1 / 203

“ QUẢN TRỊ DỰ ÁN VÀ DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI ”

“ QUẢN TRỊ DỰ ÁN VÀ DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI ”. Chương 1 - MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ QUẢN TRỊ DỰ ÁN VÀ DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI. 1.1 KHÁI NiỆM DỰ ÁN ĐẦU TƯ TRỰC TiẾP NƯỚC NGOÀI 1.KHÁI NiỆM

xena-gross
Download Presentation

“ QUẢN TRỊ DỰ ÁN VÀ DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI ”

An Image/Link below is provided (as is) to download presentation Download Policy: Content on the Website is provided to you AS IS for your information and personal use and may not be sold / licensed / shared on other websites without getting consent from its author. Content is provided to you AS IS for your information and personal use only. Download presentation by click this link. While downloading, if for some reason you are not able to download a presentation, the publisher may have deleted the file from their server. During download, if you can't get a presentation, the file might be deleted by the publisher.

E N D

Presentation Transcript


  1. “QUẢN TRỊ DỰ ÁN VÀDOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI”

  2. Chương 1 - MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ QUẢN TRỊ DỰ ÁN VÀ DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI

  3. 1.1 KHÁI NiỆM DỰ ÁN ĐẦU TƯ TRỰC TiẾP NƯỚC NGOÀI 1.KHÁI NiỆM là những dự án đầu tư có sự khác nhau về quốc tịch của các nhà đầu tư nước ngoài, hoặc/và có sự góp vốn của các nhà đầu tư nước ngoài đến 100% vốn pháp định và có sự phân chia kết quả kinh doanh

  4. là những dự án đầu tư do tổ chức kinh tế và cá nhân ở nước ngoài tự mình hoặc cùng với tổ chức kinh tế hoặc cá nhân ở nước tiếp nhận đầu tư (từ đây gọi là nước sở tại) bỏ vốn đầu tư, trực tiếp quản lý và điều hành để thu lợi trong kinh doanh.

  5. 2.ĐẶC TRƯNG - Nhà đầu tư nước ngoài trực tiếp tham gia hoặc tự mình quản lý, điều hành đối tượng bỏ vốn. - Các bên tham gia vào dự án FDI có quốc tịch khác nhau đồng thời thường sử dụng nhiều ngôn ngữ khác nhau.

  6. - Dự án FDI chịu sự chi phối đồng thời của nhiều hệ thống pháp luật (bao gồm luật pháp của các quốc gia xuất thân của các bên và luật pháp quốc tế). Quá trình tự do hóa thương mại và đầu tư quốc tế đòi hỏi các quốc gia đều phải tiến hành cải tiến hệ thống pháp luật của mình cho phù hợp với thông lệ quốc tế.

  7. - Có sự gặp gỡ, cọ xát giữa các nền văn hóa khác nhau trong quá trình hoạt động của dự án. - Các dự án FDI được thực hiện thông qua nhiều hình thức có tính đặc thù.

  8. - Hầu hết các dự án FDI đều gắn liền với quá trình chuyển giao công nghệ với nhiều hình thức và mức độ khác nhau. - “Cùng có lợi” được các bên coi là phương châm chủ đạo, là nguyên tắc cơ bản để giải quyết quan hệ giữa các bên trong mọi giai đoạn của dự án FDI

  9. 3. Phân loại dự án FDI Căn cứ vào lĩnh vực kinh doanh của dự án Dự án FDI trong lĩnh vực công nghiệp Dự án FDI trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp Dự án FDI trong lĩnh vực dịch vụ

  10. Căn cứ vào hình thức đầu tư của dự án Dự án “Hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng” (BCC) Dự án “Doanh nghiệp liên doanh” (JV) Dự án “Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài” Dự án BOT và các hình thức phát sinh của nó

  11. Căn cứ vào quy mô của dự án Dự án quy mô nhỏ Dự án quy mô vừa Dự án quy mô lớn

  12. Căn cứ vào địa điểm đầu tư của dự án Dự án FDI ở Tỉnh A Dự án FDI ở Tỉnh B … Số lượng các dự án hoặc vốn đầu tư của từng Tỉnh, Thành phố (trực thuộc TW) và quan hệ tỷ lệ giữa các Tỉnh, Thành phố về số dự án hoặc về vốn đầu tư tạo thành cơ cấu FDI theo địa giới hành chính trong một nước

  13. Căn cứ vào mức độ tập trung của các dự án Dự án đầu tư vào các khu vực đầu tư tập trung Dự án đầu tư độc lập Căn cứ và tính chất vật chất của các dự án Dự án FDI có tính chất vật chất Dự án FDI có tính chất phi vật chất

