250 likes | 503 Views
Chương 6 Mô Hình Dữ Liệu Quan Niệm. Faculty of MIS. GV: LÊ THỊ QUỲNH NGA. Nội Dung. Khái niệm về mô hình dữ liệu quan niệm. Vai trò mô hình dữ liệu quan niệm trong phân tích & thiết kế. Ti ến trình Mô hình dữ liệu quan niệm Sơ đồ thực thể kết hợp (ERD).
E N D
Chương 6Mô Hình Dữ Liệu Quan Niệm Faculty of MIS GV: LÊ THỊ QUỲNH NGA
Nội Dung • Khái niệm về mô hình dữ liệu quan niệm. • Vai trò mô hình dữ liệu quan niệm trong phân tích & thiết kế. • Tiến trình Mô hình dữ liệu quan niệm • Sơ đồ thực thể kết hợp (ERD). • Phân biệt giữa các quan hệ nhất nguyên, nhị nguyên & tam nguyên. • Bốn loại quy tắc quản lý.
Mô hình dữ liệu quan niệm • Phương tiện để giao tiếp với người dùng nhằm xác định tính đúng đắn & đầy đủ của yêu cầu thông tin của HT • Mô hình chi tiết ghi nhận cấu trúc dữ liệu tổng thể trong 1 tổ chức • Độc lập với các hệ quản trị CSDL & cách thức sử dụng nó
Tiến trình Mô hình dữ liệu quan niệm • Phân tích tài liệu thu được từ khâu khảo sát • Phát triển 1 mô hình DL cho HT hiện hành • Phát triển 1 mô hình DL quan niệm mới bao gồm tất cả các yêu cầu đối với HT mới • Trong giai đoạn thiết kế, mô hình DL quan niệm được chuyển thành thiết kế vật lý • Tài liệu dự án sẽ kết nối tất cả các bước mô hình dữ liệu & thiết kế thực hiện trong chu kỳ phát triển HT
Sản phẩm mô hình hóa Dữ liệu • Sơ đồ thực thể - kết hợp (ERD): DL trong biểu đồ được mô tả & giải thích chi tiết trong tự điển DL, bao gồm các thuộc tính của DL như tên gọi, bí danh, ý nghĩa, loại dữ liệu, kích cỡ, tần suất, khuôn dạng & thuộc tài liệu nào
Sản phẩm mô hình hóa Dữ liệu • Sản phẩm thứ 2 là tập các mục về đối tượng DL lưu trữ trong tự điển DL • Liên kết DL, tiến trình, & mô hình logic của HTTT. • Các phần tử DL có trong DFD phải có trong mô hình DL & ngược lại. • Mỗi kho DL trong DFD phải liên quan đến đối tượng DL trong mô hình DL.
Các câu hỏi xác định yêu cầu cho Mô hình hóa dữ liệu quan niệm • Các đối tượng / chủ thể của công việc kinh doanh là gì? • Các thực thể dữ liệu & mô tả • Đặc trưng có tính duy nhất để phân biệt giữa các đối tượng / chủ thể của cùng loại là gì? • Khoá chính (Primary keys) • Các đặc trưng mô tả mỗi đối tượng / chủ thể? • thuộc tính & các khóa ngoại • Dữ liệu được sử dụng như thế nào? • Các kiểm soát bảo mật & phân quyền truy xuất cho người sử dụng
Các câu hỏi xác định yêu cầu cho Mô hình hóa dữ liệu quan niệm • Các biến cố xảy ra cho thấy quan hệ giữa các đối tượng? • Các kết hợp & bản số • Có những trường hợp đặc biệt nào ảnh hưởng đến cách kiểm soát biến cố? Liệu các quan hệ có thể thay đổi theo thời gian? (VD: 1 nhân viên có thể thay đổi phòng ban?) • Luật toàn vẹn, bản số tối thiểu, tối đa, thời gian
Giới thiệu Mô hình Thực thể - Kết hợp (ERD) • Sơ đồ ERD • Biểu diễn logic, chi tiết các thực thể, quan hệ & các phần tử dữ liệu của tổ chức hay công việc kinh doanh • Các ký hiệu • Các thực thể (Data entities) • Các kết hợp (Relationships) • Các thuộc tính (Attributes)
Con người, nơi chốn, đối tượng, biến cố hay khái niệm về dữ liệu được duy trì Loại thực thể: tập hợp các thực thể với các đặc trưng chung Bản thể: thực thể cụ thể Quan hệ giữa các bản thể của 1 hay nhiều loại thực thể Tên gọi thuộc tính hay đặc trưng của thực thể
Các Thuộc Tính Định Danh (Identifier Attributes) • Khóa dự tuyển (Candidate key) • Thuộc tính ( hay kết hợp các thuộc tính) xác định 1 cách duy nhất mỗi bản thể của 1 loại thực thể • Định danh (Identifier) • Khóa dự tuyển đã được chọn như đặc trưng xác định duy nhất cho 1 loại thực thể
Các Thuộc Tính Định Danh (Identifier Attributes) • Nguyên tắc chọn thuộc tính định danh • Chọn khóa dự tuyển không thay đổi giá trị. • Chọn khóa dự tuyển không có trị rỗng (null). • Tránh dùng khóa thông minh. • Xem xét việc thay thế giá trị đơn giản đối với các khoá lớn phức tạp.
