likes | 725 Views
KẾT LUẬN HỘI NGHỊ LẦN THỨ BA BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG ĐẢNG KHÓA XI. MỞ ĐẦU. BCHTW Đảng KXI đã họp lần thứ ba từ ngày 6 đến ngày10/10/2011.
E N D
KẾT LUẬNHỘI NGHỊ LẦN THỨ BA BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG ĐẢNG KHÓA XI
MỞ ĐẦU • BCHTW Đảng KXI đã họp lần thứ ba từ ngày 6 đến ngày10/10/2011. • BCH đã tán thành các nội dung do Ban Cán sự Đảng Chính phủ trình bày về tình hình KT-XH, tài chính - ngân sách năm 2006-2010 và năm 2011; kế hoạch phát triển KT-XH, TC-NS (2011-2015) và năm 2012. • Hội nghị đã quyết định ban hành 3 văn bản quan trọng về thi hành Điều lệ Đảng nhằm tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong Đảng, nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên.
1.TÌNH HÌNH TRONG NƯỚC VÀ THẾ GIỚI • Tình hình khủng hoảng nợ công và lạm phát tăng cao ở nhiều nước đã làm chậm quá trình phục hồi KTTG, đang tiếp tục gây khó khăn và có nguy cơ đẩy KTTG rơi vào cuộc suy thoái mới. • GDP các nước CN giảm từ 3,1% năm 2010 xuống 1,6% năm 2011. GDP nước Mỹ chỉ tăng 1,3%; Nhật Bản 0,2%. • Hệ thống tài chính toàn cầu mong manh, nợ nầng gia tăng chồng chất (nợ công EU chiếm 89%GDP, có 27 thành viên có mức nợ công vượt quá ngưỡng an toàn 60%; Mỹ 98%; CÁ sẽ chịu ảnh hưởng trực tiếp nếu Mỹ vỡ nợ (*). Trung quốc & Nhật bản sở hữu 2000/3000 tỷ USD dự trữ ngoại tệ dưới hình thức trái phiếu).
Thất nghiệp tăng ở mức khá cao (6,1% lực lượng LĐ, riêng khối EU: 9,1%, Pháp: 9,3%, Mỹ: 9%). • Lạm phát diễn ra nghiêm trọng, mang tinh toàn cầu. (Tỷ lệ lạm phát ở Mỹ: 3,2%; Ucraina: 8,6%; Brazin: 6,6% ;Nigieria: 10,6%; Inđônêssia: 5,7%; Venezuela: 25,1%; Ấn Độ: 8,3%; Khu vực EURO: 2,7%; Nga: 8,6%). • Đồng Đô la Mỹ suy yếu, giá vàng liên tục nhẩy múa. • Năm 2011 đã đi qua với rất nhiều biến động về kinh tế, chính trị và những khó khăn về thiên tai mà cả thế giới phải đối mặt. • Do vậy, dự báo năm 2012 vẫn là năm có nhiều khó khăn, thách thức đối với nền KT nước ta, nhất là trước yêu cầu khắc phục những yếu kém của nền KT, đổi mới và phát triển ở tầm chiến lước mới.