  14. 1.2 QUẢN TRỊ DỰ ÁN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI 1. Thế nào là quản trị dự án FDI là tổng hợp các hoạt động định hướng đầu tư, tổ chức các hoạt động hình thành triển khai và vận hành dự án, phối hợp nhịp nhàng các giai đoạn khác nhau của dự án nhằm làm cho dự án hoạt động có hiệu quả cao, đồng thời phục vụ tốt nhất cho việc thực hiện chiến lược phát triển kinh tế – xã hội của đất nước

  15. là việc tiến hành các hoạt động hoạch định, tổ chức, điều khiển, kiểm soát các giai đoạn của dự án FDI và phối hợp tốt các giai đoạn ấy để đạt được các mục tiêu của dự án.

  16. 2. Nội dung của quản trị dự án FDI Căn cứ vào các lĩnh vực quản lý của dự án Quản trị về tổ chức Quản trị về nội dung của dự án Quản trị về tài chính của dự án Quản trị về phương pháp lập và trình bày dự án Quản trị về tiến độ của dự án

  17. Căn cứ vào các giai đoạn của dự án Quản trị giai đoạn hình thành dự án Quản trị giai đoạn triển khai thực hiện dự án Quản trị giai đoạn vận hành, khai thác dự án Quản trị giai đoạn kết thúc hoạt động của dự án

  18. 1.3 DOANH NGHIỆP CÓ VỐN FDI 1. Khái niệm: - Quan điểm 1: Doanh nghiệp có vốn FDI là những loại hình doanh nghiệp có vốn của Bên nước ngoài và có sự quản lý trực tiếp của Bên nước ngoài. Doanh nghiệp này hoạt động theo luật pháp của nước sở tại để tiến hành các hoạt động kinh doanh nhằm thu được lợi ích cho tất cả các bên.

  19. - Quan điểm 2: là những tổ chức kinh doanh quốc tế có tư cách pháp nhân, có vốn của Bên nước ngoài và có sự quản lý trực tiếp của Bên nước ngoài để tiến hành các hoạt động kinh doanh nhằm thu được lợi ích.

  20. - Quan điểm 3: là những pháp nhân mới được thành lập tại nước nhận đầu tư. Trong đó, các đối tác có quốc tịch khác nhau và Bên nước ngoài có tỷ lệ góp vốn tối thiểu đủ để trực tiếp tham gia quản lý doanh nghiệp

  21. 2. Các đặc trưng cơ bản của doanh nghiệp có vốn FDI Doanh nghiệp có vốn FDI là những tổ chức kinh doanh quốc tế và là những pháp nhân của nước sở tại Trong các doanh nghiệp này có sự quản lý trực tiếp của nước ngoài. Quyền quản lý của các Bên phụ thuộc vào tỷ lệ góp vốn

  22. Doanh nghiệp có vốn FDI hoạt động theo luật pháp nước sở tại, các hiệp định và các điều ước quốc tế. Doanh nghiệp là nơi gặp gỡ và cọ sát giữa các nền văn hóa khác nhau Quá trình thành lập và vận hành doanh nghiệp luôn có sự cộng đồng trách nhiệm của các Bên, đại diện cho lợi ích của các quốc gia khác nhau. .

  23. 3. Phân loại doanh nghiệp có vốn FDI Căn cứ vào loại hình pháp lý Công ty trách nhiệm hữu hạn có vốn FDI Công ty cổ phần Công ty sở hữu hoàn toàn và công ty sở hữu chung

  24. Căn cứ vào lĩnh vực kinh doanh Doanh nghiệp có vốn FDI hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp Doanh nghiệp có vốn FDI hoạt động trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp Doanh nghiệp có vốn FDI hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ

  25. Căn cứ vào tính chất của sản xuất – kinh doanh Doanh nghiệp có vốn FDI chuyên khai thác Doanh nghiệp có vốn FDI chuyên hoạt động chế biến Doanh nghiệp có vốn FDI hoạt động phục vụ Căn cứ vào tính chất vật chất Doanh nghiệp có vốn FDI sản xuất vật chất Doanh nghiệp có vốn FDI phi sản xuất vật chất

  26. Căn cứ vào địa giới hành chính: Các doanh nghiệp có vốn FDI hoạt động tại các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương như: Các doanh nghiệp có vốn FDI ở thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh.

  27. Căn cứ vào tỷ trọng vốn góp của Bên nước ngoài vào vốn pháp định Doanh nghiệp liên doanh - DNLD là một tổ chức kinh doanh quốc tế của nước bên tham gia có quốc tịch khác nhau trên cơ sở cùng góp vốn, cùng kinh doanh, cùng quản lý và cùng phân phối kết quả kinh doanh, nhằm thực hiện các cam kết trong hợp đồng liên doanh và điều lệ DNLD phù hợp với khổ luật pháp của nước sở tại.

