640 likes | 653 Views
Huong dan ky thuat do ho hap va chan doan so bo cac trieu chung ho hap ky
E N D
HÔ HẤP KÝ (SPIROMETRY) TRẦN THỨC THIỆN VIỆN Y TẾ CÔNG CỘNG TP. HỒ CHÍ MINH
MỤC TIÊU • Thực hiện hô hấp ký đúng kỹ thuật • Đọc kết quả đo hô hấp ký • Phiên giải kết quả đo
Nội dung: • Hô Hấp ký là gì? • Thực hiện đo HHK • Đọc kết quả một HHK • Thực hành và nhận biết lỗi khi đo HHK
Định nghĩa • Hô hấp ký là phương pháp đo chức năng hô hấp phổ biến nhất trong các xét nghiệm thăm dò chức năng phổi • Xét nghiệm này dùng để đánh giá phổi hoạt động như thế nào thông qua việc hít vào và thở ra. • VD: bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD), hen…
• Ưu điểm của máy đo HHK: Tính toán tự động, chính xác, nhanh chóng nhưng phải đảm bảo đường cong đạt chuẩn. Không tích tụ khí Dễ làm sạch • Giới hạn Phụ thuộc vào thao tác của người đo và sự phối hợp của đối tượng được đo. Không đặc hiệu cho từng bệnh lý hô hấp Vài chỉ số biến thiên lớn như FEF 25-75
MỤC ĐÍCH/ CHỈ ĐỊNH Chẩn đoán: - Lượng giá các triệu chứng dấu hiệu lâm sàng hay các xét nghiệm cận lâm sàng bất thường - Khám phát hiện bệnh trên các đối tượng nguy cơ cao (độc hại, hút thuốc lá…) - Đánh giá ảnh hưởng của bệnh lên CNHH: COPD, hen,… - Tiên lượng tiền phẫu, hậu phẫu (MVV test) Theo dõi - Đánh giá các liệu pháp can thiệp hay tiến trình điều trị (VD: sử dụng thuốc dãn phế quản) Lượng giá: mức độ thương tật: bảo hiểm, giám định y khoa
Chống chỉ định của hô hấp ký • Mới bị nhồi máu cơ tim trong vòng 1 tháng • Ho ra máu và không rõ nguồn gốc • Tràn khí màng phổi, lao • Mới phẫu thuật mắt, bụng, lồng ngực • PN mang thai 3 tháng đầu, 3 tháng cuối • Những rối loạn cấp ảnh hưởng đến việc thực hiện test như: nôn, buồn nôn • Huyết áp cao( xuống cộng đồng) • Bệnh nhân không hợp tác (rối loạn tâm thần, giảm thính lực..)
MỤC ĐÍCH/CHỈ ĐỊNH • Trong lĩnh vực bệnh nghề nghiệp: - Thăm dò chức năng hô hấp hàng năm cho các công nhân trong một số ngành nghề: *Hóa chất: sơn.. * May mặc, dệt (có bụi bông) * Xi măng * Khai thác đá, quặng…
II. TIẾN HÀNH ĐO HÔ HẤP KÝ 1. Định chuẩn máy. 2. Nhập thông tin bệnh nhân: tuổi, giới, chiều cao, cân nặng 3. Hướng dẫn bệnh nhân cách đo 4. Đo FVC, VC
1. Định chuẩn máy đo HHK • Định chuẩn máy đo CNHH : tiến hành mỗi ngày trước khi đo 30 phút để đảm bảo độ chính xác. • Sử dụng ống định chuẩn đi kèm máy: 3 L hoặc 1 L
2. Chuẩn bị bệnh nhân Bệnh nhân cần tránh: • Hút thuốc lá trong vòng 1 tiếng trước khi đo. • Uống rượu trong vòng 4 tiếng trước khi đo. • Hoạt động mạnh trong vòng 30 phút. • Mặc quần áo chật gây giới hạn sự nở ra của lồng ngực và bụng. • Ăn no trong vòng 2 tiếng trước khi đo. • Không sử dụng thuốc giãn phế quản trước khi đo 6 giờ nếu là loại ngắn hạn hoặc 12 giờ nếu là loại dài hạn.