Ảnh hưởng của KTCT thế giới đối với Việt Nam • Gây áp lực gia tăng lạm phát và nhập siêu (nhập khẩu lạm phát từ bên ngoài vào trong nước) • Xuất khẩu hàng hóa gặp khó khăn (do thị trường bị suy giảm và ảnh hưởng giá đầu vào cao) • Sản xuất kinh doanh gặp khó khăn (do sản xuất trong nước phụ thuộc vào nhập khẩu) • Thu hút đầu tư nước ngoài bị ảnh hưởng, (vốn đăng ký giảm 26%)
2. THÀNH TỰU KINH TẾ - XÃ HỘI • Đã khắc phục nhiều khó khăn, thách thức, đạt được một số kết quả bước đầu quan trọng như: - Tốc độ tăng GDP 9 tháng đầu năm 2011 đạt 5,76%, cả năm ước đạt 6%; - Sản xuất NN phát triển khá toàn diện, đạt mức kỷ lục về sản lượng lương thực và xuất khẩu gạo; - Sản xuất công nghiệp tăng trưởng khá; - Khu vực dịch vụ tiếp tục có bước phát triển; - Chỉ số giá tiêu dùng có xu hướng giảm; - Thu ngân sách và xuất khẩu tăng cao; bội chi ngân sách và nhập siêu giảm dần; thị trường ngoại hối và tỉ giá ngoại tệ từng bước ổn định, …
10 sự kiện của KT Việt Nam năm 2011 1.Kinh tế đạt tốc độ tăng trưởng khá, nhưng chưa có sự chuyển biến rõ rệt về chất lượng tăng trưởng. 2. Kim ngạch xuất khẩu tăng với tốc độ cao. 3. Thu NS tăng; Bội chi NS và nợ công giảm. 4. Thị trường tiền tệ có những bất ổn đầu năm, nhưng cả năm đạt được nhiều mục tiêu đề ra. 5. Lạm phát vượt 18%. 6. Tín dụng đen vỡ nợ dây chuyền. 7. Giá vàng lập kỷ lục 49 triệu đồng/lượng. 8.Thị trường BĐS ảm đạm, tạo phản ứng dây chuyền. 9. Ba ngân hàng thương mại đầu tiên phải tái cơ cấu. 10. Nền kinh tế tụt hạng về năng lực cạnh tranh, vài chục ngàn doanh nghiệp đã phải dừng hoạt động.
3.NHỮNG KHÓ KHĂN, HẠN CHẾ • KT-XH vẫn đứng trước nhiều khó khăn, thách thức. • Kinh tế vĩ mô chưa thật ổn định: lạm phát vẫn ở mức cao, tiềm ẩn nguy cơ bùng phát; nợ công tăng nhanh, áp lực đối với tỉ giá còn lớn; thị trường tài chính, bất động sản giảm sút, tiềm ẩn nhiều rủi ro. • Việc đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền KT còn chậm. • Đời sống của nhân dân, nhất là người nghèo, các đối tượng chính sách xã hội, …gặp nhiều khó khăn. • Lĩnh vực giáo dục - đào tạo, y tế, văn hóa còn nhiều bất cập. • Tai nạn và ùn tắc giao thông chưa giảm, còn xảy ra nhiều vụ tai nạn nghiêm trọng. • Số vụ tội phạm, tệ nạn XH gia tăng, gây bức xúc…
4. NGUYÊN NHÂN 4.1.Nguyên nhân khách quan • Do tác động của khủng hoảng tài chính, suy thoái KT toàn cầu; 4.2.Nguyên nhân chủ quan • Do những yếu kém của nội tại nền KT với mô hình tăng trưởng và cơ cấu KT lạc hậu, kém hiệu quả, kéo dài chậm được khắc phục. • Do những hạn chế, khuyết điểm trong lãnh đạo, quản lý, điều hành của các cấp, các ngành, đặc biệt là trong điều hành chính sách tiền tệ, tài khoá; quản lý quy hoạch, đầu tư, đất đai, tài nguyên, thị trường bất động sản...
II. QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN TƯ TƯỞNG CHỈ ĐẠO ĐỊNH HƯỚNG MỤC TIÊU CHỈ TIÊU CHỦ YẾU
1.QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN 1.1.Phải nắm vững và giải quyết tốt mối quan hệ: • Giữa tốc độ tăng trưởng với chất lượng phát triển; • Giữa tăng trưởng cao và ổn định kinh tế vĩ mô; • Giữa kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô với đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế; • Giữa phát triển kinh tế với phát triển văn hoá; • Thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội, bảo đảm an sinh xã hội.