  28. DNLD là một pháp nhân của nước sở tại, một tổ chức kinh doanh trong đó các bên đối tác có quốc tịch khác nhau cùng góp vốn, cùng kinh doanh, cùng quản lý và cùng chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh của doanh nghiệp tương ứng với phần vốn góp của Bên mình vào doanh nghiệp, nhằm thực hiện các cam kết trong hợp đồng liên doanh và điều hành DNLD phù hợp với khuôn khổ luật pháp của nước sở tại.

  29. Các đặc trưng cơ bản của DNLD Đặc trưng về pháp lý Đặc trưng về kinh tế – tổ chức Đặc trưng về kinh doanh Đặc trưng về văn hóa xã hội

  30. Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài (VNN): Quan điểm 1: Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài là doanh nghiệp thuộc sở hữu hoàn toàn của nhà đầu tư nước ngoài, được thành lập và hoạt động tại nước sở tại, do nhà đầu tư nước ngoài trực tiếp quản lý đối tượng bỏ vốn và tự chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. đột ngột thường lấn át tính tích cực và kiên nhẫn

  31. Quan điểm 2: Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài là một thực thể kinh doanh quốc tế, có tư cách pháp nhân trong đó các nhà đầu tư nước ngoài 100% vốn pháp định, tự quản lý doanh nghiệp và tự chịu trách nhiệm hoàn toàn về kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam định nghĩa: “Doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài là doanh nghiệp do nhà đầu tư nước ngoài đầu tư 100% vốn tại Việt Nam.

  32. Các đặc trưng cơ bản của doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài (VNN) Đặc trưng về mặt pháp lý Đặc trưng về kinh tế – tổ chức Đặc trưng về kinh doanh Đặc trưng về văn hóa – xã hội

  33. 4. Quản trị doanh nghiệp có vốn FDI Quản trị doanh nghiệp có vốn FDI bao gồm quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp có vốn FDI và quản trị nội bộ doanh nghiệp có vốn FDI. Sau đây, chúng ta sẽ đi sâu nghiên cứu vai trò, chức năng, và nội dung của quản lý Nhà nước về kinh tế đối với các doanh nghiệp có vốn FDI.

  34. Nội dung quản lý Nhà nước đối với các doanh nghiệ có vốn FDI Xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và chính sách phát triển các doanh nghiệp có vốn FDI. Ban hành các văn bản pháp luật về hoạt động của các doanh nghiệp có vốn FDI.

  35. Cấp và thu hồi giấy phép đầu tư, thực hiện điều chỉnh giấy phép đầu tư. Quy định việc phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc quản lý hoạt động của các doanh nghiệp có vốn FDI.

  36. Hướng dẫn các ngành, các địa phương trong việc quản lý các hoạt động của doanh nghiệp có vốn FDI. Quy định và thực hiện việc kiểm tra, thanh tra và giám sát hoạt động của các doanh nghiệp có vốn FDI

  37. 1.4HOẠT ĐỘNG CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ 1.Kháiniệm Chuyển giao công nghệ có thể được thực hiện thông qua nhiều kênh khác nhau như mua li xăng, đầu tư trực tiếp nước ngoài, hội thảo và hội nghị khoa học quốc tế, triển lãm và hội chợ … trong đó, chuyển giao công nghệ thông qua hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài đóng một vai trò ngày càng quan trọng, do sự gia tăng ngày càng nhiều và sự lớn mạnh của các công ty đa quốc gia và xuyên quốc gia.

  38. Chuyển giao công nghệ qua các dự án FDI là quá trình chuyển giao công nghệ gắn liền với hoạt động đầu tư nước ngoài, trong đó các bên chuyển và nhận công nghệ (có thể là một hoặc nhiều bên) cùng trực tiếp tham gia vào quá trình quản lý và sử dụng công nghệ.