Chuẩn bị bệnh nhân(tiếp) • Tư thế: – Có thể làm hô hấp ký ở tư thế ngồi hoặc đứng và phải ghi lại trên báo cáo. – Vì lý do an toàn nhiều người thích tư thế ngồi. Nên dùng ghế ngồi có tay dựa và không có bánh xe. – Nếu làm ở tư thế đứng, nên để một ghế ngay sau lưng bệnh nhân – Béo phì, dư cân ở vùng bụng: nên làm ở tư thế đứng • Giải thích rõ mục đích và quy trình thực hiện
Chuẩn bị bệnh nhân (tiếp) • Các giá trị thu được phụ thuộc vào: tuổi, giới, chiều cao, chủng tộc. • Để có được trị số tham khảo phù hợp các thông tin trên cần thu thập chính xác. Tuổi tính theo năm, ngày nay các máy đòi hỏi ngày tháng năm sinh để tính tuổi. Chiều cao là chỉ số quan trọng nhất để tiên đoán các chỉ số về chức năng phổi nên phải tiến hành thật cẩn thận. Chiều cao phải đo không có giày, dụng cụ đo chính xác.
Đo dung tích sống gắng sức (FVC test) • Một số chỉ số thu được: FVC: Dung tích sống gắng sức ( Force vital capacity) là thể tích khí hít vào và thở ra một cách gắng sức.Chỉ số dùng để xác định và phân độ rối loạn thông khí hạn chế. FEV1/ FVC: chỉ số Gaensler. Xác định rối loạn thông khí tắc nghẽn. FEV1: (Force expiratory volumes in the first second) Là thể tích khí thở ra trong giây đầu tiên. Chỉ số quan trọng để đánh giá mức độ RLTK tắc nghẽn và tiên lượng.
FVC test • PEF (Peak expiratory flow) lưu lượng thở ra đỉnh. Đánh giá sự gắng sức của bệnh nhân • FEF 25-75: Lưu lượng thở ra gắng sức trong khoảng 25-75% của dung tích sống gắng sức. Chỉ số để phát hiện sớm tắc nghẽn đường dẫn khí nhỏ có đk<2mm.
FVC test Thao tác - Hướng dẫn bệnh nhân cách thở: Có 3 pha trong khi đo FVC 1. Hít vào hết sức, ngưng chờ hiệu lệnh 2. Thổi ra hết sức, tiếp tục thở ra cho đến khi hết hơi (tối thiểu 6s với người lớn và 3 s với trẻ em) 3. Hít vào hết sức
FVC test Sau khi thực hiện 3 lần đo, ta sẽ chọn: • 2 kết quả lớn nhất của FVC chênh lệch nhau không quá 0,15 lít hay 5 %. • 2 kết quả lớn nhất của FEV1 không quá 0,15 lít hay 5 %. • Số lần thực hiện không quá 6 lần liên tục • Thời gian nghỉ giữa 2 lần là >1 phút Chọn kết quả Chọn kết quả có FVC lớn nhất chênh lệch
Tiêu chuẩn đo đúng kỹ thuật • Thời gian từ khi hít tối đa đến bắt đầu đo FVC < 1 giây • Có bình nguyên 1 giây cuối trên đường thể tích - thời gian • Thời gian đo kéo dài ít nhất 6 giây (người lớn), 3 giây (trẻ em) • Đường cong lưu lượng – thể tích trơn chu, không gấp khúc. • Chênh lệch giữa hai kết quả có FVC cao nhất ít hơn 5%
Đánh giá một hô hấp ký đúng kỹ thuật • Đường/Thì thở ra là một tam giác khôngcân. • Đường/ Thì hít vào là một hình bán nguyệt • Các đường thở ra /hít vào phải trơn tru khônggấp khúc. • Thì thở ra ở người lớn trong FVC testtối thiểu là 6s,ở trẻ em là 3s. • Các kết quả chênh lệch nhau khôngquá 5% giữa các lần đo.
Tiêu chuẩn đo đúng kỹ thuật • Hít vào có thực hiện với gắng sức cao nhất hay ko? • Gắng sức có đạt mức cao nhất khi thở ra hay ko? Không có lỗi kỹ thuật khác: • Ho trong giây đầu tiên thở ra • Đóng nắp thanh môn đột ngột • Hở miệng, tắc nghẽn ống ngậm.