1.QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN 1.2.Trong năm 2012 và những năm tiếp theo, ưu tiên hàng đầu cho việc: • Kiềm chế lạm phát, ổn định KT vĩ mô và bảo đảm an sinh xã hội gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền KT; • Tạo tiền đề vững chắc cho tăng trưởng cao hơn ở những năm cuối của kế hoạch 5 năm. 1.3.Cần phát huy tốt hơn nữa vai trò có ý nghĩa quyết định của Nhà nước trong kiến tạo, điều tiết sự phát triển của nền KTTTĐHXHCN trên cơ sở tôn trọng, vận dụng đầy đủ, đúng đắn các quy luật .
1.QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN 1.4. Ưu tiên huy động và phân bổ nguồn lực bảo đảm thực hiện thành công ba khâu đột phá Chú trọng phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn; phát triển văn hóa - xã hội, y tế, giáo dục - đào tạo, khoa học - công nghệ và chủ động ứng phó với thiên tai, dịch bệnh, nước biển dâng do biến đổi khí hậu toàn cầu.
II.MỤC TIÊU, CHỈ TIÊU CHỦ YẾU 2.1.Mục tiêu tổng quát của 5 năm 2011-2015 theo tinh thần Đại hội XI đã xác định là: • Phát triển KT nhanh, bền vững gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng và cơ cấu lại nền KT theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh. • Bảo đảm phúc lợi XH và an sinh XH, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. • Bảo vệ tài nguyên, môi trường và chủ động ứng phó với tác động của biến đổi khí hậu. • Tăng cường hoạt động đối ngoại và nâng cao hiệu quả hội nhập quốc tế. • Bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ; giữ vững ổn định CT, bảo đảm ANQG, trật tự ATXH. Tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại.
2.2.Mục tiêu tổng quát của năm 2012 • Ưu tiên kiềm chế lạm phát, ổn định KT vĩ mô, duy trì tăng trưởng ở mức hợp lý gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng và cơ cấu lại nền KT; • Nâng cao chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền KT; • Bảo đảm phúc lợi XH và an sinh XH, cải thiện đời sống nhân dân; • Giữ vững ổn định CT, củng cố QP, bảo đảm AN, TTATXH; nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế.
III. ĐỊNH HƯỚNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU
3.1.PHƯƠNG HƯỚNG NĂM 2012 • Tất cả các chính sách, giải pháp phải tập trung phát huy sức mạnh của cả HTCT, khẩn trương khắc phục những nguyên nhân gây trở ngại cho sự phát triển, nhất là N/nhân chủ quan. • Thực hiện chính sách tiền tệ chặt chẽ, chính sách tài khoá thắt chặt, thực hiện nghiêm việc cắt giảm và chấn chỉnh đầu tư công, • Tạo thuận lợi cho sản xuất, kinh doanh, hỗ trợ có chọn lọc cho những ngành, lĩnh vực quan trọng và các doanh nghiệp có tiềm năng phát triển.
Phải tái cơ cấu nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh • Đây là nội dung quan trọng nhất, nhiệm vụ rất lớn và phức tạp, đòi hỏi phải được triển khai thực hiện đồng bộ ở các ngành, trong cả nước, từng địa phương, đơn vị cơ sở trong nhiều năm.
3.2. PHƯƠNG HƯỚNG 2012 - 2015 3.2.1.Tập trung 3 lĩnh vực quan trọng nhất • Tái cấu trúc đầu tư với trọng tâm là đầu tư công; • Cơ cấu lại thị trường tài chính với trọng tâm là tái cấu trúc hệ thống ngân hàng thương mại và các tổ chức tài chính; • Tái cấu trúc doanh nghiệp nhà nước mà trọng tâm là các tập đoàn kinh tế và tổng công ty nhà nước. Cụ thể như sau:
Tái cấu trúc đầu tư với trọng tâm là đầu tư công • Tiếp tục đổi mới tư duy và phương pháp xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch nhằm: • Huy động, phân bổ, sử dụng hiệu quả nhất, theo thứ tự ưu tiên hợp lý nhất các nguồn lực của NN và XH, nguồn lực bên ngoài cho phát triển theo quy họach. • Chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và CS đầu tư phải có tầm nhìn xa, không bị “tư duy nhiệm kỳ”, tư tưởng cục bộ, bệnh thành tích, lợi ích nhóm chi phối.