Thuộc tính đa trị • Thộc tính có thể có nhiều hơn 1 giá trị đối với mỗi bản thể • Biểu diễn trong ERD theo 2 cách: • Hình Ê líp với đường vẽ đôi (double-lined ellipse) • Thực thể yếu (weak entity)
Ví dụ về thực thể & thuộc tính Các thuộc tính đơn giản Thuộc tính định danh: mỗi nhân viên có 1 mã số duy nhất. Thuộc tính đa trị: 1 nhân viên có thể có nhiều kỹ năng.
Bậc số của Kết hợp • Bậc số (Degree): số loại thực thể tham gia vào 1 kết hợp • Có 3 trường hợp • Nhất nguyên (Unary): Giữa 2 bản thể của cùng 1 loại thực thể • Nhị nguyên (Binary): Giữa các bản thể của 2 loại thực thể • Tam nguyên (Ternary): Giữa các bản thể của 3 loại thực thể
Bản số (Cardinality) • Số bản thể của thực thể B có thể hay phải kết hợp với mỗi bản thể của thực thể A • Bản số tối thiểu • Số tối thiểu các bản thể của thực thể B có thể kết hợp với mỗi bản thể của thực thể A • Bản số tối đa • Số tối đa các bản thể của thực thể B có thể kết hợp với mỗi bản thể của thực thể A • Bản số tùy ý & bắt buộc • Chỉ ra có phải 1 bản thể phải hiện hữu hay có thể vắng mặt trong kết hợp
Các Qui tắc quản lý (Business Rules) • Các đặc tả để bảo vệ tính toàn vẹn của mô hình dữ liệu logic • Có 4 loại • Toàn vẹn thực thể (Entity integrity): duy nhất, định danh không rỗng • Ràng buộc toàn vẹn tham khảo (Referential integrity constraints): qui tắc quản lý các quan hệ • Vùng trị (Domains): Các giá trị hợp lệ đối với thuộc tính • Thao tác bẩy (Triggering operations): qui tắc quản lý liên quan đến giá trị thuộc tính
Vùng trị (Domains) • Tập tất cả các loại dữ liệu & khoảng giá trị mà 1 thuộc tính có thể có • Ưu điểm • Kiểm tra các giá trị của 1 thuộc tính là hợp lệ • Bảo đảm các thao tác lấy dữ liệu khác nhau là logic • Giúp nỗ lực bảo toàn các đặc trưng thuộc tính trong mô tả
Thao tác bẩy (Triggering Operations) • Khẳng định hay qui tắc quản lý tính hợp lệ của các thao tác dữ liệu như thêm mới, cập nhật & hủy bỏ • Các thành phần: • Luật người dùng (User rule): phát biểu qui tắc quản lý phải tuân theo bởi trigger • Biến cố (Event): thao tác dữ liệu khởi động thao tác (VD: insert, delete,…) • Tên thực thể (Entity Name): tên thực thể được truy xuất hay sửa đổi • Điều kiện (Condition): điều kiện làm cho thao tác được bẩy • Hành động (Action): hành động thực hiện khi thao tác được bẩy
Các bước xây dựng mô hình dữ liệu quan niệm • Liệt kê, chính xác hoá & lựa chọn các thông tin cơ sở • Xác định các thực thể, các thuộc tính & định danh của nó • Xác định các mối quan hệ & các thuộc tính của nó • Vẽ biểu đồ mô hình thực thể quan hệ • Xác định bản số, chuẩn hóa & thu gọn biểu đồ