  39. 2. Các yêu cầu cơ bản đối với công nghệ được chuyển giao vào Việt Nam Công nghệ chuyển giao phải nhằm mục tiêu nâng cao trình độ công nghệ của sản xuất, thể hiện ở các khía cạnh như nâng cao năng xuất lao động,; sử dụng tiết kiệm nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu năng lượng; cải tiến kiểu dáng, nâng cao chất lượng sản phẩm; tạo ra những chủng loại sản phẩm mới đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước hoặc xuất khẩu

  40. Khai thác hợp lý các nguồn nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu tại chỗ, sử dụng được nguồn lao động dồi dào. Tạo công ăn việc làm, khai thác hợp lý và phát triển các tài nguyên tái tạo được. Yêu cầu an toàn lao động, điều kiện và môi trường công nghiệp cho người lao động

  41. • Công nghệ được chuyển giao phải đảm bảo không gây ra những tác động làm ảnh hưởng hoặc đưa đến hậu quả xấu cho môi trường như ô nhiễm đất, nước không khí, gây hại cho hệ động vật và thực vật; làm mất cân bằng sinh thái nói chung; làm ảnh hưởng xấu tới môi trường dân cư về mặt văn hóa và xã hội.

  42. 3.Tác động của chuyển giao công nghệ Đối với bên cung cấp công nghệ a. Những tác động tích cực. Thể hiện ở chỗ bên cũng cấp công nghệ có cơ hội để cải tiến thích ứng công nghệ với môi trường hoạt động mới; tăng thêm lợi nhuận mà không cần sản xuất do việc bán công nghệ, bán các loại nguyên vật liệu đi kèm

  43. Tiếp cận nhanh chóng các thị trường mới và nước ngoài bảo hộ; cho phép tiết kiệm chi phí sản xuất nhờ tiếp cận và khai thác các nguồn lực sẵn có tại địa phương như nguồn lao động rẻ và lành nghề, nguồn tài nguyên thiên nhiên; xâm nhập lẫn nhau về công nghệ; tạo uy tín với khách hàng, nâng cao hình ảnh của công ty trên thị trường

  44. Trong trường hợp công nghệ được chuyển giao từ các nước phát triển sang các nước đang phát triển thì thực tế cho thấy năng lực đàm phán của các nước đang phát triển trong lĩnh vực này thấp hơn so với các nước phát triển. Bởi vậy, bên cung cấp công nghệ thường gặp những tình huống đàm phán tương đối dễ dàng.

  45. Trong một số trường hợp, song song với việc chuyển giao công nghệ, bên cung cấp công nghệ có thể bán vật liệu, thiết bị và các phần cứng cho bên tiếp nhận công nghệ. Ngoài ra, bên nhận có thể cần đến các dịch vụ liên quan đến việc chuyển giao công nghệ vì vậy họ yêu cầu bên giao cung cấp các dịch vụ cho nhiều lĩnh vực khác nhau liên quan đến việc chuyển giao công nghệ.

  46. b. Những tác động tiêu cực. Đó là tăng thêm tình trạng cạnh tranh, đặc biệt trong trường hợp một đối thủ cạnh tranh của bên cung cấp công nghệ mua lại công ty của bên nhận công nghệ; gây tình trạng cách ly với khách hàng trong trường hợp người tiếp nhận sở tại làm chủ thị trường sản phẩm thì người cung cấp công nghệ nước ngoài sẽ làm giảm mức độ tiếp xúc trực tiế với khách hàng; làm mất những nhân viên có kinh nghiệm và rủi ro khác liên quan đến hợp đồng như không được trả tiền, chậm trễ trong sản xuất, bị tiết lộ bí mật, ngừng trả tiền sau khi hết hạn hợp đồng.

  47. Đối với bên tiếp nhận công nghệ. a. Những tác động tích cực Thể hiện ở việc tiết kiệm được chi phí cho nghiên cứu và triển khai; đạt được sự tiến bộ về thương mại và kỹ thuật; tạo cơ hội cho việc đối thoại thường xuyên với người có kinh nghiệm trong việc chuyển giao công nghệ

  48. Giúp bên tiếp nhận trao đổi các vấn đề hàng ngày, có nguồn thông tin để giải quyết các vấn đề khác, được phổ biến tình hình thực tế về những cải tiến và sáng kiến, các thị trường và xu hướng phát triển. Trong không ít trường hợp bên tiếp nhận có thể đạt được những điều khoản có lợi cho việc tiếp nhận.

  49. b. Những tác động tiêu cực Những rủi ro có thể xảy ra đối với bên tiếp nhận công nghệ như tình trạng lệ thuộc vào bên chuyển giao, không làm chủ được công nghệ; có thể gặp phải thất bại về kỹ thuật hoặc thương mại; định giá công nghệ sai thực tế và thường là cao hơn giá trị thực của công nghệ; các điều khoản của hợp đồng có nhiều sở hở

  50. Đây là những rủi ro trong trường hợp thiếu sót của công nghệ nước ngoài hay là những đánh giá sai về thị trường cũng như do thị trường thay đổi. Bên cạnh đó còn có những vấn đề liên quan đến bản thân bên chuyển giao công nghệ

More Related