Khẩn trương soát xét hệ thống PL, CS, cơ chế quản lý đầu tư nói chung và đầu tư công nói riêng, đặc biệt là phân cấp đầu tư. • Khẩn trương xây dựng tiêu chí, thứ tự ưu tiên để làm cơ sở cho việc phê duyệt hoặc từ chối phê duyệt các dự án đầu tư. • Khắc phục tình trạng phát triển quá mức các khu CN, cụm CN, KT; khai thác quá mức tài nguyên, khoáng sản, phê duyệt quá nhiều dự án vượt nguồn vốn hiện có… • Nội dung kế hoạch phát triển KT-XH phải hội đủ các yếu tố huy động vốn, phát triển KHCN, sự đồng bộ về CS, giải pháp khả thi.
Cơ cấu lại thị trường tài chính với trọng tâm là tái cấu trúc hệ thống ngân hàng thương mại và các tổ chức tài chính • Cần đổi mới và nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý NN đối với thị trường, khắc phục tình trạng đô la hoá, kiểm soát chặt chẽ nợ công, nợ xấu, vốn đầu tư nước ngoài; • Từng bước giảm cung cấp vốn cho đầu tư phát triển từ hệ thống NHTM; • Giảm nhanh số lượng NHTM và tổ chức tài chính yếu kém; sáp nhập, hợp nhất các NHTM, các tổ chức tài chính nhỏ để đảm bảo an toàn.
Tái cấu trúc doanh nghiệp nhà nước mà trọng tâm là các tập đoàn kinh tế và tổng công ty nhà nước • Quán triệt và thực hiện các quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp đổi mới DNNN. • Chấm dứt tình trạng đầu tư dàn trải ra ngoài ngành, ngoài lĩnh vực SXKD trước 2015. • Tập trung phát triển những lãnh vực then chốt thuộc các ngành KTKT liên quan đến kết cấu hạ tầng, dịch vụ công, ổn định KT vĩ mô. • Chuyển hình thức hoạt động của các DNNN theo mô hình CTyCP, Cty TNHH. • Các tập đoàn KT, tổng Cty cần xây dựng đề án tái cấu trúc và phương an nhân sự kể cả thuê mướn N.ngoài.
3.2.2. Định hướng chính sách, biện pháp bảo đảm an ninh lương thực gắn với bảo vệ môi trường sinh thái, bảo đảm an ninh năng lượng và giữ vững ổn định chính trị, an ninh trật tự, an toàn xã hội. • Tiếp tục đẩy mạnh việc thực hiện NQ HN TW 7 (K.X) về NN, ND, NT; • Kiên quyết giữ 3,8 triệu ha đất trồng lúa; • Có chính sách điều tiết NS hợp lý đối với vùng đồng bằng, nhất là vùng ĐBSCL để các vùng này chuyên tâm SX, CB lúa gạo và các hàng NSTP khác, đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu... • Tập trung và ưu tiên phát triển NNCN cao.
3.2.3.Đi đôi với phát triển KT, cần quan tâm thực hiện các mục tiêu XH • Áp dụng đồng bộ các CS, biện pháp phát triển KT gắn với phát triển VH, thực hiện tiến bộ và công bằng XH, tạo việc làm, XĐGN,… • Đổi mới toàn diện GD&ĐT, nâng cao chất lượng NNL, nhất là nhân lực lãnh đạo, Q. lý; • Nâng cao chất lượng GD, nhất là bậc ĐH, chuyển từ đào tạo theo chiều rộng sang chiều sâu, quan tâm đặc biệt đến đào tạo nghề, thực hiện XHH giáo dục… • Đẩy mạnh phát triển KH-CN, nghiên cứu ứng dụng, chuyển giao CN gắn với SX.
3.2.4. Giải quyết những vấn đề gây bức xúc của nhân dân, nhất là trong việc giải toả đền bù, thu hồi đất và những tiêu cực trong giáo dục - đào tạo, chăm sóc sức khỏe nhân dân…; • Siết chặt trật tự kỷ cương, đẩy mạnh đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, đẩy lùi các tệ nạn, tiêu cực xã hội, tai nạn GT; • Phòng, chống các loại tội phạm; 3.2.4.Bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ quốc gia. 3.2.5. Hội nghị đã cho ý kiến hoàn chỉnh và quyết định ban hành 3 văn bản quan trọng về thi hành Điều lệ Đảng DANGVIENKHONG DUOCLAM.ppt
MỞ ĐẦU • Để tăng cường kỷ cương, kỷ luật của Đảng và giữ gìn phẩm chất chính trị, đạo đức cách mạng, tính tiền phong gương mẫu của đảng viên, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức đảng, BCH TW quy định những điều ĐV không được làm.
Nói, làm trái hoặc không thực hiện Cương lĩnh CT, Điều lệ Đảng, nghị quyết, chỉ thị, quy định, quyết định, kết luận của Đảng; làm những việc mà pháp luật không cho phép. • Cung cấp, để lộ, làm mất hoặc viết bài, đăng những thông tin, tài liệu bí mật của Đảng và NN hoặc những việc chưa được phép công bố; tàng trữ, tuyên truyền, tán phát hoặc xúi giục người khác tuyên truyền, tán phát thông tin, tài liệu dưới mọi hình thức để truyền bá những quan điểm trái với đường lối của Đảng, pháp luật của NN.
3.Viết bài, cho đăng tải tin, bài sai sự thật, vu cáo, bịa đặt hoặc quy kết về tội danh, mức án trước khi xét xử, không đăng tải ý kiến phản hồi, cải chính theo quy định. Sáng tác, sản xuất, tàng trữ, tán phát các tác phẩm, công trình VH, NT không lành mạnh, mang tính kích động gây ảnh hưởng xấu trong XH; tán phát bài viết, hồi ký không đúng sự thật. 4.Tổ chức, xúi giục, tham gia các hoạt động bè phái, chia rẽ, cục bộ gây mất đoàn kết nội bộ; Lợi dụng việc phát ngôn, nhân danh việc phản ánh, góp ý kiến đối với Đảng để đả kích, vu cáo, xúc phạm, nhận xét, đánh giá tuỳ tiện đối với người khác. Đe doạ, trù dập, trả thù người tố cáo, phê bình, góp ý.
5.Tố cáo mang tính bịa đặt; viết đơn tố cáo giấu tên, mạo tên. Cùng người khác tham gia viết, ký tên trong một đơn tố cáo. Tổ chức, tham gia kích động, xúi giục, mua chuộc, cưỡng ép người khác khiếu nại, tố cáo. Cố ý gửi hoặc tán phát đơn khiếu nại, tố cáo đến những nơi không có thẩm quyền giải quyết. 6.Tổ chức, tham gia các hội trái quy định của PL; biểu tình, tập trung đông người gây mất AN,TT. 7. Đảng viên tự ứng cử, nhận đề cử và đề cử các chức danh của tổ chức NN, MTTQ, các tổ chức CT-XH khi chưa được tổ chức đảng có thẩm quyền cho phép.
8.Quan liêu, thiếu trách nhiệm, bao che, báo cáo sai sự thật, lạm quyền, nhũng nhiễu. • Thiếu trách nhiệm để cơ quan, đơn vị, địa phương do mình trực tiếp phụ trách xảy ra tình trạng mất đoàn kết, tham nhũng, buôn lậu, lãng phí, thất thoát tài sản và các tiêu cực khác. • Có hành vi để bố, mẹ, vợ (chồng), con, anh, chị, em ruột thực hiện các dự án, kinh doanh các ngành nghề thuộc lĩnh vực hoặc đơn vị do mình trực tiếp phụ trách trái quy định. • Biết mà không báo cáo, phản ảnh, xử lý các hành vi tham nhũng; không thực hiện các quy định về bảo vệ người chống tham nhũng.
9. Làm trái quy định trong những việc: quản lý nhà, đất, tài sản, vốn, tài chính của Đảng và Nhà nước; huy động vốn và cho vay vốn tín dụng; thẩm định, phê duyệt, đấu thầu dự án; thực hiện chính sách an sinh xã hội, cứu trợ, cứu nạn; công tác kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, các quy định trong hoạt động tố tụng. 10. Can thiệp, tác động đến tổ chức, cá nhân để bản thân hoặc người khác được bổ nhiệm, đề cử, ứng cử, đi học, đi nước ngoài trái quy định. • Lợi dụng chức vụ được giao để chiếm dụng, vay, mượn tiền, tài sản của đối tượng trực tiếp quản lý trái quy định. • Ép buộc, mua chuộc cá nhân hoặc tổ chức để bao che, giảm tội cho người khác.
11.Chủ trì, tham mưu, đề xuất, tham gia ban hành các văn bản trái quy định. Tạo điều kiện hoặc có hành vi để bố, mẹ, vợ (chồng), con, anh, chị, em ruột lợi dụng chức vụ, vị trí công tác của mình nhằm trục lợi. 12. Đưa, nhận, môigiới hối lộ; môi giới làm thủ tục hành chính hoặc lợi dụng vị trí công tác để môi giới hưởng thù lao dưới mọi hình thức trái quy định; đưa, nhận hoa hồng hoặc môi giới đưa, nhận hoa hồng trái quy định. 13.Báo cáo, lập hồ sơ, kê khai lý lịch, lịch sử bản thân không trung thực; kê khai tài sản, thu nhập không đúng, quy định; mở tài khoản ở nước ngoài trái quy định; tham gia hoạt động rửa tiên.
14. Tổ chức du lịch, tặng quà, giải trí để lợi dụng người có trách, nhiệm dẫn đến việc ban hành quyết định sai, có lợi riêng cho bản thân hoặc tổ chức, cơ quan, doanh nghiệp mà mình tham gia. 15. Dùng công quỹ để thăm viếng, tiếp khách, tặng quà, xây dựng công trình, mua sắm trang thiết bị, phương tiện làm việc, đi lại, thông tin liên lạc vượt quá tiêu chuẩn, định mức hoặc trái quy định. • Chiếm giữ, cho thuê, cho mượn tài sản, cho vay quỹ của NN, cơ quan, đơn vị tổ chức được giao quản lý, sử dụng trái quy định.
16.Tự mình hoặc có hành vi để bố, mẹ, vợ (chồng), con, anh, chị, em ruột đi du lịch, tham quan, học tập, chữa bệnh ở trong nước hoặc ngoài nước bằng nguồn tài trợ của tổ chức trong nước hoặc tổ chức, cá nhân nước ngoài khi chưa được phép của cơ quan có thẩm quyền. 17.Tổ chức, tham gia đánh bạc dưới mọi hình thức; cho vay trái quy định của PL; sử dụng các chất ma tuý; uống rượu, bia đến mức bê tha và các tệ nạn XH khác. • Vi phạm đạo đức nghề nghiệp; có hành vi bạo lực trong gia đình, vi phạm CS dân số và KH hoá GĐ, sống chung với người khác như vợ chồng; bản thân hoặc để con kết hôn với người nước ngoài trái quy định.
18.Mê tín, hoạt động mê tín (đốt đồ mã, hành nghề đồng cốt, thầy cúng, thầy bói). Lập đền, miếu, nơi thờ tự của các tôn giáo trái phép; ủng hộ hoặc tham gia tôn giáo bất hợp pháp; tham gia các tổ chức do tôn giáo lập ra chưa được cấp có thẩm quyền cho phép. Lợi dụng tín ngưỡng để trục lợi. 19. Tổ chức việc cưới, việc tang, các ngày lễ, tết, sinh nhật, kỷ niệm ngày cưới; mừng thọ, mừng nhà mới,lên chức, lên cấp, chuyển công tác xa hoa, lãng phí hoặc nhằm trục lợi.