VC test • Định nghĩa: Dung tích sống –VC test (vital capacity) là thể tích thay đổi khi hít vào tối đa và thở ra hết mức. • Thao tác: bệnh nhân thở một hai nhịp bình thường. Sau đó bệnh nhân hít vào hết mức rồi thở ra hết mức cho đến khi đạt tiêu chuẩn thở ra một cách từ từ, nhẹ nhàng, không cần gắng sức • Quá trình hít vào và thở ra khoảng 5- 6 s
VC test • Sau khi thực hiện 3 lần đo, ta sẽ chọn 2 kết quả lớn nhất của VC chênh lệch nhau không quá 0,15 lít hay 5 %. • Số lần thực hiện không quá 4 lần. • Thời gian nghỉ giữa 2 lần thực hiện > 1 phút. • Chọn 1 kết quả có VC lớn nhất. • Không hít vào quá chậm
tích - gian khi đo Giản Dung tích sống (VC test) đồ thể thời 6 Theå tích (lít) 5 4 Theå tích döï tröõ hít vaøo 3 Dung tích soáng 2 Khí löu thoâng Theå tích döï tröõ thôû ra 1 0 10 50 20 30 40 Thôøi gian (giaây)
III. ĐỌC KẾT QUẢ HÔ HẤP KÝ 1. Xác định HHK đạt chuẩn, đúng kỹ thuật 2. Phân loại HHK: - HHK bình thường? - HHK có hội chứng hạn chế? - HHK có hội chứng tắc nghẽn? - HHK có hội chứng hỗn hợp? - HHK có tắc nghẽn đường dẫn khí nhỏ?
CÁC CHỈ SỐ CHÍNH TRONG HÔ HẤP KÝ Tên Vital capacity (L): Dung tích sống Viết tắt VC Trị số ≥ 80% FVC Forced vital capacity (L): Dung tích sống gắng sức ≥ 80% FEV1 Forced Expiratory Volume during 1stsecond: Thể tích thở ra gắng sức trong giây đầu Chỉ số Tiffeneau > 80% FEV1/VC FEV1/FVC Chỉ số Gaensler FEF25-75 Forced expiratory flow during the middle half of FVC: lưu lượng thở ra khoảng giữa của dung tích sống gắng sức (tắc nghẽn đường dẫn khí nho PEF Peak expiratory flow: lưu lượng thở ra đỉnh ≥70% ≥70% ≥60% ≥ 80% MVV Maximal voluntary ventilation ≥ 60%
Công thức tính chỉ số Tiffeneau hoặc Gaensler (Xác định hội chứng tắc nghẽn) FEV1.0 đo được x 100 Tiffeneau = (%) VC đo được FEV1.0 đo được x 100 Gaensler = (%) FVC đo được
Tiêu chuẩn chẩn đoán ( theo TQKT của BYT 2015) Rối loạn thông khí %FEV1 % FVC %FEV1/ FVC > 80% < 80% ≥ 70% Hạn chế < 80% < 70% Tắc nghẽn ≥ 80% < 80% < 80% < 70% Hỗn hợp ≥ 70% Bình thường ≥ 80% ≥ 80%
Đánh giá mức độ suy giảm RLTK tắc nghẽn ( theo TQKT BYT 2015) Mức độ RLTK tắc nghẽn FEV1/ FVC(VC) %FEV1 <70% ≥ 80% Nhẹ <70% Vừa 50%≤FEV1<80% <70% Nặng 30%≤FEV1<50% <70% <30% Rất nặng
Mức độ suy giảm RLTK hạn chế được xác định và phân loại dựa trên %FVC hoặc %VC Mức độ RLTK hạn chế Nhẹ %FVC hoặc %VC 65 ≤ % FVC < 80 50 ≤ % FVC < 65 Vừa % FVC < 50 Nặng
Một số bệnh thường gặp: • Rối loạn thông khí tắc nghẽn gặp trong một số bệnh:Hen phế quản, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, giãn phế quản, xơ hoá kén, viêm tiểu phế quản tận. • Rối loạn thông khí hạn chế do tốn thương nhu mô phổi: xơ phổi vô căn, Sarcoidose, bệnh phổi kẽ do thuốc và tia xạ, bệnh bụi phổi. • Rối loạn thông khí hạn chế do bệnh màng phổi là tràn dịch màng phổi, tràn khí màng phổi thành ngực: liệt hoành, nhựơc cơ, Guillain-Baree, chấn thương tuỷ cổ; tổn thương thành ngực: gù, béo bệu
Tiêu chuẩn của phòng đo hô hấp ký Phòng nên được bố trí như sau • Phòng chờ: là nơi bệnh nhân chờ là hô hấp ký hay chờ làm lại sau khi phun thuốc dãn phế quản • Phòng hánh chánh: là nơi tiếp nhận bệnh nhân, lập lưu trữ và quản lý hồ sơ, cũng như trả lời kết quả. • Phòng thực hiện hô hấp ký : cách biệt với những phòng khác • Phòng xử lý và chứa dụng cụ: Bồn rửa, nơi sát trùng và làm khô dụng cụ nên được che